Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.194
123.204.960
 
Tạp Bút Cuối Năm .
Nguyễn Hồng Nhung

Đi Đường

 

Xuất phát từ sân bay Chopin( Vasava).

Em ơi Balan mùa tuyết tan…”hehehehe…

Đùa! Tuyết bắt đầu rơi chứ!

Hành khách khốn khổ khốn nạn vì tuyết. Máy bay từ các nước châu Âu khác đến quanh quẩn trên bầu trời vì không hạ cánh nổi. Rốt cuộc, lúc máy bay sà xuống đường băng, Tây vỗ tay rào rào( như ta) chỉ không hò hét:”cố nên! cố nên!”  thôi.

 

 

Lần đầu tiên đến Balan. Đi máy bay Balan. Lần đầu tiên đi tuyến máy bay này về VN, thấy: Đúng là một trong những nước XHCN cũ: Balan. Vẫn có gì đấy giống nhau: Nga-Hung-Tiệp giờ đây là Balan. Một cái gì đó đã mòn, đã rỉ, cũ rích, vứt xó, vô dụng.

 

Vì hệ thống chủ nghĩa này ở đông Âu đã tan rã hai chục năm hay vì sự nghèo nàn đơn điệu rập khuôn nội dung giống hệt nhau, nên bộ mặt phơi ra bên ngoài các sân bay của các nước XHCN cũ  cùng chung sự đơn điệu, buồn tẻ, thể hiện một nội dung từng rỗng tuếch, hoặc què quặt, thiếu hụt?

 

Nhân viên sân bay rệu rã, nhếch nhác, có một cái gì đấy theo hướng cắm xuống đất: mặt mũi, tư thế, hành vi, văn hóa ứng xử,  quanh quẩn, vụn vặt…Một nội dung lao tù trong cái vẻ hình thức bên ngoài bị cắt trụi cánh. Ôi hậu thế của 50 năm ước vọng xây dựng một thiên đường tưởng tượng: CNXH Đông Âu

 

Cái nội dung 50 năm sống trong một khuôn khổ giáo dục cầm tù này mang lại một dáng vẻ con người hết sức giống nhau: nô lệ cho hoàn cảnh.

 

Bọn Đông Âu nào „đua đòi” ( như Hungary) ngày càng thay đổi theo kiểu” con nhà giàu” ăn chơi,  ít nhất để thoát khỏi cái vẻ  „chân quê” kênh kiệu hoặc thờ ơ lạnh nhạt này.

 

Những con người từng là „con người mới XHCN” Đông Âu thuở nào giờ đây tên gọi có thể khác, nhưng hành vi vẫn hệt thế: cửa quyền, phô trương thứ quyền lực nô lệ nắm trong tay khi các nhân viên sân bay đối xử lạnh lùng, vênh váo với khách đi, khi bắt xếp theo hàng, cho phép bước mới được bước, để hành khách bỗng nhiên phải”xin” quyền được lên máy bay khi chính họ bỏ tiền ra, và chen lấn, xô đẩy nhau như những con vịt bị nhốt trong chuồng chật.

 

Thật rùng rợn cái cảm giác quen thuộc - muốn con người quay trở lại thành con vật theo bầy-trước kia không nhận thật rõ điều này, người ta hay buồn nẫu lòng, nhưng nhận thức được bản chất của hiện tượng, người ta đột nhiên trở nên dửng dưng và lạnh lùng.

 

Một thứ hiện thức chủ nghĩa bắt con người ta phải biến thành nô lệ cho một thứ quyền lực hão ngớ ngẩn nào đấy? Phải chăng vì chính trong cái chủ nghĩa đấy, con người không có tý quyền hạn nào hết, nên người ta”khát” quyền lực, dù chỉ là một sự dọa dẫm quanh quẩn lẫn nhau?

 

Còn dân ta gặp ở đâu trên quả đất này cũng biết ngay: dân vừa thoát chiến tranh. Lúc nào cũng lôi thôi lếch thếch và rất quê nhà, đàn đúm túm năm tụm ba, khi kẻ”cầm đầu”  địa phương vừa cho phép, mạng ai người nấy chen lấn để thoát, thoát cho bản thân và cùng lắm, cho những người thân đi kèm. Tây với nền văn minh ngờ nghệch chậm hiểu thường dạt sang một bên vì sự chen lấn „dũng mãnh”này của „phía” ta

 

Về đến Nội Bài chậm 3h đồng hồ. Không một lời giải thích. Các loại hỏng: hệ thống thông báo tín hiệu sân bay hỏng, trí nhớ người đi đón hỏng vì đợi quá lâu nên không biết đường nào mà hỏi. Xe đưa kẻ hành hương vào một thành phố đầy xe, đầy người, trong một không gian  mờ mờ, tỏ tỏ không hiểu bụi hay sương đây?  Lòng người cũng vất vưởng váng vất y như thế!

Vó câu khấp khểnh bánh xe gập gềnh…”hehehehe…

 

NGÀY THỨ NHẤT.

Ngủ một đêm không ngon lành, dậy nhiều lần.

Hôm qua về muộn ba tiếng từ sân bay, gặp một bà mẹ gắt nhặng, mặt mũi cau có không cần nghe lời giải thích. Văn hóa quê nhà đây. Trước kia kẻ tha hương không hiểu tại sao người ta rất dễ cáu và va chạm nhau trong cái thành phố bụi này. Bây giờ hình như nó  tìm ra một lời giải thích: toàn bộ cái nền văn hóa „mỳ ăn liền” ngày nay cắt đứt những nền tảng giáo dục cơ bản nhất từ gia đình, dạy con người biết kiên nhẫn với nhau, một cách tối thiểu nhất.

 

Ngay từ trong gia đình con người đã trở nên trần trụi, lúc nào cũng sẵn sàng để đối phó với tất cả mọi điều ( không hiểu từ đâu) bổ xuống đầu, quyết định hành vi ứng xử của mình. Đây chỉ có thể  là nội dung của một xã hội bấp bênh và hốt hoảng.

 

Anh chị em trong nhà lần lượt kéo đến thăm hỏi càng chúng minh giả thiết”chập chờn” này của kẻ tha hương. Văn hóa DỌA được lôi ra khi bắt đầu có bất kỳ vấn đề gì cần bàn bạc. Dọa cái gì cơ chứ? sự khó khăn của chính quyền này, những cửa ải đừng có tưởng vượt được này, đừng mơ ước cái việc của mày dễ dàng giải quyết xong….

 

Cái mặt (không thể chơi được- như Nam Cao viết) cân bằng và hớn hở của mày là sự khó chịu đầu tiên gây ra cho hết thảy nhân loại.  Tại sao mày không LO ÂU? ở cái đất nước này, xã hội này phải lo âu mới đúng, mới bình thường, mày đúng lại là đồ ảo tưởng rồi.

 

Kẻ tha hương ngơ ngẩn:  tại sao tự nó phải đầu độc những ngày sống vốn ít ỏi của nó bằng phải vác cái mặt rầu rĩ nhỉ? tại sao nó lại phải SỢ cả cái guồng máy vô hình được người thân phác họa ra như những tên đao phủ biết ăn thịt người và thích ăn giấy in thành tiền nhỉ?  Toàn những điều BÊN NGOÀI quan trọng hơn bản thân nó. Hớn hở hay không hớn hở? Tồn tại hay không tồn tại (như Hăm Let)  đây? Hehehehehe….

 

Câu chuyện của sáng tụ tập mấy người thân trong gia đình sao nguyên bản chính những khía cạnh” tiêu cực” của phim truyền hình ( Hàn quốc, Trung quốc, hoặc X quốc nào đó) nhiều tập: nguyền rủa osin, ca thán cuộc đời, kinh ngạc, mơ màng vì sức mạnh đồng tiền và kẻ có tiền.

 

Kẻ tha hương lại như từ trên trời rơi xuống, chưa bao giờ giống ai trong cái nhà này,  lại gây cho mọi người cảm giác nó quá xa lạ, thằng em đang”dạy đời” lập tức hạ giọng thì thầm, vì sợ cái tai  „gà cùng một mẹ” nghe thấy sẽ mang sự riễu cợt các loại ný nuận cùn đặt lên giấy, bảo rồi” chớ hoài đá nhau” mà cứ thích viết! thật là một sự bổ báng từ tổ tiên trở đi, ai nấy bất bình, nhưng „không thèm” nói vào mặt kẻ mới ở xa về, chỉ phẫn nộ phê phán sau lưng…cho biết !

Hehehehehehe…

 

Nó đã mất liên minh ngay từ trong gia đình! Muộn rồi, mày chỉ còn Chữ là liên minh duy nhất! Biết không em?

 

Thêm một ưu việt của tình máu mủ, một chấm phá văn hóa quê nhà: chỉ chấp nhận kẻ nào giống tao!

Năm giờ chiều:  đây là đài truyền thanh phường!

-nhạc cất lên rè rè và tốp ca nữ hồ hởi:”Em đi lên rừng cây xanh mở lối!”

Bỏ mẹ rồi, trước kia nó  luôn nhớ ra để tẩu thoát khỏi phút hành hình từ cái vật có hình chiếc bánh chưng treo trên cột điện chĩa thẳng vào ngõ, nhưng hôm nay mới về quên mất.

Thêm một chân lý- cái loa có tên đài truyền thanh phường bảo: Chừng nào mày còn thích về quê nhà ăn phở, chừng ấy mày còn phải nghe chúng tao hát và phát.

 

Để làm gì? không biết! thói quen? thì đã sao? ai nghĩ ra thói quen nào mới đâu mà hỏi?

Tuyệt! kẻ tha hương nhớ đến một phút „ngộ” khi đang chán đời sâu sắc: 36 chước, chước chuồn là hơn cả! Nó luôn luôn tìm cách chuồn, kể cả chỉ trong suy nghĩ, để khỏi bị cái môi trường  xung quanh”dính” vào người.

 

Giời ơi, Chữ quả là thứ vũ khí khốn nạn nhất, vì nó lè nhè nhất.

Hehehehehe …

 

NGÀY THỨ HAI

VN là một thế giới quái gở,ở lâu sẽ quên hết, vì sẽ bị lẫn vào tất cả những sự quái gở của nó.

 Bởi vậy khi vẫn còn nhận xét được, một cách rất trực giác đi chăng nữa, cũng nên nhận xét. Rồi sau có bị hòa tan thì cũng „chót” định hình rồi, tuy  mong manh như hơi thở!

Hihihihihi…

Điều giải thích đầu tiên: mọi thứ ở đây bất bình thường vì quá đông người. Mật độ dân số đặc sệt đến mức không còn TỶ LỆ nữa. Nghĩa là không có những khoảng cách, khoảng trống nhất định cho sự vật trình bày nó như là nó.

 

Nếu hỏi kẻ tha hương mày thích làm gì với Hà nội bây giờ?  nó sẽ bảo: cần giảm bớt ít nhất một nửa dân số Hà Nội. Tống lên núi một nửa, đơn giản, tiện.  Một nửa số dân còn lại sẽ trở lại bình thường với không gian tương xứng. Đấy là điều đầu tiên.

 

Cần làm gì tiếp nữa? câu trả lời thứ hai của nó: giải tán toàn bộ các thể loại cơ quan đoàn thể, nơi đông đặc một đám người không làm gì hết, không tạo ra cái gì hết và cũng không được hưởng cái gì hết. Phí mất quá nhiều đời người.

 

Câu hỏi thứ ba: làm gì nữa? Câu trả lời thứ ba: cấm toàn bộ xe máy. Mang lên núi hết, đứa nào thích đi xe máy lên núi mà đi. Thế dân Hà Nội đi bằng gì? Bằng chân.

 

Câu hỏi thứ tư: làm gì nữa? Câu trả lời thứ tư: cấm toàn bộ những gì phát ra âm thanh nhân tạo( ngoài âm thanh mồm ). Đủ ồn.

 

Người ta sẽ bảo: đồ điên này, mày hình dung ra một kiểu thủ đô „Hà lội” quái gì vậy?

  trả lời: ai thích cái mô hình Hà Nội hiện tại, lên núi mà hưởng. Hãy tha toàn bộ cái Hà Nội đang có này lên núi mà trình bày. Hãy để lại đất thủ đô này một mô hình xã hội KHÔNG CÓ GÌ HẾT.

tất nhiên-toàn những điều tưởng tượng- nhưng dường như có lý hơn hết thảy.

Cũng như một ngày sống ở Hà Nội của nó chỉ có lý khi ngồi viết những dòng này: là lúc nó chính là nó, lúc khác, chỉ là một trong những mẩu quái gở vô lý nhất của  xứ bụi đông hơn kiến này.

 

NGÀY THỨ BA

Cho đến hôm nay đồng hồ sinh học của nó bắt đầu chịu trận-nghĩa là nó thừa nhận đêm ở VN là lúc 6h chiều châu Âu- mắt ơi, óc ơi, chân ơi ngủ đi!

 

Nhưng :( đã bảo quái gở mà!) đêm tao đố mày ngủ được đấy vì chúng tao chỉ xây nhà( như xây dựng đất nước và CNXH ấy), bắt đầu từ 9h tối đến…5h sáng thôi. Lúc khác là không được!

 

Ngõ bên cạnh nhà nó (nghe nói- ở xứ này truyền thuyết là hiện thực- tất cả đều „nghe nói” và „hình như”) một gia đình làm gì đấy giàu lắm đã mua đứt mấy căn nhà xập xệ giữa ngõ và phá tuốt để xây hẳn một chung cư cho thuê.

 Nhưng ban ngày xe chở vật liệu xây dựng không được phép vào phố ( vì  phố bé quá hay vì phố cổ? không biết! ai bảo mày ở đấy?) nên công cuộc xây dựng ( (đất nước và XHCN) chỉ bắt đầu vào đêm.

Ngày xưa kẻ tha hương chỉ biết công trường xây dựng qua phim ảnh, văn chương, giờ đây nằm trong chăn, tha hồ tưởng tượng qua âm thanh máy khoan máy cắt, máy đổ beton nhé!

 

Các loại âm thanh đặc thù quyện vào nhau, một lúc sau cơ thể hết vật vã lật ngang lật dọc, quay trái quay phải, tai hết nhét giấy đến nhét bông, chồm lên vật xuống vì…cáu, từ từ ta sẽ biến luôn thành âm thanh quê nhà vào hồi nửa đêm cho yên chuyện,  trong tiếng rùng rùng liên hồi của máy khoan máy cắt, máy đổ bê tôn và những ánh lửa hàn chập chờn, tiếng người quát tháo, tiếng rầm rập chân xuống lên thang…

 

Tội lớn nhất của mày là dám lên giường đi ngủ khi chúng ông xây nhà vào hồi 9 giờ tối đến 5 giờ sáng!

Hôm sau vừa mở mồm than phiền(  kinh ngạc vì mọi người bảo vẫn ngủ được -quen rồi!)  ăn mắng ngay: úi giời, thế mà đã kêu, hôm nay khá lắm rồi, hôm nay đến đoạn đổ beton, hôm nọ người ta phá nhà cũ đi mới kinh!

 

Ơn thượng đế,  hôm”kinh” đấy con không ở đây!

Thân phận con sâu cái kiến, cho gì được nấy-  muốn lắm thế?

 

Cả ngày vật vờ như con nghiện vì chứng kiến vài đêm xây dựng(XHCN), đêm hôm sau chuẩn bị tư thế thức luôn đọc sách đây làm chủ tập thể làm chủ thiên nhiên làm chủ bản thân  thì:

không gian im lặng như tờ!!!!!!!!!!

 

Có thể nghe thấy cả tiếng muỗi vo ve bên tai( ai bảo mày không dùng vợt khua muỗi trước khi tắt đèn?).

Mơ hay tỉnh đây: công trường xây dựng đâu rồi?

Quái? sao thế nhỉ? Mọi người thương hại nhìn một đồ ngu (cực)từ châu Âu mò về: đổ beton xong phải đợi cho nó khô chứ?

Từ mai, hoặc từ lúc nào không biết, mày sẽ hội ngộ công trường đêm, chớ lo!

Đồng hồ sinh học dỗi!

 

Thế là: đêm lại tiếp tục tỉnh như sáo, ngày vật vờ như con nghiện thiếu thuốc.

Quê nhà muôn năm! ta sẽ không phải là ta nữa! hãy đợi đấy!./.

                                                                                              

( 2010.12.03)

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2873
Ngày đăng: 04.12.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thư Gửi Chị - Trần Dzạ Lữ
Giấc mơ và thơ ca - Nguyễn Bình Phương
Phố Biển - Hồ Ngạc Ngữ
Hai Câu Thơ Chế Lan Viên Và Chút Trải Nghiệm Riêng Của Tôi - Bùi Minh Quốc
Về Thăm Quê - Lê Lộc
Tạp bút của tro tàn - Ban Mai
Cấm Sách, Sách Cấm - Phan Khôi
Ít Nhất Cần Ôm Em Một Lần Trong Đời - Nguyễn Hồng Nhung
Những Chiếc Lá - Nguyễn Đông Nhật
Hai Bài Viết Cuối Thu - Nguyễn Hồng Nhung
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)