Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.211
123.205.980
 
Gửi Nguyễn Viện Sau Khi Đọc Truyện Ngắn: Bữa Ăn Tối
Nguyễn Hồng Nhung

MỘT  KHÚC THU

(A.Camus: Ngày nay nhà văn không kể lại một câu chuyện, mà tạo ra một thế giới riêng của mình)

Cô ngẫm nghĩ khi đi dọc con đường lá vàng lác đác rơi, lót tầng Thu đầu tiên của năm cho con đường trải dài mãi đến tận chân trời xa tắp…

Chân bước, đầu ngẫm nghĩ.( Và linh hồn tôi là những bước chân ), rồi hình dung trong chiếc giày bên phải của mình không có ngón chân. Anh đã bằng lòng cho cô ăn ngón chân của anh hay của chính cô?

Nhưng anh thấy chưa? không có ngón vẫn xỏ giày và lướt trên đường như thường. Thậm chí chân như dính xuống mặt đất. Anh bảo đấy là do sức hút của trái đất

Anh thấy chưa đâu cần ngửi thấy mùi dân tộc tính từ chân? À, không, anh bảo ngoài sức hút của trái đất mỗi miền đất mang một mùi vị. Chỗ em đang lướt mang vị khác chỗ anh ngồi.

Thật à? em vẫn thấy anh đứng cuối đường, mỗi lẫn ngoái cổ lại xem đã đi cách xa anh bao nhiêu lại thấy anh giơ tay vẫy vẫy…Anh bảo em đi tiếp đừng ngoái cổ lại làm gì hay vẫy vẫy em nhớ về thăm quê nội nhé?

Ngoái đầu lần nữa thấy không phải những ngón tay anh vẫy vẫy mà là cả bàn tay” như một rừng thu trụi lá”

để cô rùng mình vì làn gió anh mượn để vả hay tát hay làm gì đó bằng bàn tay trụi ”nhưng mạnh mẽ như bàn tay gấu ” khiến không gian cuồn cuộn xoáy đến tận đôi chân không ngón của cô những đợt cuồng phong bão tố.

Không, cô không bị cuốn đi, cô vẫn đang lướt trên con đường thu hoe hoe nắng, lá xào xạc ươm vàng in trên bầu trời xa lắc xa lơ, cách xa cái bàn ăn bữa tối của anh nhiều dặm đường lắm lắm…

Và lòng cô đặc biệt không yên ổn, cô cứ bị ám ảnh mãi cái cảm giác Dâng hiến của anh, khi cho phép cô ngốn ngấu ăn thịt anh, từ ngón tay, đến các ngón chân rồi thịt ống chân, thịt đùi, thịt bẹn…Ôi cái nỗi niềm dâng hiến tự nguyện này, bù đắp cho cơn đau không được phép lựa chọn nơi chôn rau cắt rốn hay chăng?

Cô nghẹn thở khi anh bảo: „ linh hồn của chúng ta nằm trong các ngón chân. Vì thế em luôn muốn ra đi và mang theo các ngón chân của anh”

Anh khiến cô hốt hoảng khi nhận ra cơn đói cuồng loạn, hấp hối muốn thay màu cho bầu trời, chuyển Hoàng hôn chậm chạp thành Bình minh tắp lự của cô: „Em muốn ăn thịt anh cho đến hết.”

„Anh vẫn điềm đạm, em cứ ăn đi.”…Anh biết cô dư thừa nước mắt, và bất kỳ lúc nào tim cũng sẵn lòng rỏ máu? Trời ơi!

Anh muốn cô đặt lên bàn cân xem cái nào đủ tiêu chuẩn Bất tử: linh hồn có cánh bay đi hay mảnh tã hình tam giác  từ chiếc khố Chử Đồng Tử quấn Tiên Dung vào cùng một mối?

Cô khúc khích cười,  ngẩng cao đầu ngắm bầu trời xanh trong vắt không một gợn mây,  ngắm đốm nắng bạc lung linh trượt trên khóm hồng còn sót lại đúng một bông hồng vàng xinh tươi, cạnh chùm quả  phơn phớt tròn trịa, và nghe gió cười lớn đuổi theo những cánh  chim chấp chới cuối con đường cô đang lướt đi…

 

„Anh chỉ cười nghĩ đến lúc cái “pín” của mình nằm trong miệng cô. Nhưng anh không thể tưởng tượng được, ngay cả khi cái “pín” đã được nhai nát và nuốt hẳn vào trong bụng cô, anh vẫn còn cảm giác về nó. Khởi đầu là một cảm giác cực sướng đi sâu vào từng tận tế bào, tuy rất đau, nhưng liền sau đó là một nỗi mất mát sâu thẳm từ bản thể. Nó biến anh thành một vật thể không xác định.

Quả thật, cô cũng nhận thấy thịt anh trở nên nhạt nhẽo. Cô nói, em không muốn ăn nữa.

Anh cảm thấy có một điều gì đó tương hợp và mỹ mãn như một nhạc kịch khi hai tay nhạc công cũng vừa kết thúc tác phẩm “Serenade” của Schubert.”

 

Cô co chân chạy trên con đường thẳng tắp dẫn đến tận chân trời, vừa chạy vừa bắt chước gió cười thật lớn, để gửi về một chân mây xa tắp mù khơi những điều sau đây vừa đến trong óc cô:

 

Anh có biết tại sao trong các truyện cổ tích các dũng sĩ đều cưỡi đại bàng bay qua biển xuống âm phủ để cứu công chúa, và giữa đường bao giờ lương khô cũng hết, các dũng sĩ bao giờ cũng phải xẻo thịt đùi cho đại bàng ăn để đi đến đích không?

 

Anh ngồi cạnh cái bàn vừa ăn bữa tối đắc thắng bảo cô: Dễ ợt! Để sau đó chiến thắng quái vật xong rồi, đại bàng lại nhả thịt đùi ra trả cho dũng sĩ…

Cô cướp lời: Để sau đó dũng sĩ còn khỏe hơn xưa gấp trăm gấp nghìn lần…

em sẽ nhả phần Dương thế của anh đã bị em nuốt chửng, để anh mang đôi cánh Ẩn dụ của Sống đến đây đón em đi!

 

Về cùng nhau thôi anh! Đến ngay cung điện của vua cha làm Lễ cưới!!!

                                                                                      

( Budapest. 2010.09.29)

 

Truyện Ngắn NGUYỄN VIỆN: BỮA ĂN TỐI

 

Và linh hồn tôi là những bước chân

Cô nói ngón út của anh khi cầm đũa lúc nào cũng chĩa ra như thể ngăn cản người khác cùng ăn với mình. Nhưng em lại có cảm giác ngón út của anh thừa, bởi vì anh không bao giờ dùng nó trong việc gõ bàn phím. Đồng thời em lại có một cảm giác khác nữa là nó rất ngon. Em muốn cắn nó.

 

Anh bỏ đôi đũa xuống bàn. Rồi đưa ngón tay út vào miệng cô. Cho em đó, anh nói.

Đầu tiên cô dùng những chiếc răng cửa cắn nhè nhẹ. Cô nói, em thật sự muốn ăn nó.

 

Anh bảo, tùy em. Anh đã cho em rồi.

Cô giữ bàn tay anh và đưa ngón út phải vào giữa những chiếc răng hàm. Hai hàm răng cô từ từ cắn khít lại. Máu tứa ra. Không một tiếng kêu. Cô bắt đầu nhai. Từng đốt một.

Hết ngón tay út. Có một chút máu tràn ra mép cô. Cô hỏi, em xinh không?

Rất xinh, anh nói.

Ở phía cuối phòng, cô gái chơi dương cầm dập xuống cả mười ngón một hợp âm trầm.

Cô nói, em chưa hết thèm.

Anh đưa ngón tay út còn lại vào miệng cô.

Bây giờ thì cô không cần phải thử sức chịu đựng của anh nữa. Cô nhai rất nhanh như ăn một cái bánh quế.

 

Cả hai bàn tay anh chỉ còn bốn ngón. Anh bảo, như vầy cũng đủ xài. Lái xe, cầm đũa hay gõ chữ.

Nhưng em muốn ăn hết bàn tay anh thì sao? Cô hỏi.

Thì anh sẽ chiều em. Anh nói. Rồi anh đưa bàn tay trái về phía cô. Cô không nhai từng đốt mà từng ngón một nát nhanh trong miệng cô.

Khi anh chàng nhạc sĩ chơi vĩ cầm nhấc cây vĩ ra khỏi mặt đàn thì cả hai bàn tay anh đều cụt hết các ngón. Cô bảo, nhìn bàn tay anh giống như một rừng thu trụi lá.

Nhưng mạnh mẽ như bàn tay gấu.

Anh nói, bàn tay này chỉ còn có thể vả hoặc tát vào một ai đó và nó không thể bấu víu vào bất cứ cái gì.

 

Cô bảo, có khi như thế lại tốt cho anh hơn.

Anh nói, cũng có thể.

Cô nhìn anh và đặt câu hỏi, không biết ngón chân anh có ngon hơn không?

Anh cũng không biết nữa, nhưng chắc chắn có mùi hôi của giày vớ. Anh bảo.

Cô nói, chắc nó cũng không hôi hơn mùi thịt dê hay thịt chó.

Anh bảo, nếu muốn thì cứ thử xem. Nói xong anh lột giày ra khỏi chân và đặt bàn chân anh lên đùi cô.

Cô bóp nhẹ bàn chân đó và nói, em không muốn gây sự chú ý của mọi người.

Anh bảo, thế giới này chẳng có gì quan trọng, cứ làm những gì em muốn.

Thế là, cứ mỗi lần nhấc chân anh lên, cô cắn đứt một ngón và đặt chân anh xuống đùi trở lại, rồi cô nhai từ từ thẩm thấu cái mùi vị của nó. Cô bảo, rất đặc trưng.

Anh hỏi, đặc trưng là sao?

Cô bảo, hình như mùi này là dân tộc tính.

Anh cười, dân tộc tính gì mấy cái ngón chân.

 

Cô bảo, em không đùa đâu. Nó giống như có linh hồn và cái mùi của nó kỳ dị lắm. Chắc chắn không phải mùi hôi của giày vớ.

Anh nói, có thể vì những ngón chân của anh luôn bấu vào đất.

Ok, em nghĩ ra rồi, cô nói, linh hồn của chúng ta nằm trong các ngón chân. Vì thế em luôn muốn ra đi và mang theo các ngón chân của anh.

 

Anh lại cười, câu này nên để dành cho nghệ sĩ các loại của chúng ta.

Cô bảo, anh không yêu em. Tại sao anh lại để linh hồn anh bay mất?

Anh nói, anh không chắc mình có linh hồn. Nhưng giống như một cái cây, anh có cảm giác rõ rệt là đã bị chặt mất hết rễ.

 

Cô bảo, chính vì không còn gốc rễ, linh hồn anh đã bay đi. Anh chỉ yêu em bằng thể xác.

Anh hỏi, vậy thì chính xác, các ngón chân mùi gì?

Cô bảo, đó là sự vô hồn.

Anh nói, như thế anh không còn thể bám vào đất. Anh sẽ bám vào em.

Cô bảo, không được. Làm sao em lấy chồng?

Ừ nhỉ, anh nói, con gái lấy chồng là hết chuyện.

Tưởng vậy thôi, cô nói, nhưng em không lấy chồng. Em muốn ăn thịt anh cho đến hết.

 

Anh vẫn điềm đạm, em cứ ăn đi.

Cô tiếp tục cắn bàn chân của anh. Càng lúc khuôn mặt của cô càng trở nên hồng hào rực rỡ hơn.

Vì bàn chân anh to nên khi cô ngoạm từng miếng, bàn chân trông giống như một miếng bánh nham nhở. Cô dùng lưỡi liếm cho máu khỏi chảy xuống đất.

Anh hỏi, có ngon hơn không?

Cô gật đầu. Nó là cái để con người đứng vững, vì thế thịt nó chắc, vả lại nó nằm gần linh hồn nên cũng có nhiều khí chất. Cô sửa lại, ý em nói là dưỡng chất ấy.

Anh nói, có thể sau khi hai bàn chân anh không còn thì anh cũng sẽ mất hết bản sắc.

Cô bảo, bản sắc chỉ là cái mùi hôi của đất. Em sẽ ăn cái phần ngon nhất sau cùng.

 

Anh hỏi, em nghĩ cái phần ngon nhất sẽ nằm ở đâu?

Cô hỏi lại, theo anh thì nó nằm ở đâu?

Anh cười, có thể là cái người ta gọi là “của quí” hay trái tim.

Cô nói, sến – em không nghĩ vậy. Em sẽ ăn đôi mắt của anh sau cùng. Đó cũng là cái cuối cùng để anh thấy việc em đang làm.

Anh bảo, anh sợ rằng đến lúc đó em đã quá no, không thể ăn được nữa.

 

Thì anh sẽ có cơ hội được thấy em lâu hơn. Cô nói.

Anh bảo, “thấy” là một khái niệm triết học. Và trong phạm trù đó, anh không biết anh đã “thấy” hay không.

Đừng quan trọng việc đó. Nó không làm cho anh được cứu rỗi hay giác ngộ. Cô nói.

Cô nhạc sĩ chơi dương cầm và anh chơi violon đang song tấu tác phẩm “Hòn vọng phu” của Lê Thương. Mùi trận mạc đã lan đến hai bắp chân của anh.

 

Khúc xương dài của ống chân khiến cho cô buộc phải gặm thịt anh một cách khác. Cô nói, khúc xương này cứng không thể nhai được.

Như vậy sẽ có một nguy cơ sau bữa ăn, những khúc xương thừa của anh sẽ bị vất cho chó, hoặc quăng vào thùng rác.

 

Anh xoay ghế ngồi để cô có thể ôm ngang chân anh đưa lên miệng. Từ vị thế đối diện, bây giờ anh đã sát lại gần cô hơn và hoàn toàn có thể quàng tay qua vai cô. Nhưng thay vì thế, anh dùng bàn tay của mình như một tấm gương soi và nhìn vào đó. Những đường chỉ tay hằn rõ. Anh không tin số phận. Nhưng anh lại tin có sự tác động không thể giải thích từ bên ngoài vào các quyết định hay kết quả của con người. Vì thế anh không biện giải cho sự hiến tế của mình cho cô, trong bữa ăn tối này.

Cô nói, em phải bẻ chân anh ra từng khúc cho dễ ăn.

Anh gật đầu.

 

Cô dùng một tay giữ đầu gối, tay kia cô nắm cổ chân anh giật ngược lên. Khúc chân rời khỏi thân thể. Cô bảo, ít ra nhìn vào trông cũng dễ coi hơn. Tuy nhiên,  chỉ sau một lần gặm, cô lại nói, một khúc thịt rời của anh có thể gây ra cảm giác lẫn lộn với thịt heo hay thịt bò. Vì thế, cô bỏ khúc chân đang ăn dở xuống bàn và tiếp tục ăn theo cách cũ. Cô nói, em luôn muốn biết chắc nó là của anh. Vả lại, em thích nhìn thấy máu anh tứa ra.

 

Anh bảo, anh thích nhìn thấy em sung sướng.

Ăn đến khúc thịt bẹn, cô nói, thịt ở đây mềm và thơm.

Anh chỉ cười nghĩ đến lúc cái “pín” của mình nằm trong miệng cô. Nhưng anh không thể tưởng tượng được, ngay cả khi cái “pín” đã được nhai nát và nuốt hẳn vào trong bụng cô, anh vẫn còn cảm giác về nó. Khởi đầu là một cảm giác cực sướng đi sâu vào từng tận tế bào, tuy rất đau, nhưng liền sau đó là một nỗi mất mát sâu thẳm từ bản thể. Nó biến anh thành một vật thể không xác định.

 

Quả thật, cô cũng nhận thấy thịt anh trở nên nhạt nhẽo. Cô nói, em không muốn ăn nữa.

 

Anh cảm thấy có một điều gì đó tương hợp và mỹ mãn như một nhạc kịch khi hai tay nhạc công cũng vừa kết thúc tác phẩm “Serenade” của Schubert./.

 

25.9.2010

 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2906
Ngày đăng: 04.10.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đức Ban với đề tài nông thôn thời hậu chiến . - Yến Nhi
Giới Thiệu Một Số Tập Thơ - Hoàng Hưng
Ý Kiến Chưa Phát Biểu Tại Hội Thảo Về Nguyễn Huy Tưởng - Lại Nguyên Ân
Ám Ảnh Người Đàn Bà Trong Trường Ca Chiến Tranh, Chín Khúc Tưởng Niệm Của Nguyễn Thái Sơn - Lê Khánh Mai
Đọc lại một bài thơ của Hàn Mặc Tử : Tình quê - Yến Nhi
Đọc “Văn học nước ngoài trong nhà trường” - Đặng Văn Sinh
Phong Cảnh Ca Dao Trong Lời Ru Con Của Thơ Xuân Quỳnh - Lê Khánh Mai
Người Ruồi Gieo Máu Lửa, Bỡn Cợt Trong Bút Pháp Kiệt Tấn - Huỳnh Nhựt Hải
Hè về đọc thơ Kiệt Tấn - Phan Thị Trọng Tuyến
Nhà Văn Nào Đại Hội Ấy - Phạm Đình Trọng
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)