Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.182
123.222.518
 
Liên hoan trình diễn nghệ thuật Gillawarna, Sydney
Nguyễn Đức Hiệp

Một trong những hoạt động của bộ Giáo dục, như ở tiểu bang New South Wales là tổ chức hay khuyến khích, tạo điều kiện để các trường tiểu học và trung học trong mỗi khu vực có một buổi liên hoan nghệ thuật trình diễn (performing arts) mỗi năm cho công chúng và cộng đồng người dân trong các quận. Đây là một dịp để các học sinh các trường tham dự vào các hoạt động văn hóa nghệ thuật và để các trường tiếp xúc và giới thiệu những sáng tác, tài năng của thầy cô và các học sinh.  

 

Thành phố Bankstown là một thành phố ở Tây Sydney. Thuộc vùng BankstownFairfield là các địa hạt, nơi có nhiều cộng đồng người Úc gốc các sắc tộc khác nhau sinh sống. Buổi liên hoan vì thế ngoài phong cách văn hóa Úc phương tây làm chất keo nối các cộng đồng khác nhau còn có những trình diễn sang tác phản ảnh những góc cạnh tiêu biểu của các nền văn hóa khác. Chính sách hiện nay của chính phủ liên bang và tiểu bang là khuyến khích sự bảo tồn và phát triển xã hội đa văn hóa.

 

Tôi được một người bạn, nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên là nhạc sĩ âm nhạc của một trường trung học trong thành phố Bankstown mời đến xem buổi liên hoan nghệ thuật trình diễn năm 2009 tại nhà hát thành phố. Anh Tuyên đã giảng dạy và tham gia các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật do Bộ giáo dục tổ chức từ năm 1997. Năm nay, anh Tuyên được giao cho trọng trách chỉ huy điều khiển dàn nhạc của buổi liên hoan nghệ thuật trình diễn Gillawarna (Gillawarna. theo tiếng thổ dân có nghĩa là “đất chim đến làm tổ” để chỉ vùng hồ gần con sông Georges trong thành phố Bankstown). Thị trưởng thành phố khai mạc buổi liên hoan trong hai ngày (15, 16/9/2009) đúng vào lúc mùa xuân ở Sydney.

 

Tôi để ý thấy là trong những khán giả đến xem có rất nhiều phụ huynh và gia đình các học sinh đến để ủng hộ và được dịp xem con em mình trình diễn. Vì đây là chương trình do các em học sinh trình diễn, nên các MC điều khiển chương trình cũng đều là do chính các em đứng ra giới thiệu. Ngoài lời giới thiệu của thị trưởng rất ngắn chúc mừng và giúp đở chi phí buổi liên hoan và viên chức bộ giáo dục NSW cám ơn các trường thì không có diễn văn mang thông điệp chính trị nào khác. Có hơn 800 em cùng nhiều cô thầy của nhiều trường trong vùng BankstownFairfield tham dự trong buổi liên hoan năm nay.

 

Các tiết mục rất là phong phú, từ ca hát, trình diễn nhạc solo đến các điệu nhảy múa với nhiều phong cách, y phục khác nhau tùy bản nhac. Nhạc theo thể loại rock, pop pha trộn các sắc thái dân tộc. Một tiết mục làm tôi chú ý nhiều là của các em trường tiểu học Yagoona Public School. Điệu trống được các em đánh say mê và một vài em đã tự bỏ trống để nhảy múa theo điệu trống không khác gì hình ảnh của Michael Jackson của thời bé

Các em đủ mọi gốc văn hóa diễn chung trong một sự hài hòa mà có lẽ khó có thể hình dung được trong bối cảnh hiện nay còn phân chia trên chính trường thế giới. Các em gốc Trung Đông (Lebanon) còn quấn khăng đầu hát và diễn chung với các em gốc Tonga,  Úc, Trung quốc, Việt Nam

 

Ca đoàn gồm khoảng 200 trăm em vào lúc kết thúc cùng hát lên một bài hát mang ý nghĩa “We are all in this together”. Trong tuổi trẻ tất cả đều như nhau trong ước vọng, cùng cơ hội và vì thế không thấy có sự khác nhau giữa công dân của một nước và quan trọng hơn là chấp nhận cái nhìn và lối sống đa dạng của mọi thành phần. Tôn trọng luật pháp, hài hòa trong đa dạng, cùng cơ hội cho mọi người là những giá trị dân sự quan trọng và cơ bản tạo nên một tinh thần của một nước dân chủ văn minh. Sự vun đắp từ trẻ trong cách giáo dục và chính sách của chính phủ là phương pháp hữu hiệu nhất để kết tinh tạo ra giá trị đó. Các em, trong đó có nhiều em gốc Việt Nam, xuống sân khấu hòa hợp với cha mẹ người than, các khán thính giả, thể hiện cho thấy tất cả đều cùng chung sống với nhau.

 

Có những gì mà chúng ta có thể học được trong những hoạt động cộng đồng có tính cách địa phương như vậy?. Theo tôi thì những cái nhỏ nhất và thường tình nhất nhưng mang giá trị dân sự công dân đã được chú trọng và hun đúc vì chính những cái thường tình như vậy sẽ kết tinh nhân cách và cái nhìn của mọi công dân tạo thành văn hóa đặc thù của nước đó. Trong một xã hội đa chủng như vậy thì điều này rất quan trọng vì một người cho mình là công dân của nước đó không phải vì qua màu da, sắc tộc mà vì người đó tin vào và phản ảnh giá trị tinh thần của nước đó.

 

Sydney, 21/9/2009 

 

Nguyễn Đức Hiệp
Số lần đọc: 3553
Ngày đăng: 28.09.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Về các phạm trù mỹ học và nền nghệ thuật mới . - Yến Nhi
Nghệ thuật ? để làm gì ? - Phan Huy Đường
Đôi điều về ca dao tình yêu - Vương Trung Hiếu
Nguyễn Đức Thiện trả lời bài: Phản hồi về bài viết sân chơi âm nhạc ai cũng có quyền vào - Nguyễn Đức Thiện
Jason Gibbs : Rock Hà Nội & Rumba Cửu Long - Lý Đợi
Đồng song âm trong guitar - Nguyễn Đức Hiệp
Trịnh Công Sơn – Tiếng hát dã tràng - Ban Mai
Trịnh Công Sơn, người tình của cuộc sống - Phần 4 - Ban Mai
Trịnh Công Sơn, người tình của cuộc sống - Phần 3 - Ban Mai
Trịnh Công Sơn, người tình của cuộc sống - Phần 2 - Ban Mai
Cùng một tác giả
Wang-Tai là ai? (lịch sử)