Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.122
123.228.712
 
Đổi tên gọi Biển đông – Cần thiết hay không?
Đinh Kim Phúc

1. Sau khi ký Công ước quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS), Trung Quốc tập hợp 400 học giả Trung Quốc, ngày đêm nghiên cứu, thảo luận trong suốt 10 năm để kết luận rằng Nam Hải là biển lịch sử của Trung Hoa từ hơn 2000 năm. Rồi họ hội nghị với 100 nhà trí thức Đài Loan để nhất trí xác nhận sự kiện lịch sử này.

Năm 1992, Trung Quốc phủ nhận UNCLOS bằng cách vẽ lại bản đồ và đòi chủ quyền lãnh thổ toàn vùng Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế. Trung Quốc xem biển Nam Hải là một thứ nội hải của họ theo kiểu Đế quốc La Mã xưa kia coi Địa Trung Hải là “Biển của chúng tôi - Mare Nostrum”.

 

Theo đó, đường lưỡi bò ở biển Đông có một diện tích bằng 50% lục địa Trung Hoa. Nó chiếm hơn 80% hải phận biển Đông, cách bờ biển Quảng Ngãi (Việt Nam) 40 hải lý, cách Natuna (Indonesia) 30 hải lý, cách Sarawak (Malaysia) và Palawan (Philippines) 25 hải lý. Nó chiếm trọn 3 túi dầu khí đang khai thác là Bãi Tứ Chính (Vanguard Bank) của Việt Nam, bãi Natuna của Indonesia và bãi Cỏ Rong (Reed Bank) của Philippines.

Như vậy, để bắt đầu thôn tính vùng biển Đông với cái gọi là “đường lưỡi bò”, việc đầu tiên của Trung Quốc đã làm là nguỵ biện rằng Trung Quốc có biển Nam Hải từ đời Tần Thủy Hoàng, từ đời Hán Vũ Đế (thế kỷ thứ 2 thứ 3 trước Công nguyên), để rồi sau đó biển Nam Hải (ngoại nhân xưng Nam Trung Quốc Hải) thuộc về Trung Quốc là bất khả kháng nghị.

 

Chúng ta nên biết rằng cho đến thế kỷ XV, chưa bao giờ có tên gọi là “biển Nam Hoa” (South China Sea).

 

Với những phát kiến địa lý từ thế kỷ XV, mở đầu với việc Columbus tìm ra Châu Mỹ, và sau đó Vasco de Gama và Magellan tiến về vùng Châu Á, lần lượt tên các đại dương và biển cả được các nhà thám hiểm hàng hải quốc tế đặt cho khi họ đi qua. Và cho đến ngày hôm nay phần lớn tên gọi các vùng này là tên chính thức đối với Internationa Hydrographic Office.

Như chúng tôi đã trình bày (1), theo từ  điển Từ Hải, “Nam Hải là tên biển, ở  về phía Nam Phúc Kiến và Quảng Đông, phía Tây hải hiệp Đài Loan, phía Đông Việt Nam thuộc Pháp. Về phía Nam biển đó có bán đảo Malaysia, Bà-La-Châu (tức đảo Bornéo) thuộc địa Anh, Phi Luật Tân thuộc địa Mỹ, cho nên hải quyền (tức chủ quyền trên mặt biển) là chung cho cả các nước Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật”.(2)

Từ điển Từ Nguyên định nghĩa Nam Hải đại khái như  từ điển Từ Hải và đặt vị trí  Nam Hải ở phía Nam Phúc Kiến, nhưng có thêm một chi tiết là phân giới giữa hải hiệp Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) và Vịnh Bắc Bộ (Du Quỳnh Châu hải hiệp nhi Tây vi Đông Kinh loan chí Khâm huyện chi Minh Giang Khẩu dữ An Nam phân giới .(3)

Trong định nghĩa vừa trích dẫn, có mấy điều đáng chú  ý như sau : Nam Hải xưa lại có tên là Trướng Hải. Danh xưng Trướng Hải dùng để chỉ biển ở cách huyện Hải  Phong 50 dặm về phía Nam, mà huyện Hải Phong thuộc tỉnh Quảng Đông. Vậy vị trí của Nam Hải là ở về phía Nam hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông như cũng đã thấy ghi như vậy ở các tài liệu trên.

Một bằng chứng có giá trị khác nữa là định nghĩa sau đây của danh xưng Nam Hải trong cuốn Tối tân thực dụng Hán Anh Từ điển, do các học giả Trung Hoa biên soạn, ấn hành ở Hong Kong năm 1971, như sau: “Nam Hải: (1) name of a county in Kwangtung Province. (2) the Southern Sea, stretching from the Taiwan Straits to Kwangtung. (3) in old China, a term of faraway places in the South”.(4)

Những điều này, chúng tôi thấy phù hợp với những bản đồ mà chúng tôi sưu tầm được :

Bản đồ 1:

(J. N. BELLIN "L'Empire De La Chine Pour Servir a L'Histoire Generale des Voyages." Paris 1748. Colored. 11¼X15½. Very decorative title cartouche with leaves, scrolls and wind putti in lower right make this an attractive map. Taiwan or Fomosa is located off shore & the Royaume De Corée (Korea) is depicted in top right with the Mer De Corée (Sea of Japan) off it's eastern shore. The Gulf of Tonkin and the island of Haynan are located off the southeastern coast. Peking is located in Pechelli Province; and the map includes two sets of notes regarding the content of the map, both surrounded by colorful leaf and flower cartouches. This very attractive map of China shows many cities, towns, villages and harbors, all engraved in fine detail.(Included in De La Harpe's Voyages of 1780)

 

Bản đồ 2:

(Printed in 1897 (dated), this is a beautifully detailed, 111-year old color map of China. The overall size measures about 12 by 16 inches (about 30 by 40 cm), and it is in FINE condition. It shows a huge amount of detail, including latitude and longitude, topographical features, provinces, routes of old railways, steamship lines, highway, forts, lighthouses, the Great Wall of China, the Grand Canal, historic battlefields, treaty ports (such as Hong Kong and Shanghai), imperial tombs, monasteries, depths of ocean waters, and more. The colors on this map are by colonial power, and are bright and fresh even though this map is over 100 years old. Terrain elevations are shown using hachures, as was the custom in 19th Century cartography, and depths of ocean waters are shown using isobars. The entire map is surrounded by an engraved decorative border, typical of finer maps of the Victorian Era).

Bản đồ 3:

(Gerard Mercator, Amsterdam, H. Hondius, circa 1606, Koeman, Atlantes Neerlandici, Vol I, 8400:1A)

 

Bản đồ 4:

(Visscher, N. ‘INDIAE ORIENTALIS, NEC NON INSULARUM ADIACENTIUM NOVA DESCRIPTIO’. Map of the East Indies, reaching as far as India, southern parts of Japan and the northcoast of Australia. Pictorial cartouche, incorporating scale of miles. Nicolaas Visscher ca. 1680)

Bản đồ 5:

Bản đồ khu vực Đông Nam Á do Jean Baptiste Nolin hoàn thành năm 1687.Khu vực quần đảo Hoàng Sa được ghi chú là B…[chữ đọc không rõ] de Chapar de Pulls Scir nằm trên Golfe de la Cochin Chine (Vịnh Đông Dương).

(Nguồn: Bản đồ ký hiệu C.C. 1144.A lưu trữ tại Thư viện quốc gia Bồ Đào Nha)

2. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của Tiến sĩ Vũ Quang Việt trong bài “Đụng độ Mỹ-Trung và ý nghĩa với tranh chấp biển ĐNA”, VietnamNet ngày 13/3/2009):

“Hiện nay, ngôn ngữ quốc tế gọi khu vực biển có tranh chấp ở Đông Nam Á là “biển Nam Trung Hoa” (South China Sea hay La Mer de Chine du Sud), có lẽ vì Trung Quốc được lấy làm vị trí chuẩn, chứ không mang ý nghĩa là biển này thuộc Trung Quốc.

Việt Nam đã gọi biển này là biển Đông cũng có ý nghĩa lấy Việt Nam làm vị trí chuẩn. Philippines cũng có thể tự lấy mình làm chuẩn và đặt tên biển này là biển Tây. Cũng thế, Malaysia có thể gọi là Biển Bắc.

Cách tốt nhất, theo quan điểm của người viết, là lấy tên của khu vực Đông Nam Á để đặt tên cho khu biển này, bởi vì nó nói lên tính quốc tế của vấn đề tranh chấp, đụng chạm đến trung tâm lợi ích về an ninh và kinh tế của các nước trong vùng Đông Nam Á, và đến chiến lược bành trướng của thế lực quân sự lớn nằm ngoài vùng muốn chiếm đoạt thật sự hoặc tạo ra đe dọa quân sự nhằm o ép các nước trong vùng chia phần lợi ích kinh tế cho họ và chấp nhận vòng ảnh hưởng của họ”.

Nhưng quan điểm của Dương Danh Huy (Quỹ Nghiên cứu biển Đông) trong bài Đổi tên ‘South China Sea’” trên minhbien.org, ngày 11-12-2007:

 

“Người Việt Nam gọi là Biển Đông. Người Trung Hoa gọi là Nam Hải. Tên quốc tế là South China Sea. Tên quốc tế này là tên chính thức đối với Internationa Hydrographic Office.

Tên quốc tế là một thiệt thòi cho Việt Nam và các nước ĐNA ở một mức nào đó. Nhưng chỉ một mức giới hạn. English Channel không thuộc về UK, Gulf of Mexico thông thuộc về Mexico, Gulf of Thailand không thuộc về Thái Lan, Sea of Japan không thuộc về Nhật, Persian Gulf không thuộc về Iran (Persia), Bay of Bengal không thuộc về Ấn Độ, Indian Ocean không thuộc về Ấn Độ. East China Sea không thuộc về China. Gulf of Tonkin (TQ gọi la Beibu Gulf – Vịnh Bắc Bộ) không thuộc về Việt Nam.

Dĩ nhiên là có nước cảm thấy ấm ức về những tên quốc tế này. Một thí dụ là Korea không thích tên Sea of Japan.

Tôi hoàn toàn đồng ý với việc vận động thế giới dổi tên “South China Sea” thành “South East Asia Sea” hay “Sea of South East Asia”. Có 8 nước ĐNA chung quanh Biển Đông: Việt Nam, Cambodia, Thailand, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines.

Nếu chỉ Việt Nam đòi đổi tên quốc tế thì sẽ không đem lại thành công hay ích lợi gì cho nước ta. Nếu cả 8 nước, hay ít nhất 1 số nước, đòi đổi tên thì khả thi hơn. Nếu muốn đổi tên quốc tế thì phải vận động 8 nước kia trước.

Tuy nhiên, tôi thấy đó không phải là điều cấp bách vì (a) “South China Sea” là tên quốc tế chứ không phải tên Tàu, (b) “South China Sea” không có nghĩa và không có ý Biển Đông thuộc về China.

Sai lầm bất công, nguy hiểm và cấp bách hơn là chuyện dưới đây:

Một số bản đồ có uy tín trên thế giới, eg, The Times Atlas of The World, và cả vô số các quả địa cầu Made-in-China lưu hành trên thế giới, ghi tên Hoàng Sa và Trường Sa bằng tên Tàu: Xisha, Nansha và không ghi là disputed territories. Có quả địa cầu còn ghi là 2 quần đảo này thuộc về China.

Điều này sai lầm vì tên tiếng Anh và tên các nước Âu Mỹ cho 2 quần đảo này là Paracels và Spratlys (hay Spratleys). Vì đã dược dùng bởi Âu Mỹ hàng trăm năm, hai tên này de facto là tên quốc tế.

Sai lầm này bất công vì nó dùng tên Tàu.

Sai lầm này nguy hiểm vì

(a) Người xem bản đồ thấy tên Tàu thì sẽ nghĩ 2 quần đảo này thuộc về Tàu. Điều này khác hẳn tên “South China Sea”, một tên quốc tế chứ không phải tên Tàu.

(b) Từ từ, 2 tên Paracels và Spratlys sẽ bị quên đi, và người ta chỉ dùng tên Tàu, Xisha, Nansha.

(c) Điều (b) có thể được cho là thế giới công nhận tên Tàu cho 2 quần đảo này, và công nhận 2 quần dảo này thuộc về Trung Quốc.

(d) Nếu Việt Nam không đính chính, phản đối, người ta có thể cho là Việt Nam không làm đủ công việc bảo vệ chủ quyền của mình ở Hoàng Sa, Trường Sa, và toà án quốc tế có thể cho là vì vậy chủ quyền đã sang tay Trung Quốc.

Vì vậy, chúng ta, từ người dân tới nhà chức trách, cần phải để ý những bản đồ dùng tên Tàu, Xisha, Nansha, và đính chính, phản đối với nhà xuất bản.

Điều này cấp bách hơn đổi tên biển nhiều”.

3. Mong nhận được ý kiến của các học giả trong và ngoài nước.

Tác giả đính kèm tòan bộ Bản Đồ ,nhưng do lập trình trang,VCV không thể đưa lên,hẹn sau một thời gian sẽ đưa lên.

Chú thích:

 

(1)     Xem Đinh Kim Phúc, Chủ quyền quốc gia Việt Nam trên vùng biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Tạp chí Nghiên Cứu và Phát Triển số 4/2009 của Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên - Huế.

(2)     Từ Hải Hợp Đính Bản, bản in lại năm 37 Trung Hoa Dân Quốc tức năm 1948, Tập Tý, trang 218.

(3)     Từ Nguyên, bản in năm 38 Trung Hoa Dân Quốc, tức năm 1949, Tý Tập, trang 234A

(4)     New Practical Chinese English Dictionary – Editor in Chief: Liang Shi Chiu; Editors: Chu Liang Chen, David Shao, Jeffreg C. Tung, Chung Lu Shen – The Far East Book Co LDT, Hong Kong, 1971, tr. 121, cột 2.

Đinh Kim Phúc
Số lần đọc: 2726
Ngày đăng: 31.10.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tăng Bạt Hổ- Tấm Gương Kiên Trung của Phong Trào Đấu Tranh Giải Phóng Dân Tộc ở Việt Nam đầu thế kỷ XX - Trần Minh Đức
Trạng chết thì chúa cũng băng hà - Đinh Kim Phúc
Đất nước sẽ … - Đinh Kim Phúc
Kẻ sĩ chọn cái chết thể hiện chí hướng - Lê Ngọc Trác
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt - Đinh Kim Phúc
“Thất trảm sớ” và nhân cách của một con người - Đinh Kim Phúc
Môt Viện giáo dục –một chiếc áo-một bài báo và 30 triệu đồng! - Đinh Kim Phúc
Quan Hệ Trung-Nhật và Bài Học Kinh Nghiệm cho Việt Nam - Đinh Kim Phúc
Thủ Lĩnh Nguyễn Hữu Huân :Người anh hùng tự điếu mình - Lê Ngọc Trác
Hai trang web-hai thái độ - Đinh Kim Phúc
Cùng một tác giả
Game Over! (lịch sử)
Đọc thơ xưa (tạp văn)