Sáng hôm nay-ngày 20 tháng 9-2010/ (nhằm ngày 13 tháng 8-Canh Dần)-Tai tư gia nhà thơ Yến Lan số 17, Quang Trung thị trấn Bình Định-huỵệnAn Nhơn/ Bình Đinh-gia đình đã tổ chức Ngày Giố Thứ 12 của Nhà Thơ ( 1998-2010). Tham dự buổi tưởng niệm Nhà Thơ có nhiều anh em cầm bút trong huyện/ tình nhà-đã thắp nén hương nhớ Ông. Các con của Nhà Thơ Yến Lan : Trưởng nữ Lâm Bích Thủy cùng chồng từ Saigon về. Lâm Tú Thủy- Lâm Hưng Đạo từ Hà Nội vô.Còn lại ở quê nhà là Trưởng Nam Lâm Huy Ánh và cô em gái út Lâm Bạch Đàn. Được biết nhà thơ Lâm Huy Nhuận phải ở lại tổ chức ngày giỗ ở Hà Nội cùng quý thân hữu của Yến Lan.."
Kèm hình ảnh trong ngày Kỷ Niệm 12 Năm Ngày Mất Của Nhà Thơ Yến Lan ( 1998-2010) tại nhà lưu niệm
Nhà thơ Yến Lan mất nhằm ngày Trung Thu năm Bính Dần ( 1998), đến nay-đã tròn 12 năm ( Rằm tháng 8 năm Canh Dần-2010). Vậy là 12 năm người đã đi xa-“ tình còn lưu chút mùi nhân thế/ lay lắt hoàng hôn một gốc hoa”.( Lay Lắt/22.4.98)- cái “ tình” của nhà thơ Yến Lan đã để lại cho người. cho đời không phải “ lưu chút”như nhà thơ đã khiêm tốn bày tỏ, mà là rất rộng lớn- tha thiết, như cả đời ông đã cống hiến cho văn học.
Trung tuần tháng 3 năm 2010, Lâm Bích Thủy-trưởng nữ của nhà thơ Yến Lan, cùng chồng từ Saigon về thị trấn Bình định. Các em là Lâm Tú Thủy, Lâm Hưng Đạo từ Hà Nội vào. Bích Thủy cùng Tú Thủy có ghé lại thăm tôi như mọi lần về thăm quê- cho biết “ chúng em hẹn nhau gặp ở quê để cùng thăm bà cụ, và thu xếp vài việc nhà”. Sau đó, một trong vài “ việc nhà” quan trọng đầu tiên mà chị em nhà Yến Lan phải “ thu xếp” là việc dời căn phòng lưu niệm cùng bàn thở của nhà thơ Yến Lan đã được đặt ở tầng 3, xuống tầng dưới. Bích Thủy nói: “ Tụi em muốn dời ông cụ xuống gần tầng dưới để bà cụ lên xuống thắp hương mỗi ngày cho thuận tiện-hơn nữa, ông cụ bớt lạnh lẽo. cô độc vì ở mãi tầng trên cao, khó khăn cho bạn văn đến thăm viếng ông! Về mùa mưa, nước nhỏ giọt từ mê trên, làm ẩm ướt hết sách báo, hiện vật còn lại của ông cụ, anh à! ”. Nghe vậy, tôi “ nhất trí” ngay, và khuyên nên tiến hành sớm trong dịp chị em cùng được về thăm này.
Hôm sau, tôi đến thăm-gặp cả nhà đang “ căng thẳng” về việc dời dọn này. Bích Thủy phân vân : “ Tụi em đang băn khoăn không biết có nên làm hay không? Có chuyện gì “ hệ trọng”không? “. Tôi trấn an bằng những lý do cần thiết cho việc di dời-tôi cười : “ Chắc là Chú sẽ vui lòng thôi mà! “.
Tôi trở lại thăm lần sau-vì Bích Thủy có dặn “ nếu di dời, anh nhớ ghé lại xem thử cách sắp xếp có ổn không nhé? “.. Khi tôi vừa đến thì mọi chuyện đã đâu vào đó cả rồi: Chị em Bích Thủy đã cùng nhau thực hiện “ ước mong” từ buổi sáng hôm sau, sau khi “ xin phép ba đã được ông đồng ý” .
Bích Thủy thuật lại “ cách xin phép” nhà thơ cho cô và các em được dời dọn bàn thờ, phòng lưu niệm của ông như sau: “ Tụi em dâng hương hoa , thành tâm khấn nguyện, xin phép-và thảy 2 “ đồng tiền keo” xuống giữa bàn thờ, cả hai lần đều được ba vui lòng!”. Thế là chị em hân hoan cùng nhau hì hục khuân vác, khiêng tất cả mọi thứ xuống trình bày ngay ở căn phòng tầng dưới-đứng ở tầng trệt có thể trông thấy mấy tấm ảnh của nhà thơ, một số hiện vật , tủ sách…
Sáng ngày 22 tháng 3-theo lời mời của Bích Thủy-một số anh chị em thân hữu gần gũi đã đến chia sẻ niềm vui với gia đình nhà thơ. Tất cả đã được mời lên “ tham quan” phòng lưu niệm –thắp hương cho nhà thơ, và viết đôi dòng lưu niệm vào quyển “ tập lưu bút ghi nhớ”. Sau khi thăm hỏi, góp ý, trò chuyện với gia đình-tất cả đã được mời đến quán Ngọc Tấn dùng bữa cơm thân mật. Nhân dịp này-Bích Thủy, Tú Thủy , Huy Ánh, và Hưng Đạo đã đọc-ngâm những bài thơ của ba mà mình tâm đắc, có nhiều kỷ niệm- cho mọi ngươi nghe. Những nguời có mặt cũng “ góp vui” bằng những bài thơ của Yến Lan. Những bản nhạc được phổ từ thơ của ông đã được Bích Thủy hát rất mùi, làm tất cả ngạc nhiên. Buổi “ liên hoan bỏ túi” kỷ niệm ngày di dời phòng lưu niệm nhà thơ Yến Lan đã kéo dài với những giải bày, nhắc nhớ kỷ niệm với nhà thơ khi còn sinh thời của chị em Bích Thủy và bạn văn trong không khí thật ấm áp, thân tình!
Tôi còn nhớ một lần đến thăm nhà thơ , được ông tâm sự về “ Chuyện Nhân Văn Giai Phẫm” đã làm “truân chuyên- điêu đứng “ suốt đời ông ( và cả gia đình) : “ (…) Đêm ấy, nhà văn Nguyên Văn Bỗng đến gõ cửa gọi-gặp ông, NVB dã kêu lên: “ Sao cậu lại “ đi theo “ đám Nhân Văn Giai Phẫm phản động ấy? “. Ông điềm tĩnh- cười : “ Tôi đi theo bao giờ? “- “ Vậy tại sao cậu đưa bài cho chúng? “ –Ông thành thật kể: “ Họ đến hỏi xin bài, tôi hẹn sẽ đưa-vì tất cả đều là chỗ anh em thân tình cả mà? “. “ Cậu yêu cầu họ rút tên ra khỏi tờ báo ngay đi nếu không muốn “ rầy rà” về sau!”(…) “. Thì ra, trong số báo của NVGP vừa xuất bản, có giới thiệu tên ông ở trang bìa-trong số báo sẽ in tiếp theo. Sau đó, lại có thêm vài ba người bạn văn gặp-cũng “ trách cứ” như NVB. Nhưng tôi đã hứa rồi-không làm chuyện “ rút tên” kỳ quặt ấy …”. Nhắc đến giai đoạn “ đi thực tế sáng tác” ở vùng sâu vùng xa của anh chị em văn nghệ sĩ sau vụ NVGP-Yến Lan đã cười buồn: “ Đó là giai đoạn mở đầu cho cuộc đời lận đận của mình! Chỉ có sự khác nhau của 2 từ ghi trong giấy giớí thiệu về thôn xã “ thực tế” là “ đồng chí/ ông” là cũng đủ khổ rồi! ( YL không là dảng viên-lời người viết)”. Nhưng, đến ngày nhà văn Phan Khôi mất-Yến Lan đã một mình đi sau linh cửu dể tiễn đưa Người đến nơi an nghỉ cuối cùng,bất chấp mọi cặp mắt dòm ngó phê phán! . Ông cười nhẹ : “ Nghĩa tử là nghĩa tận. cháu à!”.
Mang Viên Long/ Đặng Quốc Khánh/ Vũ Đình Ninh đang thắp hương.
Vào mùa thu Canh Dần-2010 này-Yến Lan đã từ giã gia đình, thân hữu, thi ca ( …) để bước vào chuyến đi xa ngàn trùng cách biệt tròn 12 năm ! Rối sẽ đến 15, 20 hay 30-40 năm(…). Tất cả những bạn văn của ông trong nhóm NVGP cũng đã kẻ trước-người sau ra đi hết cả rồi! Và tất cả những “ông trùm văn nghệ” thời ấy-cũng vậy-sẽ không còn ai “ lột da sống đời” trên cõi tạm này cả! Tất cả đều trở về với cát bụi…
Nhưng sẽ còn mãi điều gì ở Yến Lan?
Đó là Thơ, là Tác Phẫm-là đời sống bình dị thủy chung cho Tình Thương Yêu của ông đã dành cho Người, cho Quê Nhà trong suốt cuộc đời gởi tạm 83 năm! Tấm lòng son sắc chân thành của Yến Lan sẽ được tất cả trân trọng mãi mãi. Đó là cái còn lại vĩnh cửu dành cho một đời người.
Ngày rời quê-Lâm Bích Thủy đã ghi trong cuốn sổ “ Lưu Bút Ghi Nhớ”như thế này : “ Ngày 27 tháng 3 năm 2010…Hôm nay chúng con ra về.Tú Thủy và Hưng Đạo bay ra Hà Nội. Con và anh Đoản đón tàu vế Saigon. Rất mong rằng mọi việc chúng con đã làm cho Ba sẽ dần dần được toại nguyện. Chúng con biết rằng, cả cuộc đời Ba rất khổ và cay nghiệt! Lúc nhỏ Mẹ mất sớm, phải tự thân vận dộng. Ra Bắc thì không được nhìn nhận và đặt đúng vị trí giá trị của Ba. Đến khi về già, con cháu ở xa-nghèo (…) Cả cuộc đời Ba khổ-con hiểu điều đó. Và con đang cố gắng lấy lại, và trả cho Ba những gì Ba đã mất! “.
Trước bàn thờ nhà thơ YL : ( Bên trái :MVL/ VĐN) ( Bên phải trưởng nữ LBT và Trưởng nam Lâm Huý Anh)
Đã gần đến ngày Rằm tháng 8 rồi- được buổi chiều thư thả-tôi ghé lại thăm gia đình Yến Lan ( bây giờ chỉ còn Bạch Đàn-cô con gái út, và các con của BĐ đang sống bên cạnh Mẹ để chăm sóc cho bà)-nhìn thấy tôi-Bạch Đàn đã nói: “ Mấy anh chị ở Saigon, Hà Nội đã phone về hẹn sẽ có mặt trong ngày giỗ thứ 12 sắp tới của ông Cụ-nhân dịp thăm Mẹ, bà ấy dạo này yếu lắm rồi, không biết sẽ đi theo ông Cụ lúc nào anh à! . Mời anh ghé lại chơi nhé? “.
Tôi hỏi: “ Anh thăm thím một chút được không?”
Bạch Đàn mở cửa mời tôi vào-nghe tiếng tôi hỏi-bà Yến Lan khó nhọc chống tay ngồi dậy-“ Ai đó?”- “ Cháu!”.
Mang Viên Long trò chuyện với bà YL nhân ngày giỗ
Có người đến thăm chơi thím vui mừng lắm!-Bà nói. Đã 93 tuổi rồi, nằm một chỗ thím yếu và buồn lắm chàu à!- muốn đi chút đỉnh trong nhà để tự lo phải nhờ gậy ba chia, luôn luôn bị ngộp thở, đau nhức ở ngực- Giọng bà đượm buồn-ngày giỗ ổng đã gần đến nơi rồi, không biết lũ nhỏ có về được không?
Thím đừng buồn-tôi gắng cười, rồi ai cũng sẽ lần lượt đi theo chú cả mà! Bích Thủy, Tú Thủy, Hưng Đạo sẽ về thăm thím nay mai thôi…
Có tụi nó về, chị em xúm sít nấu mâm cơm cúng ổng-chứ thím thì…/.
Quê Nhà,
Trung thu Canh dần 2010.