Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.197
123.208.803
 
Nay Mới Có Dịp Tỏ Bày
Lâm Bích Thủy

Nếu như không tận mắt nhìn thấy những dòng chữ này

....  Bấy nhiêu chuyện, thời nay tưởng “nhỏ như con thỏ” ấy, ở vào thời thế giới 2 phe đối đầu 50 năm trước, lại đủ để gây lo lắng cho khá nhiều giới hữu trách cấp cao. Rốt cuộc, một cuộc đấu theo quy mô đấu tranh ta địch sống còn đã được phát động (về sau một số người mệnh danh là các cuộc đấu tố ở ấp Thái Hà). Một loạt tên tuổi bị liệt vào danh mục những kẻ nguy hiểm, bị đối xử như “phản động”, như  (Thụy An, Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Phan Khôi, Trần Duy, Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phác, Đặng Đình Hưng, Hoàng Cầm, Chu Ngọc, Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Phùng Quán, Hoàng Tích Linh, Trần Công, Trần Thịnh, Phan Vũ, Hoàng Huế, Huy Phương, Vĩnh Mai, Như Mai, Hữu Thung, Nguyễn Khắc Dực, Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Yến, Thanh Bình, Yến Lan, Nguyễn Thành Long, Trần Lê Văn, Lê Đại Thanh, v.v…

 

Thì  tôi đâu có biết ba mình cũng bị liệt vào danh sách những người “phản động”.

Hèn chi là vậy!!!

 

Xin chân thành cảm ơn ông Lại Nguyên Ân, nhờ bài viết  “Lại nói về Hội Nhà Văn Viêt Nam những ngày đầu” mà tôi mới biết vì sao cha mình không những khi còn sống mà đến cả lúc mất đều bị thua thiệt so với bạn cùng thời.

 

Bây giờ ông đang nằm ở nghĩa trang huyện, hiu quạnh bên chân núi. Thỉnh thoảng tới ngày giỗ, tết chỉ có mấy người thân của ông tới đốt hương, nhổ cỏ. Bạn cùng thời ông, các thi sĩ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên…vẫn ít nhiều có may mắn hơn ông. Người được xây đắp mộ phần, nhiều lần khang trang, người được dựng tượng, làm nhà lưu niệm, đặt tên đường phố.

 

Với bài viết này tôi không có ý so sánh văn tài hay chế độ đãi ngộ mà chỉ nêu chút chua xót hậu sinh, rằng, số phận của một thi sĩ có thể bi đát hay được tôn vinh lúc còn sồng nhưng giá tri thực của thi sĩ chắc chắn sẽ còn lại với muôn đời. (LHL)

 

Chuyện mấy ông ở nhóm “phản động” đã lùi sâu vào dĩ vảng rồi, và cũng đã có sự thay đổi về cách nhìn đối với họ. Ngay từ sau sự việc ấy, nhà thơ Xuân Diệu tự nhìn lại mình “Giai đoạn vừa rồi là một sai lầm chung. Trong đó có cái sai lệch của mình, có phần nào do tự phụ, tự mãn, cho ý kiến của mình đúng hơn người khác.. Những chuyện vừa qua là một bài học cho mình. Riêng mình thấy lớn thêm lên, thêm chút nào sáng suốt hơn, thêm bình tĩnh và càng rõ ràng cuộc sống còn của một nhà văn là ở tác phẩm, còn chuyện khác là phụ, nếu nói quá đi là rơm rác!” . (Trích thư của nhà thơ Xuân Diệu gởi Nhà phê bình văn học ĐXQ-4/12/1957)“....

 

Và tại  Đại hội nhà văn lần thứ IV vào cuối năm 1989, lãnh đạo Đảng, Đoàn đã có sự đổi mới trong cách nhìn.

 

dĩ nhiên không thể tránh được những thiếu sót, nhưng những thiếu sót này không phải là những “lệch lạc nghiêm trọng” “Nếu chỉ có một vài bài báo, một số ý kiến hơi “khác thường” không “đồng phục” mà đã vội qui chụp, lên án, đòi uốn nắn, chấn chỉnh về nội dung, thì việc uốn nắn này là dội nước lạnh vào xu thế đổi mới trong văn học”( Trích trang 275 trong HK  “Nhớ lại” của ĐXQ )

 

Đảng, Đoàn cũng đã công nhận sai lầm “...do một số cán bộ lãnh đạo, tham mưu, quản lý văn hóa văn nghệ thiếu hiểu biết về văn học nghệ thuật, ít học tập, ngại tiếp xúc nên hiệu quả lãnh đạo còn thấp , có sự hẩng hụt đội ngũ này cả tầm vĩ mô ở các đơn vị cơ sở” (3)

 

Coi như thế là rất ổn rồi phải không các bạn. Vậy mà sao đối với ba tôi cái mark “phản động” ấy nó cứ đeo dính mãi với tên tuổi ông, gây cho ông những phiền toái khi còn sống và khi đã sang thế giới khác.

Tôi không dám so sánh văn tài của ba tôi với ai, nhưng tài giỏi và yêu nước như nhạc sĩ  Văn Cao đã làm nên “Quốc ca” hoặc bài “Tiến về Hà” cũng đã thấy rõ lòng yêu nước của ông. Vậy mà cuộc đời của ông cũng không hơn gì ba tôi, khi còn sống!!! Ông bị đì sát ván đến nổi người quắc queo!

 

thật là buồn! Đây, các bạn xem, một người như thế này mà chỉ hai năm sau tập kết ra Bắc lại trở thành  là “phản động”, là “kẻ thù” của nhân dân đấy !

 

Anh Cao Kế, nhà giáo từng dạy ở trường Đại Học Qui Nhơn, từng là bạn hoạt động trong KC với ba tôi viết lại:

 

Tôi được may mắn là khi Cách mạng thành công, tôi tham gia công tác thiếu nhi xã. Còn nhà thơ có chân trong Ủy ban huyện (Sau CM, các phủ đều thống nhất đổi thành huyện) Ủy ban huyện đặt trụ sở Phòng thông tin tại thị trấn Bình Định (thuộc làng An Ngãi) Sau nhiều đêm cùng nhân dân vác mõ, thanh la, mã tấu, mác, gậy tre vót nhọn cùng một vài khẩu súng trường mousqueton, vừa tịch thu được của tiểu đội lính khố xanh-Phủ An Nhơn, đi trấn áp bọn phản động bên kia sông Trường Thi. Anh là người được Ủy ban huyện tin tưởng giao nhiệm vụ  đặc trách Phòng thông tin này. Còn tôi, vì biết đọc, biết viết, nên được giao  đọc các bản tin. Phòng chủ yếu hoạt động vào ban đêm.

 

Trụ sở phòng thông tin  là ngôi nhà sang trọng của bà chủ hiệu R.A-R.O.= nơi trước đây bán thuốc phiện và rượu. Như vậy từ một nơi nhằm đầu độc và hủy hoại  thể xác con người, chỉ một tuần sau khi Cách mạng về, đã biến thành địa điểm phát ra nguồn ánh sáng trí tuệ, nâng cao trình độ dân chúng. Những người giờ lên tuổi bảy mươi chắc còn nhớ rõ ngôi nhà ấy, nó nằm giữa ngã tư thị trấn Bình Định, trước mặt là quốc lộ số I và bên hông là đường đi Gò Bồi.

 

Mỗi lần đọc tin, chúng tôi leo lên một chiếc ghế cao khoảng 5m, đọc trước một cái loa dài làm bằng sắt tây, có hình giống như chiếc loa thời trung cổ. Cái loa được gác vào một lỗ thông hơi vốn có sẵn ở trên tường nhà.

 

Mỗi lần nghe hiệu lệnh đi trấn an bọn phản cách mạng, nhà thơ Yến Lan là người tích cực tham gia vào những cuộc vây bắc trên,…Vốn là bạn thân thiết nhiều năm với Chế Lan Viên, nên những đêm có biến như thế anh Yến Lan thường rủ anh Chế Lan Viên cùng tham gia vào công việc “dẹp loạn” này.

 

Từ ngày tham gia vào công việc đọc bản tin, tôi có điều kiện gần gủi và trở nên thân thiết với anh Yến Lan, rồi được nghe anh nói nhiều về văn, thơ. Giọng anh nhỏ nhẹ, rất có duyên và hấp dẫn lạ thường. Lúc này, ban ngày anh đi diễn thuyết về “tám mươi năm nô lệ”, ban đêm anh đến phòng thông tin. Vừa sắp xếp chương trình vừa phân công người đọc, và cùng anh em trong phòng đọc một số bài trước loa.

 

Mỗi khi gặp trên báo có bài thơ, câu chuyện hay anh mang ra ngâm, đọc và bình trước thính giả, Nhờ có anh, những người nông dân vùng phụ cận thị trấn Bình Định-những thính giả nhiệt thành nhất phòng thông tin-lần đầu tiên trong đời mới biết thế nào là một cuộc bình văn, bình thơ. Nói rằng đây là một hạnh phúc của cuộc đời thì cũng không quá đáng! Ở lĩnh vực thi ca, thơ anh thời gian trước đó mang đậm “phong cách Yến Lan”, có nhiều chỗ khó hiểu. Nhưng giờ đây, trước phong trào sôi sục Tổng khởi nghĩa, trước khi thế như nước biển dâng triều của quần chúng theo Cách mạng, không hiểu sao cách diễn đạt của anh trong các cuộc mít tinh, trong những cuộc bình thơ lại trở nên trong sáng, dễ hiểu. Bây giờ ngồi nhớ lại thấy rõ lúc ấy anh rất có ý thức chọn sử dụng những từ ngữ gần gủi với lời ăn, tiếng nói của người nông dân, phù hợp với đối tượng thính giả. Không phải một lần, những nông dân chất phác - thính giả phòng thông tin tấm tắc khen ngợi tài ăn nói của anh. Thời gian này anh viết: “Bình Định 1945

 

Nơi nào tôi không biết chứ ở ”Phòng thông tin” An Nhơn thời ấy, dưới sự chỉ đạo của anh Yến Lan, công tác tuyên truyền khá sinh động. Ngoài việc đọc tin, bài. Còn có ngâm thơ, hát những bài ca Cách mạng, hô bài chòi, có đưa ra những câu thơ để đố. Chính anh Yến Lan là người đảm nhiệm chuyên mục này. Anh sáng tác một số câu thơ ẩn ý để đố về tên các loại vũ khí, các huyện trong tỉnh, các cửa hiệu thị trấn…Hoặc tổ chức thi, khuyến khích khán thính giả gửi bài về “Phòng thông tin”. Đến ngày định trước, anh phân tích các câu thơ đã đố và đưa ra lời đáp án. Ai trả lời đúng được nêu tên trước thính giả, được đám đông hoan nghênh nhiệt liệt. Chỉ có thế mà tác dụng rất lớn, khích lệ người dự thi rất đông.

 

Thời ấy trong giao tiếp, hằng ngày nhân dân lao động thường hay nghe cán bộ  nói nhiều đến những từ rất mới và rất khó hiểu như “Cách mạng”, “du kích”, “tuyên ngôn”, “tổng tuyển cử”. Biết đây là những từ Hán-Việt, lần đầu tiên mới nghe, có thể dân không hiểu đầy đủ nên sau khi đọc xong các bản tin, thỉnh thoảng anh giải thich một đôi từ. Cách giải thích của anh mang tính chất văn học mà lại bình dân. Ví dụ từ “mâu thuẩn” anh nói:-Đồng bào muốn hiểu mâu thuẩn là gì phải không? Vậy xin mời đồng bào nghe câu chuyện sau đây:

 

Ngày xưa ở nước Tàu có một anh chàng lém lĩnh làm nghề buôn bán vũ khí. Ban đầu anh ta đưa ra cái “mâu” và quảng cáo ầm ỉ rằng đây là loại vũ khí có thể đâm thủng được tất cả mọi thứ, dù cho các thứ ấy dày và cứng đến đâu, cho nên nó vô cùng lợi hại. Đã là người chiến sỉ thì không thể thiếu loại vũ khí này! Lác đác một vài người mua. Sau đó anh ta đưa tiếp một loại vũ khí khác rồi lại lớn tiếng rao: - Đây là cái “thuẩn” nó có tác dụng che chắn thân thể con người một cách an toàn tuyệt đối, chắc chắn rằng không hề có loại vũ khí nào khác dù nhọn và cứng đến đâu có thể đâm thủng được nó…Đấy, đấy mâu thuẩn là thế, là  cách nói trước sau không thống nhất. Trước sau ngược nhau là trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Là nói lấy được nhằm thu được nhiều lãi  mà thôi. Thỉnh thoảng anh dẫn ra những tấm gương nghĩa khí của lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa là nông dân ở trong nước hay ở Trung Quốc thời xưa”

 

Anh đã nhận xét rất khách quan rằng:

“Trong lúc một số nhà thơ khác ở trường phái thơ mới, khi Cách mạng lên đã chống lại cách mạng, không hợp tác hay trùm chăn đợi thời thế và viết “Ta nằm chính giữa cân trời đất” thì Yến Lan đã làm thơ về cái loa phát thanh, đã ca ngợi công ơn Đảng “Ơn này, ơn Đảng anh ơi/ Đẹp người sẽ đẹp lứa đôi vợ chồng”.. Nhà thơ đã tuyên truyền hô hào nhân dân đi theo Cách mạng với nhiều sáng kiến độc đáo. Điều này bây giờ nói ra xem như một việc bình thường. Nhưng thời đó là rất quí- là một đóng góp rất lớn cho Cách mạng. Ai đã từng sống trong thời điểm lịch sử đó mới thấy nhà thơ Yến Lan là một nhà thơ chân chính, nhà thơ thuộc về cách mạng. Chính Chế Lan Viên cũng tự nhận về mình “đi xa nên về muộn”.

Còn đây  “Qua thơ Yến Lan tiền chiến, thấy một tâm hồn da diết yêu cuộc sống. Bởi một tâm hồn mạnh mẽ, thơ ông không mấy khi rơi vào bi lụy như phần lớn thơ ca đương thời. Và tất yếu một tâm hồn như vậy sẽ đón chào Cách mạng tháng Tám một cách hòa hứng, mê say. Ông đã kịp thời tham gia khởi nghĩa cướp chinh quyền ở Huyện An Nhơn rồi trở thành người làm công tác tuyên truyền từ tháng 8-1945. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Yến Lan tham gia công tác văn nghệ kháng chiến ở Bình Định và Liên Khu Năm. Đầu năm 1955 ông tập kết ra Bắc, Thời kỳ này Yến Lan có bước chuyển mạnh về chất, cốt cách thơ khỏe khoắn, ngôn ngữ thơ sắc nét

Chính vì thế mà anh Cao Kế nhấn mạnh

Nếu có một tác giả nào sau này viết về lịch sử thơ ca Cách mạng của Việt Nam và tỉnh Bình Định thì phải thấy cho hết con người Yến Lan đã đóng góp như thế nào và đánh giá cho đúng cái tác dụng to lớn những bài thơ Yến Lan đã viết khá hay trong những ngày đầu Cách mạng như “Bình Định 1947” Một bài thơ mà nội dung và phương diện nghệ thuật ai cũng phải công nhận là một bài thơ rất hay. “Chính những bài thơ ông làm lúc này đã có tác động đến đội ngũ trí thức”

Nhưng bạn biết không, trong khi dư luận của báo giới và người yêu thơ ca ngợi ba tôi, nói gọn bằng tám chữ: “Là nhà thơ hiền tài và đức độ”. Thì chính tại quê hương ông, những người lãnh đạo thuộc lớp con cháu vẫn còn e ngai, sợ trách nhiệm ở một góc khuất nào đó mỗi khi xét cho ông một chút quyền lợi!. Chẳng hạn, như vừa qua, trong việc xét duyệt đặt tên ông cho một trong những con đường mới mở, để Thị trấn lên thành Thị xã. Thế mà đến khi họp thảo luận thì 2 trong 3 người có mặt tại buổi họp không đồng ý. Tôi thử so sánh những gì nhà thơ đã tâm huyết cho quê hương, kể cả 2 lĩnh vực: - Văn hóa văn nghệ và trực tiếp lãnh đạo nhân dân ở huyện đứng lên cướp chính quyền từ tay bọn phản động về tay nhân dân. Rõ ràng ông xứng đáng đứng tên cho con đường lớn ở Qui Nhơn chứ đâu phải ở cái thị trấn bé nhỏ đó. Vậy mà “việc nhỏ như con thỏ” ấy đã  phải bàn tới bàn lui đến bốn năm lần ông mới được đứng tên cho con đường vào thành Cửa Đông, nơi ông và nhà thơ Chế Lan Viên trước đây thường ngồi làm thơ)

 

Lúc nào ba tôi cũng gặp trắc trở như vậy là vì sao?! Tôi có hỏi một anh nhà văn ở huyện “Em thấy hình như lãnh đạo nhà ta không mặn mà với nhà thơ Yến Lan thì phải?”. “Mình cũng không biết vì sao cứ mỗi lần đưa một vấn đề gì đó về ông thì bị bác bỏ và hình như có sự tránh né sao ấy. Ngay việc đặt tên đường, lúc đầu còn mỉa mai hơn là người ta định đem tên cụ đặt cho con đường làng, bùn lầy nước đọng nữa kia!”  Ý nói con đường ấy có mấy ai đi qua mà họ ...!

Nhân mấy bữa đó, chị em tôi về thăm mẹ, và giải quyết chuyện “Phòng lưu niệm từ nội dung bức thư ngỏ của anh MVL đăng trên weblog

“Phòng lưu niệm Yến Lan được hình thành vì lòng yêu quý Nhà Thơ của bà Nguyễn Thị Lan-hiền thê của Ông, và các con! Phòng chật hẹp, quá dơn sơ-như một góc giữ lại những hiện vật kỷ niệm của Yến Lan lúc sinh thời...Chiếc phòng này sau bao năm cũng không được phát triển, mà có nguy cơ bị mai một, hư hỏng - rất ít người biết đến...Trong tháng qua, chúng tôi cũng được " nghe tin", tên của Nhà Thơ Yén L:an đã bị " loại bỏ ra ngoài danh sách" những vị sẽ được ghi tên đường cho Huyện/Thị Trấn trong tương lai ?! Nếu diều này có thật, thì đó là một sự phủ phàng, khiếm khuyết to lớn, rất mong được " xét lại" để các thế hệ mai sau không oán trách!

 

thì có hai nhà văn trẻ đến chia sẻ với chúng tôi về việc đặt tên đường (khi ấy chưa ngã ngũ): “Chúng em không hiểu tại sao mỗi lần đưa cụ Yến Lan ra xét thì không được sự đồng tình của một số cán bộ lãnh đạo. Có thể Họ nghĩ rằng: “Tại sao hồi ông Phan Khôi mất, toàn thể các nhà văn, nhà thơ không ai dám đến viếng, vậy mà cụ Yến Lan lại cả gan đi theo linh cữu ông ta đến tận nơi an nghĩ cuối cùng.! Như vậy, phải như thế nào đó mới như thế!” Ý cậu nhà văn trẻ là ông Phan Khôi phản động thì nhà thơ Yến Lan cũng là phản động.

 

Đấy, ngay cái việc rất tình người đối với người đã khuất “Nghĩa tử là nghĩa tận” và chính hành động ấy mới thật đúng là người biết giử phẩm giá thì lại bị đánh giá về phẩm chất thật đáng buồn!!!

 

Tôi có giải thích “Nhân văn giai phẩm” là sự sai lầm giống như sai lầm của cải cách ruộng đất. thì cô em – người độc nhất đấu tranh cho sự tôn vinh tên tuổi của nhà thơ Yến Lan đã yêu cầu cho xem văn bản nói về sự “sai lầmđể em trình lên lãnh đạo chứng minh cho lòng yêu nước của nhà thơ trong việc xét duyệt.”

 

Qua việc này mới thấy tội nghiệp cho một số cán bộ Văn hóa ở cơ sở huyện. Họ ít được tiếp xúc và bị hạn chế nhiều mặt! Thực ra đâu cần phải dựa vào văn bản gì, nếu để ý một tí thì ra ngay: Nhà thơ đã được thưởng nhiều huân chương, giá trị nhất là Huân Chương Lao Động hạng I, và Giải thưởng Nhà nước là đủ đánh giá rôi!

 

Với bài viết này, mong rằng đừng nơi nào còn lập lại chuyện đáng buồn về cái mark “Phản động” trên . Nhà thơ Xuân Diệu nhiều lần nói: “Đất nào biết quí trọng văn nghệ sĩ ở đó mới ăn nên làm ra”./.

 

Lâm Bích Thủy
Số lần đọc: 2518
Ngày đăng: 13.08.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Vài ghi chú với Ngắn & rất ngắn(*) - Lý Đợi
Bức tranh nude art - Huỳnh Văn Úc
Lãng Du Trong Văn Học Pháp - Lương Văn Hồng
Thi Sĩ Với Giai Nhân - Yến Lan
Puerto Princesa City - Nguyễn Xuân Tường Vy
Chuyện Về Người Tạc Tượng - Mang Viên Long
Mưa Đêm - Nguyễn Hồng Nhung
Qui Nhơn Và Chương - Yến Lan
Chàng thi sĩ viết văn - Lữ Kiều
Nhớ nhà thơ Quang Dũng: Cụ Thợ Vẽ Và Chị Ăn Mày - Vân Long
Cùng một tác giả
Tình lên ngơ ngác (truyện ngắn)
Chàng Ngốc (truyện ngắn)
Thư cảm ơn (sự kiện)