Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.095
123.230.528
 
Đi chợ tết – lan man chuyện mua, bán
Trần Huy Thuận

1/ MUA – BÁN là những hoạt động đương nhiên của nền “kinh tế thị trường”, đã có kinh tế thị trường thì có hoạt động “mua” và “bán”.

Nguyên tắc đúng đắn nhất trong “mua – bán” có lẽ là “thuận mua vừa bán”. Một nền kinh tế trong sạch, đúng đắn và ổn định là khi nó giữ được nguyên tắc đó. Ngược với “thuận mua vừa bán” là “mua như xin – bán như cho”, là “mua bằng bất cứ giá nào”, là “ép giá”, là “bán với giá cắt cổ”,…

Cái gốc của việc “thuận mua vừa bán” chính là “giá cả”. Về nguyên tắc, “giá cả” luôn luôn xoay quanh cái trục “giá trị” và “giá trị sử dụng” - nó cao thấp theo đúng giá trị của bản thân nó. Khi nguyên tắc này bị phá vỡ, có nghĩa là nền kinh tế hàng hóa đã rơi vào tình trạng giống như là một xã hội vô chính phủ! Và điều này luôn luôn tác động xấu đến đời sống xã hội, đến miếng cơm manh áo của đông đảo giới cần lao! Tình trạng giá một số mặt hàng được đẩy lên rất cao trong thời gian gần đây, mà điển hình là sữa bột các loại – có giá bán cao nhất thế giới, đã nói lên điều đó.

Giá cả không tuân theo giá trị và giá trị sử dụng có nguyên nhân ở hoạt động đầu cơ, ở việc “cung không đi đôi với cầu”, ở cơ chế độc quyền sản xuất kinh doanh. Đầu cơ thì đã có sự quản lý của pháp luật, cung đi đôi với cầu thì thuộc tài điều khiển của nhà doanh nghiệp, còn chống độc quyền thì phải dựa vào đường lối cải cách kinh tế vĩ mô.

Giá cả còn không phản ảnh đúng giá trị khi nó là hàng giả, hàng kém chất, hàng thiu thối được ngụy trang lừa khách hàng,… Cái giá ấy phản ảnh giá lương tâm của chính người kinh doanh nó. Tiếc rằng thời này, nhất là vào những dịp lễ tết như hiện nay, nhiều kẻ buôn bán đã không từ một thủ đoạn nào nhằm tận thu lợi nhuận, thỏa mãn đến mức tối đa lòng tham của họ, bất chấp sức khỏe và tính mạng đồng loại - bản chất “con buôn” mà xã hội muốn quên đi, đã trở lại nguyên hình của nó: “táng tận lương tâm”!

 

2/ MUA – BÁN chỉ hoạt động được khi trong xã hội thực sự có HÀNG HÓA. Hàng hóa là những sản phẩm đa dạng được đưa vào lưu thông, nó biến đổi và phát triển không ngừng cùng với  đà phát triển chung của công nghệ và xã hội. Đặc điểm chung nhất của hàng hóa chính là giá trị sử dụng phục vụ nhu cầu sống chính đáng của mỗi con người cũng như toàn xã hội. Khi xuât hiện một hành vi mua-bán (những cái) bất thường, những cái vốn không phải hoặc không nên là hàng hóa – như mua quan bán chức, mua bằng, mua giấy khen, mua tước hiệu, mua bán dâm,… thì phải hiểu đấy là sự thóa mạ đối với hàng hóa và nền kinh tế thị trường, là sự suy đồi của xã hội. Chỉ cần căn cứ những gì báo chí đã phanh phui thời gian gần đây, đã thấy, bọn trục lợi đã và đang sẵn sàng biến mọi cái thành hành hóa – bán tất cả và mua tất cả, kể từ cái gọi là lương tâm con người cho đến địa vị xã hội. Trách nhiệm cao cả của các tổ chức chính trị - xã hội là phải ngăn chặn và xóa bỏ sự hình thành và lan truyền những loại hàng hóa vô văn hóa, phản đạo đức đó.

 

3/ SỨC LAO ĐỘNG cũng là hàng hóa, một dạng hàng hóa đặc biệt. Nhưng sức lao động không phải là lao động, càng không phải là bản thân con người và phẩm giá con người. Con người bán sức lao động của mình để kiếm sống, chứ không bán bản thân con người anh ta. Một kẻ đã bán mình cho danh lợi, kẻ đó không đáng gọi là người nữa! Rất tiếc là nhiều ông chủ doanh nghiệp - kể cả một số doanh nghiệp Nhà nước, đã cố tình hiểu sai vấn đề này, coi người lao động như cỏ rác, muốn đối sử thế nào cũng được, tàn nhẫn hơn cả đế quốc phong kiến xưa kia… Ngược lại, người lao động do chỗ khó kiếm công ăn việc làm, do đời  sống  khó  khă n, nhiều khi cũng tự giác biến mình thành những nô lệ kiểu mới cho các ông chủ sai khiến, hành hạ, nhục mạ. Chuyện “làm chủ” của người lao động nhiều khi chỉ  còn  là huyền thoại, chuyện dở khóc dở cười!

 

Ngày Tết đi chợ, chứng kiến kẻ bán người mua, lan man một chút về chuyện bán mua. Không có ý gì khác, ngoài mong muốn góp phần làm trong sạch môi trường mua bán vốn lâu nay tồn tại khá nhiều bất ổn, nhiều yếu tố “chụp giật” và  còn  nhiều  bất  công này, để cho người tiêu dùng được an tâm mỗi khi quyết định bỏ ra những đồng tiền kiếm được từ mồ hôi nước mắt của mình; cũng như để cho người lao động được tự hào mỗi khi cầm bút ký vào sổ lương, nhận về số tiền xứng đáng từ tay những ông chủ!.../.

Trần Huy Thuận
Số lần đọc: 2540
Ngày đăng: 10.02.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
La cà tết kinh - Inrasara
Buổi chiều lá rụng… - Phạm Thanh Chương
Bâng khuâng nhớ tết quê nhà - Trần Quang Vinh
Buổi chiều trên nghĩa trang - Trương Văn Dân
Năm nay đào lại nở….. - Mang Viên Long
Mừng tuổi - Trần Quang Vinh
Tháng chạp, viết cho người xa - Nguyễn Thị Hậu
Những cuốn lịch của mẹ tôi - Tạ Ba
Tản Bút Qua Hồi Kí Nguyễn Đăng Mạnh - Khải Nguyên
Nhắn thơ bạn gái - Nguyễn Hồng Nhung
Cùng một tác giả
Tắm gội! (tạp văn)
Đồng Môn (tạp văn)
Nợ ...miệng ! (tạp văn)
Đứng và Đi (tạp văn)
Cha tôi (tạp văn)
Thắng ngố - 8 (tạp văn)
Ngu lâu ! (tạp văn)
Con mèo lười (tạp văn)
Kẻ đóng thế (tạp văn)
Bầu bán! (tạp văn)
Thằng đổ vỏ (truyện ngắn)
Tội sống ! (truyện ngắn)
Hai bà góa (truyện ngắn)
Sợ ! (tạp văn)
Cái … danh! (tạp văn)