Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.187
123.211.788
 
Lý Thuyết Freud Đang Trở Thành Thời Thượng Ở Trung Hoa
Hiếu Tân

William Wan- Hiếu tân dịch, Washington Post- Thứ hai, 11 tháng 10, 2010

 

BẮC KINH – Một buổi sáng gần đây, Danille Drake mở máy tính và ngồi xuống đợi trong căn phòng làm việc tại ngôi nhà riêng hai tầng của cô ở Bethesda. Khi màn hình bật sáng, cô giải thích cô đã dùng cả sự nghiệp của mình để học và thực hành lý thuyết của Sigmund Freud như thế nào. Và, qua nhiều thập kỷ, cô đã thấy cái chết chậm chạp của lý thuyết của ông, bị bỏ rơi nhường chỗ cho những loại thuốc chống trầm cảm và các phương pháp điều trị mới hơn.

 

Nhưng gần đây, Drake nói, cô đã phát hiện ra một góc của thế giới ở đó toàn bộ giới sinh viên chưa hề chán Freud. Máy tính phát ra một tiếng bip và một bác sĩ Trung Hoa đeo kính miệng cười toe toét vọt lên màn hình, vẫy tay chào.

 

Drake nói đây là Wan Jingjing, 35 tuổi, một nhà tâm thần học ở Hồ Bắc. Và đây là khóa Tâm thần học 101.

 

Trong hai năm qua, một đội quân nhỏ các nhà trị liệu Hoa Kỳ đã phải thức dậy vào những giờ rất bất tiện và phải thức rất khuya để dậy những lý thuyết cơ bản của Freud cho các đối tác ở bên kia trái đất. Những cố gắng của họ đã nâng thực hành tâm phân học, một loại lý thuyết do Freud sáng tạo ra cách đây một thế kỷ, lên một tầm cao mới ở Trung Hoa, một nước mà sức khỏe tâm thần từ lâu vốn là một nhánh kém phát triển của y khoa.

 

Thành công của chương trình đào tạo chuyên sâu trong hai năm, được gọi là Liên minh Tâm phân học Mỹ-Trung (CAPA), là kết quả của nhiều nhân tố đan xen nhau: các bác sĩ Trung Hoa, mà đào tạo của họ chỉ giới hạn ở việc kê đơn thuốc, đang khao khát những lý thuyết và kỹ thuật mới để điều trị bệnh nhân. Trong khi đó các nhà tâm phân học theo trường phái Freud ở Mỹ – thường bị coi là lỗi thời, thậm chí không thích hợp – cũng không kém khao khát dành được địa bàn mới ở Trung Hoa. Kết nối hai bên lại với nhau là Skype, một công nghệ hội nghị truyền hình qua mạng Internet mới có cách đây bẩy năm.

 

Về nhiều phương diện, lĩnh vực sức khỏe tâm thần ở Trung Hoa đã đặc biệt chín muồi để phát triển. Các quan chức cao cấp của chính phủ và các chuyên gia đã biểu lộ mối lo ngại rằng áp lực xã hội đang tăng lên ở Trung Hoa – sự tranh đua nhiều hơn ở hầu hết các giai đoạn của cuộc đời, khoảng cách giàu nghèo quá xa và sự thay đổi nhanh chóng các giá trị đạo đức – làm cho người ta phải đối phó căng thẳng.

 

Số lượng tai nạn lớn đến mức không thể giải thích nổi trong năm nay – trong đó người ta lao đến các nhà mẫu giáo và trẻ con bị đâm bừa bãi – nhắc nhở những lời hứa của chính phủ về đẩy mạnh dịch vụ sức khỏe tâm thần ở Trung Hoa. Cũng có những  nhánh của nền kinh tế, nổi bật trong mùa hè này bởi những cuộc tự tử dây chuyền ở những nhà máy sản xuất linh kiện điện tử cho các sản phẩm của Apple, khiến các nhà doanh nghiệp phải tìm giải pháp.

 

Trong nhiều thập kỷ, Trung Hoa đã thiếu những cơ sở hạ tầng để giải quyết những vấn đề như thế. So với hầu hết các nước phát triển, kể cả Hoa Kỳ, số người làm công tác sức khỏe tâm thần tính trên đầu người cần thiết để điều trị bệnh nhân ở Trung Hoa chỉ bằng  một phần nhỏ. Những vấn đề phức tạp là mối quan hệ sóng gió giữa những người hành nghề và chính phủ, đã nhiều lần bị tố cáo là sử dụng sức khỏe tâm thần như một cái cớ để tống các đối thủ chính trị vào tù hoặc để đàn áp chống đối. Nhưng với một giai cấp trung lưu phát đạt và đang mở rộng, Trung Hoa đang bắt đầu phát triển một thị trường cho tâm phân học trị liệu lâu dài và thường là đắt giá. 

Tuần sau, Hội Tâm phân học Quốc tế sẽ tổ chức cuộc hội nghị lớn của nó lần đầu tiên ở Bắc Kinh. Và các hội tâm phân học đã bắt đầu hình thành ở các trung tâm đô thị của Trung Hoa.

Tuy nhiên, sự thúc đẩy có tổ chức là từ CAPA.

 

Chương trình hai năm đào tạo chuyên sâu được điều hành từ căn hộ New York ồn ào của Elise Snyder. Nhà tâm phân học 76 tuổi này cách đây chín năm đã gần đến tuổi nghỉ hưu khi bà trình bày một luận văn ở một hội nghị ở Trung Hoa. Trong chuyến đi thăm của bà, bà bị ngập trong không khí háo hức của các bác sĩ Trung Hoa muốn biết nhiều hơn. Nhiều người khẩn khoản yêu cầu được đào tạo chính thức về tâm ly trị liệu theo Freud.

 

Bây giờ, khi hầu hết những nhà trị liệu ở tuổi bà đã hạ cánh, bà vẫn còn bị cuốn vào hoạt động, gọi điện, giảng dạy, trả lời e-mail và ráp nối các sinh viên Trung Hoa với những ông thầy mới ở Hoa Kỳ. Căn phòng làm việc của bà được dùng làm văn phòng tạm của CAPA. Một bác sĩ nội trú làm việc cho tổ chức phi lợi nhuận chiếm bàn ăn của bà.

 

 “Anh không hiểu ngay lúc này nó kích động đến thế nào đâu,” bà nói. “Cái không khí ở Trung Hoa bây giờ giống như không khí ở New York vào những năm 1960 đối với những nhà tâm phân học chúng tôi. Nhiệt tình không thể tưởng được.”

 

Để hiểu được sự khao khát Freud, các sinh viên của Snyder nói, người ta phải hiểu rằng các giáo sư đã đào tạo ra thế hệ hiện nay các bác sĩ và nhà trị liệu hầu hết chín muồi vào thời kỳ Cách mạng Văn hóa cuối những năm 1960 – bị đẩy xuống các công xã để cải tạo, bị đuổi ra khỏi môi trường học thuật, và đơn giản bị cấm nghiên cứu các lý thuyết Phương Tây.

 

Ji Xuesong, một nhà tâm thần học và phó giáo sư ở Viện nghên cứu Sức khỏe Tâm thần thuộc Đại học Bắc Kinh, là một trong những học viên đầu tiên ghi danh theo học CAPA cách đây hai năm.

 

Anh nói lần đầu tiên anh gặp các tác phẩm của Freud là ở tuổi thiếu niên: “Freud nói nhiều về dương vật và âm vật.” Ji, năm nay 37 tuổi, giải thích. “Là một thiếu niên tôi tự nhiên tìm kiếm những sách nói về sex nên nhặt nó lên. Và tôi chẳng hiểu gì cả. Tôi dám chắc rằng, nhìn lại, thì dịch giả của cuốn sách đó bản thân ông ta cũng chẳng hiểu gì.”

 

Bí mật của Freud theo anh qua suốt trường Y, nơi tâm phân học được nhắc đến như trêu ngươi trong các sách giáo khoa. Nhưng Ji chưa bao giờ tìm thấy một giáo trình đầy đủ, thày giáo thực hành có thể dạy anh cách sử dụng các lý thuyết của Freud để giúp đỡ bệnh nhân. Ngược lại, đào tạo về sức khỏe tâm thần hầu hết chỉ tập trung vào học loại thuốc nào được kê đơn cho chẩn đoán nào.

 

Các phương pháp trị liệu ở Trung Hoa là hiếm, Ji và các bác sĩ khác nói, một phần vì dùng thuốc thì tiện khi phải đối mặt với số ca bệnh quá lớn, phần vì thiếu những nhân viên điều trị tâm thần và thiếu chi phí cần thiết cho trị liệu. Nhưng trong thời gian rảnh rỗi của mình, Ji cố gắng tự học tâm phân học, mò mẫm qua các bản dịch và tham dự các bài giảng của các chuyên gia nước ngoài. Trong số bệnh nhân của Ji có những người bị bệnh tâm thần rất nặng, có cả những người trung lưu chuyên nghiệp vật lộn với trầm cảm, Ji thậm chí đã cố gắng thử chút ít hiểu biết của anh trên một số ít khách hàng giàu có yêu cầu điều trị lâu dài.

 

“Thật là tai họa,” anh thở dài thú nhận, “Cứ như thể tôi là một quyển sách ngồi trên chiếc ghế này vậy. Tôi có kiến thức, nhưng không có những đầu mối để biết phải làm như thế nào.”

 

Bởi vậy khi anh và một số bác sĩ Trung Hoa khác nghe nói về CAPA, họ không thể tin được. Một số thậm chí còn thích vì chi phí tuyển vào tối thiểu, (Học phí từ lúc vào đã nâng lên 1.500$ mà sinh viên nói vẫn còn tương đối thấp nếu xét đến mức thù lao theo giờ của hầu hết các nhà trị liệu Hoa Kỳ tình nguyện dậy ở CAPA)

 

Khóa học theo một chương trình hai năm. Có 30 tuần lên lớp, các bài-giảng-bốn-giờ thường được các bác sĩ đang hành nghề dậy qua Skype, với khoảng 10 học viên tụ tập tại văn phòng của một bác sĩ. Mỗi học viên một tuần được một giờ học một-thày-một- trò. Nhiều sinh viên cũng phải trải qua phân tích tâm lý.

 

Trong những khóa học như thế, nhiều học viên thậm chí cố nài xin theo các quy tắc cổ điển của Freud, nằm xuống một chiếc đi văng quay mặt đi khỏi nhà trị liệu của họ (trong trường hợp này là một cái laptop kết nối Skype) rồi thả cho tâm trí trôi qua liên tưởng tự do.

 

Trong quá trình đào tạo có nhiều va chạm. Được nuôi dạy trong một nền văn hóa nhấn mạnh hòa thuận hơn là bất hòa, các học viên Trung Hoa, theo lời một số thày, nhiều khi miễn cưỡng vào cuộc đối đầu cần thiết để đẩy bệnh nhân vào thế tự xét bản thân. Và trong một nền văn hóa mà chữ hiếu có ý nghĩa rất lớn, cần phải có mưu mẹo mới bắt được bệnh nhân phán xét về những sai lầm và vụng về của các bậc cha mẹ họ trong khi nuôi dạy họ khôn lớn.

 

Rào cản ngôn ngữ cũng gây lắm phiền phức. Chẳng hạn, bởi vì trong tiếng Trung có đại từ nhân xưng giống trung, các học viên thường dùng “anh ấy”/ “chị ấy” lẫn lộn, trong khi trong lý thuyết của Freud việc phân biệt này rất quan trọng.

 

Tuy nhiên, một trong những nỗi lo lớn nhất trong các thầy giáo Hoa Kỳ là lo họ sẽ trở thành những gương mặt có thẩm quyền lý tưởng hóa trong đầu óc các học viên của họ.

 

“Cái ý nghĩ cho rằng chúng tôi sẽ áp đặt những quan điểm của chúng tôi lên họ không những không đúng sự thật mà còn sai về mặt đạo đức.” Snyder nói. “Trong số các học viên Trung Hoa có những người mong muốn tìm con đường đi riêng của họ. Với thời gian, họ có thể sáng tạo ra hệ thống hay triết học riêng của họ nữa.”

 

Là một trong những người đầu tiên tốt nghiệp chương trình này, Ji đã bắt đầu truyền lại kiến thức của mình. Hiện nay anh dạy các khóa tâm phân học ở Trường Y trong Đại học Bắc Kinh, à lớp này hầu như lúc nào cũng chật chỗ. Giữa các bài giảng, anh tổ chức các seminar cho các bác sĩ đến dự.

 

Trong một bài giảng gần đây cho các bác sĩ từ Liêu Ninh đến, anh trình bày những kiến thức mới thu lượm được thành các thuật ngữ thú vị cho các học viên Trung Hoa của anh. Anh giải thích rằng ý tưởng của Freud về tiềm thức giống như những con ma trong mê tín dị đoan kiểu Trung Hoa – chúng có thể di chuyển giữa chúng ta mà không ai trông thấy, nhưng chúng lại có những quyền năng mạnh mẽ. Tương tự, phức cảm Ơđip không khác với cái mà nhiều người Trung Hoa gọi là hội chứng “ông vua con” do kết quả của chính sách mỗi gia đình chỉ có một con, như vậy mọi đứa trẻ cảm thấy tình yêu của mẹ nó chỉ hoàn toàn dành cho nó chứ không cho ai khác.

Sau đó, trong văn phòng của mình, Ji nói về hiểu và vận dụng được các lý thuyết của Freud có lợi như thế nào.

 

Nhưng ngay cả lý thyết của Freud cũng đang cất cánh ở Trung Hoa, anh nhận xét, thì các lý thuyết khác cũng bắt đầu nổi lên. Sau này, chỉ  mới cách đây vài năm, anh đã bắt đầu nghiên cứu những nhánh khác của môn tâm lý học, hầu hết cũng chiết trung ở Trung Hoa như Freud.

 

Anh cầm một cây bút lên và yêu cầu các vị khách quan sát nó thật kỹ, và theo dõi khi nó di chuyển xuống thấp dần.

“Tôi đã bắt đầu học thôi miên,” anh nói với một nụ cười toác đến tận mang tai./.

 

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2857
Ngày đăng: 18.10.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nghĩ Về Nhan Đề “Bướm Trắng” Của Nhất Linh - Trần Văn Nam
Người đọc Phương Tây nói gì về các tác phẩm văn học VN đương đại? - Hoàng Hưng
Tây Tiến, Tuyệt Chiêu của Quang Dũng - Nguyễn Khôi
Nguyễn Duy – Hành Trình Từ Truyền Thống Đến Hiện Đại - Đỗ Ngọc Thạch
Áng mây trắng xứ Đoài Quang Dũng - Văn Giá
Chiến-Đấu-Ca Và Bi-Hoài-Ca Song Hành Trong Bài Thơ Tây-Tiến - Trần Văn Nam
Nghĩ Về Ba Giai Đoạn Diễn Ý Của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Trần Văn Nam
Cần Xem Xét Lại Mục Tiêu Dạy Học Tác Phẩm Chí Phèo - Phạm Ngọc Hiền
Nguyễn Khuyến - Mơ Màng Cuộc Thế Cũng Cầm Bằng 1 - Đỗ Ngọc Thạch
Nguyễn Khuyến - Mơ Màng Cuộc Thế Cũng Cầm Bằng 2 - Đỗ Ngọc Thạch
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)