Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.182
123.218.429
 
Chuyện sẽ đến, đã đến…
Mang Viên Long

Nơi mà Khương và Lý hẹn gặp cũng là chỗ cũ-quán café có cái tên gợi cảm: “ Quán Sen Hồng”. Khu vườn rộng chừng  hai hecta được chủ nhân thiết kế bằng nhiều ngôi nhà  sàn lợp tranh –nhà nhỏ thì chỉ kê được một chiếc bàn và bốn ghế-nhà lớn, có thể từ 2 đến 4 bàn. Có một dãy nhà sàn nằm sát bên bờ hồ đầy sen hồng ngan ngát hương mà Khương rất thích! Chiều nay Lý đã đến sớm-trước giờ hen, để chọn cho được chỗ ngồi cũ mà cả hai vẫn thường đến ngồi . Dạo này-ở đâu, từ chốn phố xá phồn hoa, cho đến các thị trấn , làng xã xa xôi-quán café đã mọc lên ngày một nhiều! Sẵn đất rộng không kinh doanh gì được vì nằm sâu trong hẽm, hay vườn tược trồng trọt thất bát chẳng kiếm được bao nhiêu-và nhất là,nhìn thấy không có nơi yên tĩnh, thoải mái để mọi người tìm chốn thư giàn ngày một đông-các quán café đã âm thầm mọc lên như nấm! Tên  của mỗi quán đọc lên nghe đều êm tai, thơ mộng, và hấp dẫn lạ! Có lẽ chủ nhân cũng đã phải tốn nhiều thời gian để “ sáng tác” ra những cái tên gọi đầy “chất thơ” vậy? Lúc ngồi chở Khương, Lý cũng thường lấy “ đề tài” tên quán mà ngẫm cười khi anh liên hệ nó với những “ nhà thơ” ngày một đông đảo, sung sức đến nỗi mỗi ngày có thể  tuôn ra đến cả chục bài? Lý lại nhớ đến lão Bùi ở cạnh nhà-từ nhỏ đến lúc gần 60 không đọc thơ – nay bỗng làm thơ ào ạt, rất chịu khó đi đến nhà bạn bè hàng xóm để  “ tiếp thị”, và còn nhờ chỗ dịch vụ vi tính photocopy in ra hằng trăm tờ “ thơ bướm” để “ chia sẻ” với những người đi đường!  Còn  café, quán nào cũng đông kín người –nhất là hai hôm thứ bảy và chủ nhật! Đôi khi Lý ngồi chờ Khương hay Bích Ngọc đến-lơ mơ với ngụm café, điếu thuốc- anh cũng cảm thấy nhu cầu tìm nơi yên tịnh tươi mát để tạm quên cuộc sống đang ào ạt ngoài kia là một lý do chính đáng bởi vì đâu còn có nơi nào trong cái thị trấn nhỏ này dành chỗ cho họ? Đất cát được quy hoạch cho chợ búa, bến xe, khu dân cư, khu công nghiệp, công sở hết rồi-nếu có còn chăng, là một khu “ công viên” hoang phế, bụi bặm, xơ xác mà chỉ có bọn trẻ con mới đến đó để chơi giỡn chốc lát vào buổi chiều khi không còn biết lang thang ở đâu! Quán café dần dà mọc lên có thể là một tín hiệu tốt hơn là những quán nhậu! Không khí ô nhiễm ồn ào ở những chốn ấy quả thật sẽ làm khô cứng tâm hồn con người bời mùi rượu, thịt cá tôm các loại, đặc sản, thuốc lá, khói un của các bếp nướng, và sau cùng là mùi son phấn nồng nặc …

 

Theo tin nhắn của Khương- Lý đã dành trọn buổi chiều chủ nhật cho nàng, bởi theo Khương cho biết- thứ hai là nàng đã phải vào Saigon để tái khám vì vé máy bay đã được mẹ nàng  lấy trước rồi! Trước đây, Lý vẫn thường “ đóng cửa” phòng khám để cùng Khương đến ngồi suốt buổi ở một quán café tĩnh lặng nào đó ngoài thị trấn để trò chuyện cho nàng vui. Gần đây, tuy là một bác sĩ đa khoa nội- nhưng Lý đã đôi lần khuyên nàng nên vào Saigon để được chẩn đoán xét nghiệm kỹ bằng những phương tiện hiên đại hơn ở bệnh viện huyện mà anh đang làm việc, bởi khâu định bệnh là rất quan trọng. Chỉ dò đóan bằng vài chiếc máy đã  cũ kỹ lỗi thời mà kết luận để điều trị thì thật là nguy hiễm.Theo dõi, Lý biết bệnh của Khương  mỗi ngày càng có dấu hiệu nặng hơn- nhưng lần nào cũng vậy, nghe anh đề nghị vào Saigon tái khám -Khương đã muốn rưng rưng-“ em không bao giờ muốn xa anh! “-nàng thì thầm như chực khóc. Đã nhiều lần, Khương đã nhắn tin cho Lý- lập đi lập lại câu: “ Anh là lẽ sống duy nhất của đời em! Đừng xa rời em anh nhé? Nếu anh bỏ em-em sẽ tìm đến cái chết !”. Lý cảm thấy rất khó thuyết phục Khương ra đi- nhưng hễ mỗi lần Khương được gia đình chở đến bệnh viện để xin cấp cứu bởi những cơn đau bụng kéo dài khiến nàng ngất đi-Lý vô cùng đau đớn, xót xa.  Đã hơn 6 tháng qua rồi-bây giờ thì không  chần chừ dù xa Khương – Lý cũng sẽ rất buồn vì những chiều chủ nhật trống trải . Nhưng, không thể khác- bởi Lý rât yêu quý Khương- mong sẽ có một ngày mai tốt đẹp-anh đành gặp riêng mẹ nàng  để cho biết kết quả cuộc hội chẩn lần cuối : “ Khương đã được hội chẩn kết luận nghi là bị ung thư giai đoạn đầu! Bác nên thu xếp cho em vào tái khám ở bệnh viên ung bứu Saigon nhé? “

 

Lần đầu tiên Lý gặp Khương là ở  phòng cấp cứu nội trong đêm trực của anh cách đây một năm. Lúc đó đã hơn 9 giò tối-Lý đã đi một vòng thăm bệnh-định trở về phòng ngã lưng một chút rồi gọi cho Bích Ngọc thì cô y tá gõ cửa : “ Bác sĩ, anh Lý ơi-có bệnh nhân mới nhập viện cần cấp cứu..”. Lý ngồi bật dậy-đưa tay liếc nhìn đồng hồ theo thói quen-mở cửa , bước vội theo chân cô y tá.

 

Cô gái trạc hai mươi hai tuổi đang nằm thiêm thiếp trên giường khám chờ đợi. Theo lời người thân-Khương xuất huyết đường ruột –máu cứ chảy mãi, kèm theo cơn lạnh run rẫy. Lý gọi y tá đo nhiệt độ, áp huyết- rồi lắc đầu: “ Thân nhiệt thấp quá! Áp huyết tuột xuống dưới mức cho phép rồi!”. Anh phải tạm sử dụng thuốc cầm máu, tăng thân nhiệt  và áp huyết từ từ.Cũng theo lời người thân-Khương đang bị bệnh viêm đại tràng, - nên ăn uống không bình thường , - thường chảy máu đường ruột nhưng lần này thì đã kéo dài cả buổi chiều dẫn đến  đêm . Có một chi tiết quan trọng Lý nhận được ở  người mẹ của Khương, là nàng thường bị dị ứng với hầu hết các loại thuốc-cơ thể nàng chỉ hấp thụ được một vài loại thông thường  . Lý vừa lắng nghe – vừa chăm chú đo nhịp tim-lại ngạc nhiên: “ Quái lạ! sao có lúc như tim ngừng đập? “ Anh vội lấy chiếc điện thoại di động trong túi áo choàng gọi cho trưởng khoa để mời ông đến hội chẩn, vì đây là một ca bệnh rất đặc biệt mà anh chưa gặp …

 

Sau đêm nguy kịch hôm ấy-Khuơng bình phục rất nhanh.. Nàng tỉnh táo hỏi chuyện với Lý mỗi khi thấy anh bước vào phồng.. Khương tỏ ra vui vẻ, hồn nhiên-như nàng không hề đã bị trải qua một đêm mê man bất động ! Lý đáp lại lời nàng như lời vẫn thường nói vui, để an ủi  bệnh nhân. Nhưng sau một tuần, anh dần dà nhận thấy ở những lời nói của Khương  không bình thường? Nàng không chuyện trò mà tâm sự. Nàng không nói bâng quơ mà luôn có chủ đích. Lý ngờ ngợ là Khương có lẽ đã nặng lòng yêu thương anh rồi? Lý không muốn nghĩ vậy nhưng nét đẹp diệu hiền, nhân hậu của Khương như toát lên một điều gì rất thánh thiện, cao khiết-đã luôn ám ảnh anh. Rồi rất tự nhiên,  ý  nghĩ so sánh hình ảnh của Khương với Bích Ngọc làm cho anh nhiều lúc phân vân- và thoáng buồn! Bích Ngọc sang trọng  kiểu cách của một Phó giám đốc ngân hàng Argribank -còn Khương thì e ấp, hồn nhiên-giản dị như một cánh hoa đồng nội ban mai vừa hé nở!. Khương buông bỏ tất cả, còn Bích Ngọc muốn ôm giữ tất cả. Nàng sống giữa những két sắt đầy vàng bạc và sự hào nhoáng bóng lộn của các kiếu xe hơi đời mới đưa đón đôi lúc đã khiến Lý cảm thấy hơi xa cách -cho dầu là nàng đang ngồi bên cạnh! Nhiều lần nhìn lại mình-Lý cảm thấy đời sống anh khó có thể thích nghi với ước mơ của Bích Ngọc! Nàng luôn mode mới-từ giày đến mũ còn anh là một bác sĩ nghèo. Một bác sĩ có tâm hồn nghệ sĩ. Nghệ sĩ thì chẳng bao giờ chịu nhốt hồn mình vào trong những két sắt tối tăm lạnh lẽo, và cũng sẽ chẳng bao giờ chịu lủi thủi ngày đêm trong phòng khám để đếm tiền?

 

Một lần ,chìu ý Khương , Lý đến quán “ Diễm Xưa” bên này sông An Lịch tình cờ gặp Bích Ngọc đang ngồi ở góc quán khuất sau bờ tre với một gã đàn ông bụng phệ. Gã đàn ông không hề biết Lý là ai, vẫn chồm tới nắm lấy tay nàng hôn. Còn Bích Ngọc thì thoáng nhìn Lý sững sờ. Một phút, Lý như nghe tất cả những lời  nỉ non thề nguyện của Bích Ngọc ngày trước với anh đã chảy tuột ra sông như cơn lũ! Từ dạo ấy, Bích Ngọc không còn hẹn để gặp Lý thêm lần nào nữa. Có lúc, Lý đã nhắn đi 2 lần tin, và mấy lần gọi- nhưng Bích Ngọc vẫn im lặng! Anh tự biết-có lẽ, chính nàng đã nhận ra sự “ không thích nghi”với đời sống của anh-một bác sĩ mê vẽ tranh hơn là ngồi giam mình suốt giờ được nghỉ- kể cả ngày chủ nhật để khám bệnh, bán thuốc- thu tiền! Sự chông chênh ấy khó mà san lấp cho phẳng phiu như cuộc đời  của nàng? Sau hai lần lận đận vì chuyện xin cắt hộ khẩu nhập học bởi lời phê của  gã trưởng công an xã-“ Lý lich không trong sáng, rõ ràng-cha mất tích vì là ngụy quân trong chiến tranh” –đến lần thứ ba anh mới có thể vào ngồi ở trường Đại học y thành phố như ước vong của anh từ thuở nhỏ- chính xác là từ năm Lý chứng kiến cái chết dần đần của dúa em gái tám tuổi chỉ vì “ mẹ không có  lấy được một chỉ vàng để cứu nó, con à! “. Sau đó, đến lượt mẹ anh cũng phải ra đi vì sự nghèo khó. Lời của vị bác sĩ đã nói với Lý khi anh chở bà đến phòng khám tư của ông : “ Nhà cháu có nhiều tiền không? Nếu không có tiền thì nên chở bà ấy về đi! “. Lúc ấy- Lý mới biết hết được lời  mẹ đã nói lúc em gái mình ra đi ” Mẹ không có lấy một chỉ vàng để cứu nó, con à!”-  thật là chua chát, đau đớn! Ra trường, với tấm bằng loại xuất sắc Lý đã từ chối ở lại thành phố tiếp tục làm giảng viên-mà xin về quê nhà. Đã bao năm,  ngày đêm- Lý luôn tận tụy với người bệnh mà cả bệnh viện cũng đều ngạc nhiên. Đã có người nhìn anh với đôi mắt lạ lùng-dành cho người “ không bình thường”. Tinh ý, Lý cũng đôi lần nhận ra những tia nhìn lạ lẫm ấy dành cho mình-rồi tự hỏi-“ Bọn họ không bình thường hay ta? “. Ở xã hội này-cái bình thường của một con người đã dần dần bién thành cái bất thường và ngược lại rồi sao? . Giá trị cuộc sống bị đảo ngược từ bao giờ?  Măc kệ, anh  vần hằng ngày làm theo cái “ bình thường:” của mình : Sẵn lòng săn sóc, quan tâm đến người bệnh như chính là ngưởi ruột thịt của mình! Lý không hề từ chối những ca trực đêm thế cho những người bạn trong khoa cần ở nhà để đi dự những buổi dạ tiệc thâu đêm. .Thậm chí, có nhiều lần, anh còn dúi tiền mua thuốc cho người bệnh già nua, cô độc. Và Lý vẫn có phòng mạch riêng ngoài giờ rất được bệnh nhân tín nhiệm, tin tưởng-nhưng anh chỉ làm công việc chuyên môn tận tình- ghi toa, không  bán thuốc . Đồng nghiệp quanh anh- số đông đã không hề làm vậy-họ không viết toa thuốc cho người bệnh-khám xong là tự tay lấy thuốc ra bóc vỏ, hay bẻ đôi-chia thành từng bì nylon nhỏ rồi dặn bệnh nhân về uống mỗi ngày. Họ đòi bao nhiêu tiền là “ vâng dạ” bấy nhiêu thôi.

 

Khương đang đến. Qua tin nhắn, nàng biết ngay chiếc nhà sàn thứ 3 chỗ Lý đang ngồi đợi. Sáng nay Khương măc chiếc áo dài màu hoa cà, tóc cột nơ xanh-trông khỏe khoắn, hiền thục.

 

Lý kéo ghế mời nàng ngồi cạnh mình-“ Em hôm nay trông xinh gái lắm! “-và cười dòn. Khương lườm anh: “ Là cánh hoa của anh mà! “.

Khương cầm lấy ly sữa nóng người phục vụ vừa mang ra-nhăn mặt : “Bác sĩ lại cho em uống sữa nữa sao? “.

Cầm lấy bàn tay thon dài trắng xanh của Khương-Lý cười:

-     Em muốn uống gì nào?

-     Em uống như của anh mà!

-     Café à?

-  Café-nàng gật đầu mỉm cười-em muốn dược muốn uống ly café cuối

cùng với anh!

-     Em lại nghĩ lung tung rồi-Lý nghiêm giọng-sao lại cuối cùng?

-     Chiều nay em đã vào Saigon rồi, ngày mai đâu được ngồi với anh?-em

uống café cho thức suốt ngày mà nhớ anh!-Giọng Khương thấp, thì thầm-anh không hiểu hết là em đã yêu thương anh đến như thế nào đâu?

-  Sao lại không? Lý nhìn thật chậm lên  gương mặt tái nhợt vắng lặng một nét đẹp hồn nhiên của Khương-em cũng chưa hiểu hết được tình anh đã dành cho em đâu!

 

Khương cười, lộ rõ chiếc răng khểnh bên trái trắng muốt: “ Vậy là huề nhé? “

Khương cúi  nhìn những đóa sen hồng nằm sát dưới chân nhà sàn-cảm thấy  một cảm giác êm dịu mơ hồ, lãng đãng-đang len dần vào hồn mình từng giây phút. Cuộc đời vẫn cứ ào ạt xô bồ ngoài kia, dòng sống của mỗi con người vẫn cứ trôi chày miên man dồn đuổi-và chẳng có mấy ai dành chút thời gian- đủ tỉnh giác ngồi lại bên đời mà thấy rằng thởi gian dành cho mỗi số phận không còn dài! Mọi thứ trên đời đều giả tam, bở dòn như chiếc lá khô .Chiểu tối hôm nay là Khương sẽ có mặt tại Saigon, trong một bệnh viện xa lạ la liệt người bệnh nằm ngồi để cố níu kéo thời gian còn lại ít oi cho đời mình!

-   Em suy nghĩ gì vậy, Khuơng?- Giọng Lý vui vẻ.

-   Em nghĩ đến chiều tối nay…

-   Thì sao?

-   Em dã xa mất anh rồi!

-   Em lại nghĩ lung tung-Lý đốt thêm một điếu thuốc, thở khói nhẹ.

-   Đó là sự thật mà anh? Khương nói như chực khóc. Em vẫn thường khóc sướt mướt một mình khi nhìn vào sự thật anh à!

-   Hiên tại chúng ta đang bên nhau đây mà-Ly cười,chòang tay qua vai

Khương-kéo nàng nghiêng vào lòng: “ Anh hôn em nhé? “.

-   Em đã là của anh rồi mà-Khương liếc nhìn anh, thản nhiên cười – anh

đã là bác sĩ cho thể xác và tâm hồn em từ lâu rồi!  Khương vẫn thường đón nhận những nụ hôn của Lý một cách hồn nhiên hạnh phúc như thuở nhỏ được cho quà vậy.

 

Họ hạnh phúc bên nhau.

Buổi sáng vẫn lặng lẽ lướt qua ngoài khung cửa nhà sàn thấp.Ánh nắng chiếu rưc rỡ trên những đóa hoa nở lớn óng ánh giọt nước từ chiếc vòi phun như những hạt kim cương nhiều màu.

Lý đưa tay xem giờ-“ Mình về nhé?”-nhìn Khương đắm đuối.

-   Anh lại muốn về sớm nữa rồi?-Giọng nũng nịu-anh nhớ bệnh nhân của anh hơn em mà?

-  Có lúc phải vậy-Lý cười, họ là ân nhân của anh mà!

-   Anh ngồi lại với em thêm 5 phút nữa đi!

-  Được rồi-anh sẽ ngồi lại mười lăm phút!-Lý cầm bàn tay Khương lên hôn thật lâu-em còn chuẩn bị cho chuyến đi 2 giờ chiều nay mà?

-  Em không có gì để chuẩn bị-Khương lườm anh-cái em cần chuẩn bị cho chuyến ra đi là được ngồi bên anh sáng nay thôi!-Khương bỗng cười, mọi thứ đã có ba mẹ chuẩn bị rồi!

 

Buổi trưa vắng. Quán đang mở lại bản nhạc thời cũ-“…yêu nhau trong cuộc đời, mơ duyên tình dài, gắn bó đôi lời. Ta quen nhau một ngày, thương nhau trọn đời-giữ cho lâu dài. Khi chia tay lần đầu…”-Khương nắm lấy tay Lý bước xuống các bậc thang ngắn, cất tiếng hát nho nhỏ. Lý nhận ra ở Khương một cá tính rất lạ: Dễ khóc, mà cũng dễ cười! Anh cảm thấy thương yêu cái nhạy cảm trẻ con của Khương như đam mê màu sắc…

 

Rải rác trong các dãy nhà sàn dọc lối đi dẫn ra ngõ vẫn còn thấp thoáng bóng người, từng cặp- từng cặp,họ dường như không hề biết đến thời gian. Họ giống những đôi chim co ro tránh bão…

 

Ra đến nhà xe-Khương chợt dừng lại-ôm choàng lấy Lý mà hôn. Nàng hôn say đắm. Thật lâu. Lúc này, dường như nàng không cần biết đến một ai  chung quanh nữa-ngoài tình yêu của mành!

 

 

 

 

 

Mỗi ngày,chua kịp xuống giường, Lý đã nghe chiếc điện thoại để bên gối gõ “ boong, boong…”.  Khương nhắn tin cho Lý liên tục, bất đầu từ sáng sớm, cho đến lúc “ Chúc anh ngủ ngon!” là đã hơn 11 giờ đêm! Thỉnh thỏang, lại nhắn “ Em gọi cho anh dược không? Em nhớ quá-muốn nghe giọng nh nói mà! “. Một tuần lễ trôi qua chờ kết quả xét nghiệm- và hội chẩn,Khương như không hề rời máy Nokia trong tay cho đến giờ ngủ…

 

Một buổi sáng, Lý đang ở phòng khám-chiếc điện thoại trong túi áo blousse của anh báo hiệu đến ba lần.. Lần thứ tư-anh xin phép ra ngoài mở máy: “ Alo! Tôi nghe!”. Giọng một người đàn bà trung niên vang lên bên tai : “ Chào bác sĩ! Xin giới thiệu với bác sĩ- tôi là mẹ của em Khương đây ạ!”-Lý cười: “ Xin chào bác! Bác gọi cháu có việc gì …”- “ Khương bm máy rồi trao cho tôi nhờ hỏi giúp bác sĩ một chuyện..”-“ Dạ! mà chuyện gì, thưa bác? “.

 

Mẹ Khương đã kể lại dài dòng diễn biến trong 2 ngày mới đây-Khương bị kết luận là “ có khối u bị sưng  “ trong đai tràng. Xét nghiệm tế bào cho biết đó là dấu hiệu của bênh ung thư. Bệnh viện chỉ có 2 cách điều trị : Giải phẫu và xạ trị. Nhưng cơ thể Khương không đủ điều kiện để tiến hành. Thời gian này, thật tình cờ- giáo sư tiến sĩ y khoa Kant-Feliele- trưởng phòng nghiên cứu ung bứu của đại học Masverline đang có mặt tại bệnh viên để phổ biến  phương pháp chữa bệnh ung thư mới đang  được áp dụng thử nghiệm tại bệnh viên Saint-Mase thu được nhiều thành quả tốt đẹp. Đó là phương pháp “ Sinh học-zen” –gọi là “ Zenanticancer”-chỉ cần cấy loai zen sinh học này vào ngay vị trí bi ung nhiễm-thời gian từ 6 tháng đến 1 năm-các tế bào ung thư sẽ bị xóa sạch-thay thế bằng tế bào mới lành mạnh.Bệnh nhân sẽ hoàn toàn khỏi bệnh, không  hề bị tái phát như các phương pháp cũ.

 

Buổi sáng kia giáo sư Kant-Feliele đến thăm hỏi và điều tra phiếu khám của bệnh nhân-ông dừng lại bên giường của Khương-đọc “ lý lich bệnh/ đề nghị điều trị” được treo ở đầu giường-hỏi chuyện vị bác sĩ trường khoa qua người thông dich chuyên môn trong đoàn. Khương nghe  hiểu được ý ông-nàng đã ngồi dậy, nói chuyện bằng Anh ngữ với ông về bệnh tình và cơ thể đăc biệt của mình. Nàng yêu cầu được sự giúp đỡ của ông. Giáo sư Kant-Feliele tỏ ra rất ngạc nhiên và cảm động-ông hứa với Khương là sẽ xin bệnh viện chuyễn nàng sang phòng nghiên cứu của ông ở Mỹ để điều trị bằng phương pháp “ Zenanticancer” trong 1 năm vì hiện tại ở đây chưa được áp dụng.

 

Giọng bà như reo lên: “ Bác sĩ , bác sĩ …có ý kiến gì không? “-Im lặng một chút-“em Khương nhờ tôi hỏi ý của bác sĩ là nên đi hay ở lại điều trị tại Việt nam? “ Lý  bàng hoàng: “Thưa bác, thưa bác…theo ý cháu-đây là cơ hội rất quý để Khương được khỏe mạnh hoàn toàn a!”-Dừng một lát-Lý tiếp:: “Có Khương gần đó không bác? “-“ Có! Em nó đang nằm chờ tôi đây mà!”-“ Bác cho cháu nói chuyện với Khương một chút được không ạ?”-“ Được. được…”

 

Buổi chiều- Lý về nhà muộn, vì đã đến ngồi ở quán café “ Sen Hồng”-nơi căn nhà sàn thứ 3 với ly café như mọi lần đã hẹn với Khương để nhớ nàng..Chiếc ghế bên cạnh anh bỏ trống. Căn nhà sàn lờ mờ một thứ ánh sáng hiu hắt lạnh lẽo của hoàng hôn .Anh ngồi yên. Ngồi từ lúc ánh nắng còn chiếu vàng mặt hồ , lấp lánh những cánh sen hồng tươi nổi rõ trên mặt hồ xanh biếc-đến lúc những cánh sen chỉ là chiếc bóng nhấp nhô  dưới ánh điện hắt ra từ những căn nhà sàn gần đó…Chưa bao giờ Lý cảm thấy cuộc đời mình trống trải đến vậy-vừa trống trải vừa vô nghĩa!- “ Em muốn được uống ly café cuối cùng với anh!”-lời thì thầm của Khương buổi sáng nào như còn văng vẳng đâu đây trong chiếc nhà sàn trống trơn này khiến Lý vội đứng dậy-lảo đảo bước xuống các bậc thang thấp như người còn trong cơn say.

 

Kéo mạnh của vào nhà, Lý đã trông thấy ngay chiếc phong bì lớn màu hồng rơi xuống sàn- một“ Thiệp Báo Hỷ”? Anh cúi xuống nhặt lên giương mắt đọc.-là của Bích Ngoc- nàng mời anh đến nhà hàng  Hướng Dương để dự tiệc cưới của nàng vào chiều chủ nhật đến…

 

-   Một ngày thật buồn!-Lý nói thầm, một ngày bắt đầu cho những ngày không vui cho đời mình đã đến- Anh ngã lưng xuống chiếc giừơng nhỏ kê sát lối lên gác-vói tay lấy chai rượu …/.

Mang Viên Long
Số lần đọc: 2595
Ngày đăng: 29.03.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bóng tối dưới hầm - Lữ Quỳnh
Mê khúc - Thụy Vi
Ô Quan Chưởng - Đỗ Ngọc Thạch
Xa rồi nỗi ám ảnh một đời - Trần Minh Nguyệt
Mưu sinh - Vinh Anh
Con chim tu hú - Trương Hoàng Minh
Bán danh - Nguyễn Đình Phư
Con bồ chao đoạt giải - Khôi Vũ
Thằng mất dạy - Huỳnh Văn Úc
Băng nhân - Đỗ Ngọc Thạch
Cùng một tác giả
Ngã rẽ(*) (truyện ngắn)
Bóng hạnh phúc** (truyện ngắn)
Vôi trường úc(*) (truyện ngắn)
Quán bụi (truyện ngắn)
Người chị(1) (truyện ngắn)
Dì Lucia (1) (truyện ngắn)
Chim trời (5) (truyện ngắn)
Ông ngoại tôi (truyện ngắn)
Quà nhỏ (tạp văn)
Bèo dạt, hoa trôi … (truyện ngắn)
Quà Trung thu của ba (truyện ngắn)
Giàn hoa cát đằng (truyện ngắn)
Mùa xuân đến muộn (truyện ngắn)
Gã nhà quê vui tính (truyện ngắn)
Bà ngoại tôi (truyện ngắn)
Chữ Hiếu (truyện ngắn)
Chim bay về đâu (truyện ngắn)
Bóng ngựa qua song (truyện ngắn)
Chuyện ngày xưa (truyện ngắn)
Vầng trăng khuyết (truyện ngắn)
Biển của hai người (truyện ngắn)
Chuyện xóm củi (truyện ngắn)
Dáng mộng (1) (truyện ngắn)
Lại một mùa xuân (truyện ngắn)
Ông Ba Phải (truyện ngắn)
Chim chuyền buội ớt (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn -1 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-2 (truyện ngắn)
Chiếc cà vạt (truyện ngắn)
Tiên Thủy (truyện ngắn)
Vội vàng (truyện ngắn)
Vết son (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-3 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-4 (truyện ngắn)
Có những mùa trăng (truyện ngắn)
Một trường hợp (truyện ngắn)
Một cõi đời riêng (truyện ngắn)
Chờ bão (truyện ngắn)
Bên trời mơ ước (truyện ngắn)
Mèo con yêu dấu (truyện ngắn)
Phố người (truyện ngắn)
Một câu chuyện tình (truyện ngắn)
Bà già khòm (truyện ngắn)
Ăn tết ở chùa (truyện ngắn)
Những kẻ tạm trú (truyện ngắn)
Quê nhà , chiều 30… (truyện ngắn)
Phút chót (truyện ngắn)
Khoảng cách (truyện ngắn)
Một Ngày Cô Độc (truyện ngắn)
Chùa Cô Ba (truyện ngắn)
Thị Trấn Êm Đềm (truyện ngắn)
Mây hoàng hôn (truyện ngắn)
Ngôi Nhà Mùa Hè (truyện ngắn)
Quán Café Tulip (truyện ngắn)
Nỗi Khổ Không Rời (truyện ngắn)
Về Lại Chốn Xưa (truyện ngắn)
Bên Tách Trà Khuya (truyện ngắn)
Sáu Bẹo (truyện ngắn)
Lộn Ngược (truyện ngắn)
Quán Bên Sông (truyện ngắn)
Tách trà cổ (truyện ngắn)