Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.192
123.209.176
 
Tận cùng của Ðức tin: Tôn giáo, Nạn khủng bố và Tương lai của Lẽ phải : Lời bạt
Sam Harris

Mục đích của tôi khi trước tác tác phẩm này là để đóng lại cánh cửa mở đến một số phong cách của sự phi lý. Dù đức tin tôn giáo là dạng hình ngu xuẩn của nhân loại vốn sẽ không chấp nhận ngay cả đến khả năng sửa chữa, đức tin tôn giáo vẫn đang trốn lánh khỏi các phê phán từ mọi ngõ ngách của văn hoá chúng ta. Từ bỏ tất cả các nguồn thông tin (cả về tâm linh lẫn trần tục) của thế gian này, các tôn giáo của chúng ta đã nắm giữ từ những điều cấm kỵ thời cổ đại và các hoang tưởng tiền khoa học như thể nắm giữ được các ý nghĩa siêu hình tối thượng. Các kinh sách vốn ôm chặt một khu vực nhỏ hẹp nhất của chính trị, đạo lý, khoa học và hiểu biết tâm linh - các kinh sách mà, chỉ từ riêng tình trạng cổ lỗ của chúng, mang đến cho chúng ta một trí khôn ngoan nhạt nhẽo nhất khi đối chiếu với hiện tại - vẫn đang đâm thấu vào chúng ta một cách võ đoán như lời phán cuối cùng về những sự việc có tầm quan trọng nhất. Trong trường hợp tối ưu, đức tin khiến những người có thiện ý không còn khả năng để suy nghĩ một cách hợp lẽ về rất nhiều những quan tâm sâu sắc nhất của họ; trong trường hợp tồi tệ nhất, đức tin là một cội nguồn liên tục cho bạo hành nhân loại. Ngay cả lúc này, nhiều người trong chúng ta bị thúc đẩy không phải từ những gì chúng ta hiểu biết mà bởi những gì chúng ta chỉ toại nguyện trong trí tưởng tượng. Nhiều người vẫn còn khao khát để hy sinh cả hạnh phúc, lòng bác ái, và công lý trên thế gian này cho một điều hoang tưởng của một thế giới sẽ đến. Những điều này và các thoái hóa khác đang chờ đợi chúng ta dọc theo con đường quá mòn của lòng mộ đạo. Bất kể các khác biệt của các tôn giáo của chúng ta có ý nghĩa gì trong đời sống kế tiếp, chúng chỉ có một chung điểm ở đời này - một tương lai của ngu dốt và sát nhân.

 

Chúng ta sống trong các xã hội vốn đang bị kềm tỏa bởi các lề luật tôn giáo và bị đe dọa bởi các bạo hành tôn giáo. Điều gì về chúng ta, nhất là về các luận bàn của chúng ta với nhau, khiến những kềm tỏa của quỷ dữ phải buông lỏng ra trên thế gian ? Chúng ta đã nhìn thấy giáo dục và thịnh vượng là những bảo đảm yếu kém cho lẽ phải. Thực thế, ngay cả ở phương Tây, những người đàn ông, đàn bà có giáo dục vẫn bám vào các thứ gia bảo đẫm máu của thời đại trước. Làm giảm nhẹ vấn nạn này không phải chỉ đơn giản là sự việc kiểm soát trong một thiểu số của những người cực đoan tôn giáo; mà là nội dung của việc tìm ra cách tiếp cận đến đạo đức và đến kinh nghiệm tâm linh khiến không tạo ra các khẩn cầu đến đức tin và khai triển các hiểu biết này đến tất cả mọi người.

 

Dĩ nhiên có người ý thức rằng vấn nạn này đơn giản chỉ là vô vọng. Điều gì có thể khiến hàng tỉ con người suy xét lại các niềm tin tôn giáo của mình ? Còn nữa, thật hiển nhiên là một cuộc cách mạng dứt khoát trong suy nghĩ của chúng ta có thể thực hiện được trong một thế hệ duy nhất: nếu các bậc cha mẹ và thầy giáo luôn trả lời thành thật các câu hỏi của mỗi đứa trẻ. Nghi ngờ của chúng ta về tính khả thi của một dự án như thế nên được nhào trộn bởi sự am hiểu tínhcấn thiết của nó, bởi vì không có bất cứ lý do gì để nghĩ rằng chúng ta có thể duy trì mãi những khác biệt của các tôn giáo chúng ta.

 

Hãy thử tưởng tượng mọi điều sẽ ra sao khi các hậu duệ của chúng ta phải chứng nghiệm sự xụp đổ của nền văn minh. Tưởng tượng những thất bại của tính hợp lý quá toàn bộ đến nỗi những quả bom lớn nhất của chúng ta cuối cùng sẽ nỗ tung trên những thành phố lớn nhất để bảo vệ những khác biệt tôn giáo của chúng ta. Sự thể sẽ như thế nào khi những kẻ bất hạnh được sống sót sau những lò thiêu tập thể ấy nhìn lại những va chạm đổ nát của sự ngu xuẩn con người khiến đưa dẫn mình đến vách đá. Một cái nhìn từ ngày tận thế chắc chắn sẽ tìm thấy sáu tỉ người chúng ta đang sống sót đã làm rất nhiều việc để dọn đường cho ngày tận thế.

 

Thế gian này đơn giản đang hừng hực cháy bởi những tư tưởng tồi tệ. Vẫn có những nơi chốn mà con người bị dẫn đến chỗ chết vì những tội ác tưởng tượng - như  tội báng bổ thánh thần chẳng hạn - và những nơi mà toàn thể sự giáo dục trẻ em chỉ bao gồm sự học hỏi để nhai lại từ những cuốn sách cổ đại về những không tưởng tôn giáo. Có những đất nước mà người phụ nữ bị từ chối tất cả những tự do của con người, trừ cái tự do truyền giống. Hơn thế nữa, những xã hội tương tự này đang nhanh chóng dành được những đạn dược khủng khiếp của các vũ khí tân tiến. Nếu chúng ta không thể khuyến khích thế giới đang phát triển, và đặc biệt là thế giới Hồi giáo, để theo đuổi các mục đích vốn thích ứng với một nền văn minh toàn cầu, thì một tương lai đen tối đang chờ đợi tất cả chúng ta.

Cuộc tỉ thí giữa các tôn giáo của chúng ta là được ăn cả ngã về không. Bạo lực tôn giáo vẫn còn bởi vì các tôn giáo của chúng ta là kẻ thù tự bản chất với nhau. Ở đâu mà họ tỏ vẻ khác đi, là bởi vì các kiến thức và lợi ích thế tục đang kềm giữ những cái không đúng đắn chết người nhất của đức tin. Đến lúc để chúng ta nhận thức được rằng không có nền tảng thực sự cho khoan dung và khác biệt tôn giáo hiện hữu được trong khuôn khổ giáo lý của Kitô giáo, Hồi giáo, Do thái giáo hay bất kỳ đức tin nào khác.

Nếu chiến tranh tôn giáo từng trở nên không thể nghĩ đến được đối với tất cả chúng ta, trong phương cách mà chế độ nô lệ và tục ăn thịt người như đã từng một thời lơ lửng như thế, thì chiến tranh tôn giáo sẽ trở nên một nội dung của việc từ bỏ những giáo điều vô lý của đức tin. Nếu thái độ ứng xử bộ lạc của chúng ta từng mở đường cho một loại bản sắc đạo lý mở rộng, các niềm tin tôn giáo của chúng ta có thể không còn phải ẩn náu khỏi các đợt triều dâng của sự truy tìm và các phê phán châh thực. Đã đến lúc để chúng ta nhận thức được rằng quá tự tin vào kiến thức khi con người chỉ có niềm hy vọng ngoan đạo thì là một dạng của quỷ dữ. Bất cứ nơi nào những điều tin chắc tăng trưởng ngược lại với tỉ lệ cân bằng của sự phán xét chúng, chúng ta đã mất đi cái căn bản nhất của sự hợp tác nhân loại. Ở đâu chúng ta có được các lý lẽ cho những gì mình tin, ở đó chúng ta không cần đến đức tin; ở đâu không có lý lẽ ở đó chúng ta mất cả mối liên lạc lẫn nhau và cả thế gian. Những người nuôi dưỡng những điều tin chắc không có chứng cớ chỉ ở bên lề xã hội chúng ta chứ không phải trong các tòa nhà quyền lực. Điều duy nhất mà chúng ta nên tôn trọng nơi đức tin của một con người là lòng khao khát đến một đời sống tốt lành hơn trong thế gian này; chúng ta không bao giờ nên tôn trọng sự tin chắc của y rằng có ai chờ y ở thế giới sắp tới.

 

Không có gì thiêng liêng hơn sự thực. Do đó, không có ai có thể thắng được một điểm nào trong cuộc luận bàn của chúng ta vì sự tự lùa dối mình. Cuộc thí nghiệm trên giấy quỳ cho sự hợp lý phải nên được rõ ràng: bất cứ ai muốn biết thế giới ra sao, dù là trong các ý nghĩa vật lý hay tâm linh, sẽ được mở toang ra với các chứng cứ mới. Chúng ta nên lấy sự an ủi trong thực tế của việc con người có khuynh hướng tự thích nghi với nguyên tắc này bất cứ ở đâu họ có trách nhiệm phải thích ngi. Điều này vẫn còn là một vấn nạn cho tôn giáo. Chính đôi tay chống đỡ đức tin của chúng ta sẽ là đối tay lay chuyển nó.

Vẫn còn chưa định đoạt được là con người có nghĩa là gì, bởi vì mỗi khía cạnh của văn hóa chúng ta - và ngay cả sinh hóa của chúng ta - vẫn còn bỏ ngỏ cho hiểu biết và những điều mới lạ. Chúng ta không hiểu mình sẽ là cái gì trong một nghìn năm tới- hay thực ra mình sẽ ra sao, với cái ngu xuẩn chết người từ nhiều niềm tin của chúng ta- nhưng bất kể sự đổi thay nào đang chờ đợi mình, có một điều có lẽ sẽ không thay đổi: là cho đến khi kinh nghiệm có thể tồn tại được, cái khác biệt giữa hạnh phúc và đau khổ sẽ vẫn còn là quan tâm lớn lao của chúng ta. Do đó chúng ta sẽ cần phải hiểu những tiến trình đó- sinh học, cư xử, đạo đức, chính trị, kinh tế và tâm linh- khiến giải thích được cho những khác biệt. Chúng ta chưa có được một thứ như thể một hiểu biết chung cuộc về các tiến trình đó. Tuy nhiên, chúng ta biết đủ ở giây phút này để nói rằng Thượng đế của abraham chẳng những không đáng là sự mênh mông của sáng tạo, ông cũng không đáng là một con người nữa.

Chúng ta không biết rằng cái gì sẽ chờ đợi mình sau khi chết đi nhưng chúng ta biết là mình sẽ phải chết. Rõ ràng, phải được sống đạo đức - với quan tâm chân chính về hạnh phúc của các sinh loài khác - mà không tưởng là hiểu biết về những điều mà chúng ta rõ ràng mình không biết. Hãy nghĩ điều này:  mỗi người bạn từng gặp, mỗi người bạn từng đi ngang qua trên đường phố, sẽ chết. Mỗi một người, sống đủ thọ, sẽ phải đau khổ vì mất đi bằng hữu và người thân. Tất cả mọi người sẽ mất đi mọi thứ mình thương yêu trên thế gian này. Tại sao chúng ta lại mong muốn một điều gì khác hơn là sự tử tế với họ ngay trong lúc chờ đợi ?

Chúng ta gắn bó lẫn nhau. Cái sự thực của những trực giác đạo đức của chúng ta -bằng một vài cách thức nào đó - phải thay thế sinh học của chúng ta không hề tạo cho những chân lý đạo đức giảm xuống thành những thư loại mang tính sinh học. Chúng ta là người phán xét cuối cùng về những gì tốt lành cũng như những gì hợp lý. Và cuộc đối thoại lẫn nhau của chúng ta ở cả hai mặt trận ấy không đến được điểm chung cuộc. Không cần phải có âm mưu ban thưởng hay trừng phạt vượt quá đời sống này để đánh giá các trực giác đạo đức của chúng ta hay để chuyển hóa chúng trở thành ảnh hưởng trong sự dẫn đạo hạnh kiểm của chúng ta trong thế gian. Các thiên thần phù hộ duy nhất mà chúng ta cần cầu xin là những thiên thần của chính thiên nhiên tốt lành hơn của chúng ta: lẽ phải, lương thiện và tình yêu thương. Những quỷ dữ duy nhất mà chúng ta nên kiêng sợ là những loại ẩn dấu trong tâm hồn mỗi con người: sự ngu dốt, hận thù, tham lam và đức tin, cái vốn đúng là một tuyệt phẩm của quỷ dữ.

Con người rõ ràng không phải là thước đo của tất cả mọi thứ. Vũ trụ này bị bắn xuyên qua bởi những bí ẩn. Chính cái sự thực hiện hữu của vũ trụ và của chính chúng ta là một bí ẩn tuyệt đối, và là sự màu nhiệm duy nhất xứng đáng với danh hiệu phép màu. Cái ý thức tạo sinh khí cho chúng ta tự ở giữa sự nhiệm màu này và là nền tảng cho bất cứ kinh nghiệm nào chúng ta mà chúng ta từng muốn gọi là "tâm linh". Chẳng có bí mật nào cần phải ôm ấp vào để chúng ta có thể cảm thông được cái sâu sắc của hoàn cảnh chúng ta. Chẳng một Thượng đế nhân tính nào cần phải thờ phượng để chúng ta có thể sống được trong niềm cảm phục sự sự vĩ đại và vẻ đẹp của sáng tạo. Chẳng một loại tưởng tượng kiểu rừng rú nào cần phải truyền lại để một ngày đẹp đẽ, chúng ta nhận ra được sự thực là chúng ta vẫn yêu thương người láng giềng; hạnh phúc của chúng ta không thể ở bên ngoài hạnh phúc của họ, và sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta đòi hỏi rằng con người ở mọi nơi được ban cho cơ hội để thăng hoa. Ngày tháng của các bản sắc tôn giáo rõ ràng chẳng còn bao lâu nữa. Còn bản thân những ngày tháng của nền văn minh chúng ta còn được bao lâu, có lẽ tùy thuộc rất nhiều vào việc chúng ta sớm nhận thức ra được điều này.

 

Lời cuối

 

Tinh thần nhân loại có hai căn bệnh trầm kha: Niềm thôi thúc chuyển tiếp mối thù đẫm máu qua các thế hệ và khuynh hướng muốn trói chặt những nhãn hiệu phe nhóm vào con người thay vì nhìn nhau như những cá thể riêng biệt. Tôn giáo của Abraham đã mạnh mẽ khuyến khích cả hai căn bệnh này – và đã trộn cả hai vào với nhau một cách dữ dội. Chỉ kẻ nào tự nguyện mù lòa mới có thể không vướng mắc vào cái thế lực tôn giáo đầy chia rẽ trong hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các thù hận bạo hành trong thế giới ngày nay. Thật không mảy may nghi ngờ gì đó chính là nguy cơ quan yếu của vùng Trung đông. Những ai trong chúng ta đã từng nhiều năm ròng tử tế che dấu đi sự khinh miệt của mình về những ảo tưởng nguy hiểm của tôn giáo cần phải đứng dậy để dóng lên tiếng nói. Mọi việc hiện nay đã đổi khác. “Tất cả đều đã thay đổi, thay đổi một cách rốt ráo”.

RICHARD DAWKINS

 

Một năm đã trôi qua kể từ khi Tận cùng của Đức tin được xuất bản lần đầu tiên ở Hoa kỳ. Trong sự phản hồi, tôi đã không ngớt nhận được các thư từ từ người đọc  và những người không đọc, qua đó diễn đạt từ các ủng hộ mê say đến các loại lên  án gần như chết người. Nhiều ngàn người rõ ràng đã đọc, hàng triệu người khác đẵ được nghe nói đến nội dung tác phẩm này thảo luận trên các hệ thống truyền thông. Cũng trong các phản hồi ấy, rất nhiều thư từ và điện thư đã gởi đến tôi từ các khoa học gia, vật lý gia ở mọi tầng lớp chuyên môn của họ, từ các quân nhân chiến đấu ở Iraq, từ các nhà tu Kitô giáo vốn đã mất (và cả những người chưa mất ) đức tin của mình, từ những tín đồ Hồi giáo đồng thuận với sự miệt thị tổng quát của tôi về tôn giáo của họ, và từ những kẻ muốn tôi đến gặp họ tại một tu viện địa phương nào đó để tôi có thể học hỏi tốt hơn về ý chí của thượng đế. Tôi cũng đã được nghe từ hàng trăm đội ngũ những nhà tư tưởng độc lập sống nơi các “tiểu bang đỏ” của Hoa Kỳ. Qua thư từ đánh giá từ nhóm cuối cùng này thì trung tâm châu Mỹ đã nhanh chóng trở hẹp hòi như những kẻ man rợ ở Afghanistan. Có lẽ là một sự quá đáng khi hy vọng rằng các nỗ lực của những người hiểu biết sẽ cỡi được ngọn triều dâng này.

 

Dựa theo các thăm dò gần đây, 22 phần trăm người Mỹ đoan chắc rằng Jesus sẽ trở lại thế gian này ở thời điểm nào đấy trong năm mươi năm tới. 22 phần trăm khác tin rằng Jesus có thể sẽ hành động như thế. Điều này tương tự như thể 44 phần trăm những người đi nhà thờ mỗi tuần một lần hay nhiều hơn là những người tin rằng Thượng đế đã hứa hẹn đất mảnh đất Israel cho người Do thái, những người muốn ngăn chặn việc giảng dạy cho con trẻ về các sự thực  sinh học của tiến hóa. Những người tin tưởng các loại như thế này đã tạo nên thành phần liên kết và tân tụy nhất của cử tri đoàn Hoa Kỳ. Hậu quả là, các quan điểm và định kiến của họ đã ảnh hưởng đến hầu hết các quyết định của các vấn đề hệ trọng tầm quốc gia. Political liberals dường như đã rút ra bài học sai lầm từ những diễn biến này và giờ đang kất từng trang kinh sách, băn khoăn tự hỏi làm thế nào để có thể làm cho mình được thương mến giữa vô vàn những người nam người nữ dọc đất nước đã bỏ phiếu chỉ dựa  phần lớn trên căn bản của các chủ thuyết tôn giáo. Hơn 50 phần trăm người Mỹ có cảm nhận “tiêu cực” hoặc “hết sức tiêu cực” về những con người không tin vào Thiên chúa, 70 phần trăm cho rằng một ứng cử viên tổng thống “ngoan đạo” là một điều quan trọng. Bởi vì thật là một điều cấm kỵ để phê phán các niềm tin tôn giáo của người khác, các tranh luận chính trị về các vấn đề chính sách công cộng (khảo cứu về tế bào nhân, đạo lý của việc giúp ngưòi tự tử và sự chết không đau đớn, sự tục tĩu và vấn đề tự do ngôn luận, hôn nhân đồng tính v.v…) thường đóng khung trong những khuôn khổ thích hợp với một loại chính trị thần quyền. Sự điên rồ giờ đang có ưu thế trong Hoa kỳ, trong các trường học, pháp đình, và ở trong mỗi ban ngành của chính quyền liên bang. Chỉ có 28 phần trăm người Mỹ tin vào thuyết tiến hóa; 72 phần trăm tin có các thiên thần. Sự ngu dốt ở trong mức độ này, tập trung cả ở trong đầu và trong cái bụng phệ của một loại siêu quyền lực đang lặc lè, hiện đang là vấn nạn cho cả toàn thế giới.

 

Sau khi nhìn luận điểm chống lại đức tin của mình được bàn luận, xưng tụng, bị công kích và bị dẫn dắt sai lạc trong các blog và các bài điểm sách trên toàn thế giới, tôi xin được nhân cơ hội phát hành ấn bản bìa mềm tác phẩm này để trả lời những lời phê bình và những hiểu lầm phổ biến nhất. Những điều này không phải là các loại tranh cãi vô bổ; mà chính là những điều mà những con người có thực (và thi thoảng có thể là những người điểm sách) tin là những lời trả miếng bạo tàn nhất đến các tiền đề căn bản của tôi :

 

1.       Đúng, tôn giáo đôi khi có gây ra bạo hành, nhưng các tội ác lớn nhất thế kỷ 20 đều gây nên bởi những kẻ vô thần. Không có Thiên chúa – như đã được minh chứng từ những chế độ của Hitler, Stalin, Mao và Kim Jong Il – là những tình huống nguy hại hơn tất cả.

 

Đây là một trong những phê bình phổ biến nhất mà tôi từng gặp phải. Và đây cũng là một loại phê bình đáng chán nhất, như tôi đã thấy trước và trả lời sớm sủa trong tác phẩm (tr. 79). Dù rằng một số trong những phong trào chính trị hèn hạ nhất của lịch sử nhân loại đã từng là những loại rõ ràng không có tính tôn giáo, chúng cũng không có lý lẽ gì đặc biệt. Các tuyên bố công khai của những chế độ này từng chỉ thuần túy là lời cầu kinh của ảo tưởng - về chủng tộc, kinh tế, bản sắc dân tộc, tiến triển của lịch sử, hoặc các nguy hiểm đạo đức của chủ thuyết duy lý trí. Lò thiêu Auschwitz, quần đảo ngục tù và các cánh đồng chết không phải là những thí dụ về những gì đã xảy ra với khi con người trở nên quá khe khắt về các loại niềm tin không thể minh xác được; ngược lại, những kinh hoàng này chứng minh cho sự nguy hiểm của việc không tư duy đủ khắt khe về những ý thức hệ thế tục đặc thù. Không cần phải nói, những tranh luận của tôi chống lại đức tin tôn giáo không phải là loại tranh luậnđể những người mù ôm vội lấy chủ nghĩa vô thần như một thứ giáo điều. Vấn nạn mà tôi đặt ra trong tác phẩm này không là gì hơn chính vấn nạn tự thân của giáo điều- của cái mà mọi tôn giáo từng có thừa mứa bất công. Tôi biết không một xã hội nào trong lịch sử nhân loại từng phải chịu đựng vì dân chúng của mình trở nên quá hiểu biết.

Như tôi đã từng tranh cải dọc suốt tác phẩm, sự tin chắc không có chứng cứ là sự mất nhân tính và chia rẽ tất yếu. Thực tại, tôn trọng chứng cứ và tranh luận hợp lý là điều khiến cho sự hợp tác hòa bình trở nên khả thi. Là con người, chúng ta sống trong lựa chọn không ngừng giữa đối thoại và bạo lực; điều gì, ngoài tính tự nguyện có tính căn bản để trở nên hợp lý, có thể bảo đảm rằng chúng ta sẽ tiếp tục đàm thoại với nhau ?

 

            2. Chúng ta cần đức tin để làm bất cứ điều gì. Thật là ngu xuẩn khi tưởng                         rằng chúng ta có thể làm được gì mà không cần đến đức tin.

Một điện thư tôi từng nhận được về chủ đề này đã bắt đầu bằng câu " Tôi thích văn phong của anh nhưng anh là một thằng ngu". Công bằng hợp lý lắm đấy. Việc trao đổi thư từ của tôi sau đó đã tiếp tục để chỉ ra, như nhiều thừ từ đó đã chỉ rõ, rằng mỗi chúng ta đều phải thức dậy ra khỏi giường mỗi sáng và sống cuộc đời của mình, và chúng ta hành động như thế trong cái ý nghĩa của tính bất định, một sự bất định khủng khiếp, như sự chắc chắn xảy đến của sự chết. Sự sắp đặt rõ rệt này, sự sẵn lòng đi đến một tiến trình trong đời sống mà không có được một bảo đảm nào là sự việc sẽ xảy ra như ý mình, thường được gọi là "đức tin". Do đó mà, người ta có thể tạo một chỗ dựa cho người bạn muộn phiền bằng câu "hãy có đức tin vào chính mình". Những từ chữ ấy hầu như không bào giờ giả tạo, ngay cả khi được thốt ra từ miệng lưỡi của người vô thần. Xin cho tôi được khẳng định rõ để lưu lại sách vở là tôi không thấy gì sai với loại "đức tin" như thế này.

 

Nhưng đây không phải là loại đức tin đã mang tôn giáo đến cho chúng ta. Có lẽ sẽ là một điều khá phi thường nếu có tính cách tích cực trên dung nhan của sự bất định khiến không thể tránh được việc dẫn đưa đến những cáo giác lố lăng về thứ cội nguồn thánh thần của một số kinh sách,một số điều cấm kỵ văn hóa quái dị, sự thù ghét khinh bỉ đồng tính luyến ái và sự xem khinh giá trị của phụ nữ. Thử nhận lấy một dự phóng khá tích cực thì điều kế tiếp bạn nhìn thấy sẽ là các kỹ sư và kiến trúc sư đang khởi sự đâm các máy bay thẳng vào các cao ốc.

 

Như tôi nỗ lực giải thích qua các chương sách, đức tin tôn giáo là loại niềm tin trong các mệnh đề có tính lịch sử, trừu tượng và không hề có đủ chứng cớ. Khi các chứng cớ cho một tiền đề tôn giáo quá thiếu thốn hoặc không hề hiện hữu, hoặc khi có các chứng cớ rõ ràng chống lại các niềm tin ấy, thiên hạ sẽ viện dẫn đến đức tin. Nếu không, người ta cứ đơn giản viện dẫn những nguyên nhân cho niềm tin của mình (thí dụ như "sách Tân Ước đã khẳng định các khải huyền của sách Cựu Ước", "Tôi từng nhìn thấy dung nhan Jesus trên một cái cửa sổ", "Chúng tôi cầu nguyện, và bệnh ung thư của con gái chúng tôi đã thuyên giảm"). Các nguyên nhân ấy nói chung thường không thỏa đáng, nhưng thà có chúng còn hơn là không có nguyên nhân gì cả. Những con người của đức tin thường nhận ra được một cách tự nhiên tính ưu việt của các nguyên nhân và xử dụng chúng vào những lý giải ở nơi nào chúng có thể lý giải được. Đức tin đơn giản chỉ là cái chứng chỉ họ tự ban cho mình để tiếp tục giữ lấy niềm tin khi các lý giải bị thất bại. Khi một cuộc thẩm tra hợp lý hỗ trợ được tín ngưỡng, chúng sẽ được bảo vệ; khi cuộc thẩm tra ấy cho thấy sự đe dọa, chúng sẽ bị nhạo báng; đôi khi ở trong cùng lời kết án. Đức tin là chất vữa để trét kín những kẽ nứt trong chứng cớ và các khoảng hở trong lý luận, do đó chính là loại đức tin duy trì cái công trình vĩ đại khủng khiếp của tính quyết đoán tôn giáo vẫn đang lù lù hiện ra một cách nguy hiểm trên toàn thế giới.

 

3. Hồi giáo không còn phải chịu trách nhiệm cho các bạo lực hơn là các tôn giáo khác. Bạo lực mà chúng ta đang thấy trong thế giới Hồi giáo là sản phẩm của chính trị và kinh tế chứ không phải là đức tin.

Cái mã ngoài dối trá của lời khiếu nại này tốt nhất nên được nhìn xuyên qua ánh sáng lóa của bom nổ. Những kẻ Plestine đánh bom tự sát có ai là tín đồ Kitô giáo ? Chính những tín đồ Kitô giáo này cũng khốn khổ vì sự sỉ nhục thường nhật từ chiếm đóng của Do Thái. Cũng trong cùng câu hỏi này, những người Phật giáo Tây tạng đáng bom tự sát thì ở đâu ? Dân Tây tạng đang phải chịu đựng một sự chiếm đóng áp bức chua cay hơn hẳn tất cả bất cứ tình trạng nào mà Hoa kỳ và Do Thái đang áp đặt vào thế giới Hồi giáo. Vậy các đám đông người Tây tạng đang sẵn sàng thực hiện các cuộc tự sát kinh hoàng lên các lực lượng Trung quốc không vũ trang ở nơi nào rồi ? Họ không hề hiện hữu. Sự khác biệt nào đã tạo nên những khác nhau ấy ? Sự khác biệt nằm trong những tín điều đặc thù của Hồi giáo. Điều này không phải để bảo rằng Phật giáo không thể tạo cảm hứng cho các loại bạo lực tự sát. Phật giáo có thể và họ đã từng như thế (ở Nhật bản thời Đệ nhị Thế chiến). Nhưng điều này dứt khoát không thể thay thế cho những lời xin lỗi của Hồi Giáo. Người Phật tử phải phấn đấu hết sức vất vả để có thể bào chữa cho sự dã man ấy, người Hồi giáo thì không cần.

 

Các biến cố gần đây ở Iraq đã mang lại được nhiều chứng thực cho luận điểm này. Dĩ nhiên, đúng là người Iraq đã bị thương tổn nhiều bởi nhiều thế hệ chiến tranh và áp bức. Nhưng chiến tranh và áp bức không giải thích được cho những cuộc bạo hành tự sát trực tiếp chống lại Hội Hồng thập Tự, Liên Hiệp quốc, các công nhân ngoại quốc và những thường dân Iraq vô tội. Chiến tranh và áp bức đã không thể thu hút được dòng chảy lũ lượt những người lính ngoại quốc sẵn sàng hy sinh tính mạng của họ chỉ để gieo thêm khủng hoảng. Những người Iraq nổi loạn chưa từng bị khuấy động bởi các bất mãn chính trị hoặc kinh tế. Họ cũng có những bất mãn, dĩ nhiên, nhưng bất mãn chính trị kinh tế không thể khiến một kẻ nào cố tình nổ tung chính mình ra trong một đám đông những trẻ con, hay khiến mẹ hắn phải hát lên những lời ngợi ca cho hành động ấy. Phép màu của thứ loại này thường phải cần đến đức tin tôn giáo.

Dĩ nhiên, cũng có những việc khác trùng hợp ở đây - như chính sách kiểm duyệt về chủ nghĩa khủng bố, một số trường hợp đánh bom tự sát bị cưỡng ép- nhưng chúng ta không thể để các sự kiện này che mắt chúng ta cái ảnh hưởng rồ dại và rộng khắp của niềm tin tôn giáo. Sự thật mà chúng ta cuối cùng cần đối diện chính là Hồi giáo chứa đựng những lý thuyết đặc thù về tính tử đạo và thánh chiến mà hiện nay đang trực tiếp xúi dục chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo. Trừ khi thế giới Hồi giáo có thể tìm ra một phương cách nào đó để xoá sạch một thứ lý thuyết vốn đang biến tôn giáo của họ thành một thứ giáo phái của tử thần, nếu không, chúng ta sẽ chắc chắn sẽ phải đối diệnvới những loại hành vi kiên trì phá hoại trên đa phần của thế giới. Ở nơi nào có những biến cố này xảy ra, chúng ta đều sẽ tìm thấy những người Hồi giáo có khuynh hướng về hùa với những người Hồi giáo khác, bất chấp kiểu tâm thần xã hội nào từ các ứng xử của họ. Đây là sự đoàn kết độc ác mà tôn giáo nuôi dưỡng nên. Đã đến lúc những con người điên loạn ấy phải chấm dứt những lời bào chữa cho điều ấy. Và đây là lúc mà người Hồi giáo-đặc biệt là phụ nữ Hồi giáo- phải nhận ra rằng không một ai đau khổ vì những hậu quả của Hồi giáo hơn là chính họ phải chịu.

 

4. Tận cùng của Đức tin không phải là một cuốn sách thực sự mang tính vô thần. Tác phẩm này thực ra là một loại bình phong cho Phật giáo, cho chủ nghĩa thần bí của thời đại mới, hoặc một hình thái khác của tính phi lý.

 

Dù mỗi trang sách của tôi đều cống hiến cho việc phô bày các vấn nạn của đức tin tôn giáo, thận là mỉa mai khi một số những lời phê bình khe khắt nhất lại đến từ những người vô thần vốn cảm thấy rằng tôi đã phản bội lý tưởng của họ trong các vấn đề ngoại vi. Tôi không hề được biết nếu như có một cuốn sách nào khác đánh mạnh hơn vào tôn giáo. Nói như thế không phải để cho rằng cuốn sách của tôi không có nhiều thiếu sót-nhưng để thỏa hiệp, dỗ dành tính phi lý tôn giáo thì đây không phải là một cuốn sách trong số đó.

 

Tuy nhiên, những người vô thần đã tìm ra quá nhiều điều để phàn nàn trong cuốn sách này, đặc biệt là ở trong chương cuối nơi tôi đã nỗ lực đặt thiền (meditation) và tâm linh (spirituality) trong một quan hệ hợp lý. Trong ý nghĩa mà tôi xử dụng, "Thiền" thuần túy đòi hỏi một người phải tập trung hết sức vào kinh nghiệm từng giây từng phút của thế gian. Chẳng có gì phi lý khi hành động như thế này. Thực ra, suy niệm tạo nên các căn bản hợp lý duy nhất để làm thành các xác nhận chi tiết về trạng thái tự nhiên của tính chủ quan của chúng ta.

 

Trải qua thiền quán, một người có thể đi đến sự quan sát được dòng chảy của kinh nghiệm mình với một sự trong sáng vô cùng, và điều này đôi khi dẫn đến kết quả của một loạt những thấu hiểu mà con người có khuynh hướng tìm kiếm cả trong sự đáng tin của tri thức và trong chuyển hóa cá nhân. Khi tôi thảo luận về điều này trong chương cuối, một trong những thấu hiểu là cái mà chúng ta gọi là "Ta"- cái ý thức chính mình là chủ nhân của suy tưởng mình, người chứng nghiệm những kinh nghiệm của mình- có thể biến mất khi tìm kiếm bằng một phương cách nghiêm ngặt. Đây không phải là một tiền đề được chấp thuận trong đức tin; đây là một nhận xét có tính thực nghiệm, tương tự như việc khám phá ra những điểm mù (blind spots) của một người. Đa số mọi người thường không nhận biết được những điểm mù của mình (gây ra bởi sự chuyển tiếp của một dây thần kinh thị giác thông qua võng mạc của mỗi con mắt), nhưng những điều này có thể chỉ cho mọi người một cách dễ dàng với một số nỗ lực, dù sự khám phá này có khuynh hướng đòi hỏi đến nhiều hướng dẫn rèn luyện hơn cả nơi thầy dạy và học trò. Đức tin duy nhất đòi hỏi đến một dự án như thế phải khởi sự là đức tin về một giả thuyết khoa học. Giả thuyết là như thế này : Nếu tôi xử dụng chú tâm của tôi bằng một số phương cách, nó có thể dẫn đến một ảnh hưởng đặc biệt và lập lại được. Không cần phải nói, những gì xảy ra (hay thất bại không thể xảy ra) dọc trên bất cứ con đường thực hành "tâm linh" nào phải được giải thích trong ánh sáng của một số giản đồ ý thức, và mọi thứ nên được mở rộng ra cho những tranh cãi hợp lý.

 

Tôi cũng đã nhận lãnh cơn giận đáng kể từ những người vô thần vì một số nhận xét của mình về trạng thái tự nhiên của ý thức. Hầu hết những người vô thần có vẻ chắc chắn rằng ý thức hoàn toàn tùy thuộc vào (và quy về) sự làm việc của não bộ. Trong chương cuối cùng, tôi đã tranh luận một cách vắn tắt rằng điều này không hề được bảo đảm. Sự thật là các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được mối quan hệ thực giữa ý thức và thực tại ra sao. Tôi không hề đề nghị rằng chúng ta tạo nên một tôn giáo hoặc làm một điều gì khác từ sự bất định không chắc này. Và, không cần phải nói thêm, mối bí hiểm của ý thức không hề tạo làm cho các ý niệm tôn giáo truyền thống về Thượng đế và thiên đàng trở nên hợp lý hơn.

 

Kể từ lần xuất bản đầu tiên của Tận cùng của Đức tin, các biến cố đương đại diễn ra vẫn duy trì như lời khẳng định các chủ đề trọng tâm của cuốn sách. Đó là những tháng ngày mà hầu như tất cả các dòng tin chính trên các báo chí buổi sáng đều làm chứng cho những phí tổn xã hội của đức tin tôn giáo, và các bản tin buổi tối như thể phát đi một các phi thường từ thế kỷ thứ mười bốn. Các hình ảnh kích động tôn giáo cứ thế phát đi liền sát nhau. Những bùng nổ đầy phô trương sự mộ đạo khi công bố cái chết của vị giáo hoàng (một con người tích cực chống lại việc xử dụng bao cao su ở các vùng quê ngoại vi Sahara bên Phi Châu và che dấu cho những người tu hành lạm dụng tình dục trẻ em khỏi công lý thế tục) nhanh chóng chuyển đến những hình ảnh hung dữ khác của các loại điên loạn tôn giáo. Ngay vào lúc những dòng này được viết ra, người Hồi giáo tại một số quốc gia đang náo loạn vì một báo cáo cho biết các điều tra viên Hoa kỳ đã làm mất tính thiêng liêng của một bản kinh Koran. Mười bảy người đã chết và hàng trăm người khác bị thương tích. Để đáp trả của chính phủ Hoa kỳ đã phải dâng cúng một số hành vi điên rồ của mình. Phát ngôn viên của Bộ ngoại giao đã bảo đảm cho lũ người tử tế rằng "Chính phủ Hoa Kỳ sẽ không tha thứ cho bất cứ sự thiếu tôn trọng bản kinh Kinh Koran thiêng liêng nào". Hình thức không tha thứ nào của chính phủ chúng ta sẽ được thi hành vẫn còn chưa được định rõ. Tôi đang chờ đợi một tiếng gõ cửa.

 

Những viễn cảnh hoàn hảo như thế của sự phi lý đã được nhấn mạnh bởi nhiều cuộc xâm phạm đức tin thông thường: các báo cáo thường nhật về những vụ tàn sát vì mộ đạo ở Iraq, của những nhà truyền đạo nổi giận với lũ quỷ sứ của tư pháp thế tục, của sự lan rộng cưỡng ép tôn giáo trong Không lực Hoa Kỳ, của các nỗ lực từ tối thiểu là hai mươi tiểu bang muốn xác định lại nền khoa học để bao gồm được các giải thích siêu nhiên về nguồn gốc của sự sống, của những y dược sĩ từ chối kê toa cho các loại thuốc ngừa thai, của các rạp chiếu phim từ chối không trình chiếu những phim tư liệu công bố về tuổi thật của địa cầu và nhiều nhiều nhiều nữa cho đến... thế kỷ thứ mười lăm.

 

Đối với ai có đôi mắt để nhìn, sẽ chẳng còn nghi ngờ gì rằng đức tin tôn giáo vẫn còn duy trì như một tài nguyên muôn đời cho xung khắc của nhân loại. Tôn giáo thuyết phục những người đàn ông đàn bà có trí thông minh đừng suy nghĩ, thay vì suy nghĩ hết sức mình, về các vấn đề quan yếu của nền văn minh. Vì thế mà phê bình tôn giáo hoặc ngay cả việc nhận xét một số tôn giáo này kém bác ái hay kém thứ tha hơn một số tôn giáo khác vẫn còn là một điều cấm kỵ trong xã hội chúng ta. Cái tồi tệ nhất trong chúng ta (sự lừa dối trắng trợn) đã được nâng lên quá khỏi tầm với của sự phê phán, trong khi cái phẩm chất (sự hợp lý và lương thiện tri thức) lại phải duy trì ẩn dấu, hoặc phải sợ hãi vì sự xúc phạm. Tận cùng của Đức tin tiêu biểu cho cố gắng đầu tiên của tôi để kêu gọi sự chú ý đến các hiểm nguy và sự ngu xuẩn cố hữu trong tình huống này. Tôi chân thành cầu mong rằng các độc giả vẫn tìm tiếp tục nhìn nhận cuốn sách là hữu ích./.

 

Sam Harris

New York - Tháng Năm 2005

Sam Harris
Số lần đọc: 2074
Ngày đăng: 04.12.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tận cùng của Ðức tin: Tôn giáo, Nạn khủng bố và Tương lai của Lẽ phải- Phần 5. - Sam Harris
Tận cùng của Ðức tin: Tôn giáo, Nạn khủng bố và Tương lai của Lẽ phải- Phần 6. - Sam Harris
Tận cùng của Ðức tin: Tôn giáo, Nạn khủng bố và Tương lai của Lẽ phải -Phần 3 - Sam Harris
Tận cùng của Ðức tin: Tôn giáo, Nạn khủng bố và Tương lai của Lẽ phải -Phần 4. - Sam Harris
Dưới bóng trưởng lão : Gabriel García Márquez và những ma quỷ của thời đại ông - Enrique Krauze
Tận cùng của Ðức tin: Tôn giáo, Nạn khủng bố và Tương lai của Lẽ phải : Phần 2 - Sam Harris
Cao Bá Quát: Một đời lận đận vì... hoa - Văn Thành Lê
Cái tình trong ca dao Việt Nam - Võ Công Liêm
Tận cùng của Ðức tin: Tôn giáo, Nạn khủng bố và Tương lai của Lẽ phải - Lê Quốc Tuấn
Tận cùng của Ðức tin: Tôn giáo, Nạn khủng bố và Tương lai của Lẽ phải-Phần 1 - Sam Harris