Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.102
123.230.064
 
Chùm truyện ngắn ngắn : Ngẫm sự đời
Đỗ Ngọc Thạch

1.Dòng sông mà biết nói năng

 

Đang diễn ra cuộc tranh cãi về “Thủy điện Miền Trung”. Có thể “tóm lược” lại như sau: Do mạng lưới Thủy điện Miền Trung dày đặc cho nên đã dẫn đến chuyện rừng bị “biến mất” khá lớn, mà rừng đầu nguồn không còn thì hậu quả của nó là không kể xiết! Rồi đến việc xả lũ của các hồ thủy điện đã làm cho vùng hạ lưu biến thành “Thủy cung”, cụ thể là đồng bào mấy nơi tỉnh Phú Yên nhà trôi, người chết vô số kể! Đó là lập luận của các nhà khoa học về Thủy lợi, Thủy điện. Còn những “Ông chủ các Công trình Thủy điện” thì không thừa nhận như vậy, nói tới nói lui họ “đổ tội” hết cho Dòng sông,  không biết là con thứ mấy của Vua Thủy tề cai quản Dòng sông này, - đã phá vỡ “qui hoạch” của họ!

Vì thế, trong dân gian xuất hiện câu ca dao: Dòng sông mà biết nói năng / Thì ông Thủy điện hàm răng chẳng còn!

 

 

2. Hiện tượng “Bùng nổ”

 

Những sự việc nào xảy ra quá nhiều, quá nhanh thì người ta gọi là “Bùng nổ”, còn dân gian thì ví von rất cụ thể, rất sinh động gọi là “như nấm sau mưa”. Nhân câu chuyện thời sự về “Bùng nổ” Thủy điện Miền Trung, người ta nghĩ ngay đến những sự “Bùng nổ” khác mà hậu quả của nó cũng không kém phần “thê thảm” dù không nhà trôi, người chết như ở Phú Yên: Bùng nổ “Quy hoạch treo”; Bùng nổ xây dựng các công trình công cộng rất hoành tráng nhưng bỏ hoang phế; Bùng nổ xây dựng các công trình công sở rất mỹ lệ không thua các đền đài, cung điện thời xưa; Bùng nổ sân Gôn khiến cho đồng ruộng thẳng cánh cò bay biến thành những quả bóng Gôn bay loạn xạ; Bùng nổ trường Đại học, Cao đẳng – tỉnh nào cũng phải nặn ra, vẽ ra vài trường Đại học, Cao đẳng chứ nhất định không chịu thua tỉnh hàng xóm!...

Còn biết bao sự “Bùng nổ” khác mà không thể liệt kê hết ra được vì khi đọc đến đây, người ta sẽ nghĩ ngay đến chuyện Con Ếch muốn căng phồng bụng lên cho to bằng con Bò! Than ôi, chẳng lẽ nhìn thấy hậu quả bi thảm của nó lại khó thế sao?

 

 

3. Tiếng Mẹ đẻ

 

Đại gia nọ sau khi thành đạt tứ bề thì tiền nong rủng rỉnh, sài sang đủ kiểu mà vẫn không hết, liền nói với vợ: “Mẹ của Thiếu Gia và  Cách Cách à! Hai đứa con của chúng ta đến tuổi đi học rồi!...”. Đại gia chưa nói hết lời thì Phu nhân chặn ngay: “Chưa đến tuổi! Thằng anh Thiếu Gia mới sáu tuổi, con em Cách Cách mới năm tuổi! Chưa đi học được, em không muốn biến chúng thành người lớn quá sớm, chúng đang đẹp như những Thiên Thần!”. Tuy nhiên, ý của Đại gia là “Chiếu chỉ”, hai đứa bé đã được đi học. Vì các trường “Nội” đều bị Đại gia chê nên người Thư ký “quân sư” nói là nên xin vào Trường Quốc tế, và chúng đã vào Trường Quốc tế.

 

Sau một năm, mải lo “làm ăn”, Đại gia mới có thời gian gặp các con, nhưng khi cha con gặp nhau, hai đứa trẻ nói thứ tiếng gì mà Đại gia không hiểu gì cả! Phu nhân do thường xuyên gặp các con nên hiểu được và “thông dịch” lại cho Đại gia! Quả là phiền phức!

 

Lần này thì người Mẹ của Thiếu Gia và Cách Cách đã quyết “kháng chỉ” mà đưa hai đứa con về quê ngoại, ở đó mẹ và chị gái của người Mẹ đều là cô giáo Tiểu học, để cho hai đứa con của mình học Tiếng Mẹ đẻ!

 

 

4. Trường Mầm Non học Chống Tham nhũng

 

Có hai vợ chồng kia, đều làm việc ở Ban Phòng chống Tham nhũng của Tỉnh nọ. Khi thấy công việc Phòng Chống Tham nhũng của Tỉnh quá yên ắng, Trưởng Ban nói: “Chúng ta cứ án binh bất động ngồi chờ bọn Tham nhũng lòi Mặt chuột ra mới hành động thì không phải là cách hay! Ai có kế sách gì hay thì nói nghe coi?”. Người chồng hiến kế: “Tôi có kế dụ rắn ra khỏi hang…”. Người chồng nói chưa hết câu thì Trưởng Ban đã gạt đi: “Kế này xưa quá rồi, bọn chúng cáo quỷ lắm, dụ không được mà lại tiền mất tật mang!”. Người vợ liền nói: “Vì tôi đang mang bầu nên tôi vụt nảy ra một ý tưởng: Phải chống Tham nhũng từ trong bụng Mẹ!”. Trưởng Ban nghe nói thì tròn mắt kinh ngạc, song chưa rõ cụ thể thế nào bèn bảo hãy nói rõ hơn, thì người vợ nói: “Chúng ta có câu thành ngữ rất hay là “…từ trong trứng nước”, có nghĩa là cả cái đẹp và cái xấu, cả cái Ác và cái Thiện sẽ phát triển hoặc bị tiêu diệt nếu có sự tác động từ khi mới manh nha hình thành, tức còn đang như trứng chờ thụ thai! Vì thế, tôi nghĩ chúng ta cần xây dựng một đề án “Phòng chống Tham nhũng từ trong Thai nhi”! Song, đề án này theo tôi rất khó, phải tập hợp nhiều nhà Khoa học, nhiều ngành Khoa học, có bằng cấp Tiến sĩ trở lên mới có thể sớm hoàn thành. Vì vậy, đồng thời với việc xây dựng Đề án đó, tôi xin đề nghị xây dựng một Đề án dễ hơn là “Đưa nội dung Phòng chống Tham nhũng vào hệ thống các trường Mầm Non, Mẫu giáo”. Vì tôi đã từng là Hiệu trưởng trường Mầm Non nên xin được làm Chủ nhiệm Đề án này!”. Trưởng Ban nghe xong thì phê duyệt ngay!...

 

Không biết hai cái Đề án kia bao giờ thì xong, dân chúng ghét bọn Tham nhũng đành “đắp mền” nằm chờ, còn bọn Tham nhũng thì mở tiệc ăn mừng vì “hỏa lực tinh nhuệ” của Ban Phòng chống Tham nhũng đã không nhắm vào chúng nữa mà đang nhắm tới bọn con nít ở Trường Mầm Non và mấy cái thai nhi chưa rõ là trai hay gái! ./.

 

Sài Gòn, Tháng 12-2009

Đỗ Ngọc Thạch
Số lần đọc: 2967
Ngày đăng: 05.12.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chuyển vai - Nguyễn Bích Hạnh
Ngồi trên bậc cửa - Phạm Thị Duyên
Tiếng rừng - Dương Quốc Hải
Dưới trăng - Nguyễn Văn Ninh
Đi trong thành phố có nắng - Kiệt Tấn
Sợi tóc bị vướng - Lâm Hà
Trước ngưỡng cửa của cuộc đời mới - Phạm Nguyên Trường
Mùi của đàn ông - Nguyễn Minh Phúc
Chùm chuyện trào phúng “trường phái” thằng Bờm - Nguyễn Chính
Ăn chữ - Nguyễn Hữu Hồng Minh
Cùng một tác giả
Nữ võ sĩ huyền đai (truyện ngắn)
Anh hùng thọ nạn (truyện ngắn)
Người chép sử (truyện ngắn)
Tướng sát phu (truyện ngắn)
Chị em sinh ba (truyện ngắn)
Truyện ngắn ngắn-1 (truyện ngắn)
Truyện ngắn ngắn -2 (truyện ngắn)
Chuyện một nhà báo (truyện ngắn)
Núi lở (truyện ngắn)
Hai lần bác sĩ (truyện ngắn)
Báo hiếu (truyện ngắn)
Nhà tiên tri (truyện ngắn)
Bạn học lớp hai (truyện ngắn)
Tương tác trên net (tiểu luận)
Bạn học lớp năm (truyện ngắn)
Bà Nội (truyện ngắn)
Cô giáo mầm non (truyện ngắn)
Ma lai (truyện ngắn)
Cánh đồng mùa đông (truyện ngắn)
Em ở Tây hồ (truyện ngắn)
Sự tích chim đa đa (truyện ngắn)
Kén vợ kén chồng (truyện ngắn)
Nghêu, Sò, Ốc, Hến (truyện ngắn)
Đấu trường 100 (truyện ngắn)
Làng nói trạng (truyện ngắn)
Lý Toét (truyện ngắn)
Đám Cưới Vàng (truyện ngắn)
Táo quân truyện (truyện ngắn)
Mùng ba tết thầy (truyện ngắn)
Chuyện ngày tết (truyện ngắn)
Y tá xã (truyện ngắn)
Băng nhân (truyện ngắn)
Ô Quan Chưởng (truyện ngắn)
Bạn học đại học (truyện ngắn)
Kiếm sống (truyện ngắn)
Ô Chợ Dừa (truyện ngắn)
Ký ức làm báo (truyện ngắn)
Trộm long tráo phụng (truyện ngắn)
Ba chìm bảy nổi (truyện ngắn)
Bác Sĩ Thú Y (truyện ngắn)
Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn)
Giai Điệu Mùa Hè (truyện ngắn)
Lấy Vợ Xấu (truyện ngắn)
Địa sứ (truyện ngắn)
Cô Dâu Gặp Nạn (truyện ngắn)
Bà Ngoại (truyện ngắn)
Ô Đống Mác (truyện ngắn)
Quận He (truyện ngắn)
Tam Thập Lục Kế (truyện ngắn)
Cắm sừng (truyện ngắn)
Nguyễn Vỹ (chân dung)
Nhà Nho - Nhà Báo (tiểu luận)
Dòng Sông Ám Ảnh (truyện ngắn)
Ba Lần Thoát Hiểm (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 2 (truyện ngắn)
Kiếm Sống 2 (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 3 (truyện ngắn)