Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.094
123.232.311
 
Người hành nghề đao phủ
Đỗ Ngọc Thạch

1.

 

Tôi đã làm nhiều nghề, thượng vàng hạ cám, sang hèn đủ kiểu, đã đi nhiều nơi, lên rừng xuống biển, vào Nam ra Bắc, nhưng vẫn chưa có điều kiện để tiếp cận với nghề “Đao phủ” – cái nghề mà không có bất cứ Trường dạy Nghề nào đưa vào chương trình và ngay cả những chuyên viên về Lao động -  việc làm ở các Sở Lao động, rồi ở cả Bộ Lao động cũng hầu như không nói tới! Chính vì vậy mà tôi càng quyết tâm tìm và dường như càng tìm thì càng biệt tăm! …Song, chính vào lúc tôi mệt mỏi vì tìm kiếm vô vọng thì tôi lại gặp và đạt quá mức yêu cầu vì sau khi tìm ra người hành nghề “Đao phủ”, tôi và người này lại rất thân với nhau,  vì một lý do rất ngẫu nhiên: người này trùng cả tên họ và ngày tháng năm sinh với tôi! Sự trùng hợp này khiến chúng tôi rất thích thú và cả hai chúng tôi đều có cảm giác rằng về hình thể cũng rất giống nhau, mặc dù thực ra là rất khác biệt: người này cao 1,79 mét và độ “đô con” thì không thua kém các lực sĩ thể hình, còn tôi chỉ là chiều cao khiêm tốn 1,60 mét!...

 

Tôi gặp Bê (khi nói chuyện với nhau, tôi gọi người này là Bê, còn anh ta gọi tôi là A) khi tôi có ý định vào kiếm việc làm ở Cảng Sài Gòn, vì nghĩ cái nghề “cửu vạn” sẽ rất dễ có việc và cũng nhiều tiền công! Song, sự thật không như dự tính của tôi: các băng nhóm theo kiểu “xã hội đen” đã lấp kín không còn một khe hở, có nghĩa là phải được một “Anh Hai” nào đó dắt vào mới được thu nhận!...Tôi thất vọng “rút quân” (cùng đi với tôi có hai người bạn cũng đang thất nghiệp) thì bất ngờ gặp Bê. Lúc đó Bê đang đi tuần tra cùng 2 người nữa cũng mặc đồng phục Bảo vệ. Nhìn thấy chúng tôi, Bê nói:

- Hình như các anh muốn vào đây làm công việc bốc vác?

- Đúng. Sao anh biết? – Tôi nói.

- Nhìn bộ dạng các anh là biết ngay à! – Bê cười và nói tiếp – Tôi nghĩ là họ đã không nhận các anh. Nếu các anh thật sự cần việc làm, chúng tôi sẽ  có việc phù hợp. Mời các anh đi theo chúng tôi!

 

Bê nói mà như là đã sắp đặt từ trước, đưa chúng tôi vào một căn phòng bày biện đơn giản, chỉ có một cái tủ, một cái bàn to và nhiều ghế xếp xung quanh. Sau khi chúng tôi an tọa, Bê nói:

-Chúng tôi cần đúng ba người bổ sung cho đội bảo vệ. Công việc rất đơn giản: ngày ngày, các anh đi tuần tra khắp nơi, thấy có hiện tượng bất thường thì gọi điện báo cho người trực chỉ huy! Chắc là hợp với các anh chứ? – Chúng tôi chưa kịp trả lời thì Bê lấy trong tủ ra ba tờ giấy, nói tiếp – Nếu các anh đồng ý thì thì viết tóm tắt lý lịch của mình vào đây, ngày mai tới ký Hợp đồng Lao động rồi nhận việc luôn!

 

Các bước của cái gọi là “Thủ tục hành chính” thật ngắn gọn, ngay ngày hôm sau, chúng tôi tới Ký hợp đồng Lao động (3 tháng) và làm việc ngay. Lúc đi “tuần tra”, Bê mới nói với tôi:

-Tôi thực không ngờ là lại gặp được người trùng cả họ tên và ngày tháng năm sinh, là anh đó!

-Trời đất!...- Tôi vô cùng kinh ngạc – Đây quả là chuyện lạ của đời tôi! Vậy mà cả tuần nay, tôi luôn cầu Bồ Tát ra tay cứu giúp thì Ngài chỉ nói “Hãy tự cứu lấy mình!” Thì ra anh chính là một phần của tôi!...Không biết lịch sử cuộc đời của anh có điểm nào giống tôi không?

- Với cái tóm tắt lý lịch của anh thì gần trùng khít với tôi! Chỉ có điều là khi anh vào Đại học Tổng hợp thì tôi vào Đại học TD Thể Thao ở Từ Sơn, tôi học về môn bắn súng, có thể sử dụng tất cả các loại súng, nhưng chỉ là bắn bia thôi, chưa bao giờ bắn người!...Tôi cũng có nhập ngũ ba năm nhưng không được ra trận mà chuyên huấn luyện môn bắn súng cho tân binh!...

- Thế thì còn nhiều điểm trùng hợp đấy! Khoa Toán của tôi sơ tán ở Đầm Mây, một vùng sơn cước của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, vậy là cùng có chữ Sơn. Sau đó ba tháng tôi nhập ngũ, cũng được học một tháng về súng ống, nhưng không phải là lính bộ binh bắn nhau tơi bời mà là lính Ra-đa, suốt ngày chỉ ngồi trong xe hiện sóng kín mít!... Nhưng tôi có thắc mắc là tại sao anh lại to cao như thế? Vậy nơi sinh của anh là ở đâu?

- Có lẽ chúng ta chỉ khác nhau nơi sinh. Anh sinh ra ở một vùng trung du rừng cọ đồi chè đồng xanh đã thành thơ, thành nhạc, còn tôi thì sinh ra ở một hòn đảo hoang thuộc huyện đảo Bạch Long Vĩ! Có lẽ cá voi đã cho tôi bú sữa nên mới to cao như thế này!...

 

Tôi thầm nghĩ, anh ta là đứa con của đại dương nên có sức khỏe hơn người và làm đội trưởng Bảo vệ là rất phù hợp. Còn chuyện tôi gặp anh ta và được anh ta nhận vào làm việc ngay thì đúng là …có sự sắp xếp của bàn tay Tạo hóa, tức Bồ Tát! Gọi là làm việc nhưng thực ra suốt ngày chỉ đi dạo loanh quanh, chẳng có sự cố bất thường gì xảy ra cả! Ba tháng trôi qua rất nhanh, đúng lúc hết hạn hợp đồng thì có người bạn học cũ kêu tôi về làm nhân viên đánh máy của một cơ quan báo chí. Bê thấy vậy thì nói:

-Đúng là Tạo hóa cứ thích xếp đặt tới lui số phận người ta! Sáng nay, tôi được Giám đốc Cảng gọi lên cho biết việc Bảo vệ sẽ giao cho người khác phụ trách, còn tôi, một người bạn ở Tòa án muốn tôi về làm việc chỗ anh ta ! Anh cứ nhận lời chỗ ấy đi, rồi ta sẽ tính tiếp!

- Tôi cũng muốn ngồi yên một chỗ để suy ngẫm về những biến động vừa qua, có thể sẽ viết được một cái gì đó! – Tôi nói rồi chia tay Bê, đến nhanh như thế nào thì đi cũng nhanh như thế!

 

2.

 

Hai ngày sau, Bê đến tìm tôi, nói:

-Sự đời thật là trớ trêu: người bạn ở Tòa án muốn tôi phụ trách đội Thi hành án tử!

- Trời đất! Tức là muốn anh làm nghề “Đao phủ”!? – Tôi ngạc nhiên hết sức!

- Đúng vậy! – Bê trầm ngâm một lát rồi nói – Tôi không muốn cho ai biết rằng tôi chính là con của một Đao phủ, nhưng có lẽ phải cho anh biết!...

Tôi lại một phen nữa kinh ngạc tột độ, nói như nghẹn họng:

- Bố anh đã từng hành nghề đao phủ? !...

- Đúng vậy! Bố tôi hành nghề đao phủ là do ông tôi hành nghề đao phủ! Ông tôi hành nghề đao phủ từ thời còn Triều đình nhà Nguyễn, đã phải chém đầu rất nhiều nghĩa quân nông dân!...Bố tôi cũng làm cái việc này được hai năm thì đưa ông tôi bỏ trốn ra đảo hoang ở Bạch Long Vĩ, lấy vợ ở đảo rồi sinh ra tôi ở đó!...Trước khi chết, ông cụ chỉ dặn tôi mỗi một câu: muốn làm gì cũng được nhưng nhất định không được làm nghề đao phủ! Tôi như là đã quên đi chuyện này, vậy mà bây giờ nó lại đến!...

-Vậy anh tính sao?

-Tính toán gì nữa! Dứt khoát không nhận lời!...Tôi đang không biết đi đâu làm gì thì người bạn này lại nói: “Bắn không nên thì phải đền đạn!...Cậu không muốn làm nghề giết người thì làm nghề ngược lại! Tớ sẽ làm mối cho cậu một người góa phụ đã ba con nhưng mới có hai mươi tuổi, chủ một nhà hàng đặc sản lớn! Đúng là cơm no bò cưỡi, chẳng phải lo nghĩ gì nữa!” Thế là tôi nhận lời liền! Ngày mai làm lễ cưới luôn, hôm nay tôi tới mời anh tới dự đó!

 

 

Quả là tôi bị Bê lôi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác, song lại nghĩ “Chuyện gì cũng có thể xảy ra, biết đâu trong đám cưới Bê, tôi sẽ gặp được người góa phụ nào đó như của Bê.

Nhân bảo như thần bảo, quả nhiên trong đám cưới Bê, chàng phù rể là tôi đã được một nàng phù dâu chấm duyệt: Nàng là người bà con của cô dâu hơn cô dâu năm tuổi, xinh đẹp ngang ngửa hoa hậu! Tôi đang ngây ngất trong men say của “số đào hoa” thì cô nàng phù dâu đột ngột biến mất, không để lại dấu vết! Tôi nghĩ việc này giống như việc Bê suýt phải làm đao phủ nên yên tâm ngồi gõ máy chữ! Việc tôi gõ máy chữ nó say mê như người tập đàn piano nên thời gian trôi qua những hơn một năm tôi mới bừng tỉnh, khi kết thúc cuốn tiểu thuyết mười hai chương “Trong dòng đời khắc nghiệt”. Người lôi tôi ra khỏi cơn mộng mị tiểu thuyết là Bê, Bê đến mời tôi tới nhà ăn Thôi nôi ba đứa con sinh ba! Thật là không thể tìm ra được lời bình luận thích hợp!...

 

3.

 

Sau đó một năm, tôi cũng lấy vợ, nhưng không phải hoa hậu hay bà chủ gì cả mà là một y tá trung cấp đang làm việc ở Bệnh viện Nhi Đồng của Sài Gòn. Sở dĩ tôi tiến hành lễ cưới ngay vì người phụ nữ này sao mà giống mẹ tôi một cách kỳ lạ: từ nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cho đến tính cách cần mẫn và lòng nhiệt tình, trung thực với bệnh nhi cũng như các mối quan hệ xã hội khác! Tôi luôn được sống trong cảm giác như là có mẹ ngày xưa!...Khi vợ tôi sinh con gái thì tôi phải ở nhà nhà làm “vú em” trông con từ A tới Z!

 

Việc làm “vú em” cũng khiến người ta mụ mị đầu óc và quên đi thời gian, cho nên ba năm trôi qua lúc nào không hay! Một buổi sáng đẹp trời, tôi đưa đứa con gái nhỏ bé vào Đầm Sen đạp thuyền Con Vịt thě bất ngờ gặp Bę cůng ba đứa con sinh ba cũng đang chơi đạp thuyền trên Đầm Sen!...

Thì ra gia đình Bê đã qua những biến động lớn: Nhà hàng đặc sản của vợ chồng Bê bị một băng nhóm “xã hội đen” tới quậy phá, trong lúc “chiến đấu” để bảo vệ nhà hàng, Bê đã đánh chết hai đối thủ! Nếu không có người bạn làm việc ở Tòa án lo liệu, có thể Bê đã lãnh án tù giam rồi. Song, cũng vì chuyện này mà Bê phải nhận lời người bạn làm việc trong Đội thi hành án tử! Đã từng đánh chết hai nhân mạng (cho dù đó là loại trộm cướp) thì bàn tay Bê đã vấy máu, và việc Bê đứng vào đội Hành quyết cứ như là sự sắp xếp rất thuận tay của Tạo hóa!...

 

Sau ngày gặp bố con Bê ở Đầm Sen, tôi thường đưa con gái tới nhà Bê chơi. Điều khiến tôi chú ý là ba đứa con sinh ba của Bê thường rất hay chơi trò chơi “Hành quyết!” Ba đứa con sinh ba của Bê thành một đội hành quyết, còn ba đứa con riêng của vợ Bê đóng vai tử tù bị hành quyết. Quá trình hành quyết chúng làm như những bộ phim thường chiếu trên tivi! Điều đáng ngạc nhiên là chúng đóng vai đội hành quyết rất thành thục, cứ như là đội hành quyết thực thụ! Tôi đem chuyện này nói với Bê thì Bê giật mình, tái mặt đi một lúc mới nói được: “Oan nghiệt!...Oan nghiệt!... Dạo này tôi nhiều việc quá nên không có thời gian chơi với chúng nó! Nếu quả đúng như vậy thì sợi dây oan nghiệt của số phận đang thít vào cổ tôi rồi! Phải dùng kế “Kim thuyền thoát xác”! Tôi tán đồng ngay, chỉ có kế “Kim thuyền thoát xác” là thích hợp! Nhưng “thoát” như thế nào? Dường như là Bê cũng đang suy nghĩ xem “thoát” ra thế nào thì vợ Bê ào vào, vừa khóc vừa nói: “Chúng nó chơi trò “Xử bắn” và cả ba đứa đều bị bắn trúng mắt!...” Bê và vợ vội đưa ba đứa con riêng của vợ Bê đi Bệnh viện cấp cứu. Thì ra chúng vừa chơi trò “Xử bắn”, chỉ là súng nhựa đồ chơi và đạn chỉ là một thỏi nhựa nhỏ nhưng bắn trúng con ngươi thì cũng gây thương tích không nhẹ, có thể mù mắt như bỡn!...

 

4.

 

Phải một tuần sau,  Bê mới tới tìm tôi và nói ngay: “Ba đứa con riêng của vợ tôi chút xíu nữa thì mù mắt, thật hú hồn!...Tôi đã nghĩ nát nước, và chỉ tìm ra một nơi để “thoát”!” Tôi vội ngắt lời Bê: “Khoan nói! Chúng ta cùng viết chữ này vào lòng bàn tay xem có trùng nhau không?” Tôi liền viết vào bàn tay chữ “Đảo” và chìa nắm tay ra trước mặt Bê. Bê viết xong thì đặt nắm tay bên cạnh tay tôi và chúng tôi cùng mở ra: đều là chữ “Đảo”! Quả là không có chỗ nào để “chạy trốn sự truy đuổi của số phận” tốt bằng một hòn đảo hoang tít ngoài xa khơi! Câu chuyện về chàng Robinson hiện ra rõ ràng đến từng chi tiết trong ý nghĩ của tôi!...Tôi giật mình khi Bê vỗ lên vai tôi, vừa cười vừa nói: “Anh đang nghĩ về Robinson phải không? Nhưng chúng tôi sẽ không vất vả như cái anh chàng Robinson kia đâu! Người ta mời tôi làm “Chúa Đảo” chứ không phải chuyện đùa! Nhưng tôi nói, tôi không có số “Làm Quan”, tôi chỉ muốn làm một ngư dân bình thường!” Tôi nói ngay: “Quả nhiên là chúng ta suy nghĩ rất giống nhau! Tôi muốn thử lần chót xem thế nào! Chúng ta lại viết tên hòn đảo vào lòng bàn tay!” Và khi cùng mở bàn tay ra, có sự khác biệt nho nhỏ: Cũng là các đảo ở Vịnh Bắc Bộ nhưng Bê ghi là Bạch Long Vĩ còn tôi ghi là Cát Bà! Sở dĩ tôi ghi là Cát Bà vì nghĩ: với một đàn con 6 đứa thì ở Cát Bà dễ sống hơn, đông dân hơn, vui hơn! Song Bê muốn trở lại nơi mình đã sinh ra là đảo Bạch Long Vĩ thì quả là hơi lập dị!...

 

Chia tay Bê, tôi chẳng phải buồn nhớ lâu vì phải đi làm cái gì đó, lương y tá của vợ tôi không thể nuôi cả ba người, vả lại cô con gái đã lớn…Kiếm việc làm ở Sài Gòn vừa khó vừa dễ! Tôi những tưởng sẽ chẳng biết làm gì ở đâu thì chỉ nửa ngày lang thang trên đường phố Sài Gòn, đã có ba nơi đồng ý nhận tôi. Thứ nhất là một đại gia chủ một xưởng nhôm khá lớn, treo biển cần gia sư dạy ba đứa nhỏ tại gia, lương hậu. Nhưng khi tôi vào xem việc, tiếp xúc với ba “Thiếu gia” của ông chủ thì thất kinh bởi đứa thì “đầu Trâu”, tức rất giống Ngưu Ma vương, đứa thì “Mặt Ngựa” tức như ngựa mặt người như trong thần thoại Hy Lạp và  đứa thứ ba thì như cướp biển, tức nhìn tướng mạo ba “Thiếu gia” thì bất cứ ông thầy nào cũng run tứ túc! Dường như biết được phần nào tâm trạng của tôi, ông chủ nói:

-Tôi nói luôn để thầy yên tâm, chúng tôi chưa coi trong việc học kiến thức  mà bước đầu chỉ cần thầy đưa chúng nó vào nền nếp, sau đó mới lo chuyện học chữ. Như thế cũng như khẩu hiệu tôi thấy các trường học thường trưng ở  mặt tiền “Tiên học lễ, hậu học văn”!...

Nghe ông chủ nói vậy, tôi ầm ừ nhận lời cho qua chuyện rồi rút êm vì tính cách của tôi không hợp với kiểu “dạy học mà không cần dạy chữ”  như thế, dù ông chủ có trả tiền cao cũng vậy!...

Nơi thứ hai là một nhà hàng “Bia ôm”: có 2 việc , thứ nhất là bồi bàn đúng nghĩa, thứ hai là khi nào đông khách thì cải trang thành “Nữ tiếp viên” để “chăm sóc” cho những vị khách đã “sừng sừng”! Nghe mức thu nhập  thì quả có hấp dẫn nhưng phải “mặt dầy” mới có thể làm được! Nơi thứ ba là một tiệm “Đánh máy, viết đơn, thư” ở đường Lý Thái Tổ - đây là Trung tâm lớn nhất ở Sài Gòn về loại dịch vụ này! Chủ tiệm có đầy đủ máy chữ, đồ nghề, thợ đánh máy chữ làm được bao nhiêu tùy sức, tiền thu được “cưa đôi”!...

 

Việc đánh máy chữ là một thú vui của tôi (viết bài, viết truyện…) và tôi đã từng nhận tài liệu, bản thảo của các Nhà xuất bản về đánh máy thuê thời còn đi làm Nhà nước để tăng thu nhập nên tôi nhận lời làm việc ngay. Làm được khoảng nửa năm thì lại có sự thay đổi. Lần đó, tôi nhận đánh máy luận văn tốt nghiệp cho một nhóm sinh trường Đại học Nông Lâm. Trong một luận văn, tôi thấy tên thầy giáo hướng dẫn trùng với tên một người bạn học cũ của tôi ở trường Ngô Quyền (Thành phố Hải Phòng). Hỏi lại cậu sinh viên có luận văn đó thì đúng là thầy giáo hướng dẫn của cậu là người Hải Phòng. Và thế là tôi gặp lại Báu, người bạn thời hoa phượng đỏ sau gần ba mươi năm xa cách! Gặp lại tôi, Báu vui lắm, nói ngay: “Mày khỏi phải ngồi đây, bụi thì nhiều chứ tiền thì đâu có mấy. Tao sẽ kiếm cho mày một việc thích hợp ở trường tao!...Và kỳ nghỉ hè này, tao sẽ bao mày từ A đến Z một chuyến về thăm lại Thành phố Hoa phượng đỏ! Chúng ta sẽ đi thăm lại tất cả những nơi mà hồi nhỏ chúng ta đã cùng đến: Đồ Sơn, Vịnh Hạ Long, Bãi Cháy, Đảo Cát Bà, Cát Hải…” Tôi xen ngang: “Cả Bạch Long Vĩ nữa chứ!” Vừa nghĩ tới Bạch Long Vĩ, tôi vụt nhớ ngay đến người bạn trùng tên với tôi đang ở đó với đàn con sáu đứa!...

 

5.

 

Tôi và gia đình Báu về Hải Phòng bằng đường biển. Mỗi khi ra biển, tôi lại thấy mình như trở thành  một người khác, rất lạ. Báu cũng có cảm giác ấy như tôi. Vì thế, chúng tôi đều nôn nóng đi ra đảo để thăm người bạn trùng tên với tôi!...

 

Về tới Hải Phòng, ngay ngày hôm sau chúng tôi mua vé tàu đi đảo Cát Bà, từ đó sẽ ra đảo Bạch Long Vĩ! Tới đảo Cát Bà, mấy cô gái làm việc ở khách sạn nói : “Chiều nay ở trường bắn có một vụ xử bắn rất đặc biệt: Tội phạm là băng cướp có biệt danh là “Ngũ Long Công Chúa”, gồm năm người thì cả năm vốn đều là siêu người mẫu chân dài, cực kỳ xinh đẹp, số đo cả ba vòng đều giống nhau và đều là “số đo bốc lửa”: 90 – 61 – 91!” Nghe nói vậy, chúng tôi chỉ kịp ăn uống qua loa rồi phóng ra Trường bắn ngay. Người vào xem đã đông nghẹt. Chỉ còn 5 phút nữa là tới giờ hành quyết! Năm cô gái trong băng cướp “Ngũ Long Công Chúa” đã bị cột chặt vào năm cái cọc gỗ, băng đen bịt kín mắt. Đội xạ thủ đang đi ra … Khi tiếng hô “nghiêm”  của người đội trưởng hành quyết lạnh lùng vang lên thì tôi bàng hoàng cả người khi nhận ra người đội trưởng đội hành quyết kia chính là người bạn trùng tên với tôi!...Tôi như là nghe tiếng Báu nói rất gần bên tai: “Thì ra nó học cùng lớp với tao hồi cấp hai ở Thị xã Hòn Gai. Hồi đó nó đã cao nhất lớp nên cả lớp đều gọi nó là Cao Kều mà quên đi tên thật của nó! Thì ra nó là thằng bạn trùng tên với mày!...Giờ thì tao đã nhớ ra rồi!...” Báu đã nhớ ra cái gì, tôi định hỏi thì một cơn lốc xoáy không biết từ đâu ào tới, như là có ai bốc cả nắm cát lớn ném thẳng vào mặt tất cả mọi người, chắc chỉ có năm cô gái tội phạm của băng cướp “Ngũ Long Công Chúa” là không bị cát chui vào mắt!...

 

Cơn gió lốc đến nhanh và đi cũng nhanh. Khi mọi người dụi mắt, nhìn ra nơi hành quyết thì chỉ thấy năm cái cọc gỗ đứng chơ vơ, lặng câm,  không một lời giải thích! Tôi tính đi tìm Bê (người bạn trùng tên, người đội trưởng đội hành quyết) để hỏi  tại sao anh ta không ở đảo Bạch Long Vĩ mà  lại về ở đảo Cát Bà, tại sao anh ta lại tiếp tục hành nghề đao phủ, tại sao… thì Báu nói: “Tao thấy chưa nên gặp “Đao phủ” lúc này! Chúng ta nên về khách sạn làm chai rượu thì mới có thể bình tâm mà hiểu những gì đã xảy ra và sẽ xảy ra!” Tôi im lặng nghe theo vì biết nói gì bây giờ? ./.

 

Sài Gòn, 16-17/8/2009

Đỗ Ngọc Thạch
Số lần đọc: 3632
Ngày đăng: 18.08.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Những người già trong làng - Nguyễn Anh Thế
Hoa cỏ may - Huỳnh Văn Úc
Chiếc bóng trên tường - Sâm Thương
Đêm lạnh - Minh Diện
Phép tính của một nho sĩ - Trần Vũ
Về hưu - Khôi Vũ
Tứ Đại Đồng Đường - Đỗ Ngọc Thạch
Đêm Trăng Bên Bờ Biển Ngà - Nguyễn Lê Hồng Hưng
Chân trời nơi đâu? - Đổ Thị Hồng Vân
Máu Chó - Minh Diện
Cùng một tác giả
Nữ võ sĩ huyền đai (truyện ngắn)
Anh hùng thọ nạn (truyện ngắn)
Người chép sử (truyện ngắn)
Tướng sát phu (truyện ngắn)
Chị em sinh ba (truyện ngắn)
Truyện ngắn ngắn-1 (truyện ngắn)
Truyện ngắn ngắn -2 (truyện ngắn)
Chuyện một nhà báo (truyện ngắn)
Núi lở (truyện ngắn)
Hai lần bác sĩ (truyện ngắn)
Báo hiếu (truyện ngắn)
Nhà tiên tri (truyện ngắn)
Bạn học lớp hai (truyện ngắn)
Tương tác trên net (tiểu luận)
Bạn học lớp năm (truyện ngắn)
Bà Nội (truyện ngắn)
Cô giáo mầm non (truyện ngắn)
Ma lai (truyện ngắn)
Cánh đồng mùa đông (truyện ngắn)
Em ở Tây hồ (truyện ngắn)
Sự tích chim đa đa (truyện ngắn)
Kén vợ kén chồng (truyện ngắn)
Nghêu, Sò, Ốc, Hến (truyện ngắn)
Đấu trường 100 (truyện ngắn)
Làng nói trạng (truyện ngắn)
Lý Toét (truyện ngắn)
Đám Cưới Vàng (truyện ngắn)
Táo quân truyện (truyện ngắn)
Mùng ba tết thầy (truyện ngắn)
Chuyện ngày tết (truyện ngắn)
Y tá xã (truyện ngắn)
Băng nhân (truyện ngắn)
Ô Quan Chưởng (truyện ngắn)
Bạn học đại học (truyện ngắn)
Kiếm sống (truyện ngắn)
Ô Chợ Dừa (truyện ngắn)
Ký ức làm báo (truyện ngắn)
Trộm long tráo phụng (truyện ngắn)
Ba chìm bảy nổi (truyện ngắn)
Bác Sĩ Thú Y (truyện ngắn)
Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn)
Giai Điệu Mùa Hè (truyện ngắn)
Lấy Vợ Xấu (truyện ngắn)
Địa sứ (truyện ngắn)
Cô Dâu Gặp Nạn (truyện ngắn)
Bà Ngoại (truyện ngắn)
Ô Đống Mác (truyện ngắn)
Quận He (truyện ngắn)
Tam Thập Lục Kế (truyện ngắn)
Cắm sừng (truyện ngắn)
Nguyễn Vỹ (chân dung)
Nhà Nho - Nhà Báo (tiểu luận)
Dòng Sông Ám Ảnh (truyện ngắn)
Ba Lần Thoát Hiểm (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 2 (truyện ngắn)
Kiếm Sống 2 (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 3 (truyện ngắn)