Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.152
123.225.068
 
Tàu ngư chính hộ tống 16 chữ vàng khống chế biển đông
Đinh Kim Phúc

Trong những ngày cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 2010, tại Bắc Kinh, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp với một số lãnh đạo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hai bên khẳng định tầm quan trọng và quyết tâm phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước. Hai bên cam kết củng cố sự hiểu biết và tin cậy giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung không ngừng phát triển theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt.

 

Nhưng cũng vào lúc đó, lúc mà hai người “đồng chí tốt” bàn chuyện hữu hảo thì Hãng thông tấn Trung Quốc (China News Agency) cho biết lễ khai trương đợt tuần tra chung tại Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) đã được Bộ Nông nghiệp nước này tổ chức vào sáng thứ Năm 01/04/2010 tại thành phố Tam Á thuộc đảo Hải Nam.

 

Hãng thông tấn Trung Quốc còn nói rõ : “Trọng tâm của đợt tuần tra là chống cướp biển, chống nước ngoài xâm phạm nguồn lợi và bảo vệ tính mạng cùng công việc sản xuất của ngư dân Trung Quốc”.

 

Được biết, trong lần ra khơi này Trung Quốc đã huy động tàu ngư chính  311 là loại hiện đại nhất hiện nay (thuộc cục ngư chính Nam Hải) và tàu ngư chính 202 (thuộc cục ngư chính Đông Hải). Trong đó đây là lần đầu tiên tàu ngư chính 202 vươn đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

 

Tàu Ngư Chính 311

 

Việc điều hai tàu chủ lực được cho là bước “triển khai mới” trong chiến lược tuần tra nghề cá của Trung Quốc. Quyết định điều tàu ra Trường Sa cho thấy động thái ngày càng thô bạo của chính quyền Trung Quốc trong việc xâm lấn chủ quyền và nguồn lợi ở Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia của nước ta một cách trắng trợn

 

Những việc làm kể trên của nhà nước Trung Quốc kết hợp với các cuộc bắt bớ, đòi tiền chuộc không khác gì những tên cướp biển thời Trung cổ đối với ngư dân Việt Nam cho thấy những người lãnh đạo Trung Quốc hiện nay muốn chứng tỏ “Chủ quyền thuộc ngã” đối với biển Đông. Hi vọng đây chính là gáo nước lạnh cuối cùng làm tỉnh giấc cho những ai còn mơ màng về tư tưởng đại Hán.

 

 

Tàu đánh cá của ngư dân Quãng Ngãi lại bị tàu “lạ” đục thủng trên biển

 

Trung Quốc cần phải tôn trọng chủ quyền quốc gia của Việt Nam và công ước về Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. Từ trước đên nay,Việt Nam trước sau như một khẳng định chủ quyền và có đầy đủ bằng chứng chứng minh chủ quyền duy nhất của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Nhân đây chúng tôi cũng xin nhắc lại thái độ của nhà cầm quyền Trung Quốc vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đối với một số vụ việc trên biển Đông:

Năm 1899, sau một số vụ đắm tàu ở các rạn san hô ngoài khơi Hoàng Sa, một kế hoạch đã được soạn thảo cho việc lắp đặt một ngọn hải đăng. Nhưng kế hoạch bị bỏ quên trong đống hồ sơ của chính quyền.


Các vụ đắm tàu đã đặt ra câu hỏi gia tăng về số vụ tranh chấp mà mọi người quan tâm, vì các vụ đắm tàu này cho thấy Trung Quốc đã không thừa nhận bất kỳ quyền hạn (trách nhiệm) nào của chính họ đối với  Hoàng Sa.

                                                                                                                           

Hai trong số các vụ tàu đắm tàu, tàu Bellona (chìm vào năm 1895 trên các rạn san hô ở phía bắc) và tàu Maru Imezi (chìm vào năm 1896 ở Amphitrite) đang chuyên chở hàng hóa là đồ bằng đồng được bảo hiểm bởi các công ty của Anh.

 

Sau nỗ lực thu lượm xác tàu chìm một cách vô vọng, các con tàu đã bị bỏ mặc. Vài người Trung Quốc trong những chiếc ghe tam bản và những chiếc thuyền nhỏ, miệt mài lấy từ đống đổ nát một số đồng và đưa đến đảo Hainam, để bán lại cho các chủ tàu. Các công ty bảo hiểm sau đó lại muốn sự can thiệp của Lãnh sự Anh ở Hội-Hào, cố gắng bắt chính quyền địa phương Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về các vụ đắm tàu.

 

Nhà chức trách Trung Quốc đã từ chối mọi trách nhiệm, luôn nói rằng Hoàng Sa đã không thuộc về Trung Quốc, và rằng các đảo này không thuộc bất kỳ phần nào của đảo Hải Nam, qua đó họ ngầm đẩy trách nhiệm lên chính quyền Đông Dương…

 

Đã nhiều lần lãnh sự Pháp tại Hội-Hào đã có kháng nghị chống lại vụ ngư dân Trung Quốc bắt cóc phụ nữ và trẻ em của các ngư dân Việt Nam , rồi đem bán họ ở các cảng ở Hải Nam(1).

 

Hơn 50 năm sau, trong “Tuyên bố của Tổng thống (VNCH) về chính sách đầu tư ở VN ngày 5/3/1957”, chúng tôi thấy có những thông tin quan trọng được nhắc đến:

 

“Phần II.

 

8. This is XALO .

9. General Economic and Financial Information .

Thông tin chung về kinh tế và tài chính

10. This is XALO .

11. 6- Raw materials are available in Vietnam .

6 : nguyên liệu thô sẵn có ở Việt Nam.

12. C- Mines .

C Quặng mỏ.

13. b. Phosphate: The Phosphate of the Paracels Island can be used in agriculture.

bbbbbbbbBBBBBBbb. Phosphate: Phosphate của quần đảo Paracels có thể được sử dụng cho  nông nghiệp.

14. The total available volume is estimated at 9,500,000 tons of which 4,750,000 tons have more than 20% of phosphoric content .

Tổng số sản lượng hiện có ước tính khoảng 9.500.000 tấn trong đó có 4.750.000 tấn có trên 20% hàm lượng phosphor” (2).

 

Hiện nay chúng tôi chưa phát hiện ra tài liệu của chính phủ CHND Trung Hoa  bày tỏ sự phản đối trong thời điểm lúc bấy giờ đối với tuyên bố của Tổng thống VNCH.

 

Chúng ta kiên trì đòi hỏi Trung Quốc phải tôn trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam và công ước về Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc và chấm dứt các hành động khiêu khích, xâm lấn thô bạo hiện nay trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

 

Trong lần đến thăm Quân chủng Hải quân ngày 1/4/2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã khẳng định “Đảng và Nhà nước, Quân đội và Hải quân NDVN nhất quán với chủ trương giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ trên biển bằng con đường ngoại giao, đối thoại, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi nước; gìn giữ môi trường hòa bình trên biển. Song, Việt Nam cũng nhất quán với chủ trương: Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc trong mọi tình huống”.

 

Chú thích:

(1)(2) Nguồn tài liệu này của Vietnam Center and Archive, một tổ chức tập hợp tài liệu của Mỹ thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam. Đang lưu trử tại kho tư liệu Thư viện Văn phòng QH Mỹ)

Đinh Kim Phúc
Số lần đọc: 2871
Ngày đăng: 03.04.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chữ quốc ngữ đã được công giáo khai sinh năm 1651 - Trần Văn Cảnh
Đền Và – “Đoài phương tĩnh nhất khu” - Phùng Thành Chủng
Cục thông tin đối ngoại? - Đinh Kim Phúc
Tư duy biển cả của Trung quốc - Đinh Kim Phúc
An Nam tứ đại khí - Phùng Thành Chủng
Phục Nguyên Duy Giáp Lệnh của Việt Vương Câu Tiễn - Đỗ Thành
Hoàng Sa-Trường Sa Mãi Mãi là của Việt Nam - Đinh Kim Phúc
Thưa lại với giáo sư Võ Tòng Xuân - Hà văn Thùy
Bình Định xa…xưa… - Khổng Ðức
Năm mão và người khai khoa nền khoa cử nước ta - Phùng Thành Chủng
Cùng một tác giả
Game Over! (lịch sử)
Đọc thơ xưa (tạp văn)