Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.121
123.228.533
 
Festival Huế với 1000 năm Thăng Long
Võ Quê

Trong những ngày đầu năm 2010, thành phố Huế đã được sinh động hẳn lên trong một không khí bước vào Fesstival Huế 2010 trong chủ đề Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển gắn với kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, 375 năm chúa Nguyễn Phúc Lan chọn Huế để xây dựng thủ phủ xứ Đàng Trong và 50 năm mối tình kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn.

 

Do thành phố Huế là một trong những địa phương được chính phủ và Ban chỉ đạo Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đưa vào chương trình quốc gia nên Ban tổ chức Festval Huế  2010 cũng đã tích cực lên kế hoạch triển khai nhiều hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật gắn với sự kiện lớn 1000 năm Thăng Long.

 

Theo ông Nguyễn Duy Hiền, Giám đốc Trung tâm Festival Huế cho biết  mặc dầu Festval Huế đến ngày 5. 6. 2010 mới diễn ra lễ hội nhưng do hưởng ứng 1000 năm Thăng Long nên ngay từ tháng 1 năm 2010 các hoạt động tiền Festival Huế 2010 đã được thực hiện với sự tham gia của đông đảo các thành phần công chúng Huế:

 

Ngày 9. 1. 2010 tiến hành lễ khánh thành khu tưởng niệm anh hùng dân tộc hoàng đế Quang Trung và tái hiện lễ đăng quan. Công trình tượng đài hoàng đế Quang Trung cao 21 mét được  phối trí trong một không gian hoành tráng, uy nghi gần 10 ha và được gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

 

Nhân kỷ niệm ngày mất của người con gái đất Thăng Long, lễ hội đền Huyền Trân cũng là một điểm nhấn hướng đến 1000 năm Thăng Long được diễn ra trong ngày 22. 2. 2010 tức ngày 9 tháng giêng năm Canh Dần.

 

Lễ hội tái hiện nghệ thuật cuộc thao diễn thủy binh thời chúa Nguyễn Phúc Lan, vị chúa mà tương truyền trong sử sách đã đánh tan một hạm đội Hà Lan tại cửa Thuận An. (Tổ chức vào ngày 7/6/2010 tại khu vực phía bắc bờ sông Hương, phía trước đình Kim Long, thành phố Huế). Việc tái hiện cuộc thao diễn thủy binh thời chúa Nguyễn là một hoạt động kỷ niệm sự kiện 375 năm chúa Nguyễn Phúc Lan quyết định xây dựng kinh đô xứ Đàng Trong ở bên bờ sông Hương (1635-2010).

 

Tối ngày 8. 4. 2010 (24. 2 âm lịch) là chương trình tái hiện lễ tế đàn Xã Tắc của triều Nguyễn. Chương trình bắt đầu từ lễ xuất cung tại điện Thái Hòa, sau đó đoàn ngự đạo - một đám rước mang màu sắc cung đình, có voi, ngựa, cờ, lọng, kiệu, áng... với sự tham gia của 550 diễn viên cùng 100 bô lão đại diện người dân của tỉnh Thừa Thiên - Huế đi theo lộ trình từ Ngọ Môn - 23 Tháng 8 - Lê Huân - Ngô Thời Nhậm - Xã Tắc để thực hiện nghi thức lễ tế chính thức.

 

Lễ hội tái hiện nghệ thuật cuộc thao diễn thủy binh thời chúa Nguyễn Phúc Lan, vị chúa mà tương truyền trong sử sách đã đánh tan một hạm đội Hà Lan tại cửa Thuận An. Việc tái hiện cuộc thao diễn thủy binh thời chúa Nguyễn là một hoạt động kỷ niệm sự kiện 375 năm chúa Nguyễn Phúc Lan quyết định xây dựng kinh đô xứ Đàng Trong ở bên bờ sông Hương (1635-2010).

  

Riêng trong 9 ngày Festival Huế 2010 (5. 6 đến 13. 6. 2010), Ban tổ chức đã giới thiệu các nội dung hoạt động chính thức hưởng ứng 1000 năm Thăng Long như sau:

 

Lễ hội sân khấu hóa chủ đề “Hành trình mở cõi” nhằm phản ánh sinh động, linh hoạt cuộc hành trình mở cõi của dân tộc ta “Từ thủa mang gươm đi mở cõi, trời Nam  thương nhớ đất Thăng Long”.  Với chủ đề này, trong quá trình 1000 năm Thăng Long thì Huế đã tham gia, tiếp biến gần  trên 450 năm: từ 1558, Nguyễn Hoàng vào chọn vùng đất này dựng nghiệp, 1788 Quang Trung Nguyễn Huệ đăng quan và kéo quân giải phóng Thăng Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, đến 1802 Gia Long thống nhất sơn hà, các đời vua Nguyễn kéo dài đến 1945 , gần 150 năm nhà Nguyễn…

 

Nhiều chương trình nghệ thuật và các tiết mục nghệ thuật hướng đến 1000 năm Thăng Long trong lễ khai mạc, lễ bế mạc bên cạnh các hoạt động gặp gỡ bằng âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật, sắp đặt… với các chủ đề “Từ cố đô đến cố đô”, “Tự sự cố đô”, “Sắc phong và sách cổ”… Gặp gỡ các di sản Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, quần thể di tích Nguyễn, Hội An, Mỹ sơn. Các di sản phi vật thể: Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn, không gian văn hóa cồng chiêng, Ca Trù, Quan Họ…

 

Họa sĩ Đặng Mậu Tựu, chủ tịch Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế cho biết: Được sự phân công của ban tổ chức Festival Huế Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế đã lên kế hoạch thực hiện các chương trình văn học nghệ thuật hưởng ứng Festival Huế mà mở đầu là cuộc khai mạc triển lãm mỹ thuật chủ đề “Những Cố đô hướng về Thủ đô” và triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Cảm xúc cố đô” tại Phú Thọ trong ngày 13. 4. 2010 nhân dịp diễn ra lễ hội đền Hùng. Hai cuộc triển lãm trên tập trung giới thiệu tác phẩm mỹ thuật, ảnh nghệ thuật của các họa sĩ, các nhiếp ảnh gia ở 5 cố đô Phú Thọ, Hà Nội, Thanh Hóa, Ninh Bình. Tất cả các tác phẩm từ hai cuộc triển lãm trên sẽ được tiếp tục được trưng bày tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long và tại Huế trong thời gian diễn ra Festival huế 2010.

 

Nhân kỷ niệm 50 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn, các nghệ sĩ ba thành phố kết nghĩa cũng đã đề ra nhiều chương trình hoạt động văn học nghệ thuật mang tính cộng đồng có chất lượng cao tiêu biểu là cuộc vẽ tranh trên đường phố có tên là “Hành tinh xanh” với sự tham gia của 100 họa sĩ Huế - Hà Nội – Sài Gòn; Festival thơ Huế lần thứ 3 với chủ đề “1000 năm Thăng Long…

 

Bằng hào khí nước non, bằng tình tự dân tộc quê hương, chúng ta hy vọng Festival Huế 2010 sẽ thực hiện thành công mỹ mãn các chương trình lễ hội. Và 1000 năm Thăng Long sẽ được tôn vinh trân trọng trọng trong Festival Huế 2010 - nơi gặp gỡ các thành phố cố đô; điểm hẹn các Di sản Văn hoá thế giới góp phần nâng cao vai trò, vị trí của Thừa Thiên Huế và đô thị Huế trên bước đường được trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần nội dung Thông báo Kết luận số 48/KL-TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh TT-Huế và đô thị Huế đến năm 2020.

 

Võ Quê
Số lần đọc: 2691
Ngày đăng: 13.05.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lần giở trang truyền thuyết cũ: - Khải Nguyên
Tục Thờ Ông Nam Hải và Lễ Hội Cầu Ngư - Nguyễn Man Nhiên
Tôn Giáo Nội Sinh Đồng Hành Cùng Nông Dân Nam Bộ - Nguyễn Do Đẳng
Cao dao Khánh Hòa - Lê Khánh Mai
Quan Niệm Bình Dân Việt Nam về Hôn Nhân Gia Đình - Trần Văn Cảnh
Ca dao dưới góc nhìn giọng điệu - Trần Minh Thương
Múa Tứ linh ở xứ Quảng - Văn Thành Lê
Thể Loại Văn Bia và Các Bài Bia Tạc Công Đức Thoại Ngọc Hầu - Trần Minh Thương
Lễ Hội Ông Đùng, Bà Đà và Câu Chuyện Nhà Khó Đánh Hổ - Phạm Minh Hoàng
Câu cá còm - nghề chơi cũng lắm công phu - Văn Thành Lê
Cùng một tác giả
Thì ra (thơ)
Mùa thu tế (tạp văn)
Em (thơ)
Hoa báo mưa (tạp văn)
Mạ (thơ)
Từ Phố núi (tạp văn)
Giếng nhà Quê (truyện ngắn)