Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.216.907
 
Thập kỷ mất mát, Bài 4 : Cuộc khủng hoảng khí hậu
Hiếu Tân

Bài đăng trên tạp chí SPIEGEL: “The Lost Decade”

Tác giả: Dirk Kurbjuweit, Gabor Steingart và Merlind Theile

 

Bầu trời vẫn xanh trong và sóng vẫn êm ả vỗ bờ những bãi biển Baltic, khi rõ ràng đã có điều gì không ổn trong trật tự thế giới hiện tại. Thủ tướng Đức Angela Merkel đang trò chuyện với các đối tác G-8 của bà trên bãi biển ở Heiligendamm, nơi lãnh đạo các nước công nghiệp hàng đầu gặp nhau trong cuộc họp cấp cao của G-8 năm 2007. Bà đang cố nhẹ nhàng thuyết phục Tổng thống Mỹ - lúc đó – là George W. Bush làm vài nhân nhượng trong cuộc chiến chống thay đổi khí hậu. Bà cũng bỏ thời gian để gặp lãnh đạo các nền kinh tế mới nổi và các nước châu Phi, họ đã bay đến đây cho những cuộc gặp chớp nhoáng, nhưng rồi chỉ để thấy họ bị đối xử hờ hững thế nào ấy.

Nhưng, sau cuộc gặp Heiligendamm, một điều cũng đã trở nên rõ ràng là cung cách đối xử ấy không thể nào chấp nhận được nữa. Bầu trời trong xanh trên biển Baltic không che dấu nổi sự kiện là có điều gì đó tồi tệ đang xảy ra trong bầu khí quyển, và trong tương lai cần đến sự hợp tác của những nước nghèo để kiểm soát sự thay đổi khí hậu. 

 

Cuộc họp cấp cao ở Heiligendamm toát ra cái phong vị cai quản thế giới, thế nhưng điểm nhấn đã sai hoàn toàn. Cuộc họp bị chi phối bởi câu lạc bộ nhà giàu, Phương Tây. Đó là vào tháng 6 năm 2007. Bây giờ, vào cuối thập kỷ, cái tâm trạng 2007 ấy chẳng còn lại bao nhiêu. Khủng hoảng tín dụng, cùng với khủng hoảng tài chính, đã đột ngột làm thay đổi trật tự thế giới.

 

Đầu năm 2007, Hội đồng Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) một nhóm các nhà khí hậu học hàng đầu, đã công bố những con số mới dự báo rằng nhiệt độ  khí quyển trái đất có thể tăng đến 6.4 độ Celsius (11.5 độ Fahrenheit) tiềm tàng những hậu quả thảm họa. Trở về 2001, IPCC đã dự báo một độ tăng nhiệt độ 5,8 độ Celsius, một con số không phải kém kinh hoàng, nhưng đã ít được chú ý.

Không phải đến lúc các con số năm 2007 được công bố các nhà chính trị mới nhận ra cái nguy cơ của một thảm họa trước mắt, vì họ đã bắt đầu nhận thức được rằng Trái đất có thể phải đối mặt với lụt bão và hạn hán khủng khiếp nếu con người cứ tiếp tục thải khí cacbonic vào khí quyển nhiều như hiện nay. Trong bộ phim "The Day After Tomorrow," nhà làm phim gốc Đức Roland Emmerich đã hình dung những vấn đề này sẽ ra thế nào. Trong hình ảnh tưởng tượng của Emmerich về thảm họa khí hậu, những hiện tượng thời tiết cực kỳ nghiệt ngã sẽ biến New York thành chốn không người.

Về mặt nào đó, Emmerich và những kẻ khủng bố đằng sau cuộc tấn công ngày 11/9 đã suy nghĩ theo cùng một hướng. Để chơi một đòn hủy diệt đối với Phương Tây, phải có một cái gì khủng khiếp xảy ra ở New York, thủ đô của tiêu dùng và một thành phố hiện thân của lối sống Phương Tây.

Vậy là lối sống này đã bị tấn công lần thứ hai trong vòng một thập kỷ. Thông điệp của ICPP thật rõ ràng: bạn đang trả giá và đang trên đường lao đến thảm họa. Từ đó, cái rường cột của xã hội Phương Tây – cố gắng để có mức sống tốt hơn, biểu hiện dưới dạng những xe hơi ngày càng nhanh hơn, những ngôi nhà to hơn, những chuyến du ngoạn dài hơn, và tiêu dùng liên tục tăng lên – đã thành vấn đề nghiêm trọng. Đây có còn là lối sống đúng đắn không? Đây là câu hỏi quan trọng nhất mà chúng ta phải đối mặt, vào cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.

 

 

Thay đổi các thói quen

 

Ngành công nghiệp ô tô đã bị đánh mạnh đặc biệt bởi tác động của việc thay đổi thái độ đối với tiêu dùng. SUV, chiếc xe địa hình ngốn xăng chạy chủ yếu ở trong đô thị và vùng ngoại ô, ngày nay ít có người mua. Ban đầu lượng bán loại xe này giảm chủ yếu vì giá xăng cao 2008, nhưng đến bây giờ nhiều người nhận ra rằng SUV không phải là biểu tượng để thể hiện đúng đắn sự giàu sang trong một thời đại báo động toàn cầu.

Sự thay đổi trong thói quen mua xe của người tiêu dùng là một bước nhỏ theo hướng một lối sống mới. Cuộc khủng hoảng khí hậu đã thay đổi chính trị nhiều hơn nó đã làm trong quá khứ. Mùa xuân 2007, Thủ tướng Đức Merkel thuyết phục các đồng nghiệp của mình ở Liên hiệp Châu Âu tại Brussels rằng các mục tiêu nghiêm ngặt bảo vệ khí hậu là cần thiết.

Nhưng châu Âu đang nhận ra việc nêu gương của họ nhỏ bé làm sao. Ngay cả một người như Barack Obama, dường như là hiện thân của niềm hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn, cũng trở nên e dè thận trọng khi đụng đến vấn đề bảo vệ khí hậu. Đặc biệt ở Mỹ nhiều người vẫn còn tin rằng việc bảo vệ khí hậu làm cho cuộc sống xấu đi chứ không tốt lên. Người Mỹ lo lắng về cái viễn cảnh phải giảm mức tiêu thụ của họ. Điều này làm cho đất nước này do dự, một nước dẫn đầu thế giới mà không sẵn lòng đi đầu, đúng như trong cuộc chiến chống khủng hoảng tài chính.

Sự chú ý của Obama dồn vào Trung Quốc. Vì coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình, Mỹ rất ngại phải chi những khoản chi có thể làm lợi cho Trung Quốc. Bắc kinh cũng đang nghĩ đúng như thế.

Nhìn bên ngoài, Trung Quốc được lợi từ khủng hoảng khí hậu. Nó đã tránh cho Trung Quốc khỏi một Heiligendamm khác. Bây giờ, khi các vấn đề toàn cầu được thảo luận, Trung Quốc có một ghế ngồi bên bàn, cũng như Ấn Độ và Brazil. Bởi vì biến đổi khí hậu không cần biết đến các biên giới quốc gia, và bởi vì giao thông ở Mexico City và một nhà máy điện chạy than cổ lỗ ở Ấn Độ cũng đặt ra vấn đề cho các thành phố như Hamburg hay Miami, sự hợp tác của các chính phủ của những nước đông dân nhất này là yêu cầu khẩn thiết để đạt được một hiệp ước bảo vệ khí hậu có hiệu lực.

 

Sự tương thuộc toàn cầu

 

Đây là một tình hình hoàn toàn mới, khi các nước Phương Tây nhận ra rằng họ cũng phụ thuộc những địa phương nghèo hơn trên thế giới. Vào cuối những năm 2000, một sự xáo trộn đã xảy ra trong chính trị toàn cầu. Các nước đang phát triển và các nước mới nổi bỗng nhiên có được quyền lực mà họ có thể dùng để gây áp lực lên các nước phát triển. Họ nhất thiết đòi bằng được cái mã ngoài của lối sống Phương Tây, những xe hơi đắt tiền, những chuyến du lịch đến những miền xa xăm và sự tăng vọt trong tiêu dùng. Nếu họ đạt được mục đích đó, bầu khí quyển sẽ bị đầu độc không phương cứu chữa.

 

Người Phương Tây, nhất là người Mỹ, bây giờ nói rằng: các vị là những người chịu thiệt hại nhiều nhất khi bão tàn phá mùa màng, và đất đai của các vị sẽ ngập lụt khi mực nước biển dâng cao, vậy hãy làm một cái gì đi.

Những người khác nói: Ông nói đúng, nhưng khi dân chúng tôi chạy trốn thảm họa và kéo đến nước các ông, thì các ông cũng sẽ khốn đốn như thế thôi, vậy chính các ông hãy làm một cái gì đi.

 

Những cái đầu tỉnh táo hơn ở cả hai phía sẽ nói: Ai áp đặt những quy tắc nghiêm ngặt để bảo vệ khí hậu sớm sẽ khuyến khích kiểu đầu tư bảo đảm thịnh vượng lâu dài, sự thịnh vượng trong đó có cả xe hơi, du lịch và tiêu dùng, có điều những thứ đó sẽ đặt một cái gánh nhẹ hơn lên khí hậu. Đó là kiểu tư duy những năm 2000 có thể cống hiến cho tương lai. Nhưng sẽ còn một chặng đường rất dài trước khi nó được chấp nhận rộng rãi.

 

Bản tiếng Anh: Christopher Sultan

Bản tiếng Việt:  Hiếu Tân 190110

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2977
Ngày đăng: 25.01.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Khái quát những trường phái thi ca ( tiếp theo Thế giới thơ) - Khổng Ðức
Thập kỷ mất mát, Bài 3 : Cuộc khủng hoảng tài chính - Hiếu Tân
Thơ đã thất lạc quá lâu - Hoàng Vũ Thuật
Thập kỷ mất mát , Bài 2 : Cuộc khủng hoảng 11/9 - Hiếu Tân
Thập kỷ mất mát, Bài 1: Thế giới học được gì từ mười năm thừa mứa? - Hiếu Tân
Thế giới thơ… - Khổng Ðức
Mẹ Maria Mạc Khải Đường Về Thiên Đàng - Lê Nghĩa
Thơ có thể làm được gì ? - Khổng Ðức
Từ Láy trong Cung Oán Ngâm Khúc - Trần Minh Thương
Ðám rước- 1 - Nguyễn Ước
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)