Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.181
123.222.019
 
Joseph Brodsky , Một Đời Vong Quốc
Võ Công Liêm

When a man dies

His portraits change (1)

 

Tôi đọc bài thơ của Joseph Brodsky(*)trên một tờ báo điạ phương; đã lâu.Bài thơ không vần,gồm có 4 đoạn,mỗi đoạn 8 câu.Bài thơ tình lãng mạn chứa đựng nhiều u uẩn nhưng rất dịu dàng.Tôi đọc nhiều lần,chỉ nhớ một đoạn nằm lòng,còn tất cả đi vào “hư không” đó là đoạn tôi nhớ mãi:

 

“I wish you were here;dear

in this hemisphere

as I sit on the porch

sipping a beer

it is evening,the sun is setting”

… …

“If it’s followed by dying”.

 

tạm dịch:

 

Anh ước ao em ở đây cùng anh;em yêu dấu

ở bán điạ cầu nầy

như khi anh ngồi bên mái hiên nhà

nhắp từng cụm bia

của chiều nhá nhem tối

… …

Nếu đựợc chạy theo từ nỗi chết.

 

Cho mãi đến khi hay tin J.Brodsky nhận giải văn chương Nobel vào năm 1987 và tiếp sau đó là cái chết của ông vào năm 1996;lúc ấy được nhiều báo chí cũng như các cơ quan truyền thông đưa tin về cái chết của ông với lời lẽ khâm phục và ngưỡng mộ cho một nhà thơ tài hoa.Từ đó tôi say mê đọc và học hỏi những kinh nghiệm sống cũng như văn chương của Brodsky,Những năm tháng trước đó tôi chỉ đọc thi văn của ông với tâm hồn khách quan, vô tư và cảm nhận được đôi điều nhất là những câu thơ hay(bằng Anh ngữ) nhưng không biết sự cảm nhận đó có thông đạt được phần nào hồn thơ và tinh hoa của Brodsky?Nhưng văn phong ông chắc chắn dể thu nhận với người đọc; dù chuyễn ngữ qua nhiều ngôn ngữ khác nhau.

 

*

Joseph Brodsky sinh ra để nhận lãnh sự bi thương,nhận từ mọi hướng đến trong đời; định mệnh đã an bài cho ông như thế chăng? Nếu Brodsky sinh ra ở một đất nước khác hay một giòng máu khác thì không còn là vấn đề nêu ra ,nhưng ông là Do Thái lại sinh trong đất Cọng sản thì hẳn nhiên những đớn đau,khổ hạnh phải đến với ông;phản bội,bôi bác,tù đày là chuyện bình thường của những vì sao xấu số. Brodsky nuốt đắng cay đó để  vào đời.Những bài thơ xuất hiện đầu tiên ở tuổi 17 đã nói lên được khí thế của một Do Thái mang thân phận vong quốc,những lời thơ ta thán, bắt nguồn từ gia đình lẫn xã hội, đẩy ông vào một tâm trạng hoài nghi,hoài nghi đời cũng như hoài nghi cho chính mình. Ông đứng lặng câm nhìn cuộc chiến xẩy ra trên mảnh đất ông đang sống,Leningrad nhuộm máu tấn công của Quốc Xã.Brodsky đau xót vô hạn,những tin tức ở phương xa gởi về; những đoàn người mặt áo vải thô sọc xanh đi vào hỏa lò,những trẻ thơ vô tội cùng chung số phận, gia đình ông may mắn ở bên kia giới tuyến của những cuộc tàn sát đẩm máu đó.Hình tượng ấy đã đi vào thi ca của ông,Leningrad là nơi chôn giấu bao kỷ niệm ấu thời, giờ đây chỉ còn lại  đống tro tàn, nằm lịm trong ký ức ông cho tới những ngày lớn lên trên đất Nga.Năm 1964 Brodsky tròn 24 tuổi, ông đối diện với mọi thử thách của xã hội,một đất nước Cọng Sản cực đoan, đày ải con người vào hố thẳm.Sau cuộc chiến(post-war) tưởng sẽ đổi đời cho Joseph Brodsky.Nhưng không;bức màn sắt buông xuống,búa liềm thay bóng tối, ấn tượng Nazi còn luẩn quẩn trong tiềm thức ông,hình ảnh đó thật hãi hùng và ông mặc cảm sự đối xử giữa người với người mà bản thân ông cũng như những người Do Thái khác muôn đời làm thân-lưu-đày và tự nó đã trở nên huyền sử ca (legendary) như án ngữ mà suốt đời họ phải gánh chịu,bản án không bao giờ được giảm khinh,hay họ phải chịu cái tội “tổ tông” để làm thân Do Thái  du hoang,lất phất của những kẻ tha phương

(bohemian) vô-gia-cư-vô-địa-táng, để rồi không bao giờ trở về nơi đất hứa.” Vong quốc” là cụm từ mà người Do Thái không bao giờ mong muốn mà cho đó là bản án lưu đày, tới bây giờ Thánh địa vẫn còn tranh chấp triền miên…

 

Joseph Brodsky đã đeo vào người hai chữ” ăn hại”(parasite) mà đời đã gắn cho ông và nó trở thành chủ nghĩa ăn bám xã  hôi(social parasitism) xã hội thời bấy giờ coi như tệ đoan cần loại bỏ,Brodsky vô hình dung trở thành cái thứ chủ nghĩa bất đắc dĩ đó,mà xã hội Cọng sản lúc ấy gọi là căn bệnh thời đại,một thứ địch vận nguy hiểm.Dưới bản án khắc khe như thế cho nên ông nhận tội đày(exile).Brodsky bị tuyên án 8 năm tù(1964)và được đối xử như tù lao động khổ sai với tội danh ăn bám! Brodsky nghiến răng chịu đựng để cho đời hành xác ông,họ(Cọng Sản) đẩy ông vào con đường tuyệt vọng,họ biết thơ văn ông hàm chứa sự chống đối  đảng và nhà nước Sô-Viết,tuy không hiện hình nhưng tàn ẩn trong giòng thơ vô tận đó. Ông không đau với hình phạt,  ông kiên tâm và phát hiện được chân lý của lẽ sống,nhờ đó Brodsky sáng tác nhiều bài thơ có giá trị trong lao ngục.Nỗi niềm đó được gói ghém như tiếng”cuốc kêu” dần dà ông trở nên lãnh cảm trước cuộc sống,, ông biến mình như kẻ mang bệnh trầm cảm, đó là thái độ con người khi bị đời xô đẩy,rồi từ đó bị bỏ rơi,tuyệt vọng ông sống trong ngục thất với nỗi cô đơn giữa vùng trời băng giá cực bắc thuộc tuyến Bạch Hải(White Sea)Brodsky rơi vào ngõ cụt,tư tưởng ông băng hoại, độc thoại trong sâu lắng.Brodsky coi ngôn ngữ mình như một sự che giấu không cho một ai hiểu cái điều đơn sơ đó và diệu vợi vô cùng.Le langage dérobe à l’homme son simple et haut parler.Tuy nhiên;Joseph Brodsky vẫn được đời tô điểm,không còn đơn giản như ông nghĩ và cất cao như bản anh-hùng-ca(epic).

 

*

Sự sống đó đã đem lại cho ông nhiều cảm hứng, ông phục hồi tinh thần như kẻ được trở về với “đất hứa”. Ông là một nhà thơ được mô tả là chân chính,dể chịu,chấp nhận mọi thương đau dù là ngang trái chăng nữa,ngay như sau này KGB bố trí công tác cho ông như một kẻ thừa sai để xoa dịu nỗi đau của quần chúng đối với ông.Brodsky hiểu rõ điều ấy.Những câu thơ trong Elery (Bi Ca) Brodsky vẫn không quên nhắc lại những ngày tháng trước đây,tuy mơ hồ nhưng vẫn tàn ẩn đôi điều.Những câu thơ được giàn trải cả một tuyệt vọng đang được nói ra về tất cả giới hạn liên kết của hiện hữu này.Con người sống trong cuộc đời đều có giới hạn mà cả cuộc đời là cả biên giới.L’homme vit dans un monde de propriétés determines;un monde de limites.Hoàn toàn sống trong cảnh đời cách biệt kể cả cái chết của Brodsky cũng nằm trong cảnh đời cách biệt.Cách biệt đó chính là lưu đày,giữa người với người  mà ngay trong nội dung làm người của J. Brodsky vẫn không có, chỉ còn lại sự đau thương,quằn quại giữa băng giá vùng cực bắc, âm thầm chia xẻ nỗi đau đó trong đáy tận cùng: “And;I’ll come to join you there.Still;in this ardent cry of/joining you read not you but those being triumph/Since;like a bedsheet,earth better follows/Not the parlance of love but that of ruts,gulches,hollow.

(Elegy-1992.Poems in English)

 

(Và ở đó anh sẽ đến chia xẻ cùng em.Tiếng khóc bừng lên nhưng tĩnh lặng/để cùng anh kết nối những vinh quang đó/Từ khi đắp tấm trải giường lên em để nghe bình yên chạy trong sâu thẳm/Không còn gì hơn để yêu em như lề thói,mạch thở của khe đá, của khoảng trống vô cùng).

 

Joseph Brodsky ẩn dụ một tình yêu đau đớn nhưng chân tình và phủ nhận mọi lường gạt không có thực.Ngược lại; đối với ông luôn luôn đề cao tình người, điển hình hai nhà thơ W.H. Auden và Anna Akhmatova mà ông rất mến mộ trí tuệ của họ và cũng là bạn chí thân của đời ông.Akhmatova đã nói:”thơ của Joseph Brodsky là những giòng thơ buốt(chill)và mê hoặc người đọc”.Ngoài Auden và Akhmatova ông còn chịu ảnh hưởng nhà thơ nữ có tầm cở là Maria Tsvetaeva kể cả Robert Frost ở phương Tây.

 

Đó là sự kết nối(joining) bằng tình yêu thương trong cái nhìn hiện hữu của Brodsky.Cuộc đời trở nên tẻ nhạt càng làm cho ông “hồi tưởng”vì thế; quê hương trong trí của Brodsky là quê hương vô biên, ông nhận được phẩm chất vô biên ấy.

 

Joseph Brodsky được coi như nhà thơ hậu hiện đại Nga(Post-mordern Russia) Ông là người khơi nguồn chiến tranh lạnh văn hóa và chính trị giữa người Cọng Sản Nga và Phương Tây.Sau những năm định cư ở Mỹ(1972)người ta bắt đầu biết đến ông trong thơ cũng như trong tư tưởng của một người Nga “tỵ nạn lưu đày”. Định cư “émigré”trong tinh thần của kẻ bị lưu đày cho nên Brodsky được ưu đãi và trọng dụng, ông phấn khởi và nổ lực học hỏi,lắng nghe,thu nhận những gì của tân-thế-giới có và sẽ có, ấy là điều mà ông ao ước để hoà hợp được sự giao cảm với lòng chân thực của một người Nga trên đất Mỹ.Với cái nhìn rộng lớn đó đã nẩy mầm trong tư tưởng triết học,văn hóa,,tôn giáo và xã hội học của ông.Brodsky thích so sánh vai trò của mình như một quan sát viên tọa trên một đỉnh cao để thấy được hai bề mặt của dốc nghiêng xã hội mới và cũ. Đúng là một cảm xúc hết sức đặc biệt của Joseph Brodsky.

 

*

Chân dung của Joseph Brodsky lúc đó chưa ai nhận rõ,tất cả còn mơ hồ chưa đậm nét.Trong một cuộc đối thoại với quan tòa,giữa phiên xử, từ đó tên tuổi ông gần như ai cũng biết và người ta cho cái chuyện đó không có thực;giỡn chơi với Cọng Sản đâu phải dể thế!Nhờ đó mà cảnh tĩnh giữa nhà nước với những người cầm bút thời bấy giờ:

 

Trong phiên xử ở Tòa-Thượng-Thẩm.Nữ thẩm phán hỏi:- “Ai làm cho ông trở thành thi sĩ?” Brodsky ngẫm nghĩ, đoạn trả lời:-“ Và ai là người tạo ra tôi làm kẻ kỳ thị nhân chủng ?” Ông ngập ngừng giây lát rồi nói :”-Tôi nghĩ điều ấy đến từ Thượng Đế!”.Bạn thơ của ông;Lev Loseff nhận xét:”Cuộc đối thoại đó, đem lại một thành quả lớn lao trong lịch sử văn hoá và báo chí thế giới”.Quả như vậy! Và không ai ngờ có một sức mạnh siêu hình để chứng tỏ sự chống đối có tính khoa học nhân văn và hiệu năng từ xưa đến nay.Sau đó;thơ văn của Joseph Brodsky bị ngăn cấm gắt gao,kể cả những bài thơ chuyền tay,nhưng vẫn không ngăn chận nổi một thứ văn chương bao la và mênh mông như thế.Cùng thời gian đó Phương Tây nhìn Brodsky là nhà thơ đương đại và lừng danh thế kỷ;một số văn nhân,nghệ sĩ thế giới như Jean-Paul Sartre đồng loạt phản đối nhà cầm quyền Sô Viết,phản đối  bản án phi lý buộc tội Joseph Brodsky.Cuối cùng Cọng Sản nhượng bộ và trục xuất ông ra khỏi nước Nga(1972).

 

Nhân dân Nga,Leningrad cũng như nhiều nơi khác coi ông như anh hùng dân tộc;Brodsky ngậm ngùi với điều may mắn đó,lần nầy ông gạt phức cái ám ảnh qúa khứ vẩn đục ra khỏi tâm hồn ông để tự mãn trong chén độc ẩm cho tới ngày tàn hơi,giữa tiếng ai oán tuyệt vọng cả một đời vong quốc và nỗi nhớ quê nhà.With luck;he would plunge into oblivion and drink himself to death amid wails of despair and nostalgin.

*

Hình ảnh sói hoang(wild wolf) đó là nghĩa bóng để giải thích cảm giác mạnh cho người đọc thơ của Joseph Brodsky; chẳng khác gì giáo sĩ Do Thái mỗi khi cất lên  những bản Thánh ca tợ như đưa người nghe vào cơn lốc xoáy của hình ảnh, ẩn dụ,cũng như vần điệu, điệp vận trong thơ ông, cướp đoạt được những gì chống lại ông dù là bùa phép,mê hoặc tất cả đều xóa tan.Thơ của Brodsky ở cái tầm mức đó.Cho nên giòng thơ của ông còn được gọi”Thi ca cô đơn của loài sói hoang”(The lone wolf of poetry).Bởi vì thơ của J.Brodsky là thơ ẩn dụ(metaphorical)nó vừa chia xẻ vừa năng động, tất cả nói lên lòng dũng cảm vô biên trước mọi tình huống khác nhau,giọng điệu của thơ chan chứa,trung thực tạo cho lời thơ khai mở và bay vút lên cao, đó là sức mạnh của thơ Brodsky dể thấm sâu vào lòng người.

 

Đặc biệt ở quê nhà St. Peterburg(ex-Leningrad)mong đợi sự trở về của Joseph Brodsky để được cung nghinh,ngợi ca như anh hùng dân tộc và chào đón như một chiến thắng vinh quang”Chúng tôi sẽ đưa ông đi khắp nẽo đường đất nước”(we will carry you through the streets!).Nhưng không;Brodsky không bao giờ trở lại,dù có phụ lòng chăng nữa.Bởi trong thâm tâm của Joseph Brodsky luôn luôn nghĩ mình là loài sói hoang sẽ không bao giờ nghoãnh lại…giờ đây “đất hứa” chỉ còn trong tâm tưởng của những kẻ chịu thân phận lưu đày.

 

Thơ của Brodsky đến từ cuộc sống và xúc cảm từ cuộc sống.Thơ ông mang nặng tình người,yêu người,yêu đời,yêu cuộc sống chân thật và đầy ấp suy tư, nhờ đó mà ông nói lên được quan niệm nhân sinh mà chỉ có thi ca là nguồn cảm hứng giải bày nỗi thống khổ đó.Thơ của Brodsky đi từ thử nghiệm nầy đến băng khoăn khác nhờ những dằn vặt nội tại mà ông giải phóng được tư tưởng bế tắt và sáng tạo không ngừng,do đó chất thơ luôn luôn mới và đầy bản sắc dân tộc.Cho nên thi sĩ Brodsky xem công việc sáng tác thơ như một người quan sát thời cuộc;bởi theo ông thơ là đi ngược dòng và chống lại những giáo điều làm đảo lộn thời gian,ngoài ra ngôn ngữ còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống và ông nghĩ rằng tất cả trong chúng ta đều qui về giòng sinh mệnh làm người,tất thảy là do duyên nghiệp mà ra cả. Đúng như thế! cả cuộc đời cũng như sự nghiệp của ông đều mang thân phận lưu đày,lưu đày trong sự sống và lưu đày trong sự chết, ông ôm đầm kiếp sống lẽ loi, mãi năm 50 tuổi(1990) ông mới chịu kết hôn với Maria Sozzani gốc Ý,một phụ nữ trẻ đẹp, thông minh và có dính dáng ít nhiều giòng máu Nga-La-Tư,họ sống bên nhau với đứa con gái và hạnh phúc cho tới ngày Brodsky nhắm mắt lìa đời.Như lời trăn trối; thi hài ông được chôn cất ở nghĩa trang ngoại thành Venice(Ý). Âu đó cũng là một chọn lựa cho một linh hồn vong quốc ở xứ người(?)

 

Joseph Brodsky  nhận giải Nobel văn chương năm 1987 và nhiều giải văn chương khác của Mỹ cũng như khắp nơi trên thế giới ngoài ra ông còn được mời thỉnh giảng về văn chương ở nhiều trường Đại học khác.

 

*

Thơ ca của ông vẫn được đời nhắc nhở như một bằng chứng của trí tuệ,của ý thức và một tinh thần bất khuất dù dưới dạng thức nào, ông luôn luôn đứng trên lập trường công lý,dù một thứ công lý trá hình.Ngày nay thơ văn ông rải khắp nơi trên toàn cầu với tấm lòng thán phục …/.

 

(đông . khôngchín)

 

(1)     “Khi người ta chết rồi.Chân dung họ được đổi thay”.

(*) Joseph Brodsky.Người Nga gốc Do Thái.

Sanh ngày: Tháng 5/1940 tại Leningrad;Nga

Chết bệnh tim ,ngày:28/1/1996 tại Greenwich Village;New York.USA

Ông để lại cho đời hơn 200 bài thơ và những áng văn thơ giá trị khác.

Sách tham khảo:- Conversations With Joseph Brodsky by Solomon Volkov-USA 1998.

- Joseph Brodsky.Collected Poems in English-2000.

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 4551
Ngày đăng: 30.12.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Krishnamurti tâm thức vô sư - Võ Công Liêm
Têrêxa , Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm. - Nguyễn Hữu An
Lý Văn Sâm và hành trình tìm kiếm nhân vật lý tưởng - Bùi Công Thuấn
Nhân 3 năm ngày mất nhạc sĩ Từ Huy (9/2006-9/2009): NHỚ MÃI “ MỘT VÒNG QUANH “ - Trần Trung Sáng
BẠCH DƯƠNG xa... như tiếng gió không mùa - Nguyễn Anh Đào
Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Thụy Long - Vương Trùng Dương
Nhà văn Nguyễn Bản và cái "vạ" văn chương! - Trần Huy Thuận
Nhà văn Nguyễn Thụy Long không còn nữa - Nam
Nguyễn Chính, viết để dưỡng tâm, để được chia sẻ … - Giang Nam
Một đại thụ Hán Nôm đã vĩnh viễn giả từ chúng ta… - Khổng Ðức
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)