Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.187
123.217.323
 
Nhà công tử Bạc Liêu
Khuyết danh

Đi bằng tàu thuyền trên sông Bạc Liêu, du khách có thể nhìn thấy dọc theo hai bên bờ sông của thị xã gần 30 ngôi biệt thự xây dựng vào đầu thế kỷ XX, mang phong cách Pháp, trong đó nổi bật là tòa biệt thự của Hội đồng Trạch (Trần Trinh Trạch), thân sinh cụ Ba Huy (công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy) do kỹ sư người Pháp thiết kế những vật liệu xây dựng quan trọng nhất để đảm bảo độ bền và diện mạo kiến trúc đều được đưa từ Pháp sang. Ngôi biệt thự của công tử Bạc Liêu được xây dựng từ năm 1919. Chủ nhân đã đặt hàng và cho chuyên chở toàn bộ vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí... từ Pháp qua. Các bù lon, ốc vít cho các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm mẫu tự P rất hoa mỹ, chứng thực sản xuất tại thủ đô Paris. Người dân Bạc Liêu gọi đây là "Nhà Lớn".

Trần Trinh Trạch là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa, gần 100.000 ha ruộng muối, là điền chủ giàu có nhất, nhiều đất đai nhà cửa nhất Việt Nam (rải khắp Trung Kỳ, Nam Kỳ). Tất nhiên nhà của ông không thể nhỏ hơn bất kỳ địa chủ nào trước ông, đương thời và cả sau ông được! Không chỉ đẹp về kiến trúc, nội thất mà nhà Hội đồng Trạch cũng qui tụ vô số đồ gỗ, sứ, đồng... vô giá, đến ngay vua chúa cũng phải ghen tỵ. Những bảo vật đó không còn do con cháu không giữ được, do mất mát vì chiến tranh và những nguyên nhân khác. Có hai món đồ quí hiện được giữ nguyên vẹn ở... Chùa Chén kiểu (Sóc Trăng) là giường ngủ chạm khắc tuyệt mỹ (chưa thấy cái thứ hai tương tự) và bộ bàn ghế cũng chạm trổ công phu. Đây là 2 món quà do cậu Ba Huy hào phóng tặng nhà chùa.

 

Vài nét về Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (Ba Huy)

Trước khi Trần Trinh Huy tham gia vào chốn ăn chơi của Sài Gòn hoa lệ thì thành ngữ "công tử Bạc Liêu" đã có. Đó là khi các đại điền chủ, háo phú quyền quý khắp Nam bộ cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp. Trong số những con cái nhà giàu lên Sài Gòn học không ai đủ sức xài tiền kiểu "bẻ ngang không cần đếm" như các công tử Bạc Liêu. Thành ngữ "công tử Bạc Liêu" có từ lúc ấy. Nhưng khi Ba Huy nhập vào thế giới xa hoa thì chẳng công tử nào sánh kịp về khả năng tài chính, sự ăn chơi bốc trời. Từ khi đó "công tử Bạc Liêu" trở thành danh xưng riêng của Ba Huy, không một ai ngang cơ nổi để "tranh chấp".

Trần Trinh Huy sinh ngày 22.06.1900. Người đương thời còn gọi Ba Huy là Hắc Công tử (phân biệt với Bạc Công tử - tức Phước Georges, con trai Đốc Phủ Sảng - cũng là tay chơi lừng lẫy miệt Tiền Giang, chủ gánh hát Phước Chương nổi tiếng mà cô đào chánh đệ nhất tài sắc đương thời chính là cô Bảy Phùng Há (Nghệ sĩ Nhân dân Phùng Há). Từng ủng hộ Việt Minh một lúc 13.000 giạ lúa, đã hứa với người lãnh đạo cao nhất của Tỉnh ủy Bạc Liêu là giảm tô, không hợp tác với Pháp, gởi vải vóc thuốc men cho kháng chiến thì làm đúng như vậy. Thích hội hè - Ba Huy có lẽ là người tổ chức hội chợ và hội thi "hoa hậu miệt đồng" đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long.

 Công tử bạc liêu mất năm 1973 ở Sài Gòn và được đưa về an táng trong phần mộ gia đình tại ấp Cái Dầy, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu.

---------------------------------------------

Tục truyền rằng người giàu nhất Bạc Liêu ngày xưa là ông Hội đồng Trạch, vốn là thư ký làng. Hội đồng Trạch có cả chục ngàn mẫu ruộng. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu bấy giờ có 13 lô ruộng thì hết 11 lô là của ông Trạch. Ông có 3 con trai và 4 con gái. Trong số 3 người con trai của ông Trạch có cậu ba Trần Trinh Huy là ăn chơi phung phí hơn hết.
Mỗi lần đi xem ruộng, cậu ba Huy mướn máy bay nhẹ có phi công người Pháp chở. Mỗi lần đi đòi nợ, cậu đi một chiếc xe khác. Có lần cậu đi hóng gió, dùng cả chục chiếc xe kéo, mỗi chiếc chở một món đồ của cậu như cái mũ, cây can... Người ta còn kể nhiều truyền thuyết về cuộc sống đào hoa, phóng khoáng của cậu ba Huy nữa.

 

VƯƠNG TỪ LÊ NGUYỄN

(Du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long)

 

Khuyết danh
Số lần đọc: 4652
Ngày đăng: 01.11.2004
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trào lưu di dân Nam tiến - Khuyết danh
Giới thiệu lịch sử Việt Nam - Khuyết danh
Hoạt động của Nguyễn An Ninh ở Trà Vinh - Châu Xuân Thiện
Cùng một tác giả
Khu di chỉ Óc Eo (khảo cổ)
CHỢ ÂM DƯƠNG - NƠI (dân tộc học)
Chợ Việt Nam (dân tộc học)
Bình thơ : (văn hóa)
Phù điêu (nghệ thuật)
Võ Việt Chung và (thời trang)
Tranh dân gian (hội họa)
Dân ca (dân ca)
Văn Thánh Miếu (lịch sử)
Lý Cái Mơn (ca cổ)
Tranh dân gian (hội họa)
Ngày bình yên (thời trang)
Bàn tay (điêu khắc)
Bên nhau (điêu khắc)
Chim lửa (điêu khắc)
Cô gái vuốt tóc (điêu khắc)
Mối quan hệ (điêu khắc)
Ngọc (điêu khắc)