Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.152
123.225.024
 
Lãng Du trong Văn Học Ấn Độ
Lương Văn Hồng

TỪ TRUYỀN THUYẾT ẤN ĐỘ SHAKUNTALA ĐẾN KỊCH THƠ TÌNH YÊU SHAKUNTALA CỦA THI HÀO ẤN ĐỘ KALIDASA  

 

Nhà thơ, nhà viết kịch bằng tiếng Sankrit , nhà văn hóa lớn Kãlidãsa  (Kãlidãsa tiếng Bengal có nghĩa:  Kẻ hầu cận của Nữ thần / Diener der Goettin)   được coi là một trong “chín viên ngọc quý” của triều đình *Vikramadya thuộc triều đại Gupta  (320-480, triều  đại lừng lẫy nhất trong lịch sử Ấn Độ.

 

SHAKUNTALA  là vở kịch nổi tiếng của nhà thơ Kalidasa và là vở kịch hay nhất trong lịch sử văn học Ấn Độ.  Dựa theo truyền thuyết Shakuntala của văn học dân gian Ấn Độ kể về mối tình hồn nhiên trong sáng giữa nhà vua trẻ Dusyanta  (nghĩa: Mãnh hổ) và sơn nữ Shakuntala- một mối tình  rất thơ mộng,nhưng cũng đầy gian nan- một mối tình vượt ra ngoài lễ giáo phân biệt đẳng cấp khắt khe đương thời.   Kalidasa cải biên, thêm chi tiết để phù hợp  với sân khấu Triều đình, muốn làm nổi bật đề tài tình yêu. Shakuntala là kịch  thơ 7 hồi, viết theo  những quy tắc chuẩn mực của kịch cổ điển cung đình Ấn Độ: tính triết lý và tôn giáo sâu sắc,  phân biệt rõ chính – tà, khí phách hào hùng để tăng lòng sùng kính với thần thánh và quốc vương,  phải nhân bản khi kết thúc (kết thúc có hậu), phải viết bằng tiếng Sankrit, phải kết hợp nhuần nhuyễn  các quy phạm sân khấu dân gian.

 

Hồi 1:   Vua trẻ Dusyanta cùng đoàn tùy tùng đi săn trong rừng, mải đuổi theo con hươu nên lạc vào vườn tu của đạo sĩ Kanva.  Đạo sĩ không có nhà.  Nhà vua  gặp con gái nuôi của đạo sĩ.   Vẻ đẹp tươi tắn cùng „đôi mắt sáng long lanh đen láy“, nụ cười nở trên môi đỏ thắm của  sơn nữ hút hồn nhà vua trẻ.  

 

Hồi 2:   Nhà vua bàn với anh hề Madavia, làm sao có thể nán lại trong khu vườn để tỏ tình với sơn nữ.  Đúng lúc đó thì nhà vua nhận được lệnh của Đức Thái hậu phải về triều làm lễ cầu phúc.  Nhà vua cử anh hề thay mặt mình trong lễ cầu phúc.

 

Hồi 3:  Bị tiếng sét ái tình, nên sau khi gặp nhà vua trẻ, sơn nữ ốm tương tư.Các bạn gái đồng trang lứa bố trí cho cặp tình nhân sống bên nhau, kết hôn theo tục Gandarava  (trai gái kết hôn bỏ qua quyền của cha mẹ).   Đang lúc hạnh phúc tràn trề thì bỗng nhà vua nghe tiếng thiên thần nhắn nhà vua mau trở về đi dẹp loạn.

 

Hồi 4:   Để làm tin nhà vua tặng sơn nữ chiếc nhẫn khắc tên Dusyanta.   Trong những ngày trông ngóng nhà vua thì có lần đạo sĩ Durava ghé vào vườn tu xin nghỉ lại. Đang lúc

 

lo buồn nên Shakuntala không cúi chào đạo sĩ.  Bực mình, đạo sĩ niệm thần chú rằng người yêu của Shakuntala sẽ lú lẫn, quên hết lời thề khi trước.  Các bạn gái xin đạo sĩ lượng thứ, giảm tội cho Shakuntala.   Đạo sĩ bằng lòng giảm, người yêu sẽ sực nhớ lời thề khi xưa khi nhìn thấy chiếc nhẫn.  Lúc này Shakuntala đang mang thai nên các bạn gái giữ kín câu nguyền của đạo sĩ  Durava.   Khi cha nuôi Kanva về nhà thì nghe tiếng thiên thần báo, Thiên  đình thuận  cho Shakuntala kết duyên với vua Dusyanta và sẽ sinh một hoàng tử.  Cha nuôi – đạo sĩ Kanva phái sơn nữ Gotami cùng một số bạn gái đưa Sakountala tới hoàng cung.  Buổi chia tay đầy quyến luyến giữa cỏ hoa muông thú.

 

Hồi 5:  Shakuntala vào hoàng cung. Nhà vua không nhớ  nên không nhận ra sơn nữ khi xưa.  Khi các bạn gái nhắc tới cái nhẫn, thì mới biết đã đánh rơi ở sông Hằng. Nhà vua nổi giận, nhưng vì tục lệ nên Shakuntala phải ở lại.  Nàng sống trong cô đơn tuyệt vọng, cầu xin thiên thần cho mình về với Đất mẹ. Một đám mây kéo tới cuốn nàng đi.

 

Hồi 6 :   Một ngư dân  khi mổ bụng cá,  thấy chiếc nhẫn trong bụng con cá và đem nộp cho nhà vua.  Nhìn thấy chiếc nhẫn của mình, Dusyanta sực nhớ tới chuyện xưa, nhớ tới sơn nữ Shakuntala.

 

Hồi 7 : Dẹp loạn ma quỷ  thắng lợi, Dusyanta được gặp Kasyapa và Aditi, nhận thưởng công trạng.  Dusyanta gặp lại nàng Shakuntala vợ mình cùng đứa con tuấn tú có khả năng thuần được mãnh thú.  Họ trở về hoàng thành trong lễ đón tưng bừng của dân chúng. Hoàng tử Bharata (nghĩa: được trìu mến) lên thay vua cha trị vì thiên hạ.

 

Trong kịch Shakuntala, Kalidasa thêm tình tiết tặng nhẫn, lời nguyền của đạo sĩ Daruva, tình tiết rơi nhẫn ở sông Hằng, Shakuntala trở về với Đất mẹ.  Một ngư dân mổ bụng cá thấy chiếc nhẫn, đem nộp nhà vua, tình tiết dẹp loạn và nhận thưởng cũng là tình tiết Kalidasa thêm vào trong kịch, ở trong truyền thuyết không có chi tiết này.  Trong truyền thuyết chỉ là một lệnh do thiên thần gửi tới nhà vua.  Nhà vua tỉnh ngộ, đoàn tụ cùng vợ con. Kịch thơ Shakuntala  của Kalidasa mang tinh thần Hindu giáo, kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tính sử thi của anh hùng ca và tính trữ tình, thấm đượm tính nhân bản, với khát khao tình yêu trong sáng và chung thủy.

Trong kịch  Shakuntala , nhà thơ vận dụng và phát triển tính hình ảnh và tính uyển chuyển của thơ ca Sankrit, của văn học dân gian để ca ngợi tình yêu lứa đôi, tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước.

 

Kịch cổ Ấn  Độ thường đề cập đến những mối tình hồn nhiên, trong sáng đầy ma lực như những tiếng sét ái tình mà người Ấn Độ cho là thiêng liêng cao quý.    Shakuntala là tuyệt tác của văn học  Ấn Độ, là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ văn nghệ sĩ  Ấn Độ.  Người ta  ngâm thơ, ca múa bằng thơ của kịch, dựng phim theo kịch .

 

William John dịch kịch Shakuntala sang tiếng Anh năm  1789. Năm 1791, kịch được Georg Forster dịch từ tiếng Anh sang tiếng Đức.  Nhà văn Nga Caramdin dịch kịch Shakuntala sang tiếng Nga năm 1792.   Kịch thơ Shakuntala được dịch sang tiếng Việt  năm 1962 và được Đoàn chèo Trung ương Việt Nam đưa lên sân khấu năm 1982.

 

Shakuntala là một trong những kiệt tác của văn học thế giới. Nhà văn Nga Caramdin, người đại diện cho chủ nghĩa tình cảm Nga nói:

-  Đối với tôi, Kalidasa cũng vĩ đại như Homer (của Hy Lạp).

Kịch thơ Shakuntala đã gây ấn tượng mạnh nơi các nhà văn Đức, đại văn hào Đức Johann Wolfgang Goethe ca ngợi:

-  Nếu muốn có một tiếng ôm ấp được cả hoa mùa xuân và quả mùa thu/  Một tiếng làm đắm say, nuôi dưỡng và thỏa mãn được tâm hồn/ Nếu muốn có một tiếng bao gồm được cả trời đất/ Thì tôi gọi Shakuntala/  Tiếng đó nói lên tất cả!

 

Rabindranath Tagore  (1861-1941)  là nhà văn hóa lớn Ấn Độ.  Ông xuất thân trong gia đình quý tộc Ba La Môn có nhiều người là nhân tài của đất nước Ấn Độ.  Cha là Debendranath Tagore, một triết gia đồng thời là nhà cải cách xã hội.  Tagore nổi tiếng thông minh từ thưở nhỏ:  8 tuổi đã làm thơ,  11 tuổi dịch kịch Macbeth của William Shakespeare ra tiếng Bengal.

 

Tagore yêu nước, yêu hòa bình, có lòng nhân đạo sâu sắc. Ông coi trọng truyền thống văn hóa Ấn Độ, biết kết hợp văn hóa Đông và Tây: 1901 mở Trường Santiniketan cho con em nông dân học.   1921 mở Trường đại học Visva – Bharati để cho thanh niên thế giới đến tìm hiểu văn hóa Ấn Độ.

Tagore để lại 52 tập thơ,  42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết.

 

Những tập thơ nổi tiếng là  Người làm vườn (1914);   Tặng phẩm của người yêu (1914);   Trăng non (thơ trẻ em , 1915.  Nổi tiếng nhất là tập  Thơ dâng (1912);  Tập Thơ dâng được coi là kỳ công thứ hai của văn học Ấn Độ (sau kịch thơ Shakuntala của Kalidasa). Những tác phẩm tiêu biểu khác của Tagore là  kịch Lễ máu (1890); kịch Phòng bưu điện  (1913);  tiểu thuyết Đắm thuyền (1906);  tiểu thuyết Gora  (1910).

 

Rabinarath Tagore là nhà thơ lãng mạn trữ tình, một “ngôi sao sáng của Ấn Độ thời Phục hưng. Ông kết hợp nhuần nhuyễn truyền thống yêu nước và nhân bản của Ấn Độ với tinh hoa văn hóa phương Tây làm giàu thêm tinh hoa  văn hoá Ấn Độ.  Monhandas Karamchand “Mahatma” (tâm hồn vĩ đại)Gandhi (1869-1948) – lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ, gọi Tagore là “người thầy vĩ đại, người lính gác vĩ đại của Ấn Độ.  Thi sĩ Rabindranath Tagore  nhận giải thưởng Nobel văn học năm 1913.

 

 

THƠ DÂNG  ( Gitanjali)

   

Thơ dâng là tuyển tập chọn trong số những bài thơ của  Tagore sáng tác năm 1900 viết bằng tiếng Bengal, rồi chính nhà thơ dịch 103 bài thơ của mình ra văn xuôi tiếng Anh.  Đó là những bài thơ nhỏ không đề.  Thi sĩ muốn dâng cho cuộc đời nguyện vọng và lý tưởng cao đẹp của mình.   Ông khinh bỉ hèn nhát, ghét tàn bạo.  Ông cho rằng, người ta cần rèn luyện sức mạnh tinh thần, trau dồi tính cao thượng, trong sáng để phụng sự Cuộc đời và Con người.  Tập thơ phản ánh nỗi buồn do tàn phá, chia ly trên đất nước Ấn Độ, đồng thời cho thấy nguồn cảm hứng bất tận bởi ánh sáng, niềm vui, tình yêu và khát vọng. Theo Tagore,  Thượng đế không phải là đấng cao siêu, huyền bí.  Thượng đế hiện thân là cuộc sống lao động :

 

Thượng đế ở xa kia,

Nơi thợ cày nai lưng

Cày đất cằn sỏi cứng

Thượng đế ở cạnh người làm đường

Đang đập đá

Thượng đế cùng với họ vất vả

Dãi nắng, dầm mưa

Áo quần lấm bụi…

Cao Huy Đỉnh dịch

 

Nỗi đau của thi sĩ Tagore cũng là nỗi đau chung của đất nước Ấn Độ.  Ánh sáng, tình yêu, niềm tin và khát vọng trong tập thơ là dòng sữa tươi mát nuôi dưỡng những tâm hồn

 

 

Ấn Độ.   Thơ dâng là kiệt tác của văn học Ấn Độ, đồng thời là đóng góp của Ấn Độ trên văn đàn thế giới.

 

LỜI BÌNH :   Ấn Độ là quốc gia Nam Á,chiếm hầu hết tiểu lục địa Ân Độ, là nước đông dân thứ nhì thế giới.  Về mặt tiếng nói thì Ấn Độ là nước đứng thứ nhất thế giới. Trên đất nước này, người ta nói với nhau bằng 1.652 thứ tiếng.  Nhưng chỉ có 2 ngôn ngữ chính thức dùng trong hành chính là tiếng Hindi, tiếng Anh.  Khái niệm “Người Ấn Độ” mang tính quy tụ, để chỉ một tập hợp đa sắc tộc sống trên lãnh thổ Ấn Độ.  Ấn Độ  rất phong phú về động thực vật. Sống trong cảnh cư dân đông đúc, đất nước giàu tài nguyên, đầy ắp các loại hoa  với đủ các loài  thú dữ nên người Ấn Độ rất quen với những cách nhìn khác nhau, với những ý kiến khác nhau.  Cuộc sống ấy dạy cho họ tính kiềm chế và chịu đựng, cái  nhìn  việc đời  rất nhân bản:  bình đẳng và tôn trọng nhau, hòa đồng trong cuộc sống. Tác phẩm Sakountala của Kalidasa và tập Thơ dâng  của Tagore là những minh chứng sinh động cho tinh thần Ấn Độ.  Ấn Độ bị bao bọc bởi biển và núi nên nó có vẻ như một nước đóng kín.  Chỉ có một con đường mà dân di cư cũng như các đội quân xâm lược dùng để vào Ấn Độ là con đường mòn qua khe núi Hindu Kush vào Afghanistan, sau đó vào Punjab của Ấn Độ.  Nhiều bộ lạc và dân tộc khác nhau đã đến Ấn Độ và mang theo tập tục, tín ngưỡng, văn hóa riêng của mình.   Người bản địa “*kiên nhẫn, tiếp nhận một cách trân trọng, thậm chí còn hoan nghênh tính đa dạng của các tập tục và tín ngưỡng” (của người mới di cư tới). Đây là nét rất đặc trưng  Ấn Độ. Ấn Độ như  khu rừng nhiệt đới.  Với sức sung mãn của rừng nhiệt đới nó tiếp nhận tất cả, làm cho tất cả yếu tố ngoại lai thích nghi dần, tiếp thu các tư tưởng, tập quán, cuối cùng là suy ngẫm về chúng theo cách của người Ấn Độ.  Lăng Taj Mahal là một ví dụ.  Tính hung dữ, ham tàn phá trong con người Mông Cổ của hoàng đế  Cát Kiệt Hãn (Shah Jahan) đã biến thành tình yêu đằm thắm, thủy chung son sắt, bằng việc xây lăng Taj Mahal lộng lẫy cho người vợ quá cố của mình.  Lăng Taj Mahal là biểu tượng sức mạnh tình thương yêu của hoàng đế Cát Kiệt Hãn, đồng thời cũng là một kỳ quan thế giới- một biểu tượng tình yêu.   Lăng Taj Mahal như một hoa viên lớn:  trước lăng là hồ nước trong xanh.  Sóng nước lăn tăn bởi gió làm ta liên tưởng tới nỗi niềm u hoài thương nhớ người vợ thông minh, hiền hòa của hoàng đế Cát Kiệt Hãn, tới nước mắt của vị hoàng đế này. Cảnh tượng này làm xúc động lòng du khách bốn phương.  Đại thi hào Ấn Độ  Tagore gọi lăng Taj Mahal là giọt nước mắt trên gò má thời gian.

 

Trong khi người Ấn Độ an vui tự tại đón nhận những cái đến với mình thì người Trung Hoa dùng khuôn vàng thước ngọc của Nho học, Lão giáo để suy xét, rồi Trung Hoa hóa cái từ bên ngoài vào

 

*/   Lời nói của nhà hoạt động chính trị và xã hội nổi tiếng của Ấn Độ Jawaharlal Nehru (1889-1

 

 

Lương Văn Hồng
Số lần đọc: 6870
Ngày đăng: 17.02.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lãng du trong văn học Ai Cập - Lương Văn Hồng
Từ mâm ngũ quả, phiếm bàn về con số 5 - Phùng Thành Chủng
Nàng Là ai, Hỡi Thúy Kiều - Khuất Đẩu
Hà Nội nỗi nhớ trong tôi - Nguyễn Thị Hậu
Câu chuyện đêm trừ tịch - Văn Thành Lê
Góc chợ quê ngày giáp Tết - Vinh Anh
Vài chuyện cọp ở các thế kỷ trước - Nguyễn Đức Hiệp
Vaì thiển ý của dân ngoại đạo - Tô Nhuận Vỹ
Đi chợ tết – lan man chuyện mua, bán - Trần Huy Thuận
La cà tết kinh - Inrasara