Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.214.596
 
Lang thang chữ nghĩa 5
Phan Huy Đường

1.Hành động đi trước tư duy

 

Tin : LEMONDE.FR avec AFP | 10.09.09 | 07h43  •  Mis à jour le 10.09.09 | 08h42

Le groupe japonais de boissons Suntory confirme, jeudi 10 septembre, être en négociations pour acheter le français Orangina aux fonds d'investissement américains Blackstone Group et Lion Capital.

Thứ năm 10 tháng 9, tập đoàn Nhật sản xuất nước uống Suntory xác nhận đang thương lượng để mua tập đoàn Pháp Orangina của những quỹ đấu tư mỹ Blackstone Group và Lion Capital.

Anh Mỹ đã mua lại Orangina của tập đoàn Anh Cadbury từ năm 2006.

Thế mà bấy lâu nay, uống một chai Orangina, ta cứ tưởng tượng rằng ta tiêu thụ hàng hoá của một hãng tư bản Pháp ! Nay mai nó biến thành hàng hoá của một anh tư bản Tàu cũng chẳng đáng ngạc nhiên. Nhưng báo chí vẫn cứ gọi nó là Pháp và người đời vẫn nghĩ là thế !

Xưa nay, ngôn ngữ của con người thường phát triển chậm hơn hành động của nó. Ngày nay, hành động ấy lại là hành động của những tác nhân vô danh vô diện. Kinh thật.

Như Malraux nói : Hành động đi trước tư duy !

 

2009-09-10

 

2.Dầu cù là toàn cầu hoá

 

http://www.lemonde.fr/opinions/article/2009/09/07/regle-mondiale_1236865_3232.html

Nội dung đại khái thế này : nguyên thủ 20 quốc gia lớn nhất, G20, họp nhau để tìm cách giới hạn tự do của các ngân hàng.

Rất tiêu biểu cho tư duy kinh tế thời thượng ngày nay.

Sau một cuộc khủng hoảng "đẫm máu" – bao nhiêu chục hay trăm triệu người trả giá nào, kể cả sinh mạng ?, biến biết bao nhiêu trăm triệu người thành con nợ của "các thị trường tài chính" mà chỉ biết kêu gọi thoa dầu cù là ngoài da, không hề có khả năng "tưởng tượng" thôi đó là bệnh gan phồi !

Hai cuộc khủng hoảng vì giá dầu lửa tăng "có thể" coi như do lý do ngoại tại. Rất dễ tin nhưng rất hão! Một hệ thống kinh tế "lệ thuộc" nó đến thế thì bảo nó là ngoại tại sao được ?

Sau đó, mấy cuộc khủng hoảng sau đều vì lý do nội tại hết.

Sự bành trướng của Trung Quốc trong lĩnh vực này cũng vậy. Hiện nay, kinh tế Trung Quốc, một phần là kinh tế tư bản tư nhân rừng rú, một phần là kinh tế tư bản nhà nước, và, đây là điều mới, một nhà nước quan lại kiểu Trung Quốc truyền thống nhưng hiểu rõ lôgích vận động của Tư Bản nhờ… Marx ! Do đó, nó vừa khôn khéo hữu hiệu, vừa tàn bạo, vừa thiếu văn hoá nhân bản của nền văn minh tư sản. Rất thích hợp với chủ nghĩa tư bản đời nay.

 

2009-09-20

 

 

 

3.Nụ cười Quốc hữu – Tư hữu

 

Khi các ý thực hệ gia tư bản đòi hỏi tư hữu hoá tất cả các công ty quốc doanh ở Châu Âu, họ viện lý luận cao siêu này : công ty tư nhân phải cạnh tranh với nhau trong thị trường nên giá cả phải hạ xuống, năng xuất lao động phải tăng và quản lý phải chặt chẽ, hiệu quả. Điều ấy khiến nó vừa bán rẻ vừa có lời, buộc nó phải phát huy sáng tạo trong mọi lĩnh vực để tăng hiệu quả của lao động và, như thế, không chỉ có lợi cho riêng nó mà cho cả xã hội. Công ty quốc doanh chỉ có thể bán rẻ hơn nó khi lấy thuế của dân để bù lỗ cho các công ty quốc doanh, cứ coi kinh tế xhcn thì thấy ! Nghe rất bùi tai. Nhưng, tiếc thay, xem xét thực tế thì ngược lại, ít nhất là đối với một số công ty quốc doanh gộc của Pháp suốt 30 năm liền. Một thí dụ cụ thể : Electricité de France (công ty điện lực của Pháp). Nó bán điện rẻ hàng chục năm, đảm bảo cho toàn dân Pháp có điện, có lúc cho không cho nhân viên của nó để bù đắp đồng lương khiêm tốn – nhưng không chết đói nhe, chưa kể đủ thứ phúc lợi xã hội dành riêng cho nhân viên của nó. Thế mà nó chưa hề lỗ vốn, lại còn thừa sức lôi cổ công nghệ này lên hàng đầu thế giới. Vì sao thế ? Nó lấy tiền của dân làm vốn đầu tư, nó bán điện với giá đủ đảm bảo : giá thành (trong đó có lương bổng của nhân viên), khấu hao, và đầu từ phát triển trong giai đoạn 10-50 năm tới. Thế thôi ! Nó đếch cần có lời… Vì có lời thì cũng chẳng ai thủ túi được ! Nó làm ăn như thế, tư nhân nào cạnh tranh nổi ? Và làm gì có anh tư bản sẵn sàng nhận rủi ro đổ tiền ra để… khổng thủ lợi. Phải chăng vì thế mà trước khi tư hữu hoá EDF, Nhà nước phải :

 

a/ ráo riết giảm số nhân viên, hạn chế tăng lương bổng

b/ ráo riết tăng giá điện ?

 

Để gánh thay cho "các thị trường" cái tội vừa đuổi nhân viên vừa làm điện tăng giá khi công ty quốc doanh biến thành tư doanh ?

Tại Anh đã có chuyện tiếu lâm sau. Nhà nước ồn ào tư hữu hoá hệ thống đường sắt. Không biết sau đó giá cả xuống hay… lên và, nếu xuống, xuống được bao nhiêu mà chẳng ai ca ngợi cả. Có điều chắc chắn : một vài năm sau, số tai nạn giao thông chết người tăng đột ngột khiến dư luận xôn xao. Điều tra, thì té ra anh chủ tư bản không thèm bỏ tiền bảo trì hệ thống đường sắt. Để làm gì ? Cứ thu vốn tóm lời cho nhanh rồi zông có đỡ mệt và hiệu quả hơn không ?

 

Kết quả : Nhà nước Anh quốc hữu hoá lại hệ thống đường sắt, tức là mua lại với "giá thị trường" để sửa chữa với tiền của dân ! Lấy tiền dân sửa chữa xong, nó dám tư hữu hoá lại lắm. Đương nhiên là vì lợi ích của bàn dân, tự do của con người và phát triển kinh tế tối ưu đúng theo quy luật khách quan khoa học của kinh tế thị trường toàn cầu hoá !

Thôi mà, lải nhải nữa làm gì ? So với cơn khủng hoảng tài chính vừa qua, toàn là chuyện vặt thôi mà, có gì phải bàn với tán.

Hè hè…

 

2009-09-20

 

 

4.Khi ta lao động kiếm ăn… chỉ để sống

 

Từ tháng 2-2008 tới giữa tháng 9-2009 thôi, tại công ty France Télécom, đã có 23 người làm thuê tự tử ngay tại công sở. Đại bộ phận là những "công nhân" trong lĩnh vực "kinh tế chất xám" ! Một hiện tượng chưa từng thấy bao giờ, rất mới cho ai thích tìm hiểu cái mới, không chỉ thời trang thôi mà gắn liền với sự tồn sinh của con người trong lòng một xã hội, một nền văn minh. Điều mới nhất : họ tự tử, ở nơi làm việc, vì những lý do chẳng dính dáng gì hết với "khoa học" kinh tế thống trị tư duy đời nay.

Mấy ngày qua, trong nhật báo Le Monde đã có 4-5 bài về đề tài này.

 

Bài hôm nay "thú vị" ở chỗ :

a/ nó dùng tư tưởng "cũ mèm" của… Hannah Harendt ! về… hệ thống toàn trị (Le système totalitaire) ! để phê phán… tài năng quản lý kinh tế của các công ty "hiện đại" như France Télécom, lại liên quan tới khái niệm lao động cực cũ mèm trong kinh tế học.

b/ có những đoạn, nhìn với một tư tưởng "cũ mèm" hơn nữa, tư tưởng của Marx, mà tôi cũng thấy là đúng, chí ít trong lĩnh vực này. Cho độc giả không sành tiếng Pháp, xin nói gọn thế này : con người là một thể thống nhất, không thể tách kích thước kinh tế của nó ra một xó biệt lập để lý luận với đủ thứ "khái niệm" trời ơi đất hỡi mà có thể hiểu được nó hay kích thước kinh tế của nó thôi.

http://www.lemonde.fr/societe/article/2009/09/16/si-on-ne-repense-pas-le-travail-il-faut-s-attendre-a-pire-que-des-suicides_1241431_3224.html

 

 

 

5.Tình yêu và tình bạn

 

Tình bạn chẳng khác tình yêu bao nhiêu : nó không có nhu cầu chiếm hữu. Bạn càng có nhiều bạn, ta càng mừng. Thế thôi.

Nhưng chúng ta đang sống ở thời đại mà giá trị phổ biến của con người được đo bằng khả nắng chiếm hữu. Ta chẳng có thế giới nào khác để sống cả. Đành vậy.

Vì thế, có lúc tình bạn quý hơn tình yêu: nó không giới hạn ai cả.

 

2009-09-20

 

 

6. Chiếm hữu và yêu

 

Con người, trong tư cách người, là một thực thể quái đản : chỉ có thể yêu hay ghét mà thôi. Không bao giờ chiếm hữu được. Nó tự do ở đó.

Hè hè.

 

2009-09-08

 

 

7. Lập ngôn

 

Thế gian chờ được lập ngôn,

Và mi đến với đời chẳng qua để nói.[1]

Chính vì thế, ngoài ngôn ngữ thơ của F. Cheng, còn biết bao ngôn ngữ thơ khác : nếu không như thế, thơ F. Cheng không thành ngôn được.

Mỗi thế hệ, mỗi cuộc đời phải lập ngôn của chính mình, khiến vườn thơ không chỉ trơ trơ vài bông hồng đơn độc mà trùng trùng điệp điệp hoa cỏ lạ. Cho tới ngày thế giới lặng tan trong cõi vô ngôn.

2009-09-02



[1] thơ tiếng Pháp của  F. Cheng, Chân Phương dịch, http://amvc.free.fr/Damvc/ChanPhuong/GioiThieu/DocThoFrancoisCheng.htm

 

Phan Huy Đường
Số lần đọc: 2809
Ngày đăng: 27.10.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lang thang chữ nghĩa -4 - Phan Huy Đường
Danh xưng nào chuẩn ? - Thẩm Hồng Thụy
Về chữ Huý trong Thác Bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam - Nguyễn Văn Hoa
Giá trị biểu cảm của từ “ai” trong thơ Tản Đà - Nguyễn Hoàn
Đại Danh Từ Tiếng Việt - V. U Nguyen
Nói về Mắt, Nhãn, Mục - Khổng Ðức
Khả năng liên tưởng nghĩa của từ “hoa” trong Truyện Kiều - Phan Thị Huyền Trang
Hiểu và giải thích cụm từ ‘chín chiều ‘ như thế nào? - Vương Trung Hiếu
Câu đối Và trào phúng bằng nghệ thuật câu đối! - Trần Huy Thuận
Câu đối đời thường - Câu đối tết - Lê Xuân Quang