Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.089
123.232.593
 
Đất nước sẽ …
Đinh Kim Phúc

Theo đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, ngày 19/10/2009 tại Nam Ninh, trong buổi tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường nói: “Trung Quốc mong Trung Quốc-Việt Nam tiếp tục mở rộng hợp tác chú trọng thực tế trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, cơ sở hạ tầng, xuất phát từ đại cục của quan hệ hai nước, xử lý ổn thỏa vấn đề Biển Nam (Biển Đông), thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lành mạnh và ổn định”.

Đáp từ, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng nói: “Việt Nam nguyện mở rộng hơn nữa lĩnh vực hợp tác song phương, đồng thời giải quyết ổn thỏa vấn đề Biển Nam (Biển Đông) qua hiệp thương hữu nghị trên cơ sở vốn có”.

 

Trước đó, ngày 16/10/2009 tại Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc), Thủ tướng hai nước Trung-Việt đã “bày tỏ tin tưởng sâu sắc rằng các vấn đề về biển sẽ dần dần được giải quyết cùng với tiến trình phát triển tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước, dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là Luật biển của LHQ năm 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (DOC)”.

 

Nghe những lời hay, ý đẹp nói trên chúng tôi cảm thấy mừng, có thể đây là một tín hiệu mới cho mối quan hệ Việt-Trung.

 

Cần nhắc lại rằng, cách đây gần hai năm, sau sự kiện Tam Sa, nhân dịp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm thăm Trung Quốc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du đã trả lời báo chí:

 

“Đối với vấn đề Nam Hải (biển Đông) chúng tôi có lập trường nhất quán. Trung Quốc đối với các đảo ở Nam Hải ( Biển Đông ) và vùng biển phụ cận có chủ quyền không thể tranh cãi”…

 

Vậy là cái quan điểm nhất hoán của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông lần này không được nhắc đến. Chúng ta có quyền hy vọng.

 

Nhưng theo tuyên bố của Trung Quốc, gần 20 năm qua, Trung Quốc đã tăng gấp đôi chi phí quân sự. Năm 2009, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là 70,3 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2008. Nhưng các nhà bình luận quân sự quốc tế cho rằng, con số thực có thế lên đến hơn 100 tỷ USD. Chính vấn đề ấy đã tạo ra sự quan ngại đối với các quốc gia trên thế giới.

 

Các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á ngày càng tỏ thái độ nghi ngờ về ý đồ của Trung Quốc khi nước này liên tiếp có những hoạt động quân sự khó hiểu ở biển Đông. Mới đây, theo báo New Delhi của Ấn Độ, ngày 31/7/2009, Trung Quốc đang chuẩn bị tiến hành cuộc diễn tập quy mô lớn nhất trong những năm gần đây vào cuối năm 2009 trong vùng biển Đông. Cuộc tập trận mang tên “Kuayue” (bước đột phá) sẽ kéo dài trong 2 tháng với sự tham gia của 60.000 đơn vị khí tài và trải rộng khu vực có diện tích khoảng 50.000km2, nhằm răng đe với những nước đang có tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc.

Phát biểu thì phát biểu, hành động thì hành động. Trung Quốc đã nhiều lần trắng trợn vi phạm Hiệp ước cộng tác nghề đánh cá giữa  Trung Quốc và Việt Nam ngày 25/12/2000 và Hiệp ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 đối với ngư dân Việt Nam nhưng với các nước khác thì không phải như vậy.

 

Trung Quốc mong muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam nhất là đối với vấn đề tài nguyên trên biển, nhưng Tập đoàn dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã tiết lộ kế hoạch đầu tư 200 tỷ yuan cho việc phát triển các mỏ dầu trên biển Đông và sẽ xúc tiến xây dựng một nhà máy lọc dầu có công suất lên tới 50 triệu tấn dầu mỗi năm.

 

Trước đó, báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho hay, CNOOC dự định chi hàng chục tỷ Nhân dân tệ để phát triển các mỏ khí đốt tại Biển Đông, với mục tiêu đạt được sản lượng từ 40 tới 50 tỷ m3 khí đốt vào năm 2020.

 

Ngày 16/6/2009, các quan chức thuộc Tập đoàn Dầu khí và Hóa chất Trung Quốc cho biết, Tập đoàn này có kế hoạch khoan giếng dầu nước sâu đầu tiên ở Biển Đông vào năm 2010, kết thúc thời gian tạm ngừng thăm dò ở các vùng biển gần với khu vực tranh chấp của Việt Nam. Hiện nay, Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động tìm kiếm những nguồn dầu khí mới khi nhu cầu sử dụng năng lượng tăng, ngay cả làm gia tăng những căng thẳng với các quốc gia láng giềng.

 

Tiến đến kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập bang giao Việt Nam-Trung Quốc, chúng ta có quyền hy vọng đất nước sẽ trọn niềm vui. Hy vọng thì hy vọng nhưng bài học cảnh giác trong buổi đầu dựng nước thì không bao giờ được quên:

 

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mỹ Châu

  Trái tim lầm chỗ để trên đầu

  Nỏ thần vô ý trao tay giặc

  Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu.”

 

Và cũng không được lặp lại thời kỳ:

 

“ Chuyện cô du kích xóm Lai Vu

   Rắn quấn bên chân, vẫn bắn thù

   Mỹ hại trăm nhà, lo diệt trước

   Rắn, mình em chịu, có sao đâu!”.

 

Đinh Kim Phúc
Số lần đọc: 3896
Ngày đăng: 22.10.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Kẻ sĩ chọn cái chết thể hiện chí hướng - Lê Ngọc Trác
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt - Đinh Kim Phúc
“Thất trảm sớ” và nhân cách của một con người - Đinh Kim Phúc
Môt Viện giáo dục –một chiếc áo-một bài báo và 30 triệu đồng! - Đinh Kim Phúc
Quan Hệ Trung-Nhật và Bài Học Kinh Nghiệm cho Việt Nam - Đinh Kim Phúc
Thủ Lĩnh Nguyễn Hữu Huân :Người anh hùng tự điếu mình - Lê Ngọc Trác
Hai trang web-hai thái độ - Đinh Kim Phúc
Hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông - Nhiều Tác Giả
Một cái chết bất tử - Nguyễn Tam Phù Sa
Nguyễn Thái Học "Chết vì tổ quốc, chết vinh quang" - Lê Ngọc Trác
Cùng một tác giả
Game Over! (lịch sử)
Đọc thơ xưa (tạp văn)