Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.167
123.224.362
 
Mỹ học của Thuyết Giải Cấu Derrida
Khổng Ðức

Jacques Derrida (1930 - 2004 ) là một nhà triết học nổi tiếng của nước Pháp hiện nay, ông sinh ra ở Algérie, tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Paris. Từ 1960 – 1964 là giáo sư triết học  của đại học Sorbonne – Năm 1965 mới nhậm chức giáo sư trường Cao đẳng Sư phạm, từng sáng lập ra viện triết học quốc tế ở Paris, và đảm nhiệm chức viện trưởng, hiện là chủ nhiệm Viện nghiên cứu cao cấp xã hội khoa học Paris.. Từ năm 1975- 1985  là giáo sư triết học trong đai học Yale ở Mỹ, mỗi năm dạy một học kỳ tại trường này. Hiện nay đang là giáo sư triết học tại các trường đại học ở Oakland, Cali và Connell. Ông đã viết những tác phẩm quan trọng là Văn từ và sai dị – 1967(L’Ecriture et la Difference}, Văn tự học ( Grammatology) Bên lề triết học- 1972 ( Margins of Philosophy}, Lập trường -1972 ( Positions). Văn học và Hành động (Acts of Literature – 1992)….

 

Với vai trò của nhà tư tưởng và triết học Derrida tích cực tham gia vào cuộc tranh luận truyền thống và phản bác hình nhi thượng học từ Nietzsche đến Heidegger, ông phê phán hình nhi thương học và ý thức tồn tại, lý luận của ông phần lớn chịu ảnh hưởng học thuyết Freud. Nhất là lý luận về sự phát hiện của  vô thức và ký ức của vô thức; Đối với  khái niệm về chủ nghĩa lý tưởng của ngôn ngữ có sự nghi ngờ, và đối với cách phát triển ngôn ngữ học của F. De Saussure. Đương nhiên ông cũng chịu ảnh hưởng một ít các nhà tư tưởng của Pháp, rõ ràng nhất là Moriss, Broun. Derrida giống như ông ta cũng tôn sùng vết tích việc trước tác, cho rắng đó là công tác sơ khởi sự tồn tại hay không tồn tại là do công việc thi hành từ lúc đầu.

 

Tác phẩm buổi đầu của Derrida, chủ yếu là thông qua sự phân tích tác phẩm của các tác giả và tư tưởng gia, trình bày tình huống các thứ giả tưởng  hình nhi thượng học chi phối và thống trị. Trong cách nhìn của Derrida, cọng chung các kết quả của sự vật thì thấy có sự liên hệ với viết lách; nó là  hình tượng  của sự sáng tác, mà trong lịch sử hình nhi thượng  có sự mâu thuẩn của song trùng tính. Ông cho rằng trong sự sáng tác có hai phương diện, nhìn về phương diện phủ định, thì sự sáng tác dường như hoàn toàn thuộc ngôi vị thứ hai, có tính ngoại tại, tất nhiên đối với ngôn ngữ đầy nguy hiểm phải bổ sung. Sáng tác tái hiện cũng sinh ra một thứ thiên nhiên, tồn tại gần với chân; nhưng lấy chủ thể cùng ý nghĩa của nó lại biến thành bất tồn tại và thay thế bằng giá tử vong. Nhưng sáng tác theo phương diện truyền thống  hình nhi thượng , một mặt không sao áp chế được, nó là một thứ sáng tác phổ biến và nguyên thủy, nó bộc lộ điều kiện chủ yếu là ý thức hoạt động. Nhưng Derrida không phải chỉ thông qua sự duy trì sáng tác ngôn ngữ đối kháng , để lặp lại sự phủ định đối với hình nhi thượng học mà là hết sức biểu minh rằng ngôn ngữ và sáng tác vì sao có đủ đặc trưng cọng đồng. Ông cho rằng  chủ thể không tồn tại và chỉ  là hậu quả khả năng của một quá trình biểu ý, vì không kể là nói ra hay viết ra bất cứ một phù hiệu nào đều có thể lý giải được, đều ỷ lại vào khả năng  chỉ vào mạng phân biệt của phù hiệu. Và chủ thể sau khi thông qua cơ chế phù hiệu nó tạo thành một sự chân chính được chia phân ra. Từ  cái nguyên nhân đồng dạng đó mà chỉ ra sự khác biệt hay “ ý nghĩa chân chính” cũng biến thành cảnh không  bao giờ dừng lại…

 

Đối với phần trước tác của Derrida vốn phải tranh luận, lý luận phê bình của ông  được vận dụng  cho nhiều cách, nhiều thứ. Nhiều người cho rằng  những tác phẩm của ông  thuộc loại triết học, rắc rối khó hiểu, lại tách ra khỏi lọai văn học thực tiển. Như thế tại sao  Derrida lại có ảnh hưởng rất lớn trong giới văn học Mỹ quốc, thậm chi không phải chỉ có một đời thôi? Như vậy , có lẻ nên theo sự nhấn mạnh  của ông  ta là  giữa văn học và triết học có mối quan hệ chặt chẽ.

 

Vậy văn học là gì? Từ Platon và Aristote đến nay vấn đề nghiên cứu văn học là vấn đề cốt lỏi, cũng là vấn đề mà triết học truyền thống Tây phương  luôn luôn đề xuất. Bởi vì nó đòi hỏi phải làm sáng tỏ bản chất của văn học, biện minh cứu cánh văn học là gì và phân biệt văn học với cái gì là phi văn học. Là nhà triết học đi ngược lại với truyền thống, Derrida vô cùng thích thú với vấn đề vừa nêu. Nhưng Derrida không phải là người tìm ra đáp án triết học  một cách  nghiêm chỉnh. Ông cho rằng vấn đề đó cũng giống như tất cả các vấn đề, đều phải thông qua sự tìm hiểu tỉ mỉ về ngôn ngữ. Đồng thời ông luôn luôn thức tỉnh chúng ta là không nên coi thường sự thật. Thật ra điều ông suy nghĩ “ văn học là gì?” với vấn đề liên hệ của văn học, Ông tự hỏi: có thể nói đó là văn học  hay không ? hay nói ngược lại: Cái gì là văn học? Đó là một sự thử thách, mệnh đề sau liên quan đến bản chất, cùng một tính chất và là chân lý há lại đưa ra sự thử thách sao? Derrida cho rằng, đối với vấn đề mang tính triết học trừu tượng  thì mọi suy tư khảo sát không có mảy may giá trị; mà nó đòi hỏi người người  phải đọc một số lớn những trước tác xứng đáng  là văn bản của văn học. Có làm như vậy, người người mới đặc biệt chú ý đến văn bản, xác nhận có cái gì mờ ám trong đó, hoặc dao động đến sự suy tưởng  triết học, nhưng tự bản thân lại không đưa ra một luận chứng triết học nào. Cho nên Derrida mới nói “văn bản văn học kêu gọi hành đông xem đọc phải như sáng tác”.

 

Derrida từng nói, hành động xem đọc văn học trực tiếp liên quan đến triết học, ông cũng cho rằng  việc xem đọc có liên quan mật thiết đến triết học, ngôn ngữ học, thần học, pháp học, mỹ học, cùng với các thứ văn bản không phải là văn học. Luận điểm chính của Derrida là dù văn học đối với triết học  có sự tiềm tàng thử thách, việc nghiên cứu văn học cũng bị suy tưởng triết học chi phối. Đương nhiên một triết học càng bị sự suy tưởng nhiều hơn, tuy vậy sự suy tưởng  tự nó cũng phê phán ý tưởng truyền thống  là quá cũ kỹ. Ông cũng xét lại, lý luận văn học hay thi học tóm lại đều tiến hành chuyển vận theo tiêu điểm ý thức triết học. Nhưng phần lớn văn học phê bình thời Hy Lạp, trong phạm vi vận tác xác lập tư tưởng, đều thừa nhận qui tắc suy lý diển dịch, thừa nhận ý nghĩa cuối cùng, trước hết vẫn là phương thức diễn tả, cũng thừa nhận một số cơ bản tuyệt đối đối lập, như lý luận đối với cảm giác, hình thức – nội dung, chủ thể - khách thể, tự nhiên – văn hóa, tồn tại – bất tồn, v..v… Trong bản văn Lập trường ( Position),  Derrida từng nêu ra những thí dụ, giá trị ý nghĩa hay nội dung, giá trị chỉ định hay hình thức, giá trị ẩn dụ hay chuyển dụ, giá trị tái hiện hay chân lý, đều là do các phái triết học  phát sinh chi phối phạm trù văn học. Khi nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa triết học và văn học, Derrida không hề công kích triết học truyền thống , mà chỉ nhắm bài bác sự xem đọc của các triết gia. Ông nói : Tôi rát thích thú dùng phương thức của mình giải cấu tất cả sự vật; tôi nghĩ rằng  từ quan điểm giải cấu xem đọc các văn bản khiến tôi cùng thích xem văn bản, cùng kéo theo sự xem đọc không thể hoặc thiếu đi cái thứ xung động  cùng nhận thức. Đúng vậy, bản  luận văn về “văn bản văn học” của ông đã gấy ra một sự phản ứng kịch liệt trong giới văn học. Ông vẫn kiên quyết cho rằng, không có bản văn hoàn toàn nào được quan niệm triết học và quan niệm đối lập chi phối, tất cả bản văn đều có thể là văn học cần đọc. Theo cách nhìn của Derrida, trong tuyền thống những bản văn văn học đều không có tính văn học, cũng không phải là chúng  đối với vấn đề vận dụng  ẩn dụ hay tu từ; trong tác phẩm nói về thần thoại học, chứng thực  lý luận ẩn dụ hoàn toàn là một phương thức tu từ của triết học. nhưng Derrida cũng nhận như vậy, không có bất cứ một văn bản nào có thể  là văn học hoàn toàn: Tất cả ngôn ngữ và hành động giải thích đều dựa vào phạm trù triết học và suy tưởng triết học.. Căn cứ theo cách nhìn kể trên, Derrida giải thích việc đọc bản văn văn học truyền thống  hiển nhiên đối với ông ta rất khó khăn, việc đọc các bản văn khác làm sao phân biệt được. Các nhà phê bình văn học, mỗi khi đọc văn bản văn học thường trích dẫn những sáng tác của Derrida, trong cơ bản đều là những trước tác luận về  bản văn triết học. Đúng như Jonathan Carrir từng nói: Đối với việc thảo luận tác phẩm văn học Derrida  dắt dẫn chúng ta chú ý đến một số vấn đề quan trọng, nhưng đó không phải là chúng ta đã vận dụng  chủ nghĩa giải cấu, đấy chỉ là ý nghĩa của thuật ngữ, chủ yếu phê bình văn học của chủ  nghĩa giải cấu, ảnh hưởng đến vấn đề đọc những trước tác triết học của ông ta..

Có hai nguyên nhân xuất hiện ra tình huống đó là :

 

1.- Truyền thống phê bình văn học bị tư tưởng triết học chi phối.

2,- Chúng ta cho rằng  chỉ có đọc văn bản triết học của ông ta mới có thể hiểu được  chính xác tư tưởng của ông ta.. Như vậy Derrida đối với việc đọc văn bản  văn học và văn bản  triết học có gì liên hệ với nhau.

 

Trên thực tế, trong trước tác của Derrida, sự đối lập giữa văn học và triết học, thông qua sự đọc hai thứ văn bản thì  tự biến mất. Derrida cho rằng , bất cứ cái gì mà tự do chuyển vận vào văn học hay mang danh là văn học tính trong sáng tác thực tiển mà bài trừ tư tưởng  triết học, chắc chắn sẽ thất bại; triết học luôn luôn  sẽ tíến vào ngỏ sau. Văn học vốn không bị sự ước chế của tu từ, hay coi như là  khái niệm ngoại tại của triết học thực tiển, bản thân nó là một thứ khái niệm triết học. Nhưng Derrida cũng nhấn mạnh, để nắm vững ý nghĩa chung  của triết học và văn bọc và tính chất đặc trưng của nó, nên phải hết sức nắm vững  chúng và hiểu chúng  như đối vợ chồng . Nói như thế có nghĩa là, vấn đề văn học và triết học là gì đi  nữa đều không thể phân chia ra. Tuy nhiên Derrida trong những trước tác luận về văn học, so với những trước tác luận về triết học , không chắc có phong cách văn học hơn.. Nhưng những phần văn chương  luận văn học xác thực bao hàm phương pháp văn học mà cũng bao hàm phương pháp triết học, tìm hiểu và thuyết minh các trạng huống  đặc thù của văn học, phát sinh các vấn đề liên quan hổ tương, và các vấn đề ấy được Derrida cho là chúng có liên hệ mật thiết với nhau.

 

Trong các bản văn chương ấy, Derrida phản đối khuynh hướng  tiền nghiệm hóa và phổ biến hóa, hết sức thuyết minh cơ bản  các văn bản văn học là có tính cảnh ngộ: tại thời gian và địa điểm đặc biệt mô tả ra văn bản đêu được đọc đi đọc lại. Ông cho rằng  văn bản văn học có một thứ độc nhất tính, không có thể vì bị phê phán hay suy luận mà quy nạp lại một lần nữa. Do đó trong phần trước tác của ông  vẫn tồn tại tính chất ấy, thế là đối với ông  trong văn bản văn học phát hiện ra một thứ phản ứng nào đó; Đối với ông đó cũng là do đọc văn bản văn học mà phát hiện ra một thứ phản ứng triết học. Nhưng Derrida cũng không nhấn mạnh  cái bản thân đơn nhất tính mà chỉ nhấn mạnh cái đơn nhất tính và trong khoảng phổ biến tính, khiến người ta nghi ngờ có hiệu quả liên hệ chắc chắn; ông cho rằng thứ liên hệ ấy không chỉ là một thứ liện hệ cọng tồn ngược ngạo, mà là một thứ kết cấu có liên hệ hổ tương. Cho nên bản văn văn học nếu được giải thích, tất nhiên nó thuộc thể loại văn này hay thể loại văn kia, hoặc một hệ thống  chỉ đạo đọc  thường quy, phổ biền. Nhưng mỗi khi tự thân bản văn là hướng đến sự sáng tác văn học hay thuộc loại văn nào thì nó cần phải thông qua một thứ sự việc làm tiêu biểu, nêu ra thành tiêu chí, tức thông qua điều mà Derrida từng nói là “ đưa ra cái mới hơn”. Derrida  cho rằng  trong thời khắc ấy phạm trù hình thức và nội dung  sẽ tiêu mất, mà xuất hiện ra sự vận động “kéo dài”(differance). Cái biểu hiện “ làm mới lại” nơi tất cả bản văn luôn luôn có khả năng tồn tại, và văn tự có sức mạnh phi thường hiển hiện sự vận tác của nó, trong sự vận tác ấy phát sinh lạc thú khác thường.

 

Theo cách nhìn của Derrida, thì  văn bản văn học  không phải là một thứ từ ngữ của bức vẽ, nó cũng không khép kín cách biệt với không gian ngoại giới, ,nó cũng không phải là một thứ có nhiều ý nghĩa, mà là một thứ tiềm tàng đủ ý nghĩa, gọi là ý nghĩa từ chỗ thong thả; nó  cũng không phải là một thứ hạch tâm có tính biệt lập tránh né mọi sự biến hóa; nhưng lại có đầy đủ một thứ đơn nhất tính có thể trùng phục,  thứ đơn nhất tính ấy dựa vào sự khai phóng  của tân ngữ cảnh, do đó cũng dựa vào mỗi lần trùng phục lại xuất hiện sự khác biệt. Derrida cho rằng , các thú tiêu điểm bày ra  sự xác định văn bản văn học đó cũng mang tính chất ‘bản văn phổ biến” --- mà bản văn phổ biến bất kể là như thế nào không thể hạn hẹp trong phù hiệu, ngôn ngữ hay ấn loát. Theo đó, trong phần trước tác  những bản văn luận văn của Derrida, không phải là bình luận cái ý nghĩa thông thường, không phải phê bình, cũng không là giải thích. Tất cả nó giống như việc đọc văn học có giá trị, nó khiến cho bản văn bộc lộ cái lạ, hay sư nhuyễn nhầu kỳ quái…, nó không đưa ra một phương pháp đơn giản xem bản văn, mà là đưa ra một  phương thức vận tác, văn bản theo từng lớp khó khăn. Nó không chỉ biểu hiện cái tác dụng của chủ thể đối với các thứ khách thể, mà bản thân những điều đọc cũng bị bản văn  nó đọc lại..

 

Derrida có ý đồ làm dao động cơ chế và thoại ngữ của bản thân văn học truyền thống . ông cho rằng  văn bản văn học cũng giống như hành vi ký chữ ký. Trong văn hóa pháp luật, chữ ký dựa vào hai thứ đặc trưng  mâu thuẩn, người ký tên đặc biệt chứng thực được lúc ấy, nơi ấy, đồng thời chữ ký ấy cũng có thể ký lại, có thể nhận biết rõ, có thể phục chế. Văn bản văn học cũng có đủ các đặc điểm tự mâu thuẩn như ký chữ ký, nó cũng chế tác, cũng mô phỏng, nó là sự kiện cũng là pháp luật. Hành vi văn bản văn học cũng có thể thay thế, cùng làm mới lại,, đặt ra mối liên hệ đối lập như trong triết học,  như cùng một số đặc biệt, là cụ thể với không tưởng, do tập quán và do qui tắc chi phối,v..v… Đối với văn bản mỗi lần đọc đều có sự phản ứng hai mặt, đó là thứ “quan hệ đối lập” “. Và thứ phản ứng  song trùng ấy bao hàm một thứ lý giải đối với hai thứ tính chất hằng tồn tại, nó là một thứ logic lung lay vừa duy trì  vừa phá hoại.

 

Do sự đọc của Derrida mà có sự phản ứng  đối với cảnh ngộ  đặc biệt ổn định, và kéo theo thứ phản ứng  nữa , cho nên ông không  đòi hỏi rốt ráo  với văn bản hay xác định  ý nghĩa  của bản văn. Chúng ta không nên chiếu theo sự lầm lẫn của chủ nghĩa cơ cấu mà cho rằng  văn bản chỉ là một thứ  thực thể văn tự; hoặc chỉ là thứ văn tự trên trang sách; chủ nghĩa giải cấu cố gắng  biểu minh rằng , chế phẩm văn tự mãi mãi không thể  tự khép kín, trong văn học kêu gọi độc giả nên chú ý một mặt khác, chớ có giới hạn trong phạm vi nghĩa hẹp của ngôn ngữ. Derrida từng nói: Tóm lại tôi rất kinh ngạc, đối với một số các nhà phê bình tuyên bố xem tác phẩm của tôi “ ngoài ngôn ngữ ra không có gì khác”, chúng tôi như bị cầm tù  trong  ngôn ngữ; thât ra  đây là phương diện hoàn toàn ngược lại.

 

Đối với việc phê phán trung tâm  luận  từ ngữ, trước tiên là tìm kiếm cái “ khác nó” và cái “ khác của ngôn ngữ”. Một số sự kiện vừa nêu trên là trình bày cái quan điểm cơ bản về mỹ học trong thuyết giải cấu của Derrida., có dịp chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn./.

Khổng Ðức
Số lần đọc: 3099
Ngày đăng: 31.10.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhà vua chết rồi, Hoàng đế vạn tuế! - Phạm Toàn
Ðại cương Thiền tông - 1 - Nguyễn Ước
Ðại cương Thiền tông - 2 - Nguyễn Ước
Ðại cương Thiền tông - 3 - Nguyễn Ước
Bài 4 – Mary Oliver: Đường chúng ta đi - Nguyễn Đức Tùng
Ðại cương Mật tông - 1 - Nguyễn Ước
Ðại cương Mật tông - 2 - Nguyễn Ước
Một nền giáo dục hiện đại hóa - Phạm Toàn
Buồn nôn, Sartre thơ thẩn trước cổng chùa - 2 - Kiệt Tấn
Luận về nô tài - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)