Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.180
123.220.728
 
Myanmar sẽ ra sao sau khi Aung San Suu Kyi được trả tự do-phần 3
Hiếu Tân

HANNAH BEECH, TIME, Mon 29 Nov 2010,Hiếu Tân dịch

 

3

Còn có một lựa chọn khác cho Bà, vì bà được yêu mến ở Burma, nên bà có thể tập trung nghị lực của mình vào các vấn đề an sinh xã hội thay vì các vấn đề chính trị sắt máu. Điều đó có thể làm cho những người đi theo bà thất vọng; đảng NLD, bị cấm hay không, hình như đã quyết định duy trì một lực lượng chính trị. “Chúng tôi tự coi mình là một đảng chính trị hợp pháp, cho dù chính phủ coi chúng tôi là con số không vô dụng,” Win Tin nói. Suu kyi đã bắt đầu vận động để khôi phục lại thế hợp pháp của NLD.

 

Rắc rối là, chính trị có một cách để làm thất vọng Burma. Trong mùa bầu cử vừa rồi, cả những ứng cử viên chính trị lẫn những người NLD tẩy chay [tuyển cử] đều cùng nói đi nói lại mãi, nhưng hiếm khi họ chạm đến những chính sách thực tế để sửa chữa những tai ương chướng họa của Burma. Ngược lại, một số tinh hoa trí thức của Burma chĩa mũi nhọn vào các kẻ thù chính trị của cá nhân, thậm chí vào cả những người từ vài thế hệ trước. Trong khi ở Burma ngày nay, 10% trẻ em không sống nổi đến tuổi lên 5, một nửa số trẻ em học hành dở dang. Chi tiêu cho y tế và giáo dục nằm trong số thấp nhất thế giới. “Từ đầu thế kỷ 20, ở Burma người ta có thể tranh biện rằng vấn đề không phải là có quá ít chính trị, mà quá nhiều,” Thant Myint-U, nhà sử học Burma nói. “Người ta tập trung quá nhiều vào khoa chính trị học cao cấp và quá ít vào các chính sách cụ thể của chính phủ, như y tế và giáo dục hay ngay cả kinh tế.”

 

Một Dân tộc chia rẽ

Không dễ gì cải thiện được những điều kiện sống của nhân dân Burma khi mà các lãnh đạo của họ toàn là những ông thánh. Nhưng Burma còn phải đối mặt với một tình hình phức tạp khác khi nó muốn vươn lên: sự thật là nó không phải là một dân tộc thống nhất. Các dân tộc thiểu số: người Shan, người Karen, người Kachin, người Mon, người Rakhine người Chin, và nhiều sắc tộc khác, chiếm đến 40% dân số. Từ khi người Anh từ bỏ thuộc địa của họ năm 1948, đất nước này đã bị xâu xé bởi những cuộc xung đột sắc tộc trong những vùng biên giới rộng lớn của nó. Các tướng lĩnh hiện đang cai trị Burma đã áp đặt một kiểu thống nhất lên đất nước, nhưng bằng một cái giá khủng khiếp đối với các dân tộc thiểu số. Binh lính Burma thường xuyên dùng cưỡng hiếp như một vũ khí chống lại các phụ nữ thiểu số, và lao động cưỡng bức là chuyện thường tình. Ước tính có đến 2 triệu người phải chuyển chỗ ở trong nước, phần lớn vì xung đột sắc tộc và cưỡng bức di dời. Mặc dầu hầu hết các nguồn tài nguyên sinh lợi đều nằm ở các vùng dân tộc thiểu số, nhân dân sống ở đó được hưởng rất ít từ những nguồn lợi này. Về mặt dân tộc, giới quân phiệt đều là người Bamar (còn gọi là Burman), và những người thiểu số bị ngăn chặn không được làm những công việc hành chính và không được lên đến những cấp bậc cao trong quân đội.

 

Năm 1947, trong một hiệp định lịch sử được ký ở thành phố Panglong, cha của Suu Kyi là Aung San đã hứa với các dân tộc thiểu số về quyền tự trị trong Liên Hiệp Burma tương lai. Nhưng sau đó mấy tháng ông bị kẻ thù chính trị ám sát, và các chính phủ sau đó không thực hiện lời hứa của Aung San. Từ khi được thả lần cuối, Suu Kyi đã lên tiếng kêu gọi một “Panglong thứ hai”, một yêu cầu có tiếng vang đặc biệt khi mà cuộc giao tranh giữa những người nổi dậy thuộc dân tộc thiểu số Karren và binh lính Burma nổ ra trên vùng biên giới Burma-Thái lan trong tháng này. Nhưng một lần nữa những giới hạn của sức mạnh Suu Kyi lại hiện ra: bà có chiếc đòn bẩy nào để buộc nhóm tướng lĩnh cầm quyền đáp ứng những yêu cầu của một lực lượng quân đội bất mãn nổi dậy? Cho dù Suu Kyi có thể là một trong số ít người Bamar mà các dân tộc thiểu số tin tưởng, thì họ vẫn không có ảo tưởng gì về vị trí của họ trong một nước Burma thống nhất. “Cứ giả sử Bà thành lập một chính phủ, thì bà có yêu chúng tôi như bà yêu những người khác [Bamar] không? Chúng tôi sẽ luôn luôn là những công dân hạng hai,” một lãnh đạo cao cấp của dân tộc thiểu số Kachin nói.

 

Bây giờ, sau khi đã theo kịp tình hình ở Rangoon, Suu Kyi nói bà muốn đi lãng du trên khắp đất nước để nghe những tiếng nói của tất cả mọi người sống trên đó, dù họ thuộc dân tộc nào. Những cuộc du hành như thế sẽ cho bà thời gian để làm quen với một đất nước đang thay đổi (Suu Kyi vẫn còn đang học cách sử dụng những điện thoại tối tân, mà bà đã dùng một chiếc lần đầu tiên vào cái ngày được trả tự do.) Một chuyến đi để nghe cũng sẽ là một phép thử sức mạnh, cả của bà và của các tướng lĩnh. Những đám đông quần chúng chắc chắn sẽ vây bọc bà để tỏ lòng tôn kính đối với bà, và cho thấy bà vẫn còn có ảnh hưởng như thế nào. Mỗi bước đi của bà sẽ bị chế độ theo dõi gắt gao, chế độ này có lẽ đã đánh giá thấp tầm ảnh hưởng dài lâu của bà đối với dân chúng, nhưng nó sẽ không ngần ngại tống giam bà ngay khi nó cảm thấy bà thách thức uy quyền của nó. Năm 1989, Mikhail Gorbachev đã cương quyết phản đối dùng vũ lực để bảo vệ chính quyền Xô viết ở Đông Âu. Ngày nay không có dấu hiệu gì có một Gorbachev ở Burma.

 

Điều đó có nghĩa là đang tiềm tàng một mối nguy hiểm thật sự. Ngoài cuộc tấn công ở Depayin, Suu Kyi và những người ủng hộ bà trước đây đã hai lần trở thành mục tiêu của bọn côn đồ liên kết với quân đội. Cha bà đã bị ám sát, cái bóng ma ám sát cũng ám ảnh cả bà nữa. Hai thập kỷ trước đây, trong bài diễn văn nổi tiếng của bà “Thoát khỏi nỗi sợ hãi” Suu Kyi nói, “Không phải bạo quyền làm cho đồi bại, mà chính là nỗi sợ hãi..Can đảm không biết sợ có thể là một thiên bẩm, nhưng có lẽ đáng quý hơn là lòng can đảm có được qua cố gắng, lòng can đảm đến từ việc vun trồng cái thói quen từ chối không cho phép nỗi sợ hãi ra lệnh cho những hành động của mình.” Trong hai mươi năm, Suu Kyi là hiện thân thuần khiết nhất của lòng can đảm này. Bây giờ thách thức sẽ biến nó thành một sức mạnh cho đổi thay thật sự./.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2611
Ngày đăng: 26.11.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Myanmar sẽ ra sao sau khi Aung San Suu Kyi được trả tự do.phần 1-2 - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)