Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.093
123.232.217
 
Nhà tiên tri
Đỗ Ngọc Thạch

1.

Làng Tân Phú là một làng mới, có từ thời cuối nhà Nguyễn, nằm ở giáp ranh hai huyện miền núi – sơn thủy hữu tình, đẹp như một bức tranh thủy mặc nhưng ở nơi heo hút - bây giờ gọi là vùng sâu, vùng xa -, cho nên hầu như không ai biết đến. Tuy nhiên, theo quy luật “đất lành chim đậu” chỉ khoảng hơn hai chục năm sau, kể từ khi có tốp người đầu tiên đến định cư tại làng, thì làng Tân Phú đã trở nên đông vui không thua gì một làng lâu năm…

 

Một trong những người đầu tiên đến lập làng là ông Ngô Văn, một nhà nho trong vùng, người tham gia cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám, trốn chạy sự truy đuổi của giặc Pháp nếu không ông đã bị chặt đầu cùng một số tướng lĩnh khác của Hoàng Hoa Thám. Lúc đến lập làng, ông Văn mới cưới vợ, cũng là con của một nghĩa quân. Sau đó ông Văn sinh được hai người con trai (sinh đôi) đặt tên là Tân Văn và Tân Võ…

 

2.

…Khi anh em Tân Văn, Tân Võ đến tuổi trưởng thành thì thân  hình vụt lớn khác thường, to cao vạm vỡ như một võ tướng nhưng tính cách lại khoan thai, thư thái như một nho sinh…Một ngày kia, có ông thầy địa lý tên gọi Tả Ao, đang ngao du sơn thủy, ngang qua làng , sau khi quan sát kỹ hình sông thế núi của làng thì nói: “Làng này có kỳ nhân dị tướng, phát đến tột đỉnh, nhưng họa sát thân liền kề!” Hỏi làm sao tránh được họa sát thân thì nói: “Đang đi về hướng đông thì đột ngột quay về hướng tây, đang đào thì lấp, đang vui thì khóc… nói tóm lại là phải bất ngờ thay đổi tất cả, phải đánh lạc hướng được quỷ thần, phải biết được thiên cơ!” Lại hỏi làm sao mà đánh lạc hướng được quỷ thần, biết được thiên cơ, thì nói: “Đi theo ta học lấy thuật Tử vi tướng số, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý thì mọi việc ở trên trời hay dưới đất đều có thể biết trước mà đón nhận hoặc né tránh!...” Đoạn nhìn hai anh em Tân Văn và Tân Võ mà nói: “Hai đứa trẻ này có tư chất khác  thường, có thể làm đệ tử chân truyền của ta!” Nói rồi đem hai anh em Tân Văn, Tân Võ đi theo…

 

3.

Hai anh em Tân Văn và Tân Võ theo sư phụ Tả Ao được 5 năm, đã được sư phụ truyền cho tất cả những bí quyết của thuật tử vi, tướng số… Có thể nói  hai anh em Tân Văn, Tân Võ là đệ tử chân truyền của thầy Tả Ao. Hai anh em muốn ở bên sư phụ suốt đời, nhưng thầy Tả Ao  nghĩ: “Cả hai anh em nó đều sẽ gặp họa sát thân, cho đến nay ta vẫn chưa tìm ra cách hóa giải! Chi bằng bắt nó chuyển hướng, tự chúng nó có thể tìm được cách hóa giải!” Nghĩ vậy, thầy Tả Ao liền nói với hai anh em: “Hai anh em con rất thông minh, nói một hiểu mười. Ta rất quý các con, muốn các con ở bên ta suốt đời, nhưng chỉ mười ngày nữa là làng quê các con gặp hạn lớn, cả làng có thể bị hủy diệt. Vậy các con phải trở về làng xem thế nào, có thể hóa giải được cái hạn này không? Nếu các con thành công thì có thể nói là đã đắc đạo!” Hai anh em Tân Văn, Tân Võ quyến luyến chia tay sư phụ, cảm động không nói nên lời!...

 

 

4.

Từ nhà sư phụ Tả Ao về đến làng Tân Phú của hai anh em Tân Văn là mười ngày đường, ngày đi đêm nghỉ…Hai anh em đi được năm ngày , tới một ngôi làng kia thì gặp dịch sốt xuất huyết, có tới quá nửa số người trong làng mắc bệnh. Dân làng này chưa bị mắc loại bệnh dịch này bao giờ  cho nên hoảng sợ tột độ, cho rằng quỷ thần giáng họa, mời các đạo sĩ, thầy cúng các nơi về  khấn vái hương khói ngút trời!...

 

Tân Văn thấy vậy thì nói với Tân Võ: “Ta không thể thấy chết mà không cứu!...Nếu cứ để mấy ông thầy cúng kia khua môi múa mép thì tất sẽ có người chết! Chúng ta phải đi gặp trưởng làng ngay!” Tân Võ nói: “Muốn dập dịch này phải mất hai, ba ngày, liệu chúng ta có kịp về làng trước khi tai họa ập đến không?” Tân Văn nói: “Cứu người như cứu hỏa, không thể chần chừ! Em chỉ cần ở đây với anh một ngày, sau đó về làng trước, xong việc anh sẽ đuổi theo sau!”

 

Hai anh em Tân Văn quả là không thua kém các bậc Thần Y nổi danh, chỉ sau hai ngày bệnh dịch về cơ bản đã được dập tắt. Tân Văn ở lại theo dõi tình hình, Tân Võ được dân làng tặng một con ngựa Ô Truy, phóng về làng Tân Phú trước…Một ngày sau, Tân Văn cũng được tặng ngựa quý, chạy thâu đêm  không nghỉ, khi tới làng Tân Phú thì đuổi kịp Tân Võ…

 

5.

Hai anh em về đến nhà thì đúng mười ngày, kể từ khi rời sư phụ Tả Ao. Vừa nhìn thấy hai anh em, người cha chưa kịp hỏi han năm năm qua hai anh em sống thế nào, đã nói: “Hôm qua có một tốp người mười ba người đến làng ta xin lánh nạn. Họ nói là họ hoạt động bí mật, vận động nhân dân làm cách mạng , lật đổ chính quyền thực dân phong kiến nên đang bị truy lùng gắt gao!” Tân Văn nói: “Các nơi bây giờ đều có người hoạt động bí mật, theo con chỉ một năm nữa cách mạng sẽ nổ ra và sẽ thành công! Vậy ta cho tốp người này lánh nạn là tốt đó!” Người cha lại nói: “Cha cũng dự cảm thấy như vậy…Nhưng trong tốp người này, cha thấy có điều bất ổn!” Tân Võ nói ngay: “Vậy bây giờ họ đang ở đâu, cha đưa anh em con đến gặp họ ngay! Chúng con cũng linh cảm thấy tai họa đang rình rập làng ta!”

 

Tức thì người cha dắt hai anh em Tân Văn, Tân Võ đến nhà trưởng làng, nơi tốp người mười ba người kia đang tạm lánh… Sau khi tiếp xúc với tốp người mười ba người, Tân Văn nói với Tân Võ: “Trong mười ba người này, có một người tâm địa u ám, sát khí bốc lên ngùn ngụt! Em có nhận biết ra điều này không?” Tân Võ nói: “Điều này thì một người biết qua thuật xem tướng cũng nhận ra, chẳng  lẽ em lại không thấy? Đó là người có tên là Trắc. mặt xám môi thâm, mồm nhọn như mỏ quạ, mắt thì ti hí mắt lươn!” Tân Văn cười nói: “Thuật xem tướng của em đã trở nên huyền diệu rồi đấy, có thể nhìn thấu tim gan kẻ khác. Vậy em có biết người tên Trắc đó sẽ làm gì không?” Tân Võ nói rõ từng tiếng: “Hắn sẽ đi báo với quan binh đến bắt mười hai người kia để lãnh thưởng! Quân phản trắc chỉ có thể hành động như vậy!” Tân Văn lại cười nói: “Nhân bảo như thần bảo! Ta cũng không nghĩ khác và đã nói với trưởng làng cho người đón lõng hắn ở bãi tha ma cuối làng… Chắc giờ này đã có kết quả!”

 

Tân Văn vừa dứt lời thì có người của trưởng làng đến nói: “Đã bắt được người tên Trắc! Hắn rất nhát gan nên đã khai nhận rằng sẽ đi báo cho quan huyện đem quân tới bắt sống mười hai người kia, nếu chống cự sẽ hạ sát cả làng!” Tân Võ hỏi: “Vậy trưởng làng đã nổi điên lên rồi chém đầu nó rồi phải không?” Người kia nói: “Làm sao mà anh nói trúng phóc! Ai cũng nói phải giết ngay kẻ phản trắc, nếu không nó sẽ đem tai họa tới tức thì!” Tân Võ cười bảo: “Tất nhiên rồi! Nhưng nói với trưởng làng là phải đào sâu chôn chặt, nhớ rắc cả vôi bột như chôn dịch bệnh vậy!”

 

Sau vụ dập dịch sốt xuất huyết và  bắt tên phản bội tên Trắc, danh tiếng cả về y thuật và tướng số của  hai anh em Tân Văn, Tân Võ nổi như cồn…

 

6.

Sau Cách Mạng Tháng Tám, cả hai anh em đều nhập ngũ tham gia kháng chiến và cùng phục vụ trong quân y, khi cuộc kháng chiến kết thúc, hai anh em cùng xin phục viên, về làng chăm sóc cha mẹ già và hành nghề Đông Y chữa bệnh cứu người.  Ai quen biết hai anh em Tân Văn, Tân Võ  đều nghĩ rằng số phận họ đã an bài cho đến lúc qui tiên, nhưng cuộc đời họ không  hề yên ổn mà  luôn có sóng gió, bởi cây muốn lặng mà gió chẳng đừng!...

 

7.

Lại nói về mười hai người đi cùng người có tên Trắc đến làng Tân Phú, sau khi Trắc bị xử “Cẩu đầu trảm” , đều trở thành người làng Tân Phú, tức cũng có nhà cửa, vợ con đàng hoàng…Sau khi hai anh em Tân Văn, Tân Võ phục viên trở về làng  thì chín người đã hy sinh, ba người còn lại, có tên gọi thân mật là Nhất, Nhị và Tam đều đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh…

 

Ba người Nhất, Nhị và Tam tuy làm việc trên tỉnh, sau lại về cơ quan Trung ương ở Thủ đô Hà Nội nhưng vợ con vẫn ở làng quê, một phần vì cả ba bà vợ đều quá gắn bó với làng quê mình nên không thích rời làng quê xinh đẹp, một phần vì ba ông đều có “Phòng Nhì”, xa cách là tốt nhất!

 

Cứ như là một sự cố ý bày đặt của tạo hóa, ba ông Nhất , Nhị, Tam có ba cậu con trai thì hai anh em Tân Văn, Tân Võ có ba cô con gái (một cô con Tân Văn, còn Tân Võ có hai con gái  sinh đôi). Điều oái oăm ở chỗ, ba cậu con trai của ba ông Nhất, Nhị, Tam đều thuộc loại “con quan hư thân mất nết” còn ba cô con gái của anh em Tân Văn, Tân Võ thì đẹp người, đẹp nết không chê vào đâu được! Dĩ nhiên là ba cậu “thiếu gia” đều thích cưới ba thục nữ xinh đẹp, nằng nặc đòi bố mẹ cho người đến hỏi và tất nhiên  là bị từ chối thẳng thừng! Sóng gió nổi lên từ sự từ chối đó!

 

Ba người Nhất, Nhị, Tam gặp nhau bàn mưu tính kế quyết chiếm đoạt bằng được ba cô gái “cứng đầu” cho ba ông con Giời!

-Rượu mời không uống muốn uống rượu phạt! Phải trừng phạt, không thì bẽ mặt lắm!- Nhất nói.

-Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ! Phải cho chúng nó thấy quan tài! – Nhị tiếp lời.

-Dám vuốt râu hùm , dám mó dái ngựa, dám coi Trời bằng vung! Bọn này láo lếu, phải cho ăn đòn, nhưng ra đòn như thế nào để chúng đau mà không kêu được!- Tam nói thong thả nhưng dằn từng tiếng như muốn ăn tươi nuốt sống đối thủ!

 

Bàn đi tính lại ba ngày ba đêm, ba người vẫn không thể tìm ra một mưu kế nào khả thi! Sau cùng, một “quân sư quạt mo” của ông Tam nói: “Điệu hổ li sơn là kế từ ngàn xưa nhưng luôn luôn phát huy tác dụng ở mọi thời đại! Chúng ta chuyển nhà hai ông bố Tân Văn, Tân Võ vào nhà tù thì việc bắt ba con hổ con dễ như lấy đồ trong túi!”…

 

  “độc kế”  được thực thi: Thuốc phiện được bí mật cài vào nhà Tân Võ, Tân Văn, chỉ sau một giờ đội đặc nhiệm Phòng chống Ma túy ập đến khám xét!...Song, sau hai giờ khám xét rất kỹ,  đội Đặc nhiệm Phòng chống ma túy đành về tay không, khiến cả ba người  Nhất, Nhị, Tam tức như bị “Bò đá”!

 

-Tôi không tin là anh em hắn lại có tài biết trước mọi việc tài tình như thế! – Nhất bực tức nói.

-Bây giờ ta phải nghĩ ra một kế “liên hoàn, cấp tập” thì có tài thánh cũng không kịp trở tay! Quân sư có kế gì không? – Nhị nói rồi hỏi “quân sư quạt mo” luôn kè kè như cái đuôi.

-Mưu kế thì có nhưng chưa có người thực hiện! – Quân sư nói.

-Vậy cần người thực hiện như thế nào? – Tam hỏi.

-Một xác chết! – Quân sư nói và giải thích luôn – Ta chỉ cần ném xác chết vào nhà anh em Tân Văn rồi cho người tới bắt luôn về phục vụ điều tra. Khi đã nằm trong tay chúng ta rồi thì…

 

Người “Quân sư quạt mo” chưa nói hết câu thì có một người ở nhà xác Bệnh viện chở một xác chết tới, nói: “Có người nói các ông  cần một xác chết và bảo tôi chở ngay đến đây! Đây là xác chết vô chủ, các ông lấy luôn cũng được!”

 

Ba người Nhất, Nhị, Tam và “Quân sư quạt mo” nghe nói thì  vậy thì tròn mắt, há hốc mồm kinh ngạc tột độ!...

 

8.

Tuy độc kế xác chết không được thực hiện nhưng ba người Nhất, Nhị, Tam không hề từ bỏ ý định “trả thù” vì họ cho rằng anh em Tân Văn, Tân Võ  đã làm họ bẽ mặt và như thế là hỗn láo, là phạm thượng, là… phải bị trừng phạt! Và sự “trừng phạt” ấy diễn ra hàng tháng, hàng năm khiến anh em Tân Văn, Tân Võ phải dè chừng đối phó như đối với thiên tai, dịch bệnh!.../.

  

Sài Gòn, 2008 – 2009

Đỗ Ngọc Thạch
Số lần đọc: 3580
Ngày đăng: 30.08.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Giao thừa thiên niên kỳ ,Hay là:Vãn bối vấn đạo ư Trang Tử - Hiếu Tân
Đêm mùa hạ tuyết rơi - Sương Nguyệt Minh
Pháp trường lừng danh - Ngữ Yên
Viên ngọc trai - Nguyễn Minh Phúc
Củ khoai Hồng Lục - Phan Thế Hải
Vợ người - Nguyễn Anh Thế
Gã lang thang tóc trắng - Trương Văn Dân
Viên đạn cuối cùng - Mai Tú Ân
Người tìm thuốc trường sinh - Hiếu Tân
Biển - Khôi Vũ
Cùng một tác giả
Nữ võ sĩ huyền đai (truyện ngắn)
Anh hùng thọ nạn (truyện ngắn)
Người chép sử (truyện ngắn)
Tướng sát phu (truyện ngắn)
Chị em sinh ba (truyện ngắn)
Truyện ngắn ngắn-1 (truyện ngắn)
Truyện ngắn ngắn -2 (truyện ngắn)
Chuyện một nhà báo (truyện ngắn)
Núi lở (truyện ngắn)
Hai lần bác sĩ (truyện ngắn)
Báo hiếu (truyện ngắn)
Nhà tiên tri (truyện ngắn)
Bạn học lớp hai (truyện ngắn)
Tương tác trên net (tiểu luận)
Bạn học lớp năm (truyện ngắn)
Bà Nội (truyện ngắn)
Cô giáo mầm non (truyện ngắn)
Ma lai (truyện ngắn)
Cánh đồng mùa đông (truyện ngắn)
Em ở Tây hồ (truyện ngắn)
Sự tích chim đa đa (truyện ngắn)
Kén vợ kén chồng (truyện ngắn)
Nghêu, Sò, Ốc, Hến (truyện ngắn)
Đấu trường 100 (truyện ngắn)
Làng nói trạng (truyện ngắn)
Lý Toét (truyện ngắn)
Đám Cưới Vàng (truyện ngắn)
Táo quân truyện (truyện ngắn)
Mùng ba tết thầy (truyện ngắn)
Chuyện ngày tết (truyện ngắn)
Y tá xã (truyện ngắn)
Băng nhân (truyện ngắn)
Ô Quan Chưởng (truyện ngắn)
Bạn học đại học (truyện ngắn)
Kiếm sống (truyện ngắn)
Ô Chợ Dừa (truyện ngắn)
Ký ức làm báo (truyện ngắn)
Trộm long tráo phụng (truyện ngắn)
Ba chìm bảy nổi (truyện ngắn)
Bác Sĩ Thú Y (truyện ngắn)
Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn)
Giai Điệu Mùa Hè (truyện ngắn)
Lấy Vợ Xấu (truyện ngắn)
Địa sứ (truyện ngắn)
Cô Dâu Gặp Nạn (truyện ngắn)
Bà Ngoại (truyện ngắn)
Ô Đống Mác (truyện ngắn)
Quận He (truyện ngắn)
Tam Thập Lục Kế (truyện ngắn)
Cắm sừng (truyện ngắn)
Nguyễn Vỹ (chân dung)
Nhà Nho - Nhà Báo (tiểu luận)
Dòng Sông Ám Ảnh (truyện ngắn)
Ba Lần Thoát Hiểm (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 2 (truyện ngắn)
Kiếm Sống 2 (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 3 (truyện ngắn)