Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.147
123.226.032
 
Tận cùng của Ðức tin: Tôn giáo, Nạn khủng bố và Tương lai của Lẽ phải -Phần 3
Sam Harris

Trong Bóng Mát của Thượng đế

 

 

Không hề được cảnh cáo quý vị bị bắt giữ giải ra trước một ông quan tòa. Ngươi đã tạo ra sấm sét huỷ diệt mùa màng của dân làng phải không ? Ngươi đã giết hại láng giềng bằng con mắt quỷ sứ của ngươi phải không ? Ngươi dám nghi ngờ hiện diện của mình thánh chúa trong bánh mì và rượu lễ phải không ? Chẳng bao lâu sau, quý vị sẽ phải nhận những tội danh đại loại như thế mà không được có lời bào chữa nào.

 

Quý vị không được cho biết danh xưng của những người buộc tội mình. Nhưng thực ra, tên tuổi của họ không quan trọng bởi vì vào phút cuối dù có rút lại lời buộc tội họ cũng chỉ có thể  bị phạt vì làm chứng gian, nhưng những lời cáo buộc ban đầu của họ vẫn còn nguyên trọng lượng làm chứng cho tội lỗi của quý vị. Cỗ máy công lý vốn đã được bôi trơn bởi quá nhiều chất dầu Đức tin đến độ đã trở nên không còn tác dụng nữa.

 

Nhưng quý vị có được một lựa chọn, đại loại như: quý vị có thể nhận tội và khai ra người tòng phạm. Ðúng thế, quý vị phải có những kẻ tòng phạm. Không có lời thú tội nào được chấp nhận nếu như không khai ra những người nam, nữ nào cùng hành động tội lỗi với mình. Có thể chính ngươi và ba người quen khác của ngươi đã có hóa thành loài thỏ rừng để đi liên lạc với bọn quỷ sứ. Hình ảnh những chiếc giày thép sắp được dùng nghiền nát đôi chân mình có lẽ đang giúp ngươi nhớ lại tội lỗi. Phải rồi, Friedrich, Arthur và Otto nữa cùng là ma quỷ tất. Còn vợ chúng nó ? Cũng là giống quỷ cái cả thôi.

 

Giờ đây quý vị phải chịu hình phạt tùy vào mức độ tội lỗi của mình: phải bị đánh bằng roi, phải đi bộ đến thánh địa, bị tịch thu tài sản, và thường thì phải bị cầm tù một thời gian dài, có thể đến chung thân. Những “kẻ tòng phạm” của quý vị cũng sẽ bị bắt giữ, hành hạ.

 

Hoặc quý vị có thể khẳng định sự vô tội của mình, mà đúng là mình vô tội thật (bởi vì nói cho cùng, ai có thể gây ra sấm sét được). Ðể đáp lại, những người cầm tù quý vị sẽ thích thú vì được mang quý vị đến những đau đớn cùng cực của sức người trước khi thiêu chết quý vị. Quý vị có thể bị giam giữ nhiều tháng trời, bị đánh đập liên tục hoặc bị căng người ra trên giàn giáo tra khảo trong bóng đêm. Tay chân sẽ bị kềm kẹp, miệng, hạ bộ, hậu môn bị ngàm sắt banh ra đến tận cùng của đau đớn. Quý vị có thể bị treo ngược lên trần nhà (với hai tay bị trói quặt ra phía sau, nối vào một hệ thống ròng rọc kéo để dồn hết trọng lượng cơ thể xuống đôi chân) khiến bẻ vẹo trật bả vai quý vị, Trong sự đau đớn này, kỹ thuật squassation có thể còn được dùng đến để quý vị có thể chết đi, khiến khỏi đau đớn hơn việc bị trói vào chiếc cọc thiêu sống.[i] Nếu không may, quý vị lại ở Tây Ban nha, nơi sự tra tấn vì công lý đã từng đạt đến đẳng cấp siêu việt của sự dã man thì quý vị có thể phải bị ngồi vào chiếc “Ghế Tây Ban Nha”: những gai móc sắt, làm thành những cái đai kềm chặt vào cổ và các tứ chi. Sau đấy, để cứu vớt cho linh hồn quý vị, một lò than lửa hồng sẽ được đặt dưới đôi chân trần của quý vị để chầm chậm nướng. Vì những dấu vết dị giáo dơ bẫn đã thấm sâu quá, thành ra phải luôn thoa tẩm mỡ bò vào da thịt quý vị để ngăn chúng khỏi cháy nhanh hơn. Hoặc quý vị có thể bị đặt nằm ngửa trên một cái băng ghế, bị úp lên bụng một cái chảo vạc sắt chứa đầy chuột. Khi chảo vạc bị nung nóng, lũ chuột sẽ cào, bới vào bụng quý vị để tìm đường thoát thân. [ii]

 

Nếu như, ở vào phút khốn cùng, quý vị thú tội với những người khảo tra rằng mình quả thật là một kẻ dị giáo, một mụ phù thủy hay một con quỷ cái, quý vị sẽ phải xác nhận tội trạng ấy của mình trước một vị quan tòa. Nếu như quý vị có ý định chối tội, hoặc cho rằng mình buộc phải nhận tội chỉ vì bị hành hạ đau quá thì lập tức quý vị sẽ bị gửi trả lại cho những người tra khảo hoặc dẫn thẳng ra giàn hỏa thiêu ngay.Còn nếu như sau khi bị kết tội, quý vị tỏ ra hối hận vì tội lỗi của mình thì những người hiểu biết và giàu lòng bác ái này- những người quan phòng đến sinh mệnh cho linh hồn đời đời của quý vị - sẽ dành cho quý vị lòng thương bằng cách trói quý vị lại trước khi châm lửa giàn hỏa thiêu.[iii]

 

Hệ thống nhà thờ trung cổ đã nhanh chóng nhận xét rằng Các sách Kinh Thánh đã vốn đủ để chỉ ra những phương tiện khác nhau nhằm trừ tiệt bọn dị giáo, từ ném đá đến chôn sống.[iv] Ðọc nguyên văn theo nghĩa đen bản kinh Cựu Ước cho thấy không chỉ cho phép mà còn đòi hỏi những kẻ dị giáo phải bị giết đi. Kết quả là, chưa bao giờ từng gặp khó khăn để tìm được một đám đông sẵn lòng thi hành nghĩa vụ này, và hành động như thế hoàn toàn trong thẩm quyền của giáo hội-bởi vì khi ấy giữ một cuốn Kinh thánh bằng bất kỳ tiếng thổ ngữ Âu châu nào cũng là một tội hình nặng.[v] Thực tế, kinh bản vẫn chưa trở thành phổ biến, dể tìm đến đối với những con người bình thường mãi cho đến thế kỷ thứ mười sáu. Như chúng tôi đã lưu ý từ trước, Ðệ nhị luật là kinh bản quan trọng nhất trong tất cả các phép tắc của các quan tòa dị giáo, bởi vì kinh bản này chỉ thị rõ ràng cho phép những người sùng đạo được giết hại bất cứ ai giữa chính họ, ngay cả thành viên trong gia đình, nếu họ thú nhận đã có cảm tình với một thánh thần ngoại lai nào. Cho thấy cái thiên tài của một thứ chủ nghĩa chuyên chế mà ít có người trần nào dám thi hành đến nơi đến chốn, tác giả của kinh bản này còn đòi hỏi bất cứ ai câu nệ do dự không dám tham dự vào những cuộc giết chóc vì đạo giáo ấy cũng phải bị giết bỏ luôn (Ðệ nhị luật 17:12-13).[vi] Bất cứ ai tưởng tượng trong kinh sách rằng không hề có bào chữa nào cho tòa dị giáo chỉ cần tham cứu Thánh kinh để soi rõ lại quan điểm của mình :

        

Nếu ngươi nghe thấy một ai trong thành mà Yahweh, chúa của ngươi đã ban cho để ở, có những người, lũ vô lại từ trong dòng dõi của các ngươi, những kẻ đã dẫn các bè lũ dân thành của chúng lạc đường, bảo rằng “Chúng ta hãy đi phụng thờ các thiên chúa khác” mà ngươi chưa hề biết đến, thì nhiệm vụ của các ngươi là phải nhìn, xem xét sự việc ấy, điều tra cẩn thận. Nếu có bằng chứng rằng một hành vi ghê tởm ấy đã có xảy ra giữa các ngươi, các ngươi phải đặt sinh mệnh của các dân cư ấy dưới lưỡi gươm giáo của mình; ngươi phải tàn hại chúng dưới lời nguyền tàn độc-cả thành cùng tất cả dân cư trong thành. Ngươi phải chất lên thành đống giữa quảng trường công cộng hỏa thiêu thành phố cùng tất cả đồ đạc, để dâng lên Yahweh chúa của ngươi. Thành ấy phải bị thiêu rụi mãi mãi không bao giờ có thể xây dựng lại được nữa.

 

(Sách đệ nhị luật 13:12-16)

 

Vì những nguyên nhân rõ ràng, các nhà thờ đã có khuynh hướng lờ đi sắc lệnh cuối: sự hủy diệt tài sản của người dị giáo.

 

Ðể thêm vào sự đòi hỏi là chúng ta phải thực hiện từng “chút” từng “chi tiết nhỏ nhặt nhất” của luật Kinh Cưu Ước,[vii] Jesus dường như còn đề nghị, trong sách John 15:6, các thủ đoạn tinh vi hơn nữa cho việc giết bọn dị giáo và những kẻ không theo đạo “Nếu người nào không tuân phục ta, y sẽ bị ném bỏ như một cành cây và khô héo đi; rồi những nhánh cây khô ấy sẽ bị gom lại, bỏ vào lò lửa mà thiêu đi.”Dĩ nhiên, muốn phiên giải Jesus một cách siêu hình như thế nào, là việc riêng của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, những vấn nạn của kinh bản này, chính là quá nhiều kiểu phiên giải khả thi của nó (gồm hầu hết những loại phiên giải sát theo nghĩa đen) có thể được xử dụng để bào chữa, bênh vực cho những hung bạo của đức tin.

 

Các tòa xử dị giáo thần thánh đã bắt đầu từ năm 1184 dưới thời Giáo Hoàng Licius đệ Tam, nhằm dày xéo các hoạt động phổ biến của giáo phái khổ hạnh Cathar. Những người theo giáo phái Cathar (từ chữ Hy lạp katharoi nghĩa là  “những người chân chất”) đã hình thành danh xưng riêng của mình từ chủ nghĩa của Manichean (bản thân Mani đã bị lột da chết theo lệnh của ngài giáo sĩ tên Zoroastrician vào năm 276 CE), giáo phái này cho rằng thế giới vật chất được tạo nên bởi Satan do đó vốn đầy tội lỗi. Những người theo phái Cathar bị chia ra bởi sự ly giáo của chính họ từ sự phân biệt giữa những người từ bỏ lối tu tập perfecti với những người thế tục credentes (“người tin theo”) sùng bái họ. Người tu tập theo lối perfecti không ăn thịt, trứng, phó mát hay mỡ động vật, họ tuyệt thực mỗi lần nhiều ngày liền, dứt khoát sống độc thân và nguyện từ bỏ vật chất sang giàu. Cuộc sống của những người tu perfecti hết sức khổ hạnh đến nỗi hầu hết những người credente chỉ có thể gia nhập hàng ngũ của họ một khi đã an toàn trên giường chờ chết, để mà, được đến với Thượng đế trong sự linh thiêng sau khi họ đã được sống như họ muốn. Thánh Bernard, người đã nỗ lực trong tuyệt vọng để chống học thuyết khổ hạnh này đã ghi lại những nguyên nhân thất bại của mình : “Theo như những thảo luận của người Canthar, không có gì có thể kém khiển trách…và những gì họ nói ra, họ sẽ chứng tỏ bằng hành động. Còn về đạo đức của người theo dị giáo, y không lừa dối ai, không áp bức ai, không công kích ai; hai bên má y luôn xanh mét vì nhịn ăn… đôi tay y luôn cực nhọc vì sinh kế của mình“.[viii]

 

Thực tế, dường như không có gì là sai với những con người như thế trừ những liên hệ của họ với môt số niềm tin không chính thống về việc tạo dựng vũ trụ. Nhưng dị giáo là dị giáo. Bất cứ ai tin Thánh kinh là những lời không thể sai lầm của Thượng đế sẽ hiểu được tại sao những người này phải bị giết đi.

 

Trước tiên, tòa dị giáo xử dụng những biện pháp khá lịch sự (việc xử dụng tra khảo để ép nhận tội không “chính thức” được phê chuẩn cho đến mãi năm 1251, ở Hội đồng Lateran lần thứ Tư), nhưng có hai bước tiến triển nhằm âm mưu kéo dài tiến độ của nó. Bước thứ nhất xảy ra năm 1199 khi giáo hoàng Innocent đệ Tam nghị quyết rằng tất cả tài sản của những người bị kết tội dị giáo phải bị tước đoạt sung vào giáo hội; sau đó giáo hội sẽ chia xẻ tài sản ấy cho cả các viên chức địa phương và những người có công tố cáo, như một phần thưởng cho sự liêm chính của họ. Bước thứ nhì là từ căn nguyên của sắc lệnh Dominican,[ix] đích thân thánh Dominic, người đã phổ biến hàng ngày các tố cáo của những người Công giáo, tuyên bố với những người theo phái Cathar rằng “Trong bao nhiêu năm trời, tôi đã ủng hộ các người trong vô vọng, bằng sự nhẹ nhàng, cầu nguyện, rao giảng và than khóc. Nhưng theo như câu tục ngữ của quê hương tôi “nơi nào sự ban phước không thể đạt được gì, thì tai ương nên sẳn sàng” chúng tôi sẽ vùng dậy chống lại các giáo chủ, bọn cầm đầu các người, những kẻ mà, trời ôi, sẽ vũ trang các đất nước và các vương quốc để chống lại đất này…” [x]Trông như thể cương vị thánh ấy đến với nhiều hương vị khác nhau. Với nền tảng của các giáo sĩ Khổ tu thuộc  dòng Đa Minh, các tòa dị giáo đã khởi sự công trình của họ với tất cả nhiệt tâm. Ðiều quan trọng đáng nhớ, kẻo những dã man chung của thời gian khiến chúng ta quen đi với những kinh hoàng của các giải thích lịch sử, rằng những thủ phạm của các tòa dị giáo-những kẻ tra khảo, người đưa tin, và những kẻ chỉ đạo cách hành động của họ- là những tu sĩ các loại ở các chức phẩm khác nhau. Họ là người của Thượng đế- các giáo hoàng, hồng y, tu sĩ và các thầy tư tế. Họ là những con người dâng hiến chính mình, bằng lời nói, bằng hành động cho Thiên chúa như những kẻ chúng ta tìm thấy trong Tân ước, chữa lành cho kẻ đau ốm và thách kẻ nào không có tội hãy ném viên đá đầu tiên:

 

Năm 1234, cuối cùng việc phong thánh cho thánh Dominic đã được công bố ở Toulouse và khi Hồng Y Raymond du Fauga đang rửa tay mình để ăn tối thì nghe đồn có một bà lão bị sốt ở gần đó đang sắp chịu một nghi thức Cathar. Vị hồng y đã vội vã đến bên giường bệnh của bà và giả vờ thuyết phục bà rằng ông là một người bạn, để sau đó tra hỏi các niềm tin của bà, rồi kết tội bà là một người dị giáo. Ông yêu cầu bà phải từ bỏ nghi thức tôn giáo đó, bà từ chối. Vị Hồng y ngay sau đó yêu cầu khiêng bà ra một cánh đồng, và bà bị hỏa thiêu ở đó. “Sau khi hồng y và các thầy dòng Dominican cùng các đồng bọn chứng kiến công việc hoàn tất” sư huynh Guillaume đã viết “họ cùng trở về nhà ăn, tạ ơn Chúa cùng ngài Dominic, ăn tối vui hân hoan với những gì đã được dọn ra cho mình”.[xi]

 

Câu hỏi làm thế nào mà nhà thờ đã xoay sở để biến đổi thông điệp chính của Jesus về tình yêu thương láng giềng và quay má bên kia trở thành một học thuyết của giết người, cướp của dường như báo trước một bí mật đau đớn; nhưng thực ra không có bí mật gì cả. Ngoài cái tính không đồng nhất và tự mâu thuẫn trắng trợn của Kinh thánh ra, khiến kinh bản này biện hộ được cho những mục tiêu vốn khác biệt và không thể hòa hợp được,[xii] thì thủ phạm chính là tự bản thân cái học thuyết của đức tin. Bất cứ khi nào một người tưởng tượng ra rằng y chỉ cần tin sự thật của một khẳng định có sẵn, không cần bằng chứng- là những người không theo đạo sẽ đi xuống địa ngục, là những người Do thái cần uống máu trẻ con- thì y sẽ có khả năng làm tất cả mọi thứ.

 

Những thực hiện mà từ đấy tòa dị giáo trở nên đáng ô nhục, và cái sáng kiến để bảo đảm một dòng thác mạnh mẽ đối với cả kẻ bị nghi hoặc lẫn kẻ bị phán xét phải trở nên có tội chính là việc xử dụng khảo hình để ép người bị nghi ngờ phải nhận tội, ép người làm chứng phải xác nhận, và dụ những người đã nhận tội dị giáo khai ra tên tuổi những ai là đồng bọn tội lỗi với mình. Bào chữa cho các hành vi này trực tiếp đến từ Thánh Augustine, [xiii]người đã lý sự rằng nếu như việc khảo hình thích đáng với những kẻ vi phạm luật đời, thì nó còn thích ứng hơn đối với những kẻ vi phạm luật của Thiên chúa. Khảo hình, như đã thực hiện bởi người Kitô giáo thời trung cổ, đúng là một biến thái điên loạn cuối cùng của đức tin. Ðến mức mà bất cứ ai đã tưởng tượng rằng sự thật có thể moi ra được từ một quy trình điên loạn như thế dường như tự đấy cũng là một phép lạ rồi. Như Voltaire đã viết vào năm 1764, “Có một điều gì siêu phàm ở đây, bởi vì không thể giải thích được là vì sao mà con người đã phải nhẫn nại gánh cái ách nặng nề này”.[xiv]

 

Một miêu tả cùng thời về lối xử thiêu sống của Tây ban Nha mang tên auto-da-fe (một cuộc trình diễn công cộng nơi những người dị giáo bị kết án và thường bị thiêu sống) sẽ giúp hoàn tất bức tranh của chúng ta. Các tòa xử dị giáo Tây ban Nha không hề thuyên giảm các xét xử người dị giáo mãi cho đến 1834 (vụ xử thiêu sống auto-da-fe cuối cùng xảy ra ở Mexico vào năm 1850), cùng vào thời gian Charles Darwin xuống thuyền trên chiếc Beagle và Michael Faraday khám phá ra tương quan giữa dòng điện và từ tính.

 

Kẻ bị kết tội lập tức bị mang ra Riberia, nơi hành xử, ở đó, những dàn hoả thiêu đã được dựng sẵn và nhiều tội nhân sắp bị thiêu sống. Kẻ chối tội và kẻ tái phạm bị trói và thiêu trước tiên; kẻ tự nhận tội bị treo cọc thiêu của mình bằng một cái thang, những người tu sĩ Dòng Tên, sau vài lần hô hào cổ vũ họ hòa giải với giáo hội, đã uỷ thác họ cho cái chết đời đời, sau đó bỏ mặc họ cho lũ gian ác, những đứa được ra lệnh để xốc nách họ đem vào các cuộc hành hạ đau đớn. Vào lúc ấy, một tiếng hô thật to gào lên “Hãy làm lông chó cho chúng đi”; nghĩa là chúng dùng những bó cây kim tước cháy đỏ, buộc chặt vào các cây cọc dài, đâm cào vào hàm râu của những nạn nhân khiến mặt họ cháy đen, dân chúng chung quanh reo hò thích thú. Cuối cùng, lửa được châm đốt từ chân cọc, cháy ngược lên các nạn nhân bị trói ở trên cao, ngọn lửa cao hơn cả những chỗ ngồi của nạn nhân, khiến họ bị nướng hơn là bị phỏng. Mặc dù không thể có cảnh tượng nào đau thương hơn và những kẻ khốn khổ cứ kêu khóc mãi cho đến khi chết đi, “Xót thương cho tình yêu của Thiên chúa!” trong khi những con người già trẻ lớn bé vẫn ngắm nhìn theo với sự thỏa mãn và vui sướng” [xv]

Mặc dù những người cảnh cách Tin Lành có đổ vỡ với Giáo hội La Mã về một số nguyên nhân khác nhau, cách cư xử với đồng loại của họ cũng không kém hổ thẹn. Những xét xử công khai vẫn trở nên phổ biến hơn bao giờ: người theo dị giáo vẫn bị thiêu ra tro, các học giả bị tra tấn và giết hại vì những nguyên nhân ngoan cố và những người gian dâm bị giết hại không chút do dự.[xvi] Bài học căn bản rút ra từ tất cả những điều này được tóm tắt một cách tử tế bởi Will Durant “Tính bất dung là sự đồng hành tự nhiêncủa đức tin mạnh mẽ; sự thứ tha chỉ phát triển khi đức tin đánh mất sự tin chắc và chính sự tin chắc đã gây giết người” [xvii]

 

Dường như có rất ít điều có thể khiến chúng ta bối rối ở đây. Thiêu cháy những con người vốn có số phận phải bị thiêu sống như thế luôn có vẻ như một cái giá nhỏ nhặt phải trả để bảo vệ những người mình yêu thương khỏi một số phần tương tự. Rõ ràng, cái luật hôn thú chung giữa lý lẽ và đức tin- ở bất cứ nơi nào những kẻ thông thái khác có thể bị thúc đẩy bởi nội dung của các niềm tin phi lý- đặt xã hội vào một con dốc trơn trượt, với đạo đức giả và rối loạn ở một đầu dốc cao và những người xét xử cùng sự dày vò dằn vặt ở ngay cuối dốc.

 

Người Do Thái và Phù thủy

 

Dựa theo lịch sử, có hai thành phần vốn là mục tiêu tấn công của giáo hội đáng được quan tâm đặc biệt. Các mụ phù thủy là đối tượng đặc biệt trong nội dung này vị sự xét xử họ đã yêu cầu đến một mức độ cả tin hết sức kỳ lạ để có thể tiến hành, vì lý do đơn giản là các liên minh phù thủy dường như chưa từng hiện hữu trong lịch sữ Âu châu thời trung cổ. Không hề có các tổ chức phù thủy của những người tà giáo chống đạo, không hề có các cuộc họp bí mật, các hôn nhân đính ước với quỷ Satan, các thả mình vui thú trong dục tình tập thể, theo thói tục ăn thịt người, hoặc trù ếm láng giềng, gia súc. Những nhận xét ấy dường như chỉ là sản phẩm của văn học truyền miệng trong dân gian, của các giấc mơ đầy màu sắc cùng những chuyện hoàn toàn tán phét-và được xác định từ các lời thú tội rút ra từ các tra tấn tàn bạo nhất. Chủ nghĩa bài Do thái cũng là đối tượng lưu tâm ở đây, cả về tầm mức bất công mà nó đã được trui rèn nên cũng như các gốc rễ rõ ràng từ thần học của nó. Từ quan điểm dạy dỗ của người Kitô giáo, dân Do thái còn tệ hại xấu xa hơn cả những kẻ tà giáo ngông cuồng; họ là thứ bọn dị giáo đã rõ ràng chối bỏ linh thiêng của Chúa Kitô.

 

Dù những dấu ấn sỉ nhục đóng lên bọn phù thủy và người Do Thái dọc khắp các vương quốc Kitô giáo cùng chia xẻ những tương đồng kỳ lạ-cả hai thành phần này luôn bị cáo buộc vi phạm những việc không đâu và như thật nào là giết hại và uống máu trẻ con Kitô giáo[xviii]- nhưng các trường hợp của họ vẫn còn khá khác biệt. Các mụ phù thủy cùng với tất cả các loại tương tự, chưa bao giờ từng hiện hữu, thế mà con số phù thủy bị giết hại có lẽ đã vào khoảng 40.000 đến 50.000 trong hơn ba trăm năm bị bách hại. [xix]Người Do Thái đã ăn ở bên cạnh người Kitô giáo trong gần hai thiên niên kỷ, đã đẻ ra tôn giáo của họ, và vì những nguyên nhân không hề rõ ràng hơn những điều ngầm chứa trong niềm tin của sự phục sinh mà họ đã từng là đối tượng bị giết hại không thương xót ngay từ thế kỷ đầu tiên sau chúa Kitô.

 

Các quan tâm về truy lùng phù thủy càng lan rộng thêm những vụ xử người dị giáo xuyên suốt thời tòa xử dị giáo: cầm tù con người chỉ từ căn bản buộc tội, tra tấn người bị cáo buộc đến khi phải thú tội,các thú tội cũng chưa được chấp nhận cho đến khi tên tuổi đồng bọn phải được khai ra, thiêu sống từ từ, và sự vây bắt tiếp những kẻ vừa bị tố cáo ra. Giai thoại dưới đây là một tiêu biểu:

 

Vào năm 1959, một bà già sống trong ngôi làng gần Constance, khi tức giận vì không được mời đến dự các tranh tài thể thao giữa những dân làng trong một ngày hội vui công cộng, đã bị nghe thấy có tự lẩm bẩm một điều gì, và sau đó được nhìn thấy bà đi lên một ngọn đồi, rồi không ai còn nhìn thấy bà nữa. Một trận mưa bão to thình lình đổ xuống trên ngọn đồi, khiến mọi ngưòi ướt lạnh thấu da, và gây tổn hại nặng cho mùa màng. Bà già này, vốn trước đây đã bị nghi ngờ là một loại quỷ gì đấy, bị bắt giữ, cầm tù và bị buộc tội đã gây ra mưa bão bằng cách lấy rượu nho rót đầy một cái lỗ, rồi quấy lên bằng một que gậy. Bà đã bị tra khảo đến khi phải thú tội, và bị thiêu sống vào tối hôm sau.[xx]

 

Mặc dù khó có thể tổng quát hóa về các yếu tố khiến quy tụ được dân làng nổi lên chống lại người hàng xóm mình, thật rõ ràng là chính niềm tin có các phù thủy hiện hữu là điều kiện căn bản nhất của hiện tượng này. Nhưng, rõ ràng, đó chính xác là cái gì, mà con người đã tin vào ? Hóa ra là thiên hạ đã tin rằng hàng xóm làng giềng mình làm tình với quỷ sứ, thích những chuyến bay đêm trên những cái cái chổi, biến hóa được ra mèo, thỏ rừng, và ăn sống thịt người. Nghiêm trọng hơn, họ tin tuyệt đối vào cái gọi là ma thuật (maleficium) - nghĩa là, có năng lực làm hại người khác bằng những phương cách huyền bí. Giữa rất nhiều những thảm họa có thể xảy ra cho một con người qua diễn biến của một đời sống ngắn ngủi và cực khổ, những người Kitô giáo trung cổ dường như đặc biệt lưu tâm đến việc người hàng xóm có thể thề thốt trù ếm gì đó khiến có hại đến sức khỏe hay vận may của họ. Chỉ có sự giáng lâm của khoa học mới cắt đứt được những tưởng như thế, cùng những biểu hiện hoang đường của sự dã man mà các tư tưởng đó mang đến. Chúng ta phải nhớ rằng phải đến tận giữa thế kỷ mười chín lý thuyết về vi trùng của các tật bệnh mới xuất hiện mới đưa được hầu hết những mê tín dị đoan về các nguyên nhân bệnh tật vào chốn yên nghỉ.

 

Những niềm tin huyền bí loại này rõ ràng là một kế thừa của những tiền nhân có tâm thức mang tính sơ khai và ảo thuật của chúng ta. Thí dụ như người Fore ở Tân Ghi nê, ngoài niềm say mê ăn thịt người, còn đúng là một sự trả thù ti tiện lên những người bị tình nghi là phù thủy:

 

         Ngoài việc tham dự các hội họp công cộng, người Fore còn săn lùng những người bị xem là phù thủy và giết họ để trả thù. Những người săn lùng dùng đến một kiểu đặc biệt gọi là tukabu để đánh chống lại phù thủy: họ đánh vỡ thận, nghiền nát ngọc hành và đập gẫy xương đùi bằng rìu đá, cắn cổ moi khí quản ra, nhồi mảnh tre nứa vụn vào trong các mạch máu để cho chảy kiệt máu đi.[xxi]

 

Chắc chắn những hành động này có một ý nghĩa siêu hình gì đó. Lối hành xử này dường như đã là những việc bình thường giữa những người Fore với nhau cho đến mãi những năm 1960. Vở hài kịch kinh hoàng về sự ngu xuẩn của con người đã đạt đến một thời điểm hiếm có về tính trong sáng ở đây: Thực ra người Fore chỉ phản ứng lại một bệnh dịch mang tên kuru – là sự nhiễm độc não bộ đến chết người sinh ra từ một loài bọt biển- chứng bệnh này mang đến không phải từ các phù thủy sống giữa họ mà chính từ sự tuân thủ đạo giáo của họ trong việc ăn thịt và óc những xác chết của họ.[xxii]

 

Xuyên suốt những năm tháng thời Trung cổ và Phục hưng, bệnh tật rõ ràng hoàn toàn là gây ra bởi ma quỷ và các ma lực đen tối. Có những bằng chứng về những người phụ nữ già cả, yếu đuối lại bị buộc tội đã giết những đàn ông khỏe mạnh, đã bẻ gãy cổ ngựa của họ- các hành động mà họ đã phải nhận tội vì bị tra tấn- và dường như, ít người, thấy được các loại kết tội như vậy là không hợp lý. Ngay cả sự hành hạ những người bị buộc tội một cách không chút thương xót vẫn đổ là tại vì họ ngang ngạnh, ngoan cố: Người ta tin rằng ma quỷ, có thể khiến mình được miễn nhiễm với sự đau đớn, mặc dù chúng vẫn kêu khóc để xin thương xót. Và vì thế, trong hàng trăm năm, đàn ông, đàn bà chỉ vì hơi già, yếu, xấu xí, goá bụa hoặc bị tâm thần đều bị cáo buộc vào những tội trạng không hề phạm phải và bị giết đi vì quyền lợi của Thượng đế.

 

Sau gần bốn trăm năm một số dòng tu bắt đầu đánh giá được tất cả điều này đã ngu xuẩn đến như thế nào. Hãy thử xem sự đăng quang của ngài Frederic Spee: “Các vụ tra tấn đã ngập tràn nước Ðức của chúng ta bởi những mụ phù thủy và các loại độc ác chưa được biết đến, và không chỉ Ðức quốc mà bấy cứ quốc gia nào từng xửng dụng đến tra tấn… Nếu tất cả chúng ta chưa từng thú nhận mình là phù thủy, đó là chỉ vì chúng ta chưa hề bị tra tấn.” [xxiii]Nhưng Spee đã chỉ đi đến sự phỏng đoán hữu lý này sau khi một người bạn đa nghi của ông, quận công Brunswick, người đã chứng kiến việc một người đàn bà bị nghi ngờ có yêu thuật bị tra tấn và điều tra khôn khéo. Người phụ nữ đáng thương này đã phải làm chứng là bà từng chứng kiến chính Spee từng hóa thân thành một con chó sói, con dê và các loài thú vật khác đồng thời là cha đẻ của nhiều trẻ con khác từ những giao du với các loài phù thủy sinh ra có những cái đầu con cóc và chân con nhện. Spee thật may mắn có được sự giúp đỡ của bạn mình, để được chắc chắn về sự vô tội của mình, đã lập tức hình thành công trình Cautio Criminalis của ông (1631), ghi lại chi tiết đặc điểm của các vụ xét xử phù thủy.[xxiv]

 

Tuy thế, Bertrand Russell đã nhận xét, không phải tất cả mọi người đều được may mắn như Spee:

 

Một số nhà duy lý học đã mạo hiểm, ngay cả trong lúc những vụ xét xử đang ở cao điểm, để nghi vấn rằng phải chăng các cơn bão tố, mưa đá và sấm sét thực sự tạo ra từ các mưu mô của phụ nữ. Những con người ấy không tỏ lộ một chút thương xót nào. Do đó cho đến tận cuối thế kỷ mười sáu, Flade, Viện trưởng Ðại học Trèves, và là chánh án tòa Electoral, sau khi đã kết tội vô số mụ phù thủy, đã bắt đầu nghĩ rằng có lẽ sự thú tội của chúng là vì muốn thoát khỏi sự tra khảo trên các dàn giáo, kết quả là ông đã biểu hiện sự bất hợp tác trong các việc xét xử. Ông đã bị kết tội đã tự bán linh hồn mình cho quỷ Satan, bị xử phải chịu các tra khảo tương tự như những loại tra khảo ông từng gây ra cho kẻ khác. Ðến lượt ông, cũng giống như các nạn nhân khác, ông đã thú nhận tội, bị trói gô lại, và bị thiêu chết năm 1589.[xxv]

 

Mãi đến năm 1718 (cùng thời gian với sự kiện chủng ngừa đậu mùa được ứng dụng ở Anh quốc và nhà toán học Anh Brook Taylor thực hiện được các tính toán tinh vi hơn cho ngành đại số học), chúng ta thấy sự điên loạn của những cuộc truy lùng phù thủy vẫn còn là một sức mạnh xã hội có tiềm năng. Charles Mackay thuật lại một trường hợp ở Caithness (vùng đông bắc Ái Nhĩ Lan):

 

Một gã khờ dại tên là William Mongomery, làm nghề thợ mộc, ghét cay đắng loài mèo; và không biết tại sao những con thú này lại chọn khu vườn sau nhà y để làm chỗ hò hẹn mà kêu gào. Ông ta điên đầu một thời gian rất lâu mà không hiểu tại sao, giữa bao nhiêu hàng xóm, mình lại là kẻ bị quấy nhiễu như thế. Cuối cùng ông đã đi đến kết luận khôn ngoan là kẻ hành hạ mình không phải là mèo mà là các mụ phù thủy. Ý nghĩ này của y được đồng tình bởi người hầu gái, cô đã thề sống chết rằng mình thường nghe những con mèo nói chuyện với nhau bằng tiếng người. Thế là lần sau, khi những con mèo kém may mắn tụ họp trong vườn sau nhà, gã thợ mộc can đảm này đã được cảnh báo. Y tự trang bị mình bằng một cái rìu, một dao găm và thanh kiếm to bản, nhảy xổ vào lũ mèo. Ông đâm trúng một con vào lưng, con thứ hai vào bên hông, và con thứ ba bị phang rìu vào chân nhưng ông chẳng bắt được con nào cả. Vài ngày sau, có hai bà già trong cùng xóm đạo ấy qua đời; và người ta kể rằng, khi xem xét thi thể của những phụ nữ này, thấy lưng và bên hông họ có những vết thương mới. Anh thợ mộc và người hầu gái tin chắc rằng hai người đàn bà này chính là những con mèo và cả quận hạt đều lập đi lập lại câu chuyện này với nhau. Ai cũng để ý tìm kiếm các nguyên nhân để bổ sung cho suy nghĩ của mình; chẳng bao lâu sau, một nguyên nhân thật đáng kể đã được tìm ra. Ðó là Nancy Gilbert, một con người già cả xấu xí trên bảy mươi tuổi, được tìm thấy nằm trong giường bà ta với một chân bị gãy. Và trông bà ta xấu xí như hệt một mụ phù thủy, rồi thiên hạ ghán ghép rằng bà ta chính là con mèo đã bị đánh gãy chân hôm nào bởi anh thợ mộc. Chốc lát sau, sau khi được thông báo về mối nghi ngờ chung ấy, lại được thêm thắt vào chi tiết là gã thợ mộc nhớ rõ có đập gãy chân một con mèo bằng sống kiếm của mình. Nancy lập tức bị lôi sềnh sệch ra khỏi giường tống vào ngục. Trước khi bị tra tấn, bà kể lại cho mọi người biết mình đã bị gãy chân một cách tự nhiên và hợp lý như thế nào, nhưng lý lẽ này không hề đem lại thỏa mãn cho một ai. Các lời thuyết phục chuyên nghiệp của những kẻ tra tấn đã khiến bà kể ra một câu chuyện hoàn toàn khác hẳn, và bà đã tự thú nhận mình đúng là một mụ phù thủy, đã bị đánh gẫy chân bởi Montgomery như đã bị quy kết; hai người đàn bà mới qua đời cũng là các phù thủy cả, cùng một loạt những người khác nữa mà bà khai ra. Bà già, quá đau đớn vì đã bị lôi ra khỏi nhà, lại thêm bị hành hạ bởi những đòn tra tấn, ngày hôm sau đã chết trong ngục.[xxvi]

 

Một lần nữa, ngoài sự quan sát những hậu quả kinh dị của một số niềm tin, chúng ta nên lưu ý đến phương thức suy luận mà những kẻ truy lùng phù thủy này xử dụng để xác định được những nghi hoặc của họ. Họ tìm những mối liên quan có thể giải thích được tính chất: không phải bất kỳ bà già nào cũng có thể liên quan đến, họ cần một người có vết đau tương tự như vết thương của con mèo. Một khi đã chấp nhận được cái tiền đề là các bà già có thể biến thành mèo và hoá ra người trở lại bình thường, thì các phần suy luận còn lại chính là khoa học cả.

 

Giáo hội đã không hề chính thức lên án việc xử dụng tra tấn mãi cho đến khi có sắc lệnh của giáo hoàng Pius VII vào năm 1816.

 

 

 

Chủ nghĩa bài Do Thái [xxvii]đã cần thiết cho học thuyết của giáo hội như cái cổng chào trước các đại thánh đường đối với giáo hội La Mã, và sự thực kinh hoàng này đã được xuất bản bằng máu của người Do Thái từ thế kỷ thứ nhất của thời công nguyên. Tương tự như thế đối với các tòa xử dị giáo, lịch sử lòng oán thù người Do Thái chắc chắn không được nghiên cứu đủ trong nội dung cuốn sách này. Tuy nhiên,tôi nêu ra vấn đề một cách vắn tắt, bởi vì chính lòng oán thù Do Thái một cách phi lý đã sinh ra một loạt những hậu quả đau khổ nhất trong thời đại của chúng ta. Chủ nghĩa bài Do Thái là thực chất của cả Kitô giáo và Hồi giáo; cả hai truyền thống này đã coi người Do Thái như là kẻ làm hỏng mất khải huyền ban đầu của Thượng đế. Người Kitô giáo nói chung còn tin rằng người Do Thái đã giết hại Chúa cứu thế, và sự hiện diện tiếp tục là người Do Thái của họ đã cấu thành sự từ chối ngoan cố thực trạng cứu thế của chúa. Bất kể nội dung là gì đi nữa, lòng oán hận người Do Thái vẫn hiện hữu như một sản phẩm của đức tin: đức tin của Kitô giáo, Hồi giáo cũng như Do Thái giáo.

 

Những người Hồi giáo thù ghét người Do Thái đương thời rất chịu ơn đối tác Kitô giáo của mình. The Protocols of the Elders of Zion ( Nghi thức của các Bậc cao niên ở Zion), vốn là một tài liệu bài chống Do Thái giả mạo của người Nga vốn là một lý thuyết giả mạo nhất quan hệ đến người Do Thái, nay được xem như một văn tự chính thức trong thế giới nói tiếng Ả Rập.[xxviii] Trong một bài viết mới đây cho tờ Al-Akhbar, một trong những tờ báo chính ở thủ đô Cairo, tác giả cho rằng vấn nạn của người Hồi giáo thù ghét người Do Thái trầm trọng hơn bất cứ cái bắt tay nhau nào trong vườn hồng của tòa Bạch ốc có thể bù đắp được:”Nhờ vào ký ức được ban phước lành của Hitler, kẻ đã nhân danh người Palestin để tiên khởi cuộc trả thù chống lại những tội phạm đê hèn nhất trên mặt đất này…Mặc dù chúng ta vẫn có những chê trách về y, bởi vì cuộc báo thù của y đã chưa đầy đủ”[xxix]. Ðây là những dòng từ thành phố Cairo ôn hòa, nơi có những người Hồi giáo uống rượu, đi xem xi nê và thưởng ngoạn môn múa bụng- và là nơi mà chính quyền luôn tích cực đàn áp những người chính thống. Rõ ràng, lòng oán hận người Do Thái thật nóng-bốc-trắng (white-hot)cả lên trong thế giới Hồi giáo.

 

Trọng lượng nặng nề của những đau khổ mà người Do Thái chịu đựng qua nhiều thế hệ, lên đến đỉnh cao trong những lò thiêu người hàng loạt, đã khiến không thể chấp nhận được lối giải thích rằng Do Thái đã tự mang đến những đau buồn này đến cho chính họ. Tuy thế, điều này, trong một nghĩa tương đối hẹp, chính là sự thật. Trước cả sự nổi dậy của giáo hội, người Do Thái đã trở thành đối tượng của các nghi hoặc và thỉnh thoảng bị ngược đãi bởi sự chối từ bị đồng hóa của họ, vì tính ốc đảo và sự tự nhận mình là dân thượng đẳng từ văn hoá đạo giáo của họ- nghĩa là, vì những nội dung của các niềm tin vô lý, có tính bè phái của chính họ. Giáo điều về “một dòng giống được chọn lựa”, trong khi tối thiểu là một ẩn chứa của hầu hết các niềm tin, lại đạt đến một thứ lanh lảnh đinh tai trong Do thái giáo vốn không hề được ai biết đến trong thế giới cổ đại. Giữa những nền văn hóa thờ phượng nhiều Chúa, đạo độc thần đến sau của người Do thái đã chứng tỏ không thể tiêu hóa được. Và trong lúc sự quỷ ma hóa hiển nhiên của họ như một dân tộc cần đến công việc điên khùng của giáo hội Kitô, tư tưởng Do Thái giáo vẫn duy trì như một cột thu lôi cho sự bất dung đến mãi ngày nay. Như một hệ thống của các niềm tin, Do Thái giáo biểu hiện như một sự kém thích ứng nhất để tồn tại được trong trạng thái thần học của nhu cầu tự nhiên. Kitô giáo và Hồi giáo đều công nhận sự thiêng liêng của Cựu Ước và dâng hiến sự hoán chuyển dễ dàng cho đức tin của họ. Hồi giáo kính trọng Abraham, Moses và Jesus như những tiền bối của Muhammad. Ấn độ giáo ôm lấy hầu như tất cả những thứ ấy trong hình ảnh nhiều tay của họ (Thí dụ như nhiều người Ấn độ giáo coi Jesus như một hóa thân của thần Vishnu). Do Thái giáo thì trơ trọi tìm thấy chính mình bị bao vây bởi những lầm lỗi không thể nào thuyên giảm. Do đó, có lẽ ít ngạc nhiên vì sao Do Thái giáo lại thu hút quá nhiều ngọn lửa bè phái đến thế. Người Do Thái, trong mực độ là một thứ tôn giáo,tin tưởng rằng họ là kẻ mang gánh một thỏa ước độc nhất với Thượng đế. Hậu quả là, họ đã phải trải qua hai ngàn năm vừa qua để cộng tác với những kẻ nhìn họ khác như những kẻ ấy tự nhìn mình không thể bù đắp được như thế. Do Thái giáo vừa chia rẽ trong thực chất, vừa kỳ quái trong chủ nghĩa nghĩa đen của nó, và ở trong một sự bất hòa với các quan điểm văn minh của nền tân tiến như bất cứ tôn giáo nào khác. Người định cư Do Thái, qua việc thực hành quyền “tự do tín ngưỡng” trên những vùng đất đang có tranh chấp, nay đang là một trong những trở ngại chính cho nền hòa bình tại Trung đông. Họ sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra chiến tranh giữa Hồi Giáo và phương Tây nếu như có một cuộc chiến như thế nổ ra từ mối xung khắc Do Thái và Palestin.[xxx]

 

 

Vấn nạn của Kitô giáo trong thế kỷ đầu tiên thì đơn giản: họ thuộc về một giáo phái của người Do Thái tin rằng Jesus là đấng cứu thế (Chữ Hy lạp Christos), trong khi đại đa số các đồng đạo khác không tin như thế. Dĩ nhiên, Jesus là một người Do Thái, mẹ ông ta là phụ nữ Do Thái. Các tông đồ của Jesus, kể đến người cuối cùng cũng là người Do Thái. Ngoại trừ những văn bản được soạn có tính toán của nhà thờ về sau này ra, không hề có một loại bằng chứng gì là Jesus từng nhận mình là ai trừ việc mình là một người Do Thái giữa những người Do Thái khác, tìm kiếm sự hoàn thiện Do Thái giáo- và, có thể, tìm lại chủ quyền của người Do Thái trong một thế giới của người La Mã. Như nhiều tác giả đã nhận xét, vô số thi ca tiên tri bằng ngôn ngữ Do Thái cổ đã được viết trùng hợp với thừa tác vụ của Jesus phản bội những lời biện hộ vốn thường kém hiểu biết, từ những người biên soạn phúc âm.

 

Chẳng hạn như, các soạn giả sách Luke và Matthew, khi tìm cách làm cho cuộc đời của Jesus ăn khớp với các tiên tri trong sách Cựu Ước, đã khăng khăng cho rằng bà Mary thụ thai nhưng vẫn còn trinh nguyên ( tiếng Hy Lạp parthenos) lần theo tiếng Hy Lạp diễn tả trong sách Isaiah 7:14. Thật không may cho cái hoang đường về trinh tiết của bà Mary, chữ Do Thái cổ alma (mà chữ pantheons là một lối dịch sai) chỉ đơn giản có nghĩa là “người đàn bà còn trẻ”, chứ không có ý ám chỉ gì về sự trinh nguyên. Chắc chắn rằng học thuyết của Kitô giáo về sự sinh sản đồng trinh, và nhiều thứ đưa đến các hậu quả quan tâm lo lắng của nhà thờ về các thứ liên quan đến giới tính, dục tính, là hậu quả từ việc dịch sai cổ ngữ Do Thái.[xxxi]

 

Một ấn tượng đáng chú ý khác chống lại học thuyết về sự hạ sinh trinh nguyên là những nhà rao giảng phúc âm khác, John và Mark, dường như không hề hay biết gì về chuyện này-tuy cả hai còn phải vất vả vì những cáo buộc về tình trạng con hoang của Jesus.[xxxii] Paul rõ ràng nghĩ rằng Jesus là con trai của Joseph và Mary. Ông nhắc đến Jesus như một người đã “sinh ra từ dòng giống của David căn cứ vào thân xác” (Romans 1:3-có nghĩa Joseph là cha đẻ ra ông”, và “sinh ra từ một người đàn bà” (Galatians 4:4-có nghĩa rằng Jesus thực sự là một con người), mà không hề nhắc gì đến sự nguyên vẹn trinh tiết của Mary.[xxxiii]

 

Trinh tiết của bà Mary luôn luôn là một sự gợi ý về quan điểm của Thượng đế đối với tình dục: rằng bản chất của tình dục là tội lỗi, là động lực từ đấy mà tội nguyên thủy đã truyền lại qua các đời sau kể từ Adam. Trông như thể rằng nền văn minh Tây phương đã phải cam chịu đến hai thiên niên kỷ chứng thần thánh hóa loạn thần kinh chức năng tình dục đơn giản chỉ vì các tác giả Matthew và Luke đã không thể đọc hiểu được cổ ngữ Do Thái. Ðối với người Do Thái, hậu duệ đích thực của Jesus và các tông đồ, thì cái học thuyết về sự sản sinh trinh nguyên đã đóng góp như một bào chữa quanh năm suốt tháng cho sự ngược đãi của mình, bởi vì nó từng là một trong những mẩu “chứng tích” minh chứng cho tính cách thần thánh của Jesus.

 

Chúng ta nên lưu ý rằng sự nhấn mạnh vào các phép lạ trong kinh Tân Ước, cùng với những cố gắng làm cho cuộc đời của Jesus ăn khớp với các tiên tri trong Cựu Ước, đã hé lộ cho thấy nghĩa vụ đầu tiên của Kitô giáo, dù phải lung túng chập choạng cũng là phải làm thế nào cho đức tin của họ được hợp lý.  Nếu lấy sự có nghĩa của bất cứ phép lạ nào, và sự chấp nhận rộng rãi về các lời tiên tri, ắt đã là sự hợp lý duy nhất để nhận xét những sự kiện cố ý này là chứng tích cho tính cách thánh thiêng của Jesus rồi. Augustine, về phần mình, đã huỵch toẹt công bố “Tôi không nên là một người Kitô giáo nhưng tôi theo Kitô giáo chính là nhờ các phép lạ”. Một ngàn năm sau, Blaise Pascal-một nhà toán học xuất chúng, một triết gia, vật lý gia-đã hết sức cảm kích bởi những chứng thực về các tiên tri của Chúa cứ thế mà đã dâng hiến những năm tháng cuối trong cuộc đời ngắn ngủi của mình để biện hộ cho Kitô giáo bằng bút mực :

 

         Thông qua Jesus chúng ta biết được Thượng đế. Tất cả những ai bảo mình hiểu biết Thượng đế và chứng minh được hiện hữu của Người mà không cần đến Jesus thực chỉ mang đến những chứng minh vô ích mà thôi. Nhưng để chứng minh Jesus chúng ta có các lời tiên tri vốn là những bằng chứng vững chắc và rõ ràng. Từ việc hoàn thiện và minh chứng sự thực bằng sự kiện, những lời tiên tri này cho thấy các sự thực này là chắc chắn và do đó đã chứng tỏ rằng Jesus đúng là bậc thánh.[xxxiv]

 

“Vững chắc và rõ ràng” ? Sự việc một trí tuệ nhanh chóng trở thành nạn nhân cho một học thuyết như thế chắc chắn phải là một băn khoăn lớn của thời đại.[xxxv] Ngay cả hiện tại, việc tái xác nhận rõ ràng về sự tiên tri trình bày tỉ mỉ trong Tân Ước được dùng như lý lẽ chính để chấp nhận Jesus như một vị cứu thế. “Cú nhảy vọt về đức tin” ("leap of faith") chỉ là một điều giả tạo. Không người Kitô giáo nào, kể cả những người ở thế kỷ thứ nhất, từng đồng lòng dựa vào đấy.

 

 

TRONG KHI Thượng đế giao ước với Do Thái và đem con trai mình đến trong hình dạng một người Do Thái, những người Kitô giáo ban đầu không phải là người Do Thái càng ngày càng tăng đông hơn, và khi học thuyết lan rộng ra, những kẻ mới rửa tội đã bắt đầu nhìn sự chối bỏ tính thiêng liêng của Jesus của người Do Thái như một tội lỗi quá đáng. Tính đặc chủng này đã được hình thành vững vàng trong thời của Paul:

 

         Thật vậy, thưa anh em, anh em đã noi gương các Hội Thánh của Thiên Chúa ở miền Giuđê là những Hội Thánh của Ðức Kitô Giêsu, vì anh em cũng đã phải chịu những nỗi đau khổ do đồng bào của anh em gây ra, như các Hội Thánh đó đã phải chịu do người Do Thái. Những người này đã giết Chúa Giêsu và các ngôn sứ, đã bắt bớ chúng tôi, họ không đẹp lòng Thiên Chúa và chống lại tất cả mọi người; họ ngăn cản khi chúng tôi rao giảng cho người ngoại để những người này được ơn cứu độ. Như vậy họ luôn luôn chất đầy thêm tội lỗi; nhưng cuối cùng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đã giáng xuống trên họ.

         (Thessalonians 2:14-16)

 

Việc biến người Do Thái thành quỷ biểu hiện trong phúc âm của John:

 

Ðức Giêsu bảo họ (những người Do Thái): "Giả như Thiên Chúa là Cha các ông,hẳn các ông phải yêu mến Tôi vì tôi phát xuất từ Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa mà đến.Thật thế, tôi không tự mình mà đến, nhưng chính Người đã sai tôi. Tại sao các ông không hiểu lối nói của tôi? Là vì các ông không thể nghe lời tôi nói. Cha các ông là ma quỷ, và các ông muốn làm những gì cha các ông ham thích.Ngay từ đầu, nó đã không đứng về phía sự thật, vì sự thật không ở trong nó. Khi nó nói dối là nó theo bản tính của nó, bởi vì nó là kẻ nói dối và là cha sự gian dối. Còn tôi, chính vì tôi nói sự thật, nên các ông không tin tôi.

(John 8:41-45)

 

Với việc phá hủy Ðền Thánh vào năm 70 thời Công nguyên, người Kitô giáo-người ngoại Do và những người giống người Do Thái- cảm thấy họ là đã được  làm chứng cho sự hoàn thành của các lời tiên tri, tưởng tượng những quân đoàn La mã đã phân phối hình phạt đến những kẻ phản bội Chúa. Chủ nghĩa bài Do Thái chẳng bao lâu sau đã dành được một sự tự mãn thắng thế và với sự nâng cao Kitô giáo như một quốc giáo vào năm 315 thời Công Nguyên, cùng sự cải đạo của Constantine, Kitô giáo công khai khởi sự uốn nắn, gia giảm đến suy thoái của thế giới dân Do Thái.[xxxvi] Các bộ luật được thông qua để thủ tiêu các đặc quyền dân sự trước đã ban cho người Do Thái. Người Do Thái bị loại ra khỏi quân đội và những chức vụ cao, cũng như không được tham gia đảng phái, hoặc không được quan hệ xác thịt với phụ nữ Kitô giáo (vi phạm vào hai điều này có thể bị xử tử hình). Bộ luật Justinian, trong thế kỷ thứ sáu, căn bản công bố hủy bỏ tình trạng pháp nhân của người Do Thái-đặt kinh Mishnah (luật pháp hóa những luật truyền khẩu của người Do Thái) ra ngoài vòng pháp luật, và khép tội không tin vào sự phục sinh và ngày phán xét cuối cùng thành trọng tội.[xxxvii] Augustine, người đã từng rất bè phái, hân hoan với sự nô dịch hóa người Do Thái và đặc biệt vui sướng với hiểu biết rằng người Do thái phải chịu số phận lang thang trên mặt đất để làm chứng cho chân lý của kinh thánh và sự giải thoát cho những người ngoại Do. Sự đau khổ và tình trạng quy phục của người Do Thái đã là bằng chứng rằng cuối cùng Chúa là đấng cứu thế.[xxxviii]

 

Giống như các mụ phù thủy, người Do Thái ở Âu châu thường bị cáo buộc những tội trạng khó tin, cáo buộc thịnh hành nhất được biết đến như là tội “phỉ báng huyết thống”-sinh ra từ niềm tin cho rằng người Do Thái cần máu huyết của người Kitô giáo (thường là trẻ sơ sinh) để dùng trong một số nghi thức tôn giáo khác nhau. Dọc suốt thời trung cổ, người Do Thái thường bị buộc tội giết hại trẻ con Kitô giáo, một tội ác mà từ đó họ đã đủ để bị khinh miệt. Ðã có thời ai cũng biết rằng mọi người Do thái, đàn ông cũng như đàn bà, đều có kinh nguyệt, và đã phải cần đến máu huyết của người Kitô giáo để phục hồi lại lượng máu huyết mất đi của mình. Họ cũng phải đau khổ vì bệnh trĩ nặng nề và các lở loét rỉ nước như một hình phạt của Chúa- và như lời trả đũa cho niềm tự mãn không có thực trước tổng trấn Pilate “vô tội” (Matthew 27:35), “Máu hắn đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!". Không nên lấy gì làm ngạc nhiên về việc người Do Thái có tục lệ lấy máu người Kitô giáo để xoa dịu vì những sỉ nhục này. Máu người Kitô giáo được thuật lại là cũng được dùng để làm giảm cơn đau đẻ cho những thai phụ Do Thái nào may mắn có được để thoa lên một miếng da, nắm chặt trong tay. Cũng đã từng là một kiến thức phổ biến rằng tất cả mọi người Do Thái đều bị mù lúc sinh ra và khi dùng máu người Kitô giáo bôi lên mắt ắt sẽ thấy được sáng mắt trở lại. Trẻ trai Do Thái thường sinh ra với các ngón tay dính chặt vào trán, và cũng chỉ có máu của người Kitô giáo mới chữa được chứng này mà không gây tử vong cho chúng.

 

Một khi sinh ra, niềm khao khát máu huyềt người Kitô giáo của người Do Thái chắc chắn không thể nguôi ngoai. Trong nghi thức cắt da quy đầu cần phải xức dầu thánh (tức là dầu crissam, một sản phẩm đặc biệt của đạo Kitô); và sau này trong đời sống, trẻ con Do Thái cả nam lẫn nữ phải có một phận sinh dục của mình được thoa bằng máu của một người nghèo, ngoan đạo-rình bắt ngoài đường rồi trói lại trong vũng lầy-để cho chúng có thể sinh con đẻ cái. Người Kitô giáo thời trung cổ tin rằng người Do Thái dùng máu của họ vào tất cả mọi thứ từ việc dùng làm son môi cho đẹp đến xử dụng như bùa ngải để yêu nhau và làm thuốc chữa bệnh phong. Cứ suy ngẫm những sự kiện này, ai có thể không nghi ngờ rằng người Do Thái của mọi lớp tuổi sẽ thích hút máu từ những trẻ con Kitô giáo “bằng những lông ống hoặc lưỡi gà” để sau này dùng vào các lễ lạc cưới hỏi khi trưởng thành? Sau cùng, với một ý chí để che dấu gốc gác của mình, người Do Thái phải thoa máu của một đứa trẻ Kitô giáo vô tội lên các đồng loại đang hấp hối sắp chết của họ (vừa được rửa tội xong và ngẹt thở) rồi hô lên rằng “Nếu đấng cứu thế đã hứa hẹn trong lời tiên tri thực sự đã đến, và người chính là Jesus, cầu xin cho giống máu vô tội này đảm bảm được ngươi trên cõi thiên đàng !”.[xxxix]

 

Dĩ nhiên, sự nguyền rủa huyết thống này cũng chập choạng trên vai các quan niệm sai lầm vĩ đại khác nữa, đặc biệt trong một nhận thức, đã được nhiều người chấp nhận vào lúc ấy, là nhiều cơ phận khác nhau của cơ thể con người xử lý được các quyền lực y học và nhiệm màu. Ðiều này giải thích được sự chấp nhận về các cáo buộc tương tự ở mức độ của các phù thủy, như niềm tin cho rằng những cây nến làm bằng mỡ người khi thắp lên chung quanh có thể giúp người ta trở nên vô hình.[xl] Người ta không khỏi tự hỏi đã có bao nhiêu tên trộm kia bị bắt khi trèo qua cửa nhà hàng xóm tìm của ăn cắp trong khi tự tin mang theo loại nến mùi hương kỳ dị ấy, trước khi các dụng cụ thần tiên để trốn lánh này hết dùng được nữa.

 

Nhưng đối với những ngu xuẩn thô lỗ rành rành không có gì qua mặt được các quan tâm thời trung cổ về sự tôn thờ các báng bổ thánh thần, hình phạt đã bận tâm những người Kitô giáo ngoan đạo trong nhiều thế kỷ. Học thuyết về sự hóa thể chính thức được hình thành từ năm 1252 tại Hội đồng Lateran thứ Tư (cùng một hội đồng đã phê chuẩn cho phép các quan tòa dị giáo xử dụng đến các loại tra khảo và ngăn cấm người Do Thái làm chủ đất đai, gia nhập quân đội hay các chức vụ dân sự khác), và từ đó trở nên một trung tâm điểm của đức tin Kitô giáo (ngày nay là Công giáo). (Một đoạn thích hợp trong Những công bố về Ðức tin của Hội thánh Công giáo đã được trích dẫn trong chương 2). Từ đó, đã trở nên một sự thật không thể luận bàn của thế gian rằng người ban phép mình thánh trong thánh lễ thực sự đã hoán chuyển được vào thể xác của Jesus. Sau khi chủ thuyết không thể tưởng tượng được này được hình thành, chỉ thuần từ sự lập lại, để thỏa mãn mọi người, Kitô giáo bắt đầu lo lắng rằng những chiếc bánh thánh sống này có thể trở thành đối tượng của các việc xử dụng bừa bãi, ngay cả có thể bị hành hạ về thể xác, trong tay những người dị giáo hoặc Do Thái. (Ai đó có thể tự hỏi tại sao ăn thịt của Jesus lại không phải là một sự hành hạ ông ấy ?). Có thể có mối ngờ nào rằng người Do Thái sẽ tìm cách làm tổn thương con một của Thượng đế một lần nữa, khi biết rằng thân xác ông hiện đang sẵn sàng trong hình dạng một chiếc bánh yếu đuối ? Các tài liệu lịch sử đã cho thấy đến ba ngàn người Do Thái đã bị sát hại để đáp trả một lời cáo buộc đơn giản của tội ác tưởng tượng này. Tội tôn thờ các báng bổ thần thánh đã bị trừng trị suốt nhiều thế kỷ tại Âu châu.[xli]

 

Chính vì cái lịch sử khép tội có nguồn gốc từ thần học này mà chủ nghĩa bài Do Thái thế tục đã nổi lên. Ngay cả các phong trào rõ ràng chống Kitô giáo, như trong các trường hợp của chủ nghĩa Phát xít Ðức và xã hội chủ nghĩa ở Nga, đã vận dụng để thừa hưởng và thủ diễn sự bất dung về học thuyết của nhà thờ. Ngạc nhiên thay, các ý tưởng giả mạo như sự phỉ báng máu huyết tìm được một giáo phái đông người tin theo trong thế giới Hồi giáo vẫn còn quá ảnh hưởng đến chúng ta. [xlii]

 

 

Lò Thiêu người Hàng Loạt

 

Chủ nghĩa xã hội của tất cả chúng ta được neo chặt bởi lòng trung thành tuyệt đối, trong sự quy phục ngài Quốc Trưởng, âm thầm thi hành các mệnh lệnh của ngài mà không cần hỏi đến lý do trong một số trường hợp đặc biệt. Chúng ta tin rằng Quốc Trưởng đã vâng theo một lời gọi cao cả hơn để thành lập lịch sử Ðức quốc. Và không thể có một phê bình nào cho một niềm tin như thế.

 

(Rudolf Hess, trong một diễn văn đọc tháng Sáu, 1943)[xliii]

 

Sự xuất hiện của Chủ nghĩa Quốc Xã ở Ðức đòi hỏi rất nhiều ở sự “trung thành vô điều kiện”. Lò thiêu người Do Thái đã làm nổi bật sự chấp nhận được những tư tưởng cực kỳ phi lý, vượt xa hẳn cả lòng trung thành (và ngoan đạo) thấp hèn của con người.

 

         Heinrich Himler nghĩ quân đội SS nên có tỏi và nước khoáng cho bữa ăn sáng. Ông nghĩ là có thể làm con người tự thú bằng telepathy. Bắt chước Vua Arthur và và luật bàn tròn, ông chỉ có mười hai người cùng ăn bữa tối. Ông ta tin rằng chủng tộc Aryans không hề tiến hóa từ con khỉ và đười ươi như các chủng tộc khác, mà xuống trần gian thẳng từ thiên đàng, nơi họ được ướp gìn giữ trong băng đá từ thủa ban sơ. Ông thiết lập một tiểu đoàn về khí tượng để chuyên chú vào việc minh chứng sự thể về vũ trụ này. Ông cũng nghĩ rằng mình là tái sinh của Heinrich đệ nhất. Himmler là một trường hợp cực đoan: có lẽ là hình ảnh của một kẻ thật điên loạn. Nhưng một trong những tính cách của y được chia xẻ rộng rãi hơn nhiều-đó là tâm hồn y chưa từng được khuyến khích để phát triển. Tràn ngập bởi các thông tin và các ý kiến, y không hề có được những quyền chỉ trích. [xliv]

 

Tại tâm điểm của mỗi guồng máy chuyên chế, người ta thấy được các

học thuyết lạ lùng, cải soạn một cách nghèo nàn, nhưng lại hữu hiệu một cách vững vàng như những bánh răng chuyền trong các công cụ lố bịch của tử thần. Dĩ nhiên, chủ nghĩa quốc xã tiến hoá ra từ một loạt những hệ quả chính trị và kinh tế, nhưng củ nghĩa này cuộn chặt được với nhau bởi một niềm tin về tính thuần chủng và thượng đẳng của dân tộc Ðức. Tôn trọng niềm đam mê với giòng giống này chính là sự tin chắc rằng tất cả các nhân tố không trong sạch-những kẻ luyến ái đồng tính, tàn phế, du mục Gypsy, và, nhất là người Do Thái-là biểu hiện một đe dọa đến tổ quốc. Dù lòng oán thù Do Thái ở Ðức tự thể hiện trong một phương cách nghiêng mạnh về thế tục, nó chính là sự kế thừa trực tiếp từ Kitô giáo trung cổ. Trong nhiều thế kỷ, Những người Ðức ngoan đạo đã nhìn người Do Thái như các sinh vật tệ hại nhất trong những kẻ dị giáo và xem họ như những nguyên nhân mang lại các bệnh hoạn xã hội bằng chính sự tiếp tục hiện diện của họ giữa những người có đức tin. Daniel Goldhagen đã truy tìm căn nguyên nhận thức về Do Thái của người Ðức như là một “chủng tộc” và một “quốc gia”, vốn đã đạt đến đỉnh cao bằng sự hình thành một chủ nghĩa dân tộc triệt để của lòng oán thù Kitô giáo cổ đại.[xlv] Dĩ nhiên, sự ma quỷ hoá mang tính tôn giáo về người Do Thái cũng là một hiện tượng cùng thời. (Thật ra, chính Vatican đã làm nuôi dưỡng sự phỉ báng huyết thống trong báo chí của họ mãi đến năm 1914). [xlvi]Mỉa mai thay, chính cái sự thật người Do Thái đã bị đối xử tồi tệ ở Ðức (và các nơi khác) kể từ thời xa xưa-từ việc bị ép vào ở trong các ghetto và tước đoạt mất tư cách công dân-đã đem đến sự nổi dậy bộ phận thế tục hiện đại của chủ nghĩa bài Do thái, bởi vì không phải đến các nỗ lực giải phóng của tiền thế kỷ mười chín mà sự oán hận người Do Thái mới tìm được một biến thái rõ rệt về chủng tộc. Ngay cả tổ chức tự xưng là “bạn của người Do Thái”, một tổ chức tìm kiếm sự dung nạp người Do thái vào xã hội Ðức với tất cả quyền lợi công dân đã hành động như thế chỉ trên giả thiết là người Do thái có thể cải tạo và đầu hàng được bằng sự thuần túy chịu gia nhập với dòng giống Ðức. [xlvii]Do đó, những tiếng nói của sự khoan dung thông thoáng trong khuôn khổ của Ðức thì thường cũng bài Do thái như những thành phần bảo thủ đối lập, bởi vì họ chỉ khác biệt trong niềm tin rằng người Do Thái có khả năng thay đổi đạo đức. Vào cuối thế kỷ thứ mười chín, sau khi những thử nghiệm hào phóng đã thất bại trong việc hòa tan người Do Thái trong thứ dung môi xa xưa của niềm khoan dung Ðức, người bạn cũ “Bạn của người Do Thái” đã đi đến chỗ nhìn những người khách lạ này lẫn trong chính mình với sự kinh tởm tương tự mà những kẻ đương thời ít lý tưởng hơn đã cùng nuôi dưỡng. Một phân tích của các tác giả bài Do Thái nổi bật, xuất bản từ năm 1861 đến 1895 hé lộ cho thấy tính tàn sát của những người Ðức chống Do Thái từng hướng đến: hơn hai phần ba những người này có ý muốn mang lại một “giải pháp” cho “vấn nạn Do Thái” công khai tán thành sự hủy diệt tính mạng người Do Thái.- và điều này, như Goldhagen đã vạch rõ, là đã có từ một vài thập niên trước sự xuất hiện của Hitler. Thực thế, khả năng hủy diệt một dân tộc đã được xem xét đến ngay cả trước khi từ ngữ “diệt chủng” có được ý nghĩa rõ rệt của nó, và đã có lâu trước khi sự giết hại trên một bình diện lớn lao như thế cho thấy có thể thực hiện được trong thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai.

 

Trong khi lời kết án gây ra nhiều tranh cãi của Goldhagen cho rằng người Ðức là những “đao phủ tự nguyện” của Hitler dường như khá công bằng, sự thực chính là các dân tộc ở các đất nước khác cũng tự nguyện tương tự. Chủ nghĩa diệt chủng bài Do Thái đã từng hiện diện đâu đó vào một số thời điểm, đặc biệt ở Ðông Âu. Thí dụ như vào năm 1919, riêng ở Ukraina, có sáu mươi ngàn người Do Thái bị sát hại.[xlviii] Một khi đệ tam Ðế chế của Ðức bắt đầu công khai hành quyết người Do Thái, các cuộc tàn sát chống Do Thái lập tức nổ ra ở Ba Lan, Rumania, Hungary, Áo, Tiệp, Croatia và những nơi khác.[xlix]

 

Với việc thông qua luật Nuremberg năm 1935, cuộc chuyển hóa chủ nghĩa bài Do Thái của Ðức đã hoàn tất. Người Do Thái, từng một thời là kẻ thù của nước Đức hùng mạnh trên nguyên tắc, đã được xem như một chủng tộc.Với cương vị như thế, họ không thể cải tạo được về căn bản, bởi khi một người có thể vứt bỏ lý tưởng tôn giáo, ngay cả chấp nhận rửa tội để vào nhà thờ, kẻ ấy cũng không thể làm mất đi chính bản thân mình. Và chính là ở đây mà chúng ta chạm trán với sự đồng lõa không úp mở của giáo hội trong mưu toan giết hại cả một dân tộc. Công giáo Ðức tự lộ ra sự đồng thuận rõ rệt với một tín ngưỡng phân biệt chủng tộc ở những mục tiêu chồng chéo với tối thiểu một trong những niềm tin cơ bản của họ: bởi vì nếu phép rửa tội thực sự có sức mạnh của sự chuộc tội, thì sự hoán cải của người Do Thái nên được cứu rỗi mà không nên có chút cặn bã nào trong ánh mắt của giáo hội. Nhưng, như chúng ta đã thấy, sự nhất quán trong bất cứ hệ thống đức tin nào cũng không bao giờ được hoàn hảo-và Giáo hội Ðức, để duy trì các trật tự trong khi họ hành đạo,cuối cùng đã buộc phải in ấn những truyền đơn khiển trách những bầy chiên của họ đừng công kích người Do Thái đổi đạo trong giờ đang hành lễ. Điều mà dòng giống của một con người không thể hủy bỏ được đã được nhấn mạnh mãi từ năm 1880, trong một văn bản được chuẩn y của Vatican:” Ôi sai lầm và nhơ nhớp làm sao cho những kẻ nghĩ rằng Do Thái giáo chỉ là một tôn giáo như Công giáo, đa thần giáo, Thệ phản giáo, chứ không phải sự thực là một chủng tộc, một dân tộc, một quốc gia !...Bởi vì người Do Thái không phải là người Do Thái chỉ vì cái tôn giáo của chúng...Chúng là những bọn Do thái cũng và chính đặc biệt bởi vì cái dòng giống của chúng”[l]. Các giám mục Công giáo Ðức tự đề ra hướng luật riêng của mình vào năm 1936: “Chủng tộc, đất đai, máu huyết và con người là những giá trị tự nhiên quý báu, mà Thượng đế, đức Thánh thần đã tạo nên và đã đặt tin tưởng vào người Ðức chúng ta để chăm sóc những giá trị ấy”.[li]

 

Nhưng sự đồng lõa nham hiểm thực sự của giáo hội nằm trong sự tình nguyện của họ để mở hồ sơ gia phả ra cho Ðức quốc xã và vì thế đã cho phép Ðức quốc xã truy tìm được nhánh rẽ tổ tiên dòng tộc Do Thái của từng người. Guenther Lewy, một sử gia của Giáo hội Công giáo, đã viết rằng :

 

         Chính câu hỏi là phải chăng Giáo hội [Công Giáo] nên giúp nước Ðức quốc Xã lọc ra những người có dòng tộc là Do Thái chưa bao giờ được mang ra bàn cãi. Ngược lại. “Chúng ta luôn luôn làm việc không ích kỷ cho dân tộc mà không cần lưu tâm đến sự trả ơn hay vô ơn”, một giáo sĩ đã viết ở Klerusblatt vào tháng chín năm 1934. “Chúng ta cũng nên làm hết sức mình để giúp đỡ trong ích lợi này của dân tộc”. Và sự hợp tác của giáo hội trong sự việc này đã tiếp diễn qua suốt thời chiến tranh, khi cái giá phải trả vì là người Do thái không còn là sự sa thải khỏi các công việc trong chính phủ hoặc thiệt hại đến công ăn việc làm mà là sự trục xuất và tiêu diệt thẳng thừng”.[lii]

 

Tất cả điều này, bất kể sự thật là Giáo hội Công giáo đã ở trong vị trí thực sự đối nghịch với nền tảng của Ðức quốc Xã, cái đã từng cương quyết tước đoạt quyền lực của mình. Goldhagen cũng nhắc nhở chúng ta rằng không một giáo hội công giáo Ðức nào bị rút phép thông công trước, trong và sau cuộc chiến tranh, “sau khi đã phạm một tội ác tày trời trong lịch sử nhân loại”. Ðây thật là một sự kiện phi thường. Trải suốt thời kỳ này, giáo hội vẫn tiếp tục rút phép thông công các nhà thần học, các học giả trong những số người có các quan điểm không chính thống và cấm đoán hàng trăm cuốn sách nhưng vẫn không một thủ phạm nào của sự diệt chủng-những thủ phạm vốn có vô số bằng chứng-có thể hằn được những vến nhăn trên hàng mi khiển trách của giáo hoàng Piuos XII.

 

Tình hình lạ thường này đáng để được viết ra ngoài lề một chút. Vào cuối thế kỷ thứ mười chín, Vatican đã cố gắng chiến đấu với các kết luận không chính thống của các nhà phê bình Kinh thánh tân tiến bằng nền học thuật nghiêm khắc của mình. Các học giả Công giáo bị thúc đẩy phải theo các kỹ thuật phê bình hiện đại, để chứng minh rằng những kết quả của một nghiên cứu tỉ mỉ và vô tư về Thánh kinh sẽ có thể tương thích được với học thuyết của giáo hội. Phong trào được biết như là một thứ “chủ nghĩa tân thời”, và chẳng bao lâu sau đô lúc đã trở nên vô cùng hổ thẹn, khi nhiều học giả giỏi nhất của Công giáo đã thấy chính họ cũng trở nên ngờ vực về chân lý nghĩa đen của kinh sách. Năm 1893, giáo hoàng Leo XIII công bố :

 

        Tất cả những kinh sách này…mà giáo hội đã xem như thiêng liêng và hợp quy tắc đã được trước tác với tất cả nội dung dưới cảm hứng của Thánh Linh. Hiện nay, ngược với việc thừa nhận sự cùng hiện hữu của các sai lầm, cảm hứng thiêng liêng tự nó loại trừ tất cả sai sót, và điều ấy cũng từ sự cần thiết, bởi vì Thiên chúa, Chân lý tối thượng, không thể có năng lực giảng dậy sai lầm.[liii]

 

Vào năm 1907, giáo hoàng Pius X kết án chủ nghĩa tân thời là một dị giáo, rút phép thông công tất cả bộ phận của họ trong giáo hội, và đặt tất cả các sách vở nghiên cứu phê bình kinh thánh vào danh mục những sách vở bị cấm đọc. Các học giả lỗi lạc gồm Descarte (với một số công trình bị lựa riêng ra), Montagne (các tiểu luận), Locke (Essay on Human Understanding), Swift (Tale of Tub), Swedenborg (Principia), Voltaire (Lettres philosophiques), Diderot (Encyclopédie), Rousseau (Du Contrat social), Gibbon (The Decline and Fall of the Roman Empire), Paine (The Rights of Man), Sterne (A Sentimental Journey), Kant (Critique of Pure Reason), Flaubert (Madame Bovary), và Darwin (On the Original of Species). Tác phẩm Suy tưởng (Meditations) của Descartes bị thêm vào danh mục vào năm 1948 là một trường hợp khiển trách muộn. Với tất cả các sự việc như vậy xảy ra trong đầu thập niên, ta hẳn phải nghĩ rằng Tòa Thánh đã có thể tìm ra những xúc phạm lớn hơn với những thứ để quan tâm đến. Mặc dù không một lãnh tụ nào của Ðức quốc Xã-ngay cả chính Hitler-từng bị rút phép thông công, ngay Galileo không hề được xá tội dị giáo cho đến mãi năm 1992.

 

Qua chính ngôn từ của vị giáo hoàng đương nhiệm, John Paul II, chúng ta có thể thấy sự tình hiện tại ra sao: “Sự Mặc khải này là cuối cùng; ta chỉ có thễ hoặc là chấp nhận hoặc chối từ . Nếu chấp nhận, nghĩa là công nhận tin vào Thiên chúa, Thánh Cha toàn năng, Ðấng tạo nên thiên đàng và trần thế, và tin Chúa Jesus cứu thế, Con Một của Thiên chúa, với tất cả tính chất như  Ðức Chúa Cha và Thánh Thần, là Chúa và Ðấng ban phát sự sống. Hoặc là chối bỏ tất cả mọi điều này.”[liv] Dù sự nổi dậy rồi thất bại của chủ nghĩa tân thời trong giáo hội khó có thể được nhìn nhận như một chiến thắng của lẽ phải, nó minh họa được một điểm quan trọng: để biết được thế gian này ra sao, con người phải bị thương tổn bởi chứng cứ mới. Không phải tình cờ mà học thuyết tôn giáo và sự truy tìm lương thiện rất hiếm khi được ở cạnh bên nhau trong thế giới của chúng ta.

 

Khi chúng ta suy nghĩ đến số ít thế hệ đã đi qua kể từ khi giáo hội ngưng mổ bụng những người vô tội trước sự chứng kiến của gia đình họ,thiêu sống các bà già nơi các quảng trường công cộng, và hành hạ các bậc thức giả đến điên loạn chỉ vì những suy đoán về những hành tinh, có lẽ ít ngạc nhiên là nó đã thất bại để nghĩ ra bất cứ điều gì trở nên quá sức tồi tệ ở Ðức trong những năm chiến tranh. Thật thế,rất nhiều người cũng biết được là một số viên chức Vatican (nổi tiếng nhất là giám mục Alois Hudal) đã giúp đỡ các thành viên của mật vụ SS như Adolf Eichmann,Heinrich Mueller, Franz Stangl, và hàng trăm kẻ khác trốn thoát sang Nam Mỹ và Trung Ðông sau hậu quả của chiến tranh.[lv] Nội dung này cũng nhắc ta nhớ rằng những người khác trong Vatican cũng đã có giúp người Do Thái trốn thoát. Điều này có thật. Tuy nhiên, cũng có thật là các trợ giúp của Vatican thường tùy thuộc vào việc những người Do Thái ấy trước đó có rửa tội hay không.[lvi]

 

Không nghi ngờ gì là có vô số không kể hết những bằng chứng về việc người Kitô giáo Âu châu hy sinh đến tính mạng mình để bảo vệ những người Do Thái sống giữa lòng mình, và họ đã hành động như thế chính vì tính Kitô giáo của họ.[lvii] Nhưng con số họ không nhiều đến mức không thể đếm được. Sự thật của việc con người đôi khi cảm hứng được đến các hành động anh hùng của lòng nhân từ bởi các giảng dậy của Kitô giáo không nói lên được điều gì về sự thông thái và sự cần thiết vào niềm tin rằng người ấy, độc nhất, là Con một của Thiên chúa. Thực thế, chúng ta sẽ tìm thấy rằng mình không cần phải tin vào một điều gì thiếu chứng cứ để mà cảm thấy được niềm thương cảm đến khổ đau của tha nhân. Lòng nhân đạo thông thường của chúng ta đủ để bảo vệ đồng loại của mình khỏi các hiểm nguy. Sự bất khoan dung mang tính diệt chủng, mặt khác, không tránh khỏi việc tìm được sự khuyến khích ở một nơi nào đó. Bất cứ nơi nào bạn nghe thấy con người bắt đầu cố tình giết hại những người không vũ khí một cách bừa bãi, hãy tự hỏi chính mình chủ thuyết gì ở sau lưng họ. Những kẻ sát nhân mới toanh này tin vào cái gì ? Bạn sẽ tìm thấy luôn luôn- luôn luôn- là họ tin vào sự phi lý.

 

Mục đích của tôi trong chương này là gợi ý, trong cách thức càng ngắn gọn càng tốt, một số những hậu quả kinh hoàng đã xãy ra một cách logic và không thể tránh khỏi từ đức tin Kitô giáo. Không may thay, cuốn mục lục liệt kê các điều ghê tởm này đã tăng thêm chi tiết đến vô tận. Auschwitz, dị giáo Cathar, các săn lùng phù thủy - những nhóm chữ này báo hiệu chiều dày của sa đọa và khổ đau của nhân loại chắc chắn vượt quá sự diễn đạt mà một người cầm bút còn có thể làm được công việc nào khác nữa. Khi tung một mẻ lưới rộng lớn trong chương hiện tại, tôi chỉ có thể nài nỉ các độc giả, những người có thể có cảm giác như vừa chạy xe hết tốc lực ngang qua một tai nạn bên đường hãy tra cứu tài liệu về những chủ đề này. Các tham khảo ngoại khóa ấy sẽ vạch ra rằng lịch sử của Kitô giáo chủ yếu là một câu chuyện về nỗi khốn nạn của con người và sự ngu xuẩn hơn là cái tình yêu Thiên chúa đầy ân oán của nó.

 

Trong khi Kitô giáo hiện nay vẫn còn một số ít quan tòa dị giáo còn sống, Hồi giáo vẫn còn vô số. Trong chương kế tiếp chúng ta sẽ nhìn thấy vị trí của mình trong thế giới quan của Hồi Giáo, chúng ta đương đầu một nền văn minh với một lịch sử bị chặn đứng lại. Tưởng như cánh cổng chính của thời gian đã được mở ra để lũ người nguyên thủy của thế kỷ mười bốn tràn vào thế giới chúng ta. Bất hạnh thay, hiện nay họ đang được trang bị bằng các vũ khí của thế kỷ hai mươi mốt....

 

Lê Quốc Tuấn dịch và giới thiệu



[i] “ Kỹ thuật squassation được thực hiện như thế này: Tội nhân bị trói giật hai tay ra phía sau, các quả cân nặng được buộc vào chân, sau đó tội nhân bị kéo lên cao cho đến khi đầu đụng đến ròng rọc. Tội nhân sẽ bị treo như thế một lúc lâu để các trọng lượng nặng đeo ở chân sẽ kéo dãn tất cả tứ chi, khớp xương ra, rồi thình lình bị buông thõng cho chùng dây treo ra, để rơi tự do xuống gần sát mặt đất hầu tạo ra một cú giật ngược làm trật xương tay chân, khiến tội nhân đau đớn cùng cực; phần choáng vì sự rơi giật thình lình phần bị sức nặng trì kéo dưới chân khiến toàn thân tội nhân đau đớn vô cùng.” John Marchant, trích theo J. Swain, trong The Pleasure of the Torture Chamber (New York: Dorset Press, 1931), 169.

 

[ii]  Sách đã dẫn, trang 174-175, 178.

 

[iii]  Ðọc Swain, Pleasures; O. Friedrich, The End of the World:A Hostory (New York: Coward, McCann & Georghegan, 1982) và L. George, Crime of  Perception: An Encyclopedia of Heresies and Heretics (New York:Paragon House, 1995)

 

[iv]  Về sự lưu tâm rõ ràng đến dị giáo trong Tân Ước, và sự khắc nghiệt của người sùng đạo đối với những người chống lại, hãy đọc 1. Cor. 11:19; Gal. 5:20; 2 Pet. 2:1; Rom. 16:17; 1 Cor. 1:10, 3:3, 14:33; Phil. 4:2; và Jude 19.

 

[v]  Chúng ta chỉ cần nhớ lại số phận của William Tyndale, xảy ra vào cuối năm 1536, sau khi ông ấn hành bản dịch Anh ngữ cuốnKinh Tân Ước của ông:

“Rồi sau đó, tin rằng mình được an toàn, ông đến sinh sống ở Antwerp. Tuy nhiên, ông đã đánh giá thấp tính nghiêm trọng tội phạm của mình và sự cố chấp của vị quốc vương của ông (Vua Henry VIII, có tính ngoan đạo). Các điệp viên Anh quốc không ngừng theo dõi ông. Giờ đây, họ đã bắt giữ ông. Vì sự cương quyết của vua Henry, ông đã bị cầm tù mười sáu tháng trong lâu đài Vildore, gần nước Bỉ, bị xử vì tội dị giáo, và, sau khi bị kết tội, đã bị phạt thắt cổ chết, thi hài của ông bị thiêu trên dàn hỏa như một lời cảnh cáo cho những ai dám đi theo sự rồ dại của ông.”

Ðọc W. Manchester, A World Lit only by Fire:The Medieval Mind and The Renaissance (Boston:Little,Brown, 1992), 204.

 

[vi]  Tuy nhiên, kinh thánh đòi hỏi là tối thiểu phải có hai chứng nhân minh xác là kẻ bị buộc tội thực đã có “phụng thờ các Thiên chúa khác”, và yêu cầu hai nhân chứng ấy phải là những người đầu tiên ném đá tội nhân (Ðệ Nhị Luật 17:6-7). Các tòa xử dị giáo, để được hiệu quả hơn, đã buộc phải giảm nhẹ đòi hỏi này.

 

[vii]  Matt. 5:18

 

[viii]  Theo Friedrich, End of The World. Tr. 70.

 

 [ix]  Ðúng là những người theo dòng Francis cũng có trách nhiệm phần mình trong chủ đề này. Như Russell đã viết trong A History of Western Philosophy (New York:Simon and Schuster, 1945), 450:

 

Nếu quỷ Satan là có thật, tương lai của mệnh lệnh tạo nên bởi thánh Fransis sẽ mang lại cho ông sự ban thưởng vô cùng sâu sắc. Sư huynh Elias,người trực tiếp kế vị Thánh trong vị trí chỉ huy đầu não của lệnh thiêng ấy, đã đắm chìm trong xa hoa, hoàn toàn thoát khỏi nghèo khó. Công việc chính của những người thuộc dòng Francis trong những tháng năm trực tiếp theo sau cái chết của vị sáng lập là tuyển mộ những viên chức trong các cuộc chiến tranh đẫm máu và cay đắng giữa người Guelf và Ghibelline. Các tòa xử dị giáo, được hình thành 7 năm sau cái chết của ông, trong một số quốc gia, hầu hết được chỉ đạo bởi những người theo phái Francis. Một thiểu số nhỏ, gọi là những người Tâm linh (The Spirituals), vẫn trung thành với các giảng dậy chân chính của ông; đa số đã bị thiêu sống bởi các tòa dị giáo vì tội rối đạo. Những người này tin rằng Chúa Jesus và các tông đồ không hề có tài sản gì; ngay cả đến quần áo mặc; suy nghĩ này đã bị kết án là có tính dị giáo bởi giáo hoàng John XXII năm 1323. Kết quả thực của cuộc đời thánh Francis là tiếp tục tạo nên một một mệnh lệnh phong phú và thối nát khác, để tạo thêm sức mạnh cho vương triều và cũng để tạo thêm điều kiện cho sự xử phạt những ai dám vượt trội về lòng chân thành hoặc tự do trong suy tưởng. Từ quan điểm của chính mục đích và tính cách của thánh Francis, thật khó có thể tưởng tượng được một kết quả mỉa mai và cay đắng nào hơn như thế.

 

[x]  Theo, Friedrich, End of the World, 74

 

[xi]  Sách đã dẫn. Tr. 96

 

[xii]  So sánh hầu hết những gì Jesus đã giảng dạy với trích dẫn trên từ John 15:6 hay với Matt. 10:34-“Ðừng nghĩ ta đến đây để mang hòa bình xuống trần gian, ta đã đến không phải để mang lại hòa bình, mà là gươm giáo”. Ðối với một minh chứng vô cùng lịch lãm và đặc sắc về tính không nhất quán của kinh thánh, tôi giới thiệu đọc Self contradictions of the Bible của Burr (1860). Trong cuốn này, Burr trình bày 144 đề mục-về thần học, đạo đức, lịch sử và lý thuyết- cho thấy là tất cả đều đối chọi gay gắt từ chính tính đối lập lẫn nhau của chúng, trong các sự thể như sau: Thượng đế hiện diện ở mọi nơi chốn, nhìn thấu và hiểu hết mọi việc/Thượng đế không hiện diện ở mọi nơi, người chẳng hiểu cũng chẳng nhìn thấy điều gì cả; Thượng đế là tác giả sản sinh ra ma quỷ/Thượng đế không phải là tác giả của ma quỷ;ngoại tình bị cấm kỵ/ngoại tình được cho phép;Cha đẻ ra Joseph, chồng của bà Mary là Jacob/Cha chồng bà Mary là Heli;Chúa Jesus hài đồng được đưa đến Ai Cập/Chúa hài đồng Jesus không hề được mang đến Ai Cập;John bị bỏ tù khi Jesus đi Galilee/John không ở trong tù khi Jesus đi Galilee;Jesus bị đóng đinh trên thánh giá vào giờ thứ ba/Jesus bị đóng đinh trên thánh giá vào giờ thứ sáu; Chúa cứu thế ngang hàng với Thương đế/Chúa cứu thế không thể ngang hàng với Thượng đế;...- Tất cả đều được dẫn chứng từ sách Tân và Cựu Ước. Rất nhiều những chương, đoạn kinh sách này đều biểu hiện những điều hoàn toàn mâu thuẫn (nghĩa là, điều này không thể xác tín sự thật của điều kia nếu như không ghán ghép thêm sự sai lạc của một đìều khác nữa vào cho được hợp lý). Có lẽ, không có minh chứng lớn lao hơn nào cho sự thiếu toàn hảo của kinh thánh cho thực tế, thiêng liêng và cõi trần tục hơn là chính những ví dụ về sự tự phản bác lại. Dĩ nhiên,một khi đức tin đã khởi đầu một triều đại của sự điên rồ, thì ngay cả sự mâu thuẫn hoàn hảo nhất cũng có thể đuợc nêm nếm như những lời quở trách thiêng liêng cho lý lẽ của trần gian thế tục. Martin Luther đã đóng sập cánh cửa của lý lẽ bằng một dòng đơn giản:”Tính thiêng liêng thần thánh chỉ để mắt đến thực chất thôi chứ không bị chấp nê vào từ chữ gì cả”. Hoá ra, tính thiêng liêng thần thánh thích chơi quần vợt không có lưới.

 

[xiii]  Ðúng là thánh Augustine không phải một người bị bệnh thích hành hạ người khác (sadist) hoàn hảo. Ông tưởng rằng những kẽ dị giáo nên được xét hỏi “không phải bằng cách căng chúng ra trên dàn giáo, thui cháy chúng bằng lửa hay xoi móc thịt chúng ra bằng những móc sắt mà phải là bằng cách đánh đập chúng bằng roi vọt”. Ðọc P. Jonson, A History of Christianity (New York:Simon and Schuster, 1976), 116-17.

 

[xiv]  Theo Voltaire, “Inquisition” Philosophical Dictionary, ed and trans. T. Besterman (London:Penguin Book, 1972), 256.

 

[xv]  Theo The Percy Anecdotes, trích từ Swain, Pleasures, 181.

 

[xvi]  Theo Manchester, A World Lit Only by Fire, 190-93

 

[xvii]  Theo W. Durent, The Age of faith (1950; reprint, Norwalk, Conn.:Easton Press, 1992), 784.

 

[xviii]  Những người Kitô giáo, khi vẫn còn là một hệ phái thấp hơn, đã từng bị cáo buộc những tội ác tương tự bởi những người tà giáo Hy lạp. Thực ra, có nhiều quan điểm về sự hội tụ giữa phù thủy và người Do Thái trong suy nghĩ của người Kitô giáo trung cổ. Người Do Thái thường bị cáo buộc về tội ma quỷ và những văn tự có tính ma quái thường (đặc biệt) quy tội cho Solomon và một số nguồn gốc kabbalistic khác nhau.

 

[xix] Theo R. Briggs, Witches and Neighbors:The Social and Cultural Context of European Witchraft (New York:Viking, 1996);8, đã trình bày như sau về đế tài này :

Ở phía bờ hoang dại hơn của phong trào thờ bái phù thủy và nam nữ bình quyền, một huyền thoại có hiệu lực đã được hình thành đến mức hậu quả là ở Âu Châu có đến 9 triệu phụ nữ đã bị thiêu chết trong tội danh phù thủy. Ðây là một ước lượng quá cao ở một thừa số nhân có đến 200 lần hơn, hiện tại con số hợp lý nhất được ghi nhận là vào khoảng 100.000 vụ xét xử giữa các năm 1450 và 1750, với khoảng 40000 đến 50000 trường hợp bị xét xử, trong đó có 20 đến 25 phần trăm là đàn ông.

Việc xác định lại những con số như thế không hề làm giảm nhẹ đi tính chất kinh hoàng và phi công lý của giai đoạn này. Ngay cả khi đọc về các vụ xét xử phù thủy ở Salem, với kết quả là “chỉ có “ treo cổ mười chín người, chính là sự đối mặt với cái ác tưởng như không có giới hạn để điền khuyết vào những khoảng trống trong hiểu biết của chúng ta về thế gian.

 

[xx]  Theo C.MacKay, Extraodinary Popular Delusion and the Madness of  Crowds (1841; reprint, New York:Barnes & Nobles, 1993), 529.

                          

[xxi]  Theo R. Rhodes, Deadly Feasts:Tracking the Secrets of a Terrifying New Plague (New York:Simon and Schuster, 1997), 78.

 

[xxii]  Có một vài nghi ngờ về việc phải chăng chính là người Fore hay là một loại người nào khác về sự việc ấy, từng thực hành tục ăn thịt ngưòi một cách có hệ thống ( xem phần dẫn nhập “tục ăn thịt người” trong The Oxford Companion to the Body). Nếu những nghi ngờ này được sáng tỏ, một cách giải thích khác hơn cho sự chuyển hóa của chứng bệnh màng não kuru sẽ được tìm ra. Nhưng chắc chắn có thể nói rằng động lực của thói tục ăn thịt người này không phải là do ma thuật. Các nghi vấn thông thái về tục ăn thịt người cho thấy dường như có vẻ ngượng ngạo, tuy nhiên, nhìn vào những chứng tích đầy rẫy của tục ăn thịt người ngay trong thời tân tiến này ở các xứ sở quân phiệt ở Phi Châu như Congo,Uganda,Liberia,Angola và một số nơi khác. Ở những nơi này, các niềm tin ma thuật vẫn còn hiện diện rộng rãi-như loại suy nghĩ cho rằng nếu ăn được nội tạng của kẻ thù sẽ khiến mình tránh  được súng đạn. Ðọc D. Bergner, “The Most Unconventional Weapon” New York Time Magazine, số 26, tháng 3năm 2003, trang 48-53

 

[xxiii]  Theo Friedrich Spee (1631), trich dẫn từ Johnson, History of Christianity, 311.

 

[xxiv]  Theo Mackay, Delusions, 540-41.

 

[xxv]  Theo B. Russell, Religion and Science (1935; reprint, Oxford: Oxford Univ. Press, 1997), 95.

 

[xxvi]  Theo Mackay, Delusions, 525-26.

 

[xxvii]  “Chủ nghĩa bài Do Thái” cũng như từ “Aryan”, chính là sự dùng sai thuật ngữ  của nền khoa học-giả tạo của Ðức vào thế kỷ mười chín. Chữ Semitic (chiết tự từ chữ Shem, tên của một trong ba con trai của Noah) “chỉ định một nhóm ngôn ngữ cùng một gốc bao gồm tiếng Do thái cổ, tiếng Ả Rập, tiếng Aramaic, tiếng Babylon, Assyrian và Ethiopic, chứ không phải một chủng tộc hay là một dân tộc nào”. Xin đọc R. S. Wistrich, Anti-Semitism:The Longest Hatred (New York:Schocken Books , 1991),xvi. “Anti-Semitism” do đó nên cũng được có nghĩa là sự thù ghét người Ả Rập nữa, nhưng lại không có nghĩa như vậy. Bất chấp sự sai lầm về căn nguyên, chữ “anti-semitism” đã trở thành từ duy nhất được chấp nhận để nói đến lòng thù ghét người Do Thái.

 

[xxviii]  Theo D. J. Wakin, “Anti-Semistic ‘Elders of Zion’ Gets New Life on Egypt TV, “New York Times, 26 tháng Mười 2002. Tài liệu giả mạo này được trích dẫn thực sự từ các thỏa ước tìm được của Hamas. Ðọc J. I. Kertzer,”The Modern Use of Ancient Lies,” New York Times, 9 tháng Mười Hai, 2002.

 

[xxix]  Theo E. Goldberg, The Executive Brain:Frontal Lobes and The Civilized Mind (Oxford: Oxford Univ.Press, 2001).

 

[xxx]  Ðiều này nói rằng, Do Thái giáo ít nhiều là một nguồn nuôi dưỡng các nhóm quân đội cực đoan. Người Do Thái không hề suy ra tính cách Do Thái của mình chỉ từ các nội dung niềm tin của họ về Thượng đế. Chẳng hạn như, có những người là Do Thái nhưng không hề tin vào Thượng đế. Hồi Giáo hoặc Kitô giáo cũng có những trường hợp tương tự.

 

[xxxi]  Ðọc B. M. Metzger và M. D. Coogan, eds., The Oxford Companion to the Bible (Oxford:Oxford Univ. Press, 1993),789-90, và A. N. Wilson, Jesus:A Life (New York:W.W. Norton, 1992), 79.  Và nhiều danh từ cổ, lạ đã được chỉ ra: Matt. 2:3-5 và Micah 5:2; matt. 2:16-18 và Jer. 31:15/Gen. 35:19; Matt. 8:18 và Isa. 53:4; Matt. 12:18 và Isa 42:1-4; Matt. 13:35 và Ps. 78:2; Matt. 25:5f và Zech. 9:9/Isa. 62:11. Matt. 27:9-10 công bố đã thực hiện được một công bố nhưng đã bổ nghĩa sai đến sáchJeremiah, vốn thực ra đã xuất hiện trong Zech. 11:12- mang đến những chứng tích khác về  sự “không thể sai lầm” của kinh bản.

 

[xxxii]  Vết nhơ gắn liền với tình trạng con hoang giữa những người Do Thái trong thế kỷ công nguyên đầu tiên rất quan trọng. Ðọc S. Mitchell, The Gospell According to Jesus (New York:Harper Collins, 1991).

 

[xxxiii]  Ðọc sách đã dẫn, trang 78 và đọc J. Pelikan, Jesus through the Centuries (New York:Harper and Row, 1987), 80.

 

[xxxiv]  Ðọc B. Pascal, Pensée, trans. A. J. Kraishemeir (Baltimore:Penguin Books, 1966), sec.189.

 

[xxxv] Nietzsche đã đúng khi viết rằng:”Một thí dụ đáng thương nhất: sự sai lầm của Pascal, người đã tin vào sự sai lầm của lẽ phải của mình thông qua tội nguyên thủy trong khi thực ra nó đã bị sai lầm chỉ bởi chính tính Kitô giáo của ông” (The Portable Nietzsche, dịch bởi W. Kaufmann [New York:Viking, 1954], 572). Ðúng là Pascal đã có một kinh nghiệm trầm tưởng lạ thường vào đêm 23 tháng Mười Một năm 1654 - một kinh nghiệm đã khiến ông thay đổi hoàn toàn về chúa Jesus. Tôi không nghi ngờ về sức mạnh của một kinh nghiệm như thế, nhưng dường như đối với tôi rõ ràng là những kinh nghiệm tâm linh ấy không còn là đặc tính độc quyền của những người Kitô giáo sùng tín hơn là những giọt lệ tuôn rơi trong sung sướng. Ấn độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo cùng với những người theo thuyết vật linh của mọi hình dạng đều có những chứng nghiệm tương tự trải dọc suốt lịch sử. Pascal, là người học nhiều, hiểu rộng ắt phải hiểu điều này; rằng ông đã không (hoặc chọn thái độ bỏ qua) chứng thực được ảnh hưởng mất tác dụng của tính chính thống.

 

[xxxvi]  Họ cũng đã từng tự mình rửa nhục chống lại những người La mã buộc tội: “ Những người Kitô giáo ném vợ của Maximian vào trong Orontes, và giết hại tất cả thân nhân của ông. Ở Ai Cập và Palestin họ đã tàn sát các quan tòa từng mạnh mẽ chống lại Kitô giáo. Quả phụ và con gái của Diocletian, từng tị nạn ở Thessalonica, bị phát giác và thi thể của họ bị ném xuống biển”. Ðọc Voltaire, “Christianity”, Philosophical Dictionary, 137.

 

[xxxvii]  Theo Wistrich, Anti-Semitism, 19-20.

 

[xxxviii]  Theo Augustine (The City of God, XVIII, 46):

Vậy thì, khi họ không còn tin vào kinh sách của chúng ta, của chính họ, mà họ đã đọc một cách mù lòa, đã chín đủ trong họ, e rằng có thể có một ai nói rằng những người Kitô giáo đã giả mạo những tiên tri này về Thiên Chúa, vốn được trích dẫn dưới danh xưng của các phù thủy hay của các thứ loại nào khác,nếu có những sự thể ấy, những kẻ không thuộc về dân tộc Do Thái. Thực vậy, đối với chúng ta, thỏa mãn ấy vốn trích từ các kinh sách của kẻ thù chúng ta, đến những ai mà chúng ta tạo sự đền đáp, dựa trên giải thích của chứng cớ này, mà mặc dù tự bản thân chúng, góp phần bằng việc sở hữu những kinh sách này, trong khi chính bản thân chúng phải tan tác ra giữa tất cả các quốc gia, những nơi mà Giáo hội của Thiên chúa mở mang đến. Vì một lời tiên tri về sự này đã được gởi đến trước trong các Thánh thi, mà chúng cũng đã được đọc, viết rằng “Chúa tôi, Lòng thương của người sẽ bảo bọc tôi. Chúa tôi đã chỉ dạy tôi về những kẻ thù, là ngươi không được giết chúng, vì sợ rằng cuối cùng chúng sẽ quên Luật của ngươi:hãy phân tán chúng ra bằng sức mạnh của ngươi” [Ps. 69:10-11]. Do đó, Chúa đã chỉ dạy Giáo hội về kẻ thù của Người, những người Do Thái, sự chiếu cố của Tình Xót thương, bởi vì, như các tông đồ đã nói, “Sự phạm tội của chúng là sự cứu rỗi cho những người không phải là Do Thái” [Rom. 11:11]. Và do đó, Người đã không giết chúng, nghĩa là, Người đã không để sự công nhận họ là người Do Thái bị mất đi, mặc dù họ bị chinh phục bởi người La Mã, vì e rằng chúng quên Luật của Thiên chúa, và sự minh chứng của chúng không nên có giá trị gì trong sự việc đối xử này của chúng ta. Nhưng thật không đủ khi người nói “Ðừng giết hại chúng, trừ khi cuối cùng chúng quên đi luật của ngươi”, trừ khi người thêm rằng, “Hãy rải nhỏ, chia nát chúng ra”; bởi vì nếu chúng được ở trong đất nước của chúng với các minh chứng của chúng về kinh sách, và ở mọi nơi, chắc chắn là Giáo hội ở mọi nơi đã không thể có chúng như chứng nhân cho các lời tiên tri liên quan đến Thiên Chúa đã được gởi đi trước trong mọi quốc gia .

 

[xxxix]  Ðọc J. Tractenberg, The Devil and the Jews:The Medieval Conception of the Jew and Its Relation to Modern Anti-Semitism (1943: reprint, Philadelphia:Jewish Publication Society, 1983), 153.

 

[xl]  Sách đã dẫn, trang 140.

 

[xli]  Sách đã dẫn, trang 141.

 

[xlii]  Báo Ai Cập Al Akhbar và báo Saudi Al Riyadh cùng ấn hành những bài viết có nội dung về phỉ báng huyết thống. Bộ trưởng quốc phòng Syrie Mustafa Tlas đã viết một cuốn sách, tựa đề The Matzoh of Zion, tố cáo người Do Thái về những vụ giết người để tế lễ. Tuyên truền của Nazi về cùng một chủ đề, từ những năm 30 giờ đang xuất hiện trên các trang web Hồi giáo. Ðọc Kertzer, “Modern Use”.

 

[xliii]  Trích trong J. Glover, Humanity:A Moral History of the Twentieth Century (New Haven:Yale Univ. Press, 1999), 328.

 

[xliv]  Sách đã dẫn, trang 360-61.

 

[xlv]  Theo D. J. Goldhagen, Hitler’s Willing Executioners: Ordinary Germans and the Holocaut (New York:Afred A. Knopf, 1996), 24-48.

 

[xlvi]  Theo Kertzer, “Modern Use”.

 

[xlvii]  Sự thể đã trở nên hợp thời thượng để xác nhận rằng cái kinh hoàng thực sự của Lò Thiêu người hàng loạt, ngoài tầm mức lớn lao của nó, là đó chính là một diễn đạt của lẽ phải, và từ đó giải thích được một bệnh lý thuộc về truyền thống Thời đại Ánh sáng của Âu Châu. Chân lý của điều quyết đoán này được nhiều học giả xem như một sự hiển nhiên - bởi vì không ai có thể chối bỏ được rằng khoa học kỹ thuật, bộ máy quan liêu, và tư tưởng quản trị hệ thống đã hiện thực hóa được khát vọng diệt chủng trong chế độ Quốc xã Đức. Cái luận điểm hão huyền ẩn áu ở đây chính là bản thân lẽ phải có một “phía bị che phủ”, và do đó, không có chỗ để quay lại che chở cho hạnh phúc nhân loại. Tuy nhiên, đây là một sự hiểu lầm trầm trọng về tình thế. Lò thiêu người hàng loạt đánh dấu điểm tột cùng của cung cách ứng xử kiểu bộ lạc của Đức và hai ngàn năm căm giận của Kitô giáo đối với người Do Thái. Lẽ phải chẳng có liên quan gì ở đấy. Đặt một chiếc kính viễn vọng trong tay môt con đười ươi, và nếu nó đập đầu hàng xóm của nó bằng cái ống kính ấy, thì  lý do “phía bị che phủ” sẽ được tìm ra tương tự. (Theo K. Wilber, Sex, Ecology, Spirituality [Boston: Shambhala, 1995], 663-64, cũng nêu ra đồng một quan điểm).

 

[xlviii]  Theo M. Gilbert, The Holocaust:A History of the Jews of Europe during the Second Worl War (New York:Henry Holt, 1985), 22.

 

[xlix]  Sách đã dẫn,

 

[l]  Câu trích dẫn của G. Wills, “Before the Holocaust” New York Times Book Review, 23, tháng Chín 2001.

 

[li]  Câu trích của Goldhagen, Hitler’s Willing Executioners, 106. Dĩ nhiên,  Chính sách bài Do Thái Ủy thác từ Giáo hội không bị giới hạn vào Đức quốc. Hãy xem xét công bố của  Giám Mục Công Giáo Balan, Hồng Y Hlond, trong một lá thư năm 1936 ”Chừng nào người Do Thái còn tồn tại khi ấy vẫn còn các vấn nạn về Do Thái .. Đó là một thực tế về việc người Do Thái chiến đấu chống lại Giáo hội Công giáo, ngoan cố trong suy nghĩ phóng khoáng của họ,và là đội quân tiền phong của những kẻ không chúa, bôn sê vích và bọn lật đổ…Đó là thực tế rằng người Do Thái là những kẻ lừa đảo, bòn thuế và mối lái…Đó là thực tế rằng tôn giáo và nền đạo đức ảnh hưởng của lớp trẻ Do Thái lên lớp trẻ ở Ba Lan là một ảnh hưởng tiêu cực ”. Như J. Caroll, trong “The Silence”, New Yorker, ngày 7 tháng Tư, 1997, vạch rõ “Lá thư của Hlond đã cẩn trọng để nói rằng những “thực tế” này không hề bào chữa cho sự giết hại người Do Thái, nhưng khó mà thấy được được làm thế nào mà sự bài chống Do Thái ấy về bên phần của bộ phận lãnh đạo Công giáo Ba Lan không có quan hệ gì đến những gì xảy ra sau đó. Trải qua nhiều thập niên và nhiều thế kỷ của thiên niên kỷ này, lối diễn đạt ẩn ý đó của các lãnh tụ Kitô giáo thực không có gì là bất thường”.

 

[lii] Theo G. Lewy, The Catholic Churh and Nazi Germany (New York:McGrawHill, 1964), 282, câu trích của Goldhagen, trong Hitler’s Willing Exercutioners, 110.

 

[liii]  Trích theo L. George Crimes of Perfection:An Encyclopedia of Heresies and Heretics (New York:Paragon House 1995), 211.

 

[liv]  Theo Pope John Paul II, Crossing The Thereshold of Hope (New York:Alfred A. Knopf, 1994), 10. Tác phẩm này thực sự là một kiệt tác ngoạn mục về sự ngụy biện,lẩn tránh và tính nhỏ nhen hẹp hòi. Tác phẩm này hầu như chứng minh được luận điểm của tôi trong từng dòng, bất chấp các tham chiếu uyên bác đến Wittgenstein, Feurbach, và Ricoeur.

 

[lv]  Theo M. Aarons và J. Loftus Unholy Trinity:The Vatican, The Nazis, and the Swiss Banks, rev. ed. (New York: St. Martin’s Griffith, 1998); và G. Sereny, Into That Darkness:An Examination of Conscienne (New York:Vintage, 1974).

 

[lvi]  Ðọc Sereny, Into that Darkness, 318.

 

[lvii]  Ðọc, e.g. Glover, Humanity, chương.40.

Sam Harris
Số lần đọc: 2375
Ngày đăng: 02.12.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tận cùng của Ðức tin: Tôn giáo, Nạn khủng bố và Tương lai của Lẽ phải : Phần 2 - Sam Harris
Cao Bá Quát: Một đời lận đận vì... hoa - Văn Thành Lê
Cái tình trong ca dao Việt Nam - Võ Công Liêm
Tận cùng của Ðức tin: Tôn giáo, Nạn khủng bố và Tương lai của Lẽ phải - Lê Quốc Tuấn
Tận cùng của Ðức tin: Tôn giáo, Nạn khủng bố và Tương lai của Lẽ phải-Phần 1 - Sam Harris
Thời kỳ Bảo Bình- 1 - Hamvas Béla
Thời kỳ Bảo Bình- 2 - Hamvas Béla
Nhà thơ trong quan niệm của Chế Lan Viên - Trần Hoài Anh
Bàn luận về thơ Tân hình thức - Đỗ Quyên
Từ thầy đến Quân sư - Trần Hạ Tháp