Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.183
123.218.946
 
Phù điêu
Khuyết danh

(VietNamNet) - Theo kế hoạch của TP Hà Nội và thông báo của Sở VHTT Hà Nội về tiến trình các công trình kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng thủ đô, phù điêu "Hà Nội mùa đông 1946" sẽ khánh thành vào ngày 6/10. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, cho đến tối 8/10, bệ của phù điêu vẫn chưa được ốp đá xong và trên đó chỉ thấy những thanh sắt nhọn, hẳn để làm xương sống đỡ bức phù điêu sau này! Ngày 9/10, ông Phan Đăng Long, Quyền GĐ Sở VHTT Hà Nội, xác nhận: "Công việc còn dang dở. Ngày khánh thành sẽ lùi lại tới ngày 19/12: Ngày kỷ niệm ngày Toàn quốc kháng chiến".

"Chỉ có chưa đầy 1 tháng để thực hiện công đoạn đúc đồng liền khối một phù điêu kích thước 4,5x4,4 (m) và dày đặc chi tiết; lại rơi đúng vào đợt mưa lớn. Do đó, chúng tôi hứa với lãnh đạo thành phố là sẽ cố gắng hoàn thành đúng dịp 10/10, nhưng thâm tâm tôi biết trước là không thể. Không thể ép thời gian được!" - Anh Nguyễn Chi Lăng, một trong hai tác giả của phác thảo phù điêu Hà Nội mùa đông 1946 cho biết.

Tuy nhiên, khi được hỏi, ông Phan Đăng Long lại có cách lý giải hơi khác: "Thời gian không quá cấp bách. Thế nhưng, xưởng đúc đồng Ngũ Xá tại Hà Nội đã đúc mấy lần đều không thành công. 2 lần đổ đồng, bề mặt phù điêu bị rỗ nhiều vết, đến lần thứ ba thì cả khuôn cũng hỏng luôn! Công nghệ đúc phù điêu rỗng khó hơn hẳn tượng tròn và phần lớn các cơ sở đúc đồng của ta đều chưa có nhiều kinh nghiệm. Ngay cả đối với tượng Lý Thái Tổ mới hoàn thành, các nghệ nhân nói rằng đúc phần tượng lại dễ hơn phần bệ".

Được biết, cách đây ít ngày, Công ty Mĩ thuật Trung ương (đơn vị thi công công trình) tiến hành đúc thử. Tuy nhiên lần đúc này đã không thành công, hy vọng cuối cùng để kịp tiến độ hoàn thành trước ngày kỷ niệm giải phóng thủ đô tiêu tan! Theo sự lý giải của anh Nguyễn Chi Lăng, nguyên nhân là khuôn đúc do làm vội vàng và do thời tiết mưa nhiều, dẫn đến không đảm bảo chất lượng. Đúc đồng các tác phẩm tượng đài lớn "kỵ" nhất là những ngày mưa gió, vì công việc phải làm ngoài trời, cho dù căng bạt che mưa thì khuôn đúc vẫn bị ẩm. Hiện nay, họ đang làm khuôn mới. Trong kỹ thuật đúc đồng, làm khuôn là giai đoạn mất nhiều thời gian vì phải làm thủ công, và với những công trình lớn, khuôn phải xử lý trong hàng tháng trời. Khi khuôn đã đảm bảo tốt, việc rót đồng chảy vào khuôn tuy cần tinh tế nhưng nhanh hơn nhiều.

Phù điêu Hà Nội mùa đông 1946 không phải bây giờ mới được xây dựng. Cũng chủ đề này, một bức phù điêu khác đã tồn tại dăm bảy năm nay tại bức tường đầu đốc phía tay phải của toà nhà chợ Đồng Xuân. Tuy nhiên sự tồn tại này quá ư lặng lẽ đã khiến phù điêu đó không hoàn thành chức phận của một công trình làm khơi gợi lòng tự hào của người dân Hà Nội về cuộc chiến đấu 60 ngày đêm ngay tại khu chợ này, vào năm 1946 của tự vệ quân thủ đô. Đó là cuộc chiến đấu mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá là "một điển hình thành công của nghệ thuật đánh giặc trên mặt trận đô thị của nước ta" và là "bước mở đầu oanh liệt của cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp". (Do ý nghĩa này, phù điêu mới nếu chuyển ngày khánh thành tới 19/12, mặc dù đáng tiếc nhưng thật ra lại hợp lý hơn). Ngoài vị trí không thuận lợi cho nhìn ngắm, bố cục của bức phù điêu cũ có phần giống một bức tranh kể lể với quá nhiều nhân vật, khối nông và không tạo được điểm nhấn. Đó là lý do tại sao ít người biết rằng chợ Đồng Xuân có một bức phù điêu như thế và cũng do đó, HN đã giao cho Công ty Mỹ thuật Trung ương dựng một phù điêu khác.

Phác thảo của hai tác giả Nguyễn Chi Lăng và Nguyễn Thế Hội (Công ty Mỹ thuật Trung ương) mô tả ở mặt trước một chiến sỹ cảm tử mặc áo trấn thủ, cầm bom ba càng đang trong tư thế xông lên; phía sau anh ta là hai chiến sỹ cầm súng; lớp thứ hai là hai người công nhân; và lớp sâu nhất thể hiện một cô gái mặc áo dài, tay cầm kiếm giơ cao. Nền phù điêu cách điệu cấu trúc lô xô của các mái nhà đặc trưng ở các khu phố Đồng Xuân, Ô Quan Chưởng và Hàng Ngang, Hàng Đào. Phía dưới và phía trên cách điệu lửa cháy và tổng thể bức phù điêu cũng gợi ta nghĩ đến một ngọn lửa. Do có đến 3 lớp nhân vật (tính theo chiều sâu của không gian), có thể hình dung là các nhân vật ở lớp ngoài cùng có khối khá tròn, nổi hẳn lên như các bức tượng độc lập. Mặt sau của phù điêu thể hiện biểu tượng các lá cờ, trên đó trích lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét về trận chiến đấu ở chợ Đồng Xuân. Phần chính có kích thước 4,4x4,5 (m) và bệ có kích thước 1,4x2,2x1,55 (m). Bức phù điêu cũ dự kiến sẽ được tháo gỡ và chuyển về bảo tàng Hà Nội.


Đ.D.H

Khuyết danh
Số lần đọc: 4243
Ngày đăng: 10.10.2004
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Món nợ của điêu khắc với không gian đô thị - Nguyễn Luận
Chùa ANG KOR RAIG BOREI - Văn Tưởng
Mẹ Tổ Quốc - tượng đài của thời gian - Thụy Anh
Cùng một tác giả
Khu di chỉ Óc Eo (khảo cổ)
CHỢ ÂM DƯƠNG - NƠI (dân tộc học)
Chợ Việt Nam (dân tộc học)
Bình thơ : (văn hóa)
Phù điêu (nghệ thuật)
Võ Việt Chung và (thời trang)
Tranh dân gian (hội họa)
Dân ca (dân ca)
Văn Thánh Miếu (lịch sử)
Lý Cái Mơn (ca cổ)
Tranh dân gian (hội họa)
Ngày bình yên (thời trang)
Bàn tay (điêu khắc)
Bên nhau (điêu khắc)
Chim lửa (điêu khắc)
Cô gái vuốt tóc (điêu khắc)
Mối quan hệ (điêu khắc)
Ngọc (điêu khắc)