Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.192
123.208.031
 
Lãng du trong văn học Nhật Bản
Lương Văn Hồng

Thi sĩ, thiền sư Nhật Bản Matshuo Basho (1644-1694)  sinh ra trong một gia đình samurai ở thị trấn Ueno xứ Iga.  Basho từng  sống ở chùa trên núi Koya.  Nơi đây chàng trai Matsuo Munefusa (họ tên thật của Basho)  cảm nghiệm được nỗi vô thường (mujo) và niềm cô tịch (sabi).  Basho học lại cổ văn Nhật ở thầy Kigin, học cổ văn Trung Quốc và thư pháp ở những thầy khác. 

 

                          Kokoro trong thơ Basho

 

Nét nổi bật trong văn hóa Nhật là tình yêu cái đẹp.  Ở thơ Basho  ta thấy tính bay bổng của thi sĩ; có cái trầm lắng của thiền sư. Thơ Basho bao trùm cả đời sống con người và vũ trụ.  Chất thi sĩ (bùi ngùi đứng dưới bóng cây anh đào, nhớ người bạn Yoshitada yểu mệnh):

                    Nhiều điều xiết bao

                    Gợi hồn ta nhớ

                   Những cánh hoa đào.

và thiền sư

                    Trên cành khô

                    Cánh quạ đậu

                    Chiều Thu.

quyện trong thơ Basho được Kawabata gọi là kokoro (cái tâm trong thơ). Về thơ ở đất nước hoa anh đào, Kawabata nhận xét:

 

-    Ở Nhật, sau gần một thế kỷ du nhập văn chương Tây phương, không có gì đạt nổi  tới đỉnh cao của kiểu mẫu văn chương Nhật Bản mà Murasaki thời Heian hay Basho thời Tokugawa đã biểu hiện.

 

 

Yasunari Kawabata (1899-1972) là  tiểu thuyết gia nổi tiếng của văn học Nhật Bản thế kỷ 20. Ông  sinh ở một  làng  ngoại ô thành phố thương mại-công nghiệp Osaka.  Cậu bé Kawabata mồ côi cả cha lẫn mẹ khi chưa đầy 4 tuổi.  Năm cậu 8 tuổi thì bà nội và chị ruột mất.  Nỗi bất hạnh, cô đơn lại đến với Kawabata  năm 16 tuổi, khi người thân cuối cùng (ông nội) qua đời.  Những tiểu thuyết tiêu biểu của ông là  “Vũ nữ xứ Izu” (1926);  “Xứ tuyết” (1948); “Đàn chim trắng bay mù trời” (1949-1952);  “Tiếng gầm rú của núi đồi” (1949-1954)  v.v.  Các tác phẩm của Kawabata được dịch ra nhiều thứ tiếng và rất nổi tiếng ở phương Tây. Kawabata nhận giải Nobel văn chương năm 1968.

 

                        Nhân tình thế thái thời Kawabata

 

Với văn phong rất chau chuốt, với một thứ văn xuôi trữ tình, Kawabata viết tác phẩm “Vũ nữ  xứ Izu”. Nhưng những tác phẩm ông viết sau thế chiến II thể hiện cái bi thảm, chiều sâu của cảm xúc con người Nhật Bản, thể hiện cái tất yếu cay đắng khi phải giã từ truyền thống. Cuộc sống vô nhân xưng, vô cảm của xã hội công nghiệp hiện đại tràn lấn, ngự trị đời sống Nhật Bản.  Qua đó cho ta thấy ông gắn bó với truyền thong Nhat Bản.  Cảnh đau lòng ấy  giằng xé nội tâm nhà văn. Năm 1972,  ông tự giải thoát mình bằng tự vẫn.

 

72% diện tích nước Nhật  là núi. 67 ngọn núi lửa đang hay sẽ hoạt động truyền cho người Nhật tính kiên cường chịu đựng nghịch cảnh. Điều này ta thấy rõ ở tính cách của tiểu thuyết gia Kawabata. Cuộc đời Kawabata bị ám ảnh bởi sự cô đơn và cái chết, nhưng ông vẫn sống và làm việc hăng say. Giải thích lý do tại sao mình  sống, ông nói:

-                 Tình yêu là sợi dây duy nhất giữ  tôi ở lại với đời.

 

Mishima Yukio  gọi Kawabata là “ vĩnh viễn lữ  nhân” (người lữ khách muôn đời).

 

 

 

Nước Nhật không có nhà vật lý kiêm nhà hoá học nổi tiếng như John Dalton của nước Anh, cũng không có nhà triết học nổi tiếng như Bergson của nước Pháp. Hai đoạn văn sau cho ta thấy cái tài của người Anh, người Pháp.

 

Không phải là nhìn thấy, mà là học hỏi

 

Năm 1781, trong lúc trò chuyện với ông chủ hiệu sách, ông chủ hiệu sách bảo chàng trai 15 tuổi  John Dalton hãy đến gặp nhà thiên văn Haophe ở Kenđan.  John Dalton đến nơi thấy một ông già tóc bạc ngồi quay lưng lại phía mình. John cất tiếng chào. Ông bảo:

-  Anh hãy lại gần tôi, anh đưa tay đây. Anh là ai?

 

John sững sờ khi thấy ông là một người mù. Chàng nói:

-  Xin ngài thứ lỗi cho. Người ta nói rằng ngài là một nhà thực nghiệm lỗi lạc…Tôi thật không sao hiểu được.

- Anh bạn trẻ thân mến của tôi!  Những cái mắt anh nhìn thấy có thấm vào đâu so với những điều anh hiểu biết được bằng trí tuệ.

                                                                         *

 

Không nên “đeo kính”

 

Muốn bắt gặp chân lý tuyệt đối- theo Bergson thì:

-         phải gạt bỏ ngay hệ thống tư tưởng đã được nhồi nhét trong óc chúng ta

-         phải căn cứ trên “trực giác”

-  Trực giác này do lương tri của chúng ta cho chúng ta mỗi khi chúng ta đứng trước một sự vật, không cần phải lý luận nhiều.

 

Bergson biện luận, chúng ta đứng trước bức tường trắng (chân lý). Người này thấy bức tường màu đỏ, người khác thấy bức tường màu vàng. Nghĩa là người này đeo kính đỏ, người khác đeo kính vàng. Muốn thấy đúng màu trắng của bức tường thì phải vứt bỏ kính đi (hệ thống tư tưởng đã bị nhồi nhét trong óc), nhìn bức tường trực tiếp bằng cặp mắt trời cho.   Khi ấy, ta thấy bức tường mầu trắng.

                                          

 

 

LỜI BÌNH:  Trong lịch sử của mình, nước Nhật không hề bị nạn ngoại xâm đô hộ.  Nước Nhật phát triển như thế nào phụ thuộc chính vào sự nhận thức và nỗ lực của nhà nước và người dân.  So với Trung Hoa láng giềng thì Nhật cũng có điều cần học hỏi, nhưng hai nước cùng có cơ cấu phong kiến.  Khi vai trò tiến bộ so với chế độ nô lệ đã qua thì chế độ phong kiến lại là lực cản sự phát triển của đất nước. Nước Nhật giờ đây muốn hướng ngoại.  Người tạo ra bước ngoặt vĩ đại cho đất nước Nhật Bản là Minh trị Thiên Hoàng.

 

Đầu năm 1868, Thiên hoàng  công bố một văn kiện có tính chất cương lĩnh của đường lối duy tân Nhật Bản là “Chính thể thư”  nhằm xóa bỏ các tước hiệu phong kiến, thủ tiêu ranh giới cát cứ giữa các công quốc để tiến tới thống nhất về mặt hành chính dưới quyền lãnh đạo  của chính phủ trung ương.  Luật pháp quy định chính sách  và quyền tự do mua bán ruộng đất, tự do mua bán nông phẩm. Thương nghiệp phát triển nhanh chóng  nhờ xóa bỏ độc quyền, thống nhất thị trường, nhờ thành lập ngân hàng và mở rộng ngọai thương,  công nghiệp được khuyến khích, thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, cử người đi nghiên cứu và học tập ở nước ngoài, xây dựng  quân đội theo kiểu phương Tây.

 

Năm 1880, “Luật giáo dục” được ban bố. Mỗi học sinh hàng ngày phải lạy trước ảnh Thiên Hoàng.  Luật quy định:

-   Mục đích của giáo dục phải nâng cao chí khí tôn vương ái quốc.  Trách nhiệm của giáo viên dạy cho học sinh tiểu học rõ việc trung thành với hoàng gia, yêu quốc gia…”

 

Giáo  dục có  mục đích rõ  ràng  cộng với hỗ trợ của Hiến pháp, nước Nhật cứ thế mà nỗ  lực phát triển.  “Hiến Pháp 1889” quy định Nhật Bản theo chính thể quân chủ lập hiến.  Cuộc Duy tân do Thiên hoàng Mutsuhito tiến hành  có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản và có ảnh hưởng  lớn đến phong trào yêu nước ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á.

Trước thế kỷ 17, Nhật Bản chỉ là một đảo quốc phong kiến nghèo nàn lạc hậu. Thiên Hoàng (được coi là con cháu của thần Mặt trời) thứ 122 trong hệ thống các Thiên Hoàng Nhật Bản là  Mutsuhito ( còn gọi là Minh trị Thiên Hoàng) với 45 năm tại vị  đã tiến hành cải cách duy tân đưa nước Nhật từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản chủ nghĩa, làm cho nước Nhật thành một thế lực trên chính trường quốc tế.  

 

                                                             ***

 

Henri Bergson là nhà triết học Pháp gốc Do Thái. Bergson cho rằng, khoa học (hiện đại) bất lực không đi vào được những trạng thái của ý thức. Có những hiện tượng không thể nhận biết bằng giải thích, phân tích khoa học, nhưng có thể nhận biết bằng khả năng trực cảm, bằng chiêm nghiệm.  bởi vì chỉ ở đó mới có sự sáng tạo, mới biểu hiện cái tôi sâu sắc, “cái tôi thật”, khác với “cái tôi xã hội”. 

 

Người Nhật cũng có cách làm và cách nghĩ như người Anh, người Pháp, nhưng người Nhật là người đi sau.    Trong khi Bergson có thuyết trực giác thì người Nhật có „zen“.  Người phương Tây ưa lý luận và đưa nó thành –ismus (một thứ chủ nghĩa/học thuyết) thì người phương Đông ưa nhìn tổng thể kiểu yoga (yoga kiểu Nhật Bản là zen). Với „zen“ thơ Nhật Bản cũng đạt tới tuyệt đỉnh của thi ca. Bahso và Kawabata là những  ví dụ.

 

Thơ  Basho “thanh thản bơi trong biển Thiền” giữa cuộc sống thường nhật, thể hiện những tinh tế trong tâm hồn Nhật Bản và trở thành phong cách riêng của Basho và được gọi là Shofu.   Thơ Basho được tập hợp lại in trong “Ba tiêu thất bộ tập” (Basho Shichibu Shu) gồm: Mùa đông, Mùa xuân; Mùa hạ; Mùa thu; Hoang dã; Bầu rượu; Áo rơm cho khỉ.  Ngoài thơ, Basho còn tập văn xuôi kể lại chuyến đi phương Bắc của ông: “Những con đường hẹp ở Oku” (Oku no Hosomichi).

Thất bại ê chề trong đại chiến thế giới thứ hai đẩy người Nhật vào suy gẫm.  Kawabata là  một điển hình trong chuyện đó.

 

Năm 20 tuổi Kawabata học văn học Anh, rồi chuyển sang học văn học Nhật ở Đại học tổng hợp Tokyo.  Văn học Nhật Bản làm cho Kawabata gắn bó với nền văn học dân tộc. Văn học Anh như luồng sinh khí mới tiếp sức cho Kawabata trong việc dấn thân vực dậy nền văn học Nhật Bản khỏi áp lực ngoại lai. Ông sáng lập tạp chí “Văn nghệ thời đại”( Bungei Jidai), tạp chí “Tư tưởng mới” (Shinshicho), tạp chí “Biên niên sử văn học”  (Bungei Shunju) và trở thành nhà văn đại diện cho phái “Tân cảm giác”  (Shinkunkaku) với ý thức chống lại chủ nghĩa tự nhiên đang áp đảo văn chương Nhật từ sau thế chiền I.   Tác phẩm của ông là sự hoà hợp giữa  hiện thực và kỳ ảo.  Ông suy ngẫm về nỗi đau khổ của cuộc đời và về cái chết.  Các tác phẩm của Kawabata được dịch ra nhiều thứ tiếng và rất nổi tiếng ở phương Tây. Kawabata nhận giải Nobel văn chương năm 1968.

Lương Văn Hồng
Số lần đọc: 2619
Ngày đăng: 05.04.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Vui buồn với Trịnh - Bửu Ý
Ngày sau mãi nhắc tên ông! - Xuân Hồng
Chờ - Đào Duy An
Bài giảng cuối cùng - Nguyễn Đức Tùng
Trần gian đã không hờ hững với anh - Trần Dzạ Lữ
Lãng Du trong Văn Học Italia - Lương Văn Hồng
Tính cần cù làm việc của người Việt Nam - Trần Văn Cảnh
Ngày xuân ,nhớ về một góc sử làng nơi đất tổ - Đào Văn Tiền
Bạn hữu - Trần Quang Vinh
Tại sao yêu nước phải xin phép ? - Bùi Minh Quốc