Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.141
123.227.194
 
Một đại thụ Hán Nôm đã vĩnh viễn giả từ chúng ta…
Khổng Ðức

Đó là cụ Vũ văn Kính ra đời từ năm 1919  ỡ thôn Thanh Sầm, xã  Kim Đông ,tỉnh Hưng Yên , Bắc bộ, đã vĩnh viễn giả từ chúng ta hồi 7.30 ngày 27-8- 2009, hưởng dương 90 năm. Sự ra đi của cụ cũng là lẻ bình thường đúng qui luật của tạo hóa, như ngọn đèn hết dầu sau mấy tháng suy yếu. Thế nhưng  vẫn đế lại một niềm thương tiếc khôn nguôi; bởi trước khi ra đi cụ Vũ Văn Kính đã để lại cho chúng ta một gia tài Hán Nôm khá đồ sộ , ngoài cụ ra ít có ai làm nổi.

 

Văn học Việt Nam  chủ yếu là từ kho tàng Hán Nôm, mà người có khả năng khai thác không có nhiều, chưa kể là mỗi ngày mỗi hiếm, khốn nỗi nó là linh hồn là kho báu cuả dân tộc; chính ủy ban văn hóa quốc tế là UNESCO cũng từng đề cao và khuyến khích chúng ta khai thác. Chữ Nôm là thứ chữ  khó học, phãi thông Hán học thì mới có thể giỏi chữ Nôm, bởi nó được sáng chế từ chữ Hán. Thế mà từ năm 1965, cụ Vũ văn Kính đã đơn thân độc mã hoàn thành hai bộ sách  quan trọng : là bộ Tự vị Nôm và quyển Tự điển chữ Nôm; quyển tụ vị thi được sinh viên văn khoa Sàigòn in bằng roneo năm 1970 có lời giới thiệu của giáo sư Thanh Lãng và Bửu Cầm , rồi đến năm 1971 thì quyển Tự điển chữ Nôm được  Trung Tâm Học Liệu Sàigon xuất bản. Vũ Văn Kính cũng là người đầu tiên Đi tìm nguyên tác truyện Kiều, đối chiếu so sánh với bốn tác phẩm Kiều Nôm  khắc in khác nhau, cũng là đế tài cao học cụ trình tại Đại học Văn Khoa Sàigòn năm 1974. Ngoài ra cụ còn soạn các bảng tra chữ Nôm thế kỷ 17, và bảng tra chữ Nôm  miền Nam. Năm 2000 cụ cho ra đời quyển Đại từ điển chữ Nôm với hơn ba vạn chữ (300.000) gần 2000 trang  sách khổ 16x24 cm. Nhưng công trình lớn nhất của cụ mà không mấy người biết đến là phiên âm dịch toàn bộ  kho  tàng chữ nôm trong kinh điển Ki-tô giáo  của Maiorica, gồm 8000 trang – không phải trên giấy trắng mực đen mà là trên “phích” microfilm rất khó đọc, có khi phải dùng máy phóng đại  (projecteur) mới đọc được. Cụ còn là người đóng góp quan trọng trong việc khai thác địa bạ triều Nguyễn; hoàn thành bộ Quốc Âm thi tập  và Gia Huấn ca của Nguyễn Trải; sọau quyển Tự học chữ Nôm giúp cho các bạn trẻ chìa khóa và bí quyết mở cửa  kho tàng chữ Nôm.

 

Cụ Vũ văn Kính vốn sinh ra trong gia đình đông y, phụ thân cụ là một lương y, nên Cụ đã soạn và sưu tầm hai bộ sách đông y :  500 bài thuốc gia truyền và 400 bài thuốc gia truyền diễn ca. Trước năm 1975   cụ đã được mời dạy chữ Nôm tại các trường đai học Cần Thơ, Long Xuyên,  Vạn Hạnh và Huế. Sau 1975 cụ là cọng tác viên  của viện Khoa học xã hội Việt nam tại thành phố Hồ Chí Minh mãi đến tuổi về hưu.

 

Ngoài tấm gương sáng của một con người cặm cụi nghiên cứu chuyên sâu môn  học của minh một cách không biết mệt mõi; Cụ Vũ Văn Kính  ở ngoài đời là một người hiền lành trung  thực khiêm nhường, trong cuộc sống rất thanh khiết, những ai đã gần cụ đều mến phục, nên sự ra đi của cụ  mãi mãi vẫn để lại một  niềm thương tiếc khôn nguôi./.

Khổng Ðức
Số lần đọc: 4069
Ngày đăng: 30.08.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thánh kiếm Miyamoto Mushashi - Nguyễn Ước
Nhân ngày giỗ đầu nhà văn Sơn Nam (13/8/2008 -13/8/2009): Nhớ người mấy độ phong sương - Trần Trung Sáng
Lê Lựu như tôi biết - Phùng Văn Khai
Người hỏi đường cùng mây trắng - Trần Áng Sơn
Nhà giáo, nhà văn Mang Viên Long:Làm thầy trở thành làm thợ! - Nguyễn Tam Phù Sa
Đìu hiu… mưa rơi - Trần Áng Sơn
Hoàng Tố Nguyên , Nhà thơ lớn của đất nước - Hà văn Thùy
Nguyễn Tam Phù Sa : Sông niệm cõi hoài - Trần Áng Sơn
Nhà Văn, Nhà Báo, Nhà Giáo, Nhà Thơ…Đoàn Vị Thượng - Trần Áng Sơn
Mấy suy nghĩ về nhà thơ Xuân Sách - Phùng Văn Khai
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)