Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.191
123.213.606
 
Nhà bất đồng chính kiến Nga bị cầm tù cần sự giúp đỡ của Obama.
Hiếu Tân

Jackson Diehl- Hiếu Tân dịch. The Washington Post -Thứ hai 8 tháng 11, 2010

 

Truyền thống chuyên quyền Nga luôn luôn song hành với truyền thống các nhà bất đồng chính kiến khổ đau và khổ hạnh, những người nói lên sự thật với chính quyền. Trong thời hiện đại có Solzhenitsyn. Trước đây có Sharansky và Sakharov. Và bây giờ, điều không thể tin được, lại đến Mikhail Khodorkovsky.

 

Không giống những người đi trước trong thời kỳ gần đây, Khodorkovsky không phải là một nhà văn lớn hay nhà hoạt động nhân quyền. Ông là một doanh nhân đã bị chơi bởi nền cai trị thô bạo của nước Nga thời kỳ hậu sô viết. Ông nói “Tôi không phải là một người lý tưởng”. Thế nhưng, nhờ Vladimir Putin và Dmitry Medvedev, ông đã trở thành kiện tướng tinh thần mới nhất của đất nước này.

 

Ông thực hiện điều đó hôm thứ Ba vừa qua trong hộp kính bên trong một phòng xử án ở Moscow, nơi ông cùng với một bị cáo liên đới, Platon Lebedev, ra tòa từ tháng Tư. Việc truy tố họ rõ ràng là một vụ sắp đặt, và một vở tuồng chính trị lớn, được bày ra để phô diễn sức mạnh của chế độ chà đạp các đối thủ của nó. Các kết cục của nó đã được định đoạt trước. Khoảng 15 tháng 12 này, quan tòa sẽ khép án Khodorkovsky và Platon Lebedev đến 14 năm tù, mức án cao nhất trong khung mà họ đang thụ án.

 

Nhưng trước hết, Khodorkovsky đã bày tỏ ý kiến của mình về việc một bản cáo trạng lịch sử của chế độ Putin-Medvedev như thế có thể có ý nghĩa như thế nào. Ông nói: Nước Nga đã trở thành một nơi mà những kết luận rõ ràng của con người có suy nghĩ đáng sợ vì tính đơn giản của nó: bộ máy quan liêu có thể làm bất cứ cái gì mà nó muốn làm. Không có quyền sở hữu tài sản cá nhân. Một người có va chạm với chế độ không có một quyền nào hết. “Không có các quyền sở hữu tư nhân. Không có bất cứ quyền gì cho một con người đối đầu với chế độ này”.

 

Vụ kiện chống lại ông đưa ra một bằng chứng sáng rõ về lý lẽ trên. Khodorkovsky đứng đầu Yukos, một công ty dầu đã trở thành công ty tư nhân lớn nhất và năng động nhất nước Nga thậm chí người sáng lập ra nó đi tìm đầu tư của Phương Tây và tay mơ nhảy vào nền chính trị nước Nga. Vì sự thách thức “đỉnh cao quyền lực” ấy của Putin, ông bị bắt năm 2003 và bị xử một tội mù mờ là Yukos đã “trốn thuế”. Công ty bị tịch thu và giao cho một công ty dầu quốc doanh đứng đầu là một ông bạn hẩu của Putin.

 

Bản án của Khodorkovsky sẽ hết hạn trong vòng một năm nữa, đúng ngay trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Nga 2012. Bởi vậy lại có những cáo buộc mới chống lại ông, mâu thuẫn với cáo buộc lần trước. Bây giờ người ta nói rằng ông đã ăn cắp từ chính công ty của ông đúng cái số dầu mà trước đây ông bị kết tội là không đóng thuế. Cựu Thủ tướng của chính Putin bày tỏ rằng một sự viện lẽ như vậy là rất trái lẽ. Không sao. Những người khởi tố đã hăm dọa công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers, bắt phải rút lại một bản kiểm toán có tính chất bào chữa. Họ tra tấn và đe dọa những người có thể ra làm nhân chứng, họ ra giá sẽ điều trị bệnh AIDS cho một ủy viên hội đồng quản trị của Yukos đang ngồi tù để đổi lấy những lời chứng dối trá.

 

“Đó là bởi vì họ muốn chứng tỏ rằng họ đứng trên pháp luật, rằng họ luôn luôn đạt được điều mà họ định làm” Khodorkovsky nói. “Bây giờ họ đang đạt được điều ngược lại: Họ đã biến chúng tôi, những con người bình thường, thành biểu tượng của cuộc đấu tranh chống lại nền cai trị độc đoán.”

 

Nhiều người Nga nghĩ rằng Khodorkovsky sẽ làm một thỏa thuận để tự cứu mình. Nhưng ông đã không làm. Ông nói “Những người khởi xướng ra vụ án nhục nhã này gọi chúng tôi một cách khinh bỉ là ‘bọn con buôn’, coi chúng tôi là đồ cặn bã có thể làm bất cứ điều gì để cứu lấy tài sản của mình và tránh phải ngồi tù.”

 

 

“Nhiều năm đã trôi qua. Ai là đồ cặn bã? Ai đã dối trá, tra tấn, bắt cóc con tin vì tiền và hèn nhát trước những ông chủ của mình?”

 

Lý lẽ lớn hơn của nhà bất đồng chính kiến này là một chế độ như thế có thể dẫn nước Nga đến một bước suy tàn khác. “Ai sẽ hiện đại hóa nền kinh tế?” ông hỏi. Những vị công tố ư? Cảnh sát ư? Chekist (công an mật) ư? Mô hình hiện đại hóa ấy đã được thử, nhưng vô dụng.”

 

Vì ông là một nhà doanh nghiệp chứ không phải một nhà thơ, nên Khodorkovsky bị những người thường bênh vực các nhà bất đồng chính kiến Nga nhìn bằng con mắt nghi ngờ. Điều đó không còn đúng nữa: Elie Wiesel đang vận động cho ông; nhà tiểu thuyết vừa nhận giải Nobel Mario Vargas Llosa và nhà triết học Pháp Andre Glucksmann đã lên tiếng về vụ này. Thượng nghị sĩ Dân chủ bang Maryland Ben Cardin và Cộng hòa bang Mississippi Roger Wicker, đã thông qua một nghị quyết nêu rõ Khodorkovsky và Lebedev “là những người tù đã bị từ chối những quyền con người cơ bản và chính đáng theo luật pháp quốc tế vì những lý do chính trị”.

 

Còn về Barack Obama thì sao? Các tổng thống Hoa Kỳ trước đây, dù sao, đã biến các nhà bất đồng chính kiến Nga thành các sự nghiệp cá nhân. Jimmy Carter và Ronald Reagan đã bênh vực Sakharov; Reagan thậm chí còn đề xướng một ngày Sakharov.

 

Obama, người đã dùng hai năm qua để tích cực ve vãn Putin và Medvedev, chỉ có một lần phát biểu công khai về Khodorkovsky, để trả lời một câu hỏi phỏng vấn vào năm ngoái. Ông nói rằng ông thấy các cáo buộc mới là “kỳ quặc” nhưng “Tôi không biết những chi tiết ẩn khuất đằng sau” và “Tôi nghĩ người ngoài can thiệp vào các quá trình pháp lý của nước Nga là không đúng.”

Trong tủ kính, Khodorkovsky kết luận bằng cách nói rằng “mọi người đều hiểu” rằng vụ của ông “sẽ trở thành một phần của lịch sử nước Nga. Tất cả các tên tuổi sẽ còn lại trong lịch sử - tên tuổi của những người truy tố và các quan tòa - như chúng còn lại trong lịch sử sau những vụ án Sô viết đầy tai tiếng”

 

Điều đó cũng đúng với Obama: hồ sơ của ông về Khodorkovsky sẽ trở thành một phần của lịch sử của ông. Cho đến thời điểm này, nó là một chương kém cỏi./.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2471
Ngày đăng: 14.11.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Singapore-Sài Gòn-Hong Kong: Quan hệ thương mại người Hoa từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 - Nguyễn Đức Hiệp
Tranh biện về Biển Đông với “học giả” Vương Hàn Lĩnh - Đinh Kim Phúc
Talawas Và Tôi: “Duyên” Và “Nghiệp” - Hoàng Hưng
Sài Gòn-Chợ Lớn: thế kỷ 17 đến thế kỷ 19- 3 - Nguyễn Đức Hiệp
Sài Gòn-Chợ Lớn: thế kỷ 17 đến thế kỷ 19- 2 - Nguyễn Đức Hiệp
Sài gòn-Chợ Lớn: thế kỷ 17 đến thế kỷ 19- 1 - Nguyễn Đức Hiệp
Chương Trình Giáo Dục Ở Nước Ta Những Thập Niên Đầu Thế Kỷ XX - Phùng Thành Chủng
Vụ án “Về kinh bắc”, một sự kiện “hậu nhân văn” - Hoàng Hưng
Cước chú cho Vụ án ‘’ Về Kinh Bắc’’, một sự kiện ‘’ hậu Nhân Văn’’ - Nam Dao
Một Ký Sự Của Vũ Bằng Tháng 7/1945 - Lại Nguyên Ân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)