Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.088
123.232.609
 
Chuyện của bà năm
Trần Minh Nguyệt

Vừa ăn cơm xong , trời đã chập choạng tối. Mưa bắt đầu rả rích lộp độp trên những cành cây.ngoài vườn, trước sân  nghe nặng hạt dần .Như thường lệ, bà Thu đi bộ khoảng một giờ để giảm lượng đường trong máu, để cơ thể thư giản, thoải mái, nhưng vì trời mưa nên bà chỉ tập đi bộ trong nhà. Ngày nay bà cảm thấy thật buồn vì hai đứa cháu gọi bà bằng cô đã nói những lời cay độc với bà. .Càng nghĩ- bà càng thấy rõ cuộc đời bà bất hạnh và cô độc biết bao? Những người bà đã hết lòng đùm bọc, chiu chắt yêu thương đã dần dần xa cách bà ..

Bà là con thứ năm trong gia đình 10 người con.. Bà tuổi canh dần- cái tuổi mà người đời bảo là sẽ gặp truân chuyên trong cả cuộc đời .Trong thời kháng chiến chống Pháp, ba của bà là bí thư xã.Gia đình bà sống quây quần, đầm ấm bên nhau. Lúc đó bà mới 4 tuổi -lứa tuổi chỉ biết ăn chơi nhõng nhẽo thôi. Nhưng trời xanh không dung tình, một ngày bất hạnh ập đến với gia đình bà: Máy bay Pháp quần đảo quanh làng và thả bom xuống xóm nhà của bà- nhà cháy tan hoang- 3 người chị và 1 em gái của bà bị thương nặng và chết ngay trên đường đi cấp cứu vì vết bỏng nhiều và sâu khắp thân thể. Bà và mẹ bị thương nằm thoi thóp chờ chết. Người duy nhất không bị thương là ông Danh-cha bà, bởi hôm đó ông phải đi tham dự một cuộc họp trên huyện ..Ông Danh gần như bấn loạn, suy sụp hẳn khi trở về  chứng kiến 4 đứa con mình nằm im lìm như những khúc cây bị cháy nám .. Nhờ bạn bè, người thân khuyên giải- ông mới gượng dậy lo an táng  cho các con-  rồi  theo ngày tháng cũng nguôi ngoai dần.

Mẹ con bà được chuyễn đến nằm ở  trạm y tế - căn nhà tranh tam.bợ của Xã.. Thuốc men không có-hằng ngày chỉ được bôi chút mỡ trăn và thuộc đỏ cho đỡ đau nhức . Trong thời buổi chiến tranh loạn lạc- mọi người đều di tản cả  nên việc nuôi dưỡng mẹ con bà cũng sơ sài qua ngày.. Ai cũng nghèo khó-ai cũng đang nơm nớp lo cho mạng sống của mình  thì làm sao giúp đỡ ai được nữa? Ông Danh quyết định bán mảnh vườn để lấy tiền mua một lọ thuốc giữ mát cho trái tim của hai mẹ con bà..  Ông ra ngoài đình làng che một căn chòi tranh sống tạm  qua ngày.  Mẹ con bà chưa đến số phải từ giã cõi trần hay vì nợ trần chưa trả hết được nên 9 tháng sau bà và mẹ đã hồi phục dần.Bà được trở về nhà với những vết sẹo lồi lõm ở mặt và trên người.Đó là dấu tích bị cháy bởi Phốt Pho trắng từ những trái bom lân tinh.. Năm ấy bà mới được 5 tuổi. Ông Danh vì quá thương con chết oan ức nên hằng đêm cứ vác chiếu ra nằm ngoài nghĩa địa quạnh hiu quanh nấm mồ của những đứa con.  Có lẽ, ông nghĩ rằng- làm vậy thì những đứa con của ông sẽ đỡ cô quạnh.?

Năm năm sau- cũng trong căn nhà dựng tạm ở Đình làng- bà có thêm một đứa em trai -đó là cậu Hùng. Sau  bà có thêm 2 đứa em nữa: cô Hạnh và cậu Hải. Mẹ bà còn sinh thêm hai lần nữa nhưng cả hai đều chết đi khi mới lọt lòng. Nhà đông miệng ăn, kinh tế gia đình vẫn rất khó khăn- Mẹ bà đã   trải qua  những tháng ngày tai họa đau đớn- nay   sinh đẻ nhiều ,nên sức khỏe cạn kiệt- không làm việc gì ra tiền được! Tất cả đều nhờ vào đôi bàn tay cần cù làm nghề làm thợ Mộc của ông Danh.

Đời sống  của gia đình bà khắc khoải thiếu thốn đến vậy- nhưng họ sống quây quần chiu chắt bên nhau thật đầm ấm ..Vì phải thức khuya dậy sớm. làm mọi việc nặng nhọc cho gia đình được no đủ- ông Danh ngã bệnh và không gượng dậy nổi nữa. Hai năm sau ,ông ra đi vĩnh viễn-vĩnh viễn  rời bỏ tất cả. Ông đành  trao lại gánh nặng gia đình cho  bà.. Năm đó bà được  18 tuổi-cái tuổi con gái hãy còn nhiều  thơ ngây, non nớt trong đời!       

Không bao lâu sau- Mẹ bà bị chứng huyết áp cao, bị tai biến phải chịu nằm liệt một chỗ.Ba năm sau, vì quá đau buồn- mẹ bà cũng bỏ lại đàn con mà vĩnh viễn ra đi theo chồng .Chị em chịu cảnh đời  côi cút hẩm hiu.  Ba người em của bà đều còn nhỏ- chỉ biết ăn học- không làm gì ra tiền,- Một thân bà phải bươn chải, thức khuya dậy sớm ,làm nhiều nghề mới có thể duy trì cuộc sống tam ổn cho gia đình. Bà đã quên hẳn tuổi thanh xuân của mình, quên đi đời sống riêng của mình để thay cha mẹ chăm sóc, nuôi dạy đàn em ngày một trưởng thành.          

Cậu Hùng học xong  lớp 12 -dù học rất giỏi, nhưng không thi vào đại học mà tham gia vào bộ đội đến chiến đấu ở chiến trường Campuchia.Cô Hạnh học xong cao Đẳng sư phạm về dạy ở trường Thị Trấn của Huyện. .Còn cậu Hải học theo học  trường Trung cấp Cơ Điện ở Thủ Đức. Năm đó bà Năm đã bước sang tuổi 42. -Cái tuổi chưa già nhưng cũng không còn trẻ nữa. Nhiều người góa vợ - thấy bà giỏi giang, hiền thục, đã nhờ người tới dạm hỏi  nhưng bà đều từ chối. Bà nghĩ đến những đứa em của bà chưa được yên ấm, cho có một mái ấm gia đình riêng-mà không đành  rời xa....

Lần lượt bà đã lo cho ba đứa em  lập gia đình riêng- nhìn chúng có đôi, có cặp, hạnh phúc bên nhau.- bà vô cùng mãn nguyện .Tuy vậy- đêm đêm, đôi lúc bà cảm thấy thật cô độc, tủi thân   mà nằm khóc một mình.. Ba người em thơ dại ngày nào bà lo cho từng miếng ăn, cái áo- bây giờ đã đủ lông cánh-và đang bắt đầu rời  bà, bay xa...

Cậu Hải ra trường xin làm việc ở Sở Địa chính Đồng Nai- vợ chồng cậu ở luôn trong đó, dịpTết mới về thăm quê, thăm bà vài ngày. Cô Hạnh có chồng rồi nghe lời nhỏ to hèn mọn của phía chồng đã cấm cửa không cho bà đến thăm nhà! Tệ hơn nữa-Hạnh đã không còn nhận  bà là chị nữa.-người chị đã bao năm nuôi nấng thương yêu  hy sinh cho mình- Bà sống lây lất với vợ chồng cậu Hùng. Vợ chồng Hùng thường bất đồng, kình cải luôn-cuộc sống trở nên buồn thãm, bất hạnh. Cuối cùng ,họ sống li thân. Cô em dâu bỏ ra ở riêng, để lại 2 đứa cháu. Một đứa 6 tuổi và một đứa mới có 4 tháng tuổi..Cậu Hùng bị suy sụp . Tinh thần bấn loạn.  Cậu đã măc  bệnh trầm cảm- không còn biết quan tâm đến điều gì nữa,- sống  ngơ ngơ, ngẩn ngẩn như người mất trí! Vì quá thương em, thương cháu - một lần nữa  bà  đã phải cưu mang. Hai đứa cháu lần lượt được vào đại học và ra trường với tấm bằng Đại Học loại khá. Cả hai đều có công ăn việc làm với mức lương khá cao..Bà Năm thì ngày càng già yếu . Bà  đau hết bệnh này đến bệnh kia.. Tất cả sức sống của bà đã dành trọn  cho các em, các cháu-nên  sức khỏe đã cạn kiêt,, tuổi già ập đến...

Hai người  cháu của bà nhìn thấy bà sẽ là gánh nặng cho chúng nên muốn bà ra ở riêng,-không muốn bà sống chung trong nhà chúng nữa. Vậy là hàng ngày bà phải nghe tiếng chì, tiếng bấc.- những lời lẽ cay độc, vô lễ từ sự khinh thường và vô ơn  bạc nghĩa của chúng...

Bà đã làm đơn để xin được vào viện dưỡng lão.-sống nhờ vào tình thương của người khác  -nhưng không biết đơn bà có được chấp nhận không?./.

Trần Minh Nguyệt
Số lần đọc: 2339
Ngày đăng: 16.01.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đấu trường 100 - Đỗ Ngọc Thạch
Chùm hoa tím - Nguyễn Minh Phúc
Khách lạ của vườn xưa - Thiện Phạm
Tiền sạch - Khôi Vũ
Cộng! - Đỗ Thư
Hoa Không Mùa - Ngô Nhân Đức
Chờ bên sông mưa - Nguyễn Lập Em
Chuyện nhỏ trong chiến tranh - Trần Quang Vinh
Nghêu, Sò, Ốc, Hến - Đỗ Ngọc Thạch
Những người bạn - Trương Văn Dân
Cùng một tác giả
Chuyện của bà năm (truyện ngắn)
Mùa xuân năm ấy (truyện ngắn)
Một giọt máu rơi (truyện ngắn)
Giọt máu (truyện ngắn)
Một Câu Chuyện Tình (truyện ngắn)
Chuyện Làng Tôi … (truyện ngắn)
Tiếng Gọi ThẦm (truyện ngắn)
Món Ăn Cuối Cùng (truyện ngắn)
Một Lần Li Hôn (truyện ngắn)
Cảm Giác (truyện ngắn)
Bác Sĩ Mụt Ruồi (truyện ngắn)
Bên Dòng Sông Quê (truyện ngắn)