Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.869 tác phẩm
2.760 tác giả
498
123.280.705
 
Claude Lévi-Strauss (1908-2009) Với thuyết cơ cấu
Khổng Ðức

Claude Lévi-Strauss là nhà nhân loại học, xã hội học, mỹ học, triết học trứ danh của Pháp, là một trong những người sáng lập ra chủ nghĩa cơ cấu. Ông sanh ra ở Bruxelles, Belgique ngày 28-11-1908 và mất ngày 01-11-2009, cha mẹ là người Pháp. Thuở trẻ ông học pháp luật, triết học và tâm lý học; từ năm 1935 đến năm 1939, ông là giáo sư xã hội học ở đại học St Paul - Bresil. Ông rất thích thú trong việc  tìm hiểu trạng thái sinh sống của con người nguyên thủy, do đó ông từng lãnh đạo một chi đội điều tra thâm nhập vào vào các bộ lạc của miền trung Brésil, thám hiểm thu thập tư liệu về nhân chủng học. Thế giới đại chiến thứ hai bùng nổ, ông trở về Pháp để phục vụ trong quân đội. Do ông có huyết thống Do Thái nên năm 1940 được một vị thân hữu trợ giúp cho ông di cư sang Mỹ. Ở đây ông quen biết với nhà ngữ học Roman Jakobson (1896-1982), tiếp thụ phương pháp của chủ nghĩa cơ cấu rồi đem áp dụng vào việc nghiên cứu xã hội học. Ông từng là  giáo sư dạy ở học viện điều tra tân xã hội  tại New -Yord. Từ năm 1946 ông đảm nhiệm chức vụ tham tán văn hóa của tòa đại sứ Pháp ở Mỹ; năm 1947 nhậm chức phó quán trưởng Bác vật quán nhân loại học ở Paris. 1950 giữ chức giáo sư viện nghiên cứu đại học  cao đẳng Paris, 1959 trở đi là giáo sư các viện xã hội học ở Pháp. Do sự đột xuất cống hiến của ông về phương diện lý luận chủ nghĩa cơ cấu được cả thế giới công nhận, cho nên đời ông nhận được  nhiều vinh dự, như viện sĩ viện văn học Pháp, đặc biệt được Viện nghiên cứu  nhân loại học Hoàng gia Ái Nhĩ Lan tặng tiến sĩ danh dự, và nhận được lắm giải thưởng,  huân chương  ở các  nước Anh Mỹ.

 

Những tác phẩm chủ yếu của ông là : Cơ cấu cơ bản các mối liên hệ họ tộc ( Les structures élémentaires de la parenté)- Chủng tộc và lịch sử (Race et Histoire) 1952 – Vùng nhiệt đới bi thương (Tristes Tropiques) 1955 – Cơ cấu Nhân Loại học (Anthropologie Structurale) 1958-1973, hai quyển – Tư duy của người  dã man ( La pensée sauvage) 1962 – Mythologiques – 4 quyển 1964-1971….

 

Quan điểm triết học chủ yếu chủ nghĩa cơ cấu của Levi-Strauss là biểu hiện ở mối liên hệ huyết tộc giữa con người, và trong việc nghiên cứu các thần thoại. Đặc điểm cộng đồng  của những nghiên cứu ấy là quan hệ huyết tộc và tiến hành phân tích cơ cấu hiện tượng thần thoại, trong hiện tượng hổn độn và phức tạp mà phát hiện ra trật tự của mô thức cơ cấu cố định.

 

Theo cách nhìn của ông, quan hệ xã hội thông qua sự biểu hiện các thể hệ tài liệu kinh nghiệm. Muốn hiểu được bản chất  thể hiện những tài liệu ấy tất phải từ sự biểu hiện ẩn tàng  ở phía sau của mô hình ( mô thức, cơ cấu). chính là các thứ mô thức, cơ cấu quyết định hiện tượng tương ứng và quan hệ của xã hội. Quan hệ huyết tộc và thẩn thoại là như vậy, cả hiện tượng xã hội cũng như vậy.Theo Lévis-Strauss, quan hệ huyết tộc là có quan hệ đến thân thuộc trong gia đình, gọi là thể hệ, nó liên quan đến huyết thống của gia đình sinh ra và quan hệ hôn nhân. Ông cho rằng  cái khuyết điểm  của việc nghiên cứu nhân loại học trong dĩ vãng  là chỉ nhắm đến thành phần liên quan trong gia tộc, mà không chú ý đến cơ cấu của nó , mối liên hệ hỗ tương xếp đặt và thay đổi. Từ đó phát hiện quyết định ý nghĩa của mối quan hệ huyết tộc thành cơ cấu của nó, chứ không phải là một thành phần cá biệt. Ông cho rằng phương pháp ấy là nhất trí với cơ cấu ngôn ngữ, các hạng quan hệ huyết thống  tức là các thành viên xã hội tương đương với một từ trong ngôn ngữ, hạng (terme) quan hệ huyết tộc sở dĩ có ý nghĩa là vì chúng kết hợp thành một thể hệ, tức cơ cấu huyết tộc, cùng với từ kết hợp thành ngôn ngữ và câu cú, Cơ cấu huyết thống và cơ cấu ngôn ngữ đều là hoạt động tâm linh, tầng lớp vô thức của con người tạo nên; cho nên thứ qui tắc hôn nhân và cơ cấu huyết thống  trong xã hội khác nhau, nhưng cũng có địa phương giống nhau. Lévi-Strauss cho rằng trong cơ cấu xã hội nguyên thủy rất đơn giản, không thể có quan hệ trở vể  nguồn gốc (hoàn nguyên), tức là thông qua quan hệ hôn nhân mà trong xã hội sinh hoạt hình thành một thứ trao đổi, phái nữ là thuộc thứ trung gian trao đổi. Điều đó giống như một từ trong giới trao đổi, thứ ấy trong quan hệ hôn nhân sinh ra thứ loạn hôn trong xã hội. Đó chính là ý nghĩa trong huyết thống lấy nhau, Levi-Strauss thấy trong việc phân tích và nghiên cứu thần thoại có những thứ như vậy. Thần thoại là cả vũ trụ đối với dân tộc nguyên thủy; buổi nguyên sơ con người sống cùng với gia đình trong xã hội, phong tục tập quán, truyền thuyết tôn giáo tín ngưỡng, v…v… Thời cổ đại thần thoại của Hi Lạp và La mã, những dân tộc nguyên thủy của Phi châu, Mỹ châu, Đại dương châu cũng có thần thoại của họ. Đối với những thần thoại của thời cổ đại cận đại tiến hành nghiên cứu so sánh, sẽ thấy qui luật cộng đồng  của nó. Một số các nhà xã hội học cho rằng thần thoại là sự nhận thức thế giới đối với những dân tộc ấy, họ đã tiến hành nghiên cứu khoa học với suy tư triết học một cách còn ngây ngô.

 

Đối với việc phân tích cơ cấu thần học, Levi- Strauss bắt nguồn từ phân tich cơ cấu ngôn ngữ, ông cho rằng  nó giống như ngôn ngữ có thể chia ra thành ngôn ngữ với ngữ ngôn, thần thoại cũng có thể chia ra thành cơ cấu thần thoại với cố sự thần thoại. Thần thoại buổi đầu do một tác giả sáng tác, về sau trải qua khẩu truyền, tình tiết có sự thêm thắt biến đổi, mới hình thành một thứ thần thoại có nhiều người kể khác nhau. Mỗi một thứ thần thoại đều có một cơ cấu không thể thấy được; nhưng cứ theo cơ cấu thần thoại phát sinh và các câu chuyện của thần thoại thì mới thấy được sự biểu hiện trong các cơ cầu của nó. Như thần thoại Oedipe của Hi Lạp cũng có những cách diễn tả khác nhau trong mỗi cơ cấu. Thực tế cơ cấu thần thoại tương đương với ngôn ngữ, là sản phẩm của vô thức, câu chuyện của mỗi thần thoại tương đương với ngôn ngữ, mà ngôn ngữ là sản phẩn của ý thức, ý thức cũng chỉ là một thứ biểu hiện của vô thức.

 

Lévi-Strauss cho rằng muốn hiểu được ý nghĩa của thần thoại thì phải phân tích bản thân cố sự (câu chuyện) của thần thoại, từ đó mới rõ được ý nghĩa của câu chuyện. Sự phân tích cũng đầy rắc rối, ngoài việc dùng cơ cấu ngữ học, còn phải hợp với nhân loại học, xã hội học, tâm lý miền sâu và cả với âm nhạc học. Đại khái như đem cắt lát cố sự thành những con số rồi sắp xếp chúng theo theo thứ tự số nào theo số ấy trong một bảng thống kê với chiều ngang chiều dọc ( nôm na là thành những cột dài ngang nhau) Điển hình là thần thoại Oedipe của Hi Lạp, bao gồm 3 giai đoạn :

 

1.- Cadmos trên đường đi tìm em gái là Europe bị thần Zeus cướp đoạt, đã giết chết con độc long, dẫn đến việc tàn sát dân Spartoi, về sau thiết lập thành Thébes.

 

2.- Oedipe giải tỏa Sphinx hóa ra đã giết lầm, rồi trở thành quốc vương, do đó đã giết cha là Laios, và lấy mẹ là Jocaste làm vợ. Về sau phát hiện  ra tội lỗi nên đã móc hai mắt thành đui mù, và rời bỏ tất cả sống phiêu bạt.

 

3.- Hai đứa con của Oedipe là Etiole va Polynice tranh dành quyền lực hóa ra giết hại Polynice, đem phơi thây cấm không cho chôn cất, ai bất tuân thi sẽ bị tử hình. Antigòn là em gái  chống lại đi chôn cất  Polynice.

 

Levi-Strauss chia cố sự thành  4 cột dọc, mỗi cột thành một yếu tố cơ cấu đơn nguyên, như cột  1  là đặc trưng quan hệ huyết tộc; cột 2  hành động điên đào; cột 3  giết chết các loài quái vật; cột 4 tai họa hàm ý ngay trong tên  các nhân vật.Ở cột thứ 3 đề cập đến quái vật là do từ đất sinh ra, con người phải giết nó đi thì mới sinh sống  được. Cho nên cái đặc trưng cọng đồng  đối với con người là phủ định cái cội nguồn của đất đai. Ngược lại đến cột thư 4 lại ám thị rằng  con người là từ thâm sâu đại địa, khi xuất hiện  nếu không chạy được, nếu như đi chạy không lanh lợi; cho nên đặc điểm của cọng đồng là kiên trì con  người bắt nguồn từ đại địa. Ông cũng nêu ra trong thần thoại Indian, có không ít những anh hùng  đi khập khễnh làm bằng chứng. Cuối cùng ông cho rằng  cột 3 và 4 liên hệ với nhau, cũng như cột 1 và 2 có sự quan hệ nhất trí là hai hạng đối lập. sự đối lập của hai tổ bộc lộ ra cơ cấu sâu xa của thần thoại Oediepe, là con người sinh ra ở đại địa vẫn là có quan hệ huyết tộc, nam nữ là quan niệm đối lập cần được hòa giải. Ông tổng kết: chúng ta phát hiện ra sự liên quan đối với nguồn gốc của con người có hai ý kiến trái ngược nhau : một quan niện cho rằng con người sinh ra nơi đại địa; và một quan niệm là do nam nữ sinh ra. Trong những thần thoại truyền thuyết, thông qua sự tưởng tượng cả hai sự việc như nhau, từ đó giải quyết được sự xung đột.

 

Lý luận thần thoại  của Levi-Strauss đưa ra những cống hiến quan trọng  đối với mỹ học, và văn học Tây phương. Trước tiên lý luận ấy mở ra một hướng mới trong việc nghiên cứu thần thoại.Nghiên cứu thần thoại từ trước chỉ giới hạn trong các văn bản mà khảo chứng phiền toái, nên chỉ căn cứ vào  xã hội học, lịch sử học, dân  tục học hoặc ở góc độ tâm lý học, đối với nội dung thần thoại gợi ra  mối nghi ngờ, rồi miêu thuật và phân tích. Levi-Strauss coi thần thoại như là một hệ thống toàn vẹn khách quan, rồi tiến hành phân tích cơ cấu từ trong ra ngoài, và từ ngoài vào trong , cho rằng nhiệm vụ nghiên cứu thần thoại là phải thông qua tầng lớp cơ cấu, biểu hiện của lịch thời tính (diachronison), đồng thời phải nắm vững  tầng lớp của cọng thời tính ( synchrome); ông còn đả phá sự hạn chế lãnh vực nghiên cứu thần thoại. Đối với đại lục Âu Mỹ có sự bất đồng chủng tộc, bất đồng thời đại, thì quan hệ cơ cấu của hệ thống thần thoại phải tiến hành nghiên cứu so sánh rộng rãi; cố gắng phát hiện qui lụật cơ cấu phổ biến toàn thế giới truyền thuyết thần thoại. Đó là điều cực lớn không nghi ngờ  cái lãnh vực mới mẻ trong việc khai thác nghiên cứu thần thoại. Levi-Strauss trong thập niên 40 của thế kỷ trước từng chỉ ra “ chỉ có khoa học tinh vi chính xác (tinh mật) và phương pháp khoa học thiên nhiên mới là khoa học. Khi khoa học nhân văn nghiên cứu một bộ phận của chủng loại nào trong thế giới này, thì nên nỗ lực dùng phương pháp ấy.” Thần thoại kể như là sản phẩm tinh thần của con người trong thời ấu trỉ; do thời đại quá xa xưa, văn hóa biến đổi, bản truyện bất nhất, tài liệu nguyên thủy thiếu thốn, từ trước ban cho con người một ấn tượng thần bí bất thường, muốn nghiên cứu với tinh thần khoa học tinh mật, so với các môn khoa học khác càng khó khăn. Levi-Strauss đưa xã hội học và khoa học tự nhiên phổ biến ứng dụng vào nguyên tắc chủ nghĩa cơ cấu để  nghiên cứu các thứ thần học, khiến toàn thế giới rơi vào phạm vi phân vân phức tạp, truyền thuyết thần thoại biến hóa vô cùng, có lắm phương pháp và cách thế phân tích nghiên cứu so sánh khoa học.

 

Trong việc nghiên cứu thần thoại, không những ông hấp thụ phương pháp ngôn ngữ học, thậm chí ông còn chủ trương sử dụng thiết bi I.B.M. kế toán điện tử trong việc phân tích cơ cấu. tất cả đều là  tinh mật hóa và khoa học hóa, tác dụng xúc tiến quan trọng trong việc nghiên cứu thần học.Thêm một điều nữa đó là thứ lý luận nhấn mạnh tính nghiên cứu toàn thể, quán triệt kết hợp phân tích và tổng hợp. Levi-Strauss phản đối nghiên cứu tri tính của triết học, cho rằng phương pháp ấy đem hình tượng kinh nghiệm chặt đứt thành các bộ phận cô lập rồi mới nghiên cứu, nhận thức các bộ phận tức là nhận thức toàn thể. Thực tế phương pháp ấy là đem các bộ phận hòa lại thành toàn thể.

 

Ông đưa ra phương pháp của chủ nghĩa cơ cấu tuy cũng chủ trương phân giải ( như các yếu tố thần thoại) nhưng sau khi phân giải các thành phần đơn thuần yếu tố, bản thân phiến đoạn là vô ý  nghĩa, chúng ta cần đến phương thức liên hệ tổ hợp mới có thể sanh ra ý nghĩa toàn thể. Hơn nữa trong toàn thể, địa vị của mỗi yếu tố cấu thành, hình thức biến hóa rất nhỏ đều sẽ dẫn đến sự biến hóa cơ cấu toàn thể. Đó là quan điểm cùng với hệ thống hiện đại hoàn toàn nhất trí, thứ tư tưởng biện chứng pháp phong phú liên quan đến cục bộ và toàn thể. Đó là nguyên tắc phương pháp luận được vận dụng đầy đủ trong tác phẩm to lớn “ Thần thoại học” (Mythologiques 4 quyển). Là thành quả của một hệ thống mới mẻ mà trước đó chưa hề có. Đối với toàn thể văn  nghệ học, mỹ học, cho đến việc nghiên cứu các hiện tuợng xã hội khác đều có ý nghĩa  là phương pháp phổ biến./.

Khổng Ðức
Số lần đọc: 3148
Ngày đăng: 16.11.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hiến chương Nhân Bản 2000 : Lời Kêu Gọi Một Chủ Nghĩa Nhân Bản Toàn Cầu Mới -1 - Nguyễn Ước
Hiến chương Nhân Bản 2000 : Lời Kêu Gọi Một Chủ Nghĩa Nhân Bản Toàn Cầu Mới -2 - Nguyễn Ước
Hiến chương Nhân Bản 2000 : Lời Kêu Gọi Một Chủ Nghĩa Nhân Bản Toàn Cầu Mới -3 - Nguyễn Ước
Lyotard với chủ nghĩa Hậu Hiện Đại - Khổng Ðức
Mỹ học của Thuyết Giải Cấu Derrida - Khổng Ðức
Nhà vua chết rồi, Hoàng đế vạn tuế! - Phạm Toàn
Ðại cương Thiền tông - 1 - Nguyễn Ước
Ðại cương Thiền tông - 2 - Nguyễn Ước
Ðại cương Thiền tông - 3 - Nguyễn Ước
Bài 4 – Mary Oliver: Đường chúng ta đi - Nguyễn Đức Tùng
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)