Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.184
123.210.666
 
Thơ Nguyễn Bắc Sơn: Sai Từ, Câu Thơ Khác Âm Điệu
Hồ Việt Khuê

Tình cờ vào Google, đọc được bài Nguyễn Bắc Sơn của tác gỉa Đặng Tiến (Orléans, 11-9-2005), tôi thấy tác giả dẫn thơ Nguyễn Bắc Sơn có vài chỗ không đúng với nguyên tác in trong tập thơ Chiến tranh Việt Nam& Tôi, do nhà xuất bản Đồng Dao xuất bản tại Sài Gòn năm 1972.

Tôi chỉ nêu những chỗ trích dẫn không đúng để trả lại nguyên tác cho nhà thơ (theo thứ tự trong bài của tác gỉa Đặng Tiến) vì nghĩ chỉ sai một từ, âm điệu của câu thơ sẽ khác đi.

Ngay đầu bài, tác giả trích bốn câu trong bài Mật khu Lê Hồng Phong: Mai ta đụng trận ta còn sống/ Về ghé Sông Mao phá phách chơi/ Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm/ Đốt tiền mua vội một ngày vui. Theo nguyên tác, câu thứ ba Chia sớt nỗi sầu chứ không phải buồn.

Bốn câu thơ trích cuối bài Con trai ta chào đời- Người bạn ta nằm xuống: Một trẻ con mới sinh/ Chắc gì là một điều đáng vui/ Một người chết/ Chắc gì đã là điều đáng tiếc. Câu thứ hai trong nguyên tác không có một.

- Đời mình như ly rượu cạn/ Hoắt toẹt đời đi chẳng nhíu mày (Tha lỗi cho ta). Nguyên tác: Đời mình như rượu còn ly cặn.

- Chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi/ Suy nghĩ làm gì lao tâm khổ trí/ Lũ chúng ta sống một đời vô vị/ Nên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau/ Mượn trời đất làm nơi đốt hỏa châu/ Những cột khói giả rồng thiêng uốn khúc (Chiến tranh Việt Nam và tôi). Nguyên tác: Mượn trời đêm...

- Ta vốn hiền khô ta là lính cậu/ Đi hành quân rượu đế vẫn mang theo/ Mang trong đầu những ý nghĩ trong veo/ Xem cuộc chiến như tai trời ách nước (Chiến tranh Việt Nam và tôi). Nguyên tác: Xem chiến cuộc...

- Chiều Thiện Giáo hồn mình đầy bóng núi/ Con đường mìn ươm vết máu đơm khô (Nhắc đến Ma Lâm). Nguyên tác: Con đường mìn ươm vết máu đông khô.

- Chiến tranh quá dài nên người quá khác/ Không thể mừng vui khi tiếp rước hòa bình (Nhắc đến Ma Lâm). Nguyên tác: Trong câu thứ hai, không có khi.

- Ngày vui đời lính vô cùng ngắn/ Mặt trời thoáng đã ở phương Tây (Mật khu Lê Hồng Phong). Nguyên tác: Mặt trời thoắt đã ở phương Tây.

- Khi tao đi lãnh khẩu phần/ Mày đi mua rượu đế Nùng cho tao (Một tiếng đồng hồ trước khi lên đường hành quân). Nguyên tác: Khi tao đi lấy khẩu phần...

- Mùa này gió núi mưa bưng/ Trong lòng thiếu rượu anh hùnh nhát gan/ Mùa này gió bụi mưa ngàn/ Trong lòng thiếu rượu hoang mang nhớ nhà ( Một tiếng đồng hồ trước khi lên đường hành quân). Nguyên tác câu thứ ba: Mùa này gió bãi mưa ngàn.

-...Mỗi tuần một vé số mười đồng (Bài hát khổ nhục). Nguyên tác: Mỗi tuần mỗi vé số mươi đồng.

- Có khi nghĩ trời sinh một mình ta là đủ/ Vì đám đông quậy bẩn nước hồ đời/ Nhưng lại nghĩ trời sinh thêm bè bạn/ Để quàng vai ấm áp cuộc rong chơi (Mai sau dù có bao giờ). Nguyên tác câu một: Có khi nghĩ trời sinh mỗi mình ta là đủ; và câu tư: Để choàng vai ấm áp cuộc rong chơi.

Ngoài ra, trên nhiều trang văn học mạng khác, thơ Nguyễn Bắc Sơn được trích dẫn cũng lắm tam sao thất bổn./.

Hồ Việt Khuê
Số lần đọc: 2831
Ngày đăng: 13.06.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nguồn gốc chữ nôm - Đỗ Thành
Paulus Huỳnh Tịnh Của Biên Soạn Pho Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị Ðầu Tiên c ủa Việt Nam (1) - Trần Văn Cảnh
Lang thang chữ nghĩa - Phan Huy Đường
Lang thang chữ nghĩa -12.09 - Phan Huy Đường
Lang thang chữ nghĩa- 6. - Phan Huy Đường
Lang thang chữ nghĩa 5 - Phan Huy Đường
Lang thang chữ nghĩa -4 - Phan Huy Đường
Danh xưng nào chuẩn ? - Thẩm Hồng Thụy
Về chữ Huý trong Thác Bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam - Nguyễn Văn Hoa
Giá trị biểu cảm của từ “ai” trong thơ Tản Đà - Nguyễn Hoàn