Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.194
123.209.685
 
Mâm chữ đơn sơ mời khách muôn đời
Nguyễn Hàn Chung

Bình thơ HOÀNG  CẦM

 

NGÀY GIỖ VỢ LẦN THỨ HAI

 

Nhớ em từ một đường khâu

Hai năm vai áo toạc đau xé lòng

Nhớ em từ miếng cơm không

Những năm bát mẻ,đĩa còng chia nhau

Em ở đâu tôi ở đâu ?

Hai năm rễ bén cỏ sâu trên mồ!

Đi thăm bụi đất chiều mưa

Giun kêu thăm thẳm còn ngờ tiếng em

Về đâu tiếng nói em hiền

Thảo thơm biền biệt điệu kèn cõi âm

 

Em đi một thoáng trăm năm

Nơi đâu em  ngủ tôi nằm lênh đênh

Đầu nghiêng gối nặng tay mình

Chợt rung mắc áo dáng hình cheo leo

Về khuya mê bóng bóng theo

Nhìn chênh thế kỷ bóng vèo qua mi

 

Độ rung của nỗi nhớ tràn vào thơ ngay từ 4 câu thơ đầu tiên:

 

‘’  Nhớ em từ một đường khâu

Hai năm vai áo toạc đau xé lòng’’

Nhớ em từ miếng cơm không

Những năm bát mẻ,đĩa còng chia nhau’’

 

Cũng là sự kể lể về những kỷ niệm vụn vặt  trong sinh hoạt  vợ chồng  thuở   mới ‘’ nâng niu gom góp dựng cơ đồ’’  : ‘’một đường khâu ,miếng cơm không’’ đến ‘’,bát mẻ, đĩa còng ‘’,như bất cứ ông chồng thương vợ ,biết ơn vợ nào khác nhưng ở đây sự chân thành trong ngôn ngữ thơ đã thấm vào người đọc khiến ta không  thấy hình tượng thơ nặng tính chất riêng tư nữa mà dường như mang tính phổ quát hơn ,đời hơn . Những hồi ức nho nhỏ đó trong cuộc sống  khi đủ vợ đủ chồng không mấy ai để ý nhưng khi một đối tượng mất đi rồi thì những chi tiết cỏn con bỗng thăng hoa trở thành hoài niệm ,những việc không đáng ai quan tâm như khâu một đường kim trên vai áo  , ăn chén cơm không  nhường thức nhắm cho chồng mời bạn uống rượu  hay những  vật dụng tầm tầm của cuộc sồng  cơ cầu  vật lộn kiếm miếng ăn nuôi con nuôi cái ngày xưa của hai vợ chồng  bây giờ đã trở thành di vật  và người còn lại làm sao không  thoáng trông đoái tưởng đến người tao khang .cho đặng.

Khổ thơ thứ hai nối tiếp mạch thơ hoài niệm  uất nghẹn:

 

’Em ở đâu ,tôi ở đâu ?

Hai năm rễ bén cỏ sâu trên mồ !’’

 

Nhà thơ  cảm nhận nỗi mất  mát  một cách thấm thía  nên thảng thốt  mất phương hướng về không gian  khi sử dụng câu hỏi tu từ  với từ đâu đến những ba lần , thảng thốt nhận ra rằng ‘’đi thăm bụi đất chiều mưa-giun kêu thăm thẳm còn ngờ tiếng em’’.Em chỉ còn là bụi đất chiều mưa ,trong lòng người chồng cồn cào một sự dằn xé giữa tỉnh và mơ giữa thực và hư giữa  tiếng giun  kêu và’’tiếng nói em hiền ‘’ đồng vọng.

 

Vẫn là nỗi buồn đau chia biệt  tất yếu của quy luật mất còn ai mà không trải qua  chỉ  chậm và sớm đó thôi .Biết vây nhưng kể cả những kẻ lạc quan nhất khi đọc đến đây cũng không khỏi bùi ngùi trước sự vang vọng của ;điệu kèn cõi âm’’.Một lần nữa ta lại thấu cảm một điều :sự chân thành  khi đã cộng hưởng với tài hoa sẽ có  tác động  xuyên tầng khơi gợi tình cảm đẹp trong con người nhiều khi vì một lý do khách quan nào đó đã bị khuất lấp .

Khổ cuối  dòng xúc cảm được đẩy tới cao trào sâu lắng qua những hình ảnh thơ ‘

 

Đầu nghiêng gối nặng tay mình

Chợt rung mắc áo dáng hình cheo leo’’

 

Nhà thơ không thể thoát ra được dòng hồi ức lan tỏa theo hoài niệm  nên một lần nữa lại dùng từ đâu’nơi đâu em ngủ tôi nằm lênh đênh’’.’Vế thơ ‘’tôi nằm lênh đênh ‘’ là một ý thơ khẳng định tình yêu bất biến trong lòng chủ thể trữ tình không cần phải nặng lời thề thốt như bất kỳ ai khác .Rõ ràng khi nhà thơ tỉnh thức’’đi thăm bụi đất’’hay lúc chìm vào vô thức ‘’ đầu nghiêng gối nặng tay mình’’ hình bóng người vợ đã quá cố vần  khắc vào tâm khảm người còn lại

.          

Hai câu cuối bài  tác giá đặt  hình tượng vào một bối cảnh không gian ‘’khuya’’lúc mà phần huyễn mộng bao giờ cũng lấn  phần thực mộng . Nhà thơ từng sống với huyễn mộng ‘’lá diêu bông ‘’từ lứa tuổi lên mười ấy sử dung điệp từ bóng đến những ba lần trong hai câu cuối một lần nữa lại chìm vào cõi  huyễn :

 

‘’Vê khuya mê bóng, bóng theo

Nhìn chênh thế kỷ bóng vèo qua mi’’

 

‘’Về khuya mê bóng ,bóng theo’’ thì người đọc  lờ mờ còn hiểu được sự quấn đuổi của hình và bóng trong  cuộc :’’ trăm năm còn có gì đâu’’nhưng câu thơ cuối cùng thì sự hiểu phải nhường cho sự cảm .Sao  nhìn chênh vào thế kỷ mà không nhìn thẳng  thì mới ‘’bóng vèo qua mi’’nhỉ ? .Nhà thơ dùng từ ‘’chênh’’ ‘’vèo’’ ở đây  thật tài hoa bởi tự ‘’xác chữ’’ đã kín đáo hiển lộ một tình yêu  sâu nặng với người bạn đời không may mệnh một nhưng càng  kín đáo hơn khi ‘’hồn chữ’’  bộc tỏ sự  mất mát  không làm con người chìm đắm trong bi thương .Một ánh’’ nhìn chênh’’,một thoáng ‘’vèo’’  khoảnh khắc ‘’qua mi’’   con người phải  tiếp tục sống cho đáng sống phần đời  còn lại  chứ đâu có thể mãi mãi ‘’nhìn chênh ‘’!

 

Có thể như thế mà cũng có thể không phải như vậy .Tuy nhiên có một điều   người viết bài này đoan  chắc rằng đọc bài thơ’’ Ngày giỗ vợ lần thứ hai ‘’của nhà thơ Hoàng Cầm người đọc kể cả những người đồng cảnh  vẫn cảm thấy  phần thương lấn át phần bi . Có cần gì phải bày biện tốn kém  mâm cao cỗ đầy , có cần gì phải mời mọc thân bằng quyến thuộc khắp nơi  cho đông đủ nhà thơ giỗ vợ bằng một mâm chữ đơn sơ  mười sáu câu lục bát  cũng đủ thù tiếp  khách chung tình trong khắp thế gian chẳng những bây giờ mà cả ngàn sau./.

Nguyễn Hàn Chung
Số lần đọc: 2217
Ngày đăng: 07.05.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Sông sao có thể trả lời - Lâm Xuân Vi
Trước khi viết về văn hoá đọc, hãy nên đọc. - Phong Lan
Đọc Tập Thơ Chép Tay của Nhà Thơ Nguyễn Như Mây - Mang Viên Long
Một mảnh rời - Chân Phương
Những điều giản di - Bùi Công Thuấn
Phản-sến, và… như là thông điệp phi thông điệp - Inrasara
Bao nhiêu là trăn trở chưa thể lý giải được… - Từ Sơn
Lâm Anh, dòng thơ của kẻ bị lưu đày (*) - Nguyễn Lệ Uyên
Những hồi ức buồn - Khuất Đẩu
Võ Văn Trực với những câu thơ cháy đến tận cùng buồn vui - Thái Doãn Hiểu
Cùng một tác giả
Múa võ (thơ)
Giọt (thơ)
Chạm (thơ)