Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.217
123.207.199
 
Tứ đại hát tuồng
Khuyết danh

Trong giai đoạn hiện nay, khi nhiều đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp đang phải loay hoay đối diện với sự sinh tồn thì gánh tuồng không chuyên 4 thế hệ của gia đình ông Nguyễn Văn Viển ở thôn Mít, xã Cổ Loa, Đông Anh vẫn hoạt động thường xuyên. Gần 60 năm duy trì gánh hát, chuyện nhà ông Viển quả thực là chuyện lạ.

 

16 tuổi, ông Viển đã mê mẩn theo gánh tuồng của thầy Sáu Quảng - một kép tuồng nổi danh xã Việt Hùng (Đông Anh). Hơn chục năm trời ông bằng lòng với danh phận học việc, chỉ biết gánh đồ, dựng phông, nấu nướng… và học lỏm các kép trong gánh diễn. Dần dần, lòng say mê và giọng hát trời phú của ông đã được thầy Sáu Quảng chú ý, hết lòng truyền dạy và rèn giũa cho. Một thời gian sau đó, không biết vì lý do gì mà ông Viển bỏ làng xóm lên Vĩnh Phúc lập nghiệp. ở cái tuổi 30,  ông là cửa hàng trưởng cửa hàng thực phẩm của tỉnh, rồi vì mê tuồng mà ông nhất quyết về quê cùng các con lập đội tuồng gia đình. ở quê, ông lại “bị” bầu làm chủ nhiệm hợp tác xã vận tải. Ban ngày ông lo công việc làng xã, đêm đến lại một mình đạp xe sang Bắc Ninh hát “tuồng góp” với bạn bè anh em. 35 tuổi, ông nổi tiếng trong vùng ngoài tổng. Học trò lúc nào cũng đông, có cô gái tuổi 19 vì mến tài ông mà đã chịu theo ông về làm vợ lẽ (ông lấy người vợ thứ nhất khi còn nhỏ theo lời hứa của hai gia đình). Hai người vợ và thế hệ con cháu của ông chẳng ai không lây “bệnh” mê tuồng. Ông và các con gái Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Thị Huệ… đã giật bao nhiêu huy chương vàng, huy chương bạc, giấy khen và bằng khen.

 

Gần đây nhất, đội tuồng gia đình ông đoạt 3 HCV, 2 HCB tại Hội diễn sân khấu tuồng không chuyên toàn quốc 1998 với vở “Vụ án Lý Thần Phi”. Riêng ông, trong năm 2003 đoạt HCV, HCB với vở “Đề Thám” trong Liên hoan sân khấu tuồng không chuyên Hà Nội mở rộng… Tài năng và tính chuyên nghiệp của gia đình tuồng không chuyên được các đồng nghiệp đánh giá rất cao.

 

Ông nhớ như mới hôm qua, cái buổi lần đầu được sắm vai chính trong vở “Cao Hoài Đức - Nữ Nam Vương” khi phường đến hát ở nhà họ Phạm bên Chèm. Thời đó công được trả theo “hát hương”, nghĩa là cứ cháy hết một nén hương thì kíp diễn được trả 6 xu; thắp  nén khác hát tiếp, hát hay thì lại thắp hương thêm và tiền càng rủng rỉnh. Mà hồi đó một xu mua được hai cái bánh sắn. Nhớ cái đận “bỏ thì không thể bỏ được kia”, hát dù chẳng cần công xá gì, ông hừng hực cái tình phục dựng vốn nghệ thuật cổ truyền nơi thôn Mít. Giờ thì cái thôn ở ngay bờ hồ có “Giếng Mỵ Châu” thuở nào cứ khuya khuya lại rạo rực tiếng trống tuồng và làn điệu câu ca. Ca giọng  mẫu rất tốn hơi, mệt sức, song tối tối ông vẫn nắn cách nhả chữ cho học trò. Sau mỗi tối mệt nhoài mà đầy ắp niềm vui cùng hàng chục thanh thiếu niên ngõ trên ngõ dưới, ông lại xách đèn chai ra canh trụ sở HTX vận tải mà ông là chủ nhiệm.

 

Năm nay ông Viển đã bước sang tuổi 86 mà giọng hát vẫn “vang, rền, nền, nẩy”, thuộc nhiều tích tuồng nhuần nhuyễn như máu thịt. Ông vẫn hát, vẫn truyền dạy cho con cháu lối hát xưa. Ông Viển thường tâm sự: “Tuồng Bắc bây giờ có lẽ hỏng  mất, rặt là thứ tuồng ti-vi, hết cải biên lại nối văn, ép chữ”.

 

Được hay, từ khi thành lập đội tuồng gia đình ông vẫn thường tự lực mọi mặt, từ kinh phí, tìm kiếm kịch bản đến trang phục, đạo cụ… Hơn bao giờ hết, ông mong muốn có được sự quan tâm hơn nữa của các cấp có thẩm quyền để ông có điều kiện truyền lại cho con cháu giá trị văn hóa phi vật thể.

 

Nghệ sĩ nhân dân Đàm Liên đánh giá: “Giới chuyên nghiệp nhờ có sự hỗ trợ của âm thanh, ánh sáng, đạo cụ đầy đủ… chứ không thì khó mà sánh nổi với trình độ của các kép tuồng trong đội nhà già Viển”. Gặp ông Nguyễn Văn Phái, phó phòng VHTT huyện, được hay: “Phong trào tuồng của huyện có lúc lên lúc xuống do nhiều yếu tố nhưng riêng gia đình  ông Viển đã quyết theo là tới cùng. Bản thân ông là người hoạt động trong lĩnh vực tuồng không chuyên từ thời còn trẻ, từng đi diễn ở rất nhiều nơi. Mục đích là giao lưu, học hỏi nhưng ông đã góp sức mình vào việc bảo tồn văn hóa phi vật thể của dân tộc.

 

Tuy tuổi cao nhưng chính niềm đam mê đã thôi thúc ông gắng sức truyền đạt lại cho con cháu để gìn giữ  vốn văn hóa cổ truyền của thế hệ đi trước để lại. Con cháu ông Viển tuy không coi tuồng là một nghề chính nhưng vẫn luôn dành thời gian cho nó, mỗi khi “có phong trào” đều về quê để tham gia. Đó quả thực là một gia đình điển hình trong phong trào bảo tồn văn hóa tuồng dân tộc đáng để học tập…”. Ông Nguyễn Văn Nhâm, người 14 năm làm trưởng ban văn hóa xã cho hay: “Cụ Viển là một nhân tố rất quan trọng để củng cố khôi phục lại vốn tuồng cổ. Mỗi lần cụ và gia đình biểu diễn, dân tới xem rất đông. Đặc biệt, cứ mỗi khi Phòng VHTT huyện, Sở VHTT thành phố và Nhà hát Tuồng T.Ư tổ chức liên hoan sân khấu tuồng không chuyên mở rộng thì gia đình cụ đều tham dự và đoạt giải. Mong rằng có sự đầu tư hơn nữa để các đội tuồng không chuyên hoạt động thường xuyên.

 

Theo ông Nguyễn Đăng Hợi, trưởng thôn Mít, đội tuồng của ông Viển có tới hơn 70 học trò, già trẻ, gái trai đủ hết. Cứ khoảng 8 giờ tối là ông Viển lại chống gậy đi ra “điếm” của thôn để hướng dẫn, dạy các cháu cho tới gần 11 giờ đêm mới về nhà. Ngày nào cũng vậy mà ông chẳng đòi hỏi quyền lợi gì cả. Trách nhiệm bảo tồn vốn văn hóa cổ truyền và lòng say mê nghề của ông làm cho mọi người trong thôn càng khâm phục.

 

HNM

Khuyết danh
Số lần đọc: 4722
Ngày đăng: 15.10.2004
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cùng một tác giả
Khu di chỉ Óc Eo (khảo cổ)
CHỢ ÂM DƯƠNG - NƠI (dân tộc học)
Chợ Việt Nam (dân tộc học)
Bình thơ : (văn hóa)
Phù điêu (nghệ thuật)
Võ Việt Chung và (thời trang)
Tranh dân gian (hội họa)
Dân ca (dân ca)
Văn Thánh Miếu (lịch sử)
Lý Cái Mơn (ca cổ)
Tranh dân gian (hội họa)
Ngày bình yên (thời trang)
Bàn tay (điêu khắc)
Bên nhau (điêu khắc)
Chim lửa (điêu khắc)
Cô gái vuốt tóc (điêu khắc)
Mối quan hệ (điêu khắc)
Ngọc (điêu khắc)