Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.094
123.231.450
 
Bà Ngoại
Đỗ Ngọc Thạch

Bà Ngoại tôi sinh được bốn người con: mẹ tôi, cậu Thuần, dì Phượng và cậu Phúc.Sau giải phóng Thủ đô, gia đình mẹ tôi và cậu Thuần đều về Hà Nội. Dĩ nhiên là Bà Ngoại ở nhà con trai là cậu Thuần, ở phố Ngô Thì Nhậm. Còn Dì Phượng , cậu Phúc sau đều trở thành nhà giáo, dì Phượng dạy học ở Thị xã Bắc Ninh, cậu Phúc dạy học ở Thị xã Hà Đông. Nếu nhìn về đường con cái thì có thể nói, bà Ngoại tôi đã mãn nguyện, bởi trong thời buổi chiến tranh loạn lạc như thế mà con cái đều trưởng thành và bình an thì thật là quá nhiều may mắn!...

 

Lúc đó, tôi đã bảy, tám tuổi, đã có thể một mình đi khắp 36 phố phường Hà Nội nên hầu như ngày nào tôi cũng tới thăm bà Ngoại. Lý do nữa để tôi luôn tới thăm bà ngoại là lúc đó, cậu Thuần tôi đã là Dược Sĩ, có xưởng bào chế thuốc mang tên Lê Văn Thuần, hoạt động rất náo nhiệt. Nếu so với những máy móc hiện đại bây giờ thì xưởng bào chế thuốc của cậu Thuần là đồ bỏ, nhưng vào thời điểm lúc đó, nó vào loại có tiếng ở Hà Nội. Xin nhắc lại là sau kháng chiến chống Pháp, dân ta có tới khoảng 80% là mù chữ thì việc cậu tôi đã là Dược sĩ và có xưởng bào chế thuốc riêng thì ở Hà Nội chỉ có vài người.

 

Những người làm việc ở trong xưởng bào chế đó có rất nhiều các ông cậu của tôi, do ông Ngoại tôi có tới ba bà vợ, bà hai và bà ba thì nhiều con hơn bà cả, tức Bà Ngoại sinh ra mẹ tôi. Ở Xưởng bào chế chơi với các cậu một lúc thì về nhà cậu Thuần thăm bà Ngoại. Không hiểu sao nhu cầu gặp bà Ngoại của tôi nó lại luôn thường trực trong tôi và mặc dù, mỗi lần đến, bà Ngoại chỉ hỏi tôi dăm ba câu rồi lại phải tất bật với mấy đứa cháu con cậu Thuần (Cậu Thuần về Hà Nội mới lấy vợ, là người Hà Nội và sau đó có liên tục bốn người con). Vì vào thời điểm này, mẹ tôi cũng mới sinh thêm người con trai nên nhìn thấy bà Ngoại tất bật với mấy đứa cháu nội, tôi lại nhớ nhiệm vụ của mình là “Vú em” cho cậu em trai, nên chạy vội về nhà, không thì no đòn (Khi bố tôi đi làm về, thấy quần áo tã lót của em tôi chưa dọn sạch là “xuất chưởng” tới tấp, không cần hỏi tại sao?).

 

Ông Ngoại tôi có tới ba vợ, có nghĩa là tôi có tới ba bà Ngoại. Ở quê tôi, các bà vợ sau của ông Ngoại (và cả ông Nội) đều gọi là bà Trẻ. Các người con của hai bà Trẻ đều từ lứa tuổi tôi và trở lên trên khoảng hơn chục tuổi nữa. Hai bà Trẻ đều có nhiều con hơn bà Ngoại vì thế có thể nói bên họ Ngoại của tôi rất đông, tôi thường bị nhầm lẫn hoài vì lâu lâu mới gặp nhau một đôi lần vào những dịp giỗ chạp hoặc Tết nhất. Song, tôi có một nhận xét chung là tất cả đều rất yêu kính bà Ngoại và những người con của hai bà Trẻ đều hao hao giống bà Ngoại. Khi ông Ngoại tôi “đi về với Tổ Tiên”, cả cái đại gia đình ấy như ong vỡ tổ, mọi người tứ tán, phiêu dạt bốn phương trời …Nhưng chỉ một thời gian sau, ba bà cùng với tiểu gia đình của mình đều dần ổn định theo cách riêng của mình. Những người con của Bà Trẻ Thùng (tức bà Hai) cũng về Hà Nội gần hết, chỉ có Bà Trẻ Hào và người con trai cả là “bám trụ” ở quê, làm nông dân trăm phần trăm!

 

*

 

Bà Ngoại tôi có tên rất đặc biệt: Sái Thị Tích. Lúc đó, tôi đã nghiện Tam quốc diễn nghĩa của ông La Quán Trung (*) nên cứ nghĩ chắc họ Sái của bà có quan hệ với họ Sái trong Tam Quốc diễn nghĩa, một họ lớn ở Kinh Châu! Một lần, tôi hỏi bà Ngoại: “Họ Sái của bà có liên quan gì đến họ Sái ở Kinh Châu không?”. Bà Ngoại ngạc nhiên nhìn tôi rồi hỏi: “Tại sao cháu lại hỏi vậy?”. Tôi nói: “Tại cháu thấy ở Việt Nam chủ yếu là các họ Lê, Lý, Trần, Nguyễn…Cho nên những người họ Tào, họ Gia Cát, họ Uông, hoặc họ Sái như bà thì thế nào cũng là từ Trung Quốc di dân qua Việt Nam!”. Bà Ngoại cười rồi nói: “Cháu nghĩ đúng đấy! Họ Sái (**) của bà chính là xuất xứ từ họ Sái ở Kinh Châu (***), ở Việt Nam hiện nay, họ Sái có rất ít”. Tôi liền hỏi: “Vậy bà có biết nói tiếng Trung Hoa không?” – “Sao lại không? Cháu có thích nghe hát bằng tiếng Trung không? Lúc chưa lấy chồng bà rất hay hát”. Nói rồi bà Ngoại mắt ngước lên trời như nhìn về một nơi rất xa, quả là bà đang nghĩ về miền Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời nơi quê hương tổ tiên bà và bà hát: “Kìa bầu trời xanh lớp lớp mây trôi về / In trên tầng mây trắng vó ngựa phi…”. Bà chỉ hát câu đầu bằng lời Việt và sau đó thì hát cả bài bằng tiếng Trung, một thứ tiếng Trung líu lo như chim họa mi, sơn ca cùng hòa điệu! Hát xong, bà nói nhỏ: “Đó là bài hát “Mặt trời không bao giờ lặn trên thảo nguyên”. Những người họ Sái xa xưa chủ yếu sống trên lưng ngựa, màu xanh thảo nguyên là màu họ yêu thích nhất!”. Nghe bà Ngoại nói vậy, tôi mới sực nhớ lại hồi còn ở quê, nhà bà cũng nuôi một đàn ngựa nhỏ và ông cậu Thuần đã được bà Ngoại cho tập phi ngựa từ nhỏ và cậu đã có thể trở thành một kỵ sĩ nếu không đi học Dược để thành Dược sĩ!

 

Chính vì thường được nghe bà hát bằng  tiếng Trung nên tôi cho rằng tiếng Trung có âm điệu rất hay, chỉ nói mà đã như hát và khi hát thì như là chim ca, như mây bay, như gió thổi! khi lên lớp Năm, tôi đã chọn học lớp có Trung Văn (lúc đó, từ lớp Năm, tức cấp Hai, học sinh đã được học ngoại ngữ gồm hai thứ tiếng: Nga văn và Trung văn). Đến khi học xong phần phát âm, tức là nhìn vào những từ mới, chúng tôi có thể tự đọc được nhờ phần phiên âm bằng tiếng La-tinh ở bên cạnh, thầy giáo Trung văn dạy chúng tôi hát bài “Mặt trời không bao giờ lặn trên thảo nguyên” thì tôi càng thấy rõ hơn bà Ngoại của mình chính là một ca sĩ của Thảo nguyên!

 

*

Nhiều lúc tôi cứ nghĩ lẩn thẩn: tại sao không thấy bà Ngoại tới nhà tôi chơi, không thấy mẹ tôi và bà ngoại (tức hai mẹ con) ngồi nói chuyện với nhau, cũng không thấy bố tôi và bà ngoại (tức con rể và mẹ vợ) ngồi nói chuyện với nhau? Rồi bà Nội và bà Ngoại, hai người là thông gia mà tôi chưa thấy cùng ngồi nói chuyện với nhau bao giờ? Rồi tôi lại tự trả lời: có lẽ tôi đã không có mặt trong những cuộc gặp gỡ đó?

 

Có một chuyện đau lòng mà cả hai bên nội, ngoại nhà tôi đều rất ít khi nói đến, đó là cái chết của ông Ngoại tôi trong Cải cách ruộng đất. Ông Ngoại bị qui là địa chủ và ông đã chết tại nơi giam giữ. Cái chết của ông Ngoại dường như là một bí ẩn mà không ai có thể “giải mã” được. Tôi đã hỏi mẹ tôi tới ba lần và hỏi bà Ngoại hai lần nhưng cả hai người đều không nói gì và điều thật kỳ lạ là cả mẹ tôi và bà Ngoại đều “ngâm Kiều” khi thấy tôi thất vọng bỏ đi:

 

Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Lạ gì bỉ sắc tư phong

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.

 

Chính vì thế mà cho đến tận bây giờ, tôi vẫn thuộc những câu mở đầu Truyện Kiều ấy. Nhưng về sau này, mỗi khi nhớ đến bà Ngoại, tôi lại “ngâm Kiều” như Người và chỉ dừng lại ở mấy câu sau:

 

Phong lưu rất mực hồng quần

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê

Êm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

*

Bà Ngoại “đi gặp ông Ngoại” vào một chiều Mùa Đông u ám… Trước khi “đi”, bà Ngoại không kịp nói gì với con cháu vì khi bà mở cửa ra ngoài ban-công để phơi đồ thì Tử Thần đã cưỡi một cơn gió mạnh ào tới và đem bà đi vĩnh viễn! Chắc là ông Ngoại tôi có chuyện gì đó rất hệ trọng cần gặp bà Ngoại gấp?

 

Không hiểu sao, từ khi bà Ngoại “ra đi”, tôi mới phát hiện ra mẹ tôi, và cả cậu Thuần nữa, rất giống bà Ngoại. Giống đến nỗi mỗi khi nhìn vào mẹ tôi, tôi lại thấy bà Ngoại thấp thoáng khi ẩn khi hiện trên gương mặt mẹ: một khuôn mặt phúc hậu và đôi mắt hiền từ nhưng nhìn lâu thì thấy thăm thẳm u buồn!./.

 

Sài Gòn, tháng 7-2010

 

(*) La Quán Trung: Tác giả Tam quốc diễn nghĩa, bản dịch của Phan Kế Bính qua hiệu đính của cụ Bùi Kỷ được phát hành năm 1959 (NXB Phổ thông, Hà Nội) là bản dịch tốt nhất, tính văn học thể hiện cao nhất. Bản dịch được NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội tái bản năm 1987.

 

(**) Họ Sái:

Vị vua đầu tiên của nhà Chu, Chu Vũ Vương  phong chức tước, địa vị và đất đai cho những người em trai của mình. Người em trai thứ năm là Cơ Độ được phân cho phần đất ngày nay thuộc huyện Thượng Thái , Trú Mã Điếm, Hà Nam, Trung Quốc và trở thành Thái Thúc Độ. Con trai của ông, Cơ Hồ (Thái Trọng Hồ), thiết lập kinh đô tại Thượng Thái.

Thái Thúc Độ cùng hai người em khác của Chu Vũ Vương là Hoắc Thúc Xử và Quản Thúc Tiên được phong ở những vùng đất xung quanh Vũ Canh, con vua Trụ nhà Thương để làm "tam giám" coi chừng Vũ Canh. Nhưng cả 3 vị tam giám lại nghe theo Vũ Canh, nổi loạn chống lại nhà Chu. Cuối cùng họ đều bị Chu Công dẹp yên. Vũ Canh và Quản Thúc Tiên bị giết; Thái Thúc Độ và Hoắc Thúc Xử bị đi đày. Tuy nhiên, nước Thái của ông không bị xoá bỏ và phong cho người khác như nước Vệ của Quản Thúc. Con ông vẫn được tập tước.

Thời kỳ đầu, Thái cùng các nước Lỗ, Tống từng xuất binh tấn công nước Trịnh. Năm 684 TCN, sau khi phát sinh mâu thẫn với nước Sở, vua Sở Văn Vương đã xuất quân bắt sống Thái Ai hầu và biến Thái trở thành một nước chư hầu của mình. Cho tới năm 531 TCN, Sở đã một lần tiêu diệt Thái, nhưng sau đó ba năm thì Thái Bình hầu lại giành được độc lập và di chuyển kinh đô tới Lữ Đình (nay là huyện Tân Thái ) vào năm 528 TCN. Năm 506 TCN, Thái cùng Ngô tấn công Sở, tiến tới tận Dĩnh Đô. Năm 493 TCN, do bị Sở bức bách, Thái Chiêu hầu phải di chuyển kinh đô tới Châu Lai , ngày nay là huyện Phượng Đài , địa cấp thị Hoài Nam, tỉnh An Huy, tại khu vực gọi là Hạ Thái . Năm 447 TCN, vua Sở Huệ Vương xâm chiếm nước Thái và lãnh thổ của nó trở thành một phần phía bắc của Sở.

Những người cai trị nước Thái còn sót lại đã di cư xuống phía nam tới sông Dương Tử vào khu vực hiện nay gọi là Thường Đức (tỉnh Hồ Nam) và định cư tại khu vực gọi là Cao Thái , nhưng nhà nước suy tàn này đã bị tiêu diệt hoàn toàn sau đó khoảng 80 năm.

Với sự phổ biến của họ đối với mọi giai cấp trong thời kỳ nhà Tần, được thành lập năm 221 TCN, nhiều người có tổ tiên trước đây là thần dân nước Thái đã lấy họ Thái hay Sái để nhớ về cố quốc của họ.

Kể từ khi nước Thái biến mất, các hậu duệ của họ đã có 2 cuộc di cư lớn. Trong cuộc nổi dậy của Hoàng Sào năm 875 vào cuối thời kỳ nhà Đường  (618-907), thị tộc họ Thái/Sái đã di cư tới các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến. Cuộc di cư lớn thứ hai diễn ra khi người trung thành với nhà Minh là Quốc Tính gia (Trịnh Thành Công, 1624-1662) đưa các tướng họ Sái/Thái cùng gia đình họ sang đảo Đài Loan trong thế kỷ 17. Kết quả là hiện nay các họ Thái/Sái là phổ biến hơn cả tại những khu vực này.

(***) Họ Sái ở Kinh Châu: Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa thì Lưu Kỳ ban đầu được cha đẻ là Lưu Biểu rất yêu quý vì tướng mạo rất giống cha nhưng sau khi Lưu Biểu lấy lẽ là Sái thị thì lại quay ra thích con đẻ của Sái thị là Lưu Tông. Lưu Biểu nhất nhất nuông chiều Sái thị nên Kỳ ngày càng bị cha xa lánh. Ở Kinh Châu họ Sái nhân thế cũng nắm hết quyền hành (anh em Sái Mạo) thế nên Lưu Kỳ tính tình vốn đã bạc nhược nên phải dựa vào Lưu Bị. Lưu Bị bèn bày kế cho Lưu Kỳ hỏi Gia Cát Lượng kế sách yên thân. Ban đầu Gia Cát Lượng không chịu nhưng sau Kỳ dùng mẹo lừa Gia Cát lên lầu và rút thang không cho xuống khi ấy Gia Cát mới chịu bày kế cho Kỳ. Gia Cát khuyên Kỳ không nên ở lại Kinh Châu. Kỳ nghe theo, bèn nhân cơ hội Thái thú Giang Hạ là Hoàng Tổ bị Tôn Quyền mưu sát thì xin Lưu Biểu về coi Giang Hạ. Khi cha là Lưu Biểu hấp hối Kỳ có về Kinh Châu nhưng bị bọn Sái Mạo không cho gặp. Lưu Biểu mất bọn Sái Mạo đưa cháu của mình là Lưu Tông lên làm Kinh Châu mục. Khi Tào Tháo đánh đến Tân Dã bọn Lưu Tông Sái Mạo ra hàng Tào Tháo, Lưu Kỳ chạy về Giang Nam theo Lưu Bị. Sau khi Tào Tháo thua trận ở Xích Bích, Lưu Bị phong Lưu Kỳ làm Thứ sử Kinh Châu, qua năm thì mất.

Đỗ Ngọc Thạch
Số lần đọc: 3433
Ngày đăng: 10.07.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thiên Truyện Bỏ Dở - Khải Nguyên
mây trôi - Nguyên Minh
Mưa Qua Sân Thượng - Trầm Hương*
Qúan Dương Cầm - Đặng thị Thanh Liễu
Giải cứu nàng ma nơ canh - Nguyễn Hiếu
Một Câu Chuyện Tình - Trần Minh Nguyệt
Gãy cánh uyên ương-1 - Kahlil Gibran
Gãy cánh uyên ương-2 - Kahlil Gibran
Cô Dâu Gặp Nạn - Đỗ Ngọc Thạch
Nhạc Mơ - Yến Lan
Cùng một tác giả
Nữ võ sĩ huyền đai (truyện ngắn)
Anh hùng thọ nạn (truyện ngắn)
Người chép sử (truyện ngắn)
Tướng sát phu (truyện ngắn)
Chị em sinh ba (truyện ngắn)
Truyện ngắn ngắn-1 (truyện ngắn)
Truyện ngắn ngắn -2 (truyện ngắn)
Chuyện một nhà báo (truyện ngắn)
Núi lở (truyện ngắn)
Hai lần bác sĩ (truyện ngắn)
Báo hiếu (truyện ngắn)
Nhà tiên tri (truyện ngắn)
Bạn học lớp hai (truyện ngắn)
Tương tác trên net (tiểu luận)
Bạn học lớp năm (truyện ngắn)
Bà Nội (truyện ngắn)
Cô giáo mầm non (truyện ngắn)
Ma lai (truyện ngắn)
Cánh đồng mùa đông (truyện ngắn)
Em ở Tây hồ (truyện ngắn)
Sự tích chim đa đa (truyện ngắn)
Kén vợ kén chồng (truyện ngắn)
Nghêu, Sò, Ốc, Hến (truyện ngắn)
Đấu trường 100 (truyện ngắn)
Làng nói trạng (truyện ngắn)
Lý Toét (truyện ngắn)
Đám Cưới Vàng (truyện ngắn)
Táo quân truyện (truyện ngắn)
Mùng ba tết thầy (truyện ngắn)
Chuyện ngày tết (truyện ngắn)
Y tá xã (truyện ngắn)
Băng nhân (truyện ngắn)
Ô Quan Chưởng (truyện ngắn)
Bạn học đại học (truyện ngắn)
Kiếm sống (truyện ngắn)
Ô Chợ Dừa (truyện ngắn)
Ký ức làm báo (truyện ngắn)
Trộm long tráo phụng (truyện ngắn)
Ba chìm bảy nổi (truyện ngắn)
Bác Sĩ Thú Y (truyện ngắn)
Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn)
Giai Điệu Mùa Hè (truyện ngắn)
Lấy Vợ Xấu (truyện ngắn)
Địa sứ (truyện ngắn)
Cô Dâu Gặp Nạn (truyện ngắn)
Bà Ngoại (truyện ngắn)
Ô Đống Mác (truyện ngắn)
Quận He (truyện ngắn)
Tam Thập Lục Kế (truyện ngắn)
Cắm sừng (truyện ngắn)
Nguyễn Vỹ (chân dung)
Nhà Nho - Nhà Báo (tiểu luận)
Dòng Sông Ám Ảnh (truyện ngắn)
Ba Lần Thoát Hiểm (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 2 (truyện ngắn)
Kiếm Sống 2 (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 3 (truyện ngắn)