Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.179
123.221.741
 
Trung Hoa đánh bật Phần Lan ra khỏi các vị trí hàng đầu trong Giáo dục
Hiếu Tân

PETER GUMBEL / Paris. TIME, Thứ Ba, 07 Tháng Mười Hai, 2010, Hiếu Tân dịch

Sự lớn mạnh của Trung Hoa như một lực lượng khủng khiếp về kinh tế và chính trị đã trở nên một điệp khúc quen thuộc, nhưng giờ đây có một lĩnh vực khác người Trung Hoa bỗng đột ngột nổi lên như một siêu cường thế giới: giáo dục.

Trong Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) gần đây nhất nghiên cứu so sánh thành tích về học vấn của học sinh 15 tuổi trên khắp thế giới - một nghiên cứu có uy tín, tổ chức ba năm một lần - học sinh Trung Hoa ở Thượng Hải đã vượt xa bạn đồng lứa quốc tế trong cả ba môn thi trắc nghiệm năm ngoái: đọc, toán và khoa học tự nhiên.

Trong môn đọc, là môn trọng tâm của PISA, hơn 19% học sinh Thượng Hải đạt hạng nhất nhì, gần gấp đôi tỉ lệ ở Mỹ và gần gấp ba trung bình các nước phát triển chủ yếu. Ở hạng dưới, chỉ có hơn 4% học sinh Thượng Hải coi như không đạt điểm sàn trong môn đọc. Hơn nữa, tính trung bình toàn bộ, số học sinh vật vã ở dưới mức điểm này cao hơn gấp bốn lần.

Đây là lần đầu tiên Trung Hoa tham gia vào cuộc trắc nghiệm PISA, và kết quả là vô cùng choáng váng bởi vì nó bất ngờ ngoài mong đợi: mới chỉ cách đây một thế hệ, hệ thống trường học Trung Hoa còn tan hoang vì Cách mạng Văn hóa. Nhưng như các cuộc trắc nghiệm cho thấy, nền giáo dục của Trung Hoa đã được xây dựng lại một cách ngoạn mục thành một hệ thống hiện đại, có thành tích cao và đồng đều, ít nhất ở một số thành phố.

Ngay cả Phần Lan và Hàn Quốc, hai nước trong những năm gần đây đã lên đến đỉnh cao nhất trong giáo dục quốc tế, đã tụt lại đằng sau với thành tích trung bình thua khá xa học sinh Thượng Hải. Và thành tích rực rỡ này lại được khẳng định một lần nữa bởi những kết quả của học sinh Hồng Kông, đứng thứ hai về môn toán và khoa học, và thứ tư trong môn đọc.

Trong thập kỷ qua có nhiều nước tiến hành cải cách giáo dục, trong đó có Đức và Ba Lan, đã thể hiện có cải thiện trong cuộc nghiên cứu này. Nhưng Mỹ và Pháp, trong số nhiều nước khác, kết quả may lắm là tầm thường, còn thấp hơn cả kết quả của chính họ năm 2000, là năm đầu tiên mở cuộc nghiên cứu PISA. Được thực hiện bởi Tổ chức Vì Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có cơ sở ở Paris, nghiên cứu PISA trắc nghiệm học sinh trong 34 nước OECD cà 31 nước khác vào năm 2009.

Cho dù không có những kết quả đáng ngạc nhiên của Trung Hoa thì những phát hiện mới nhất này cũng lật lại các quan niệm truyền thống về giáo dục và khiến các nhà hoạch định chính sách ở khắp nơi phải suy nghĩ. Một ngạc nhiên là điều gợi ý rằng có  ít sự khác nhau giữa thành tích của các học sinh trường tư và trường công một khi các chênh lệch về kinh tế xã hội được giải quyết. Một điều gợi ý khác là trả lương cao cho giáo viên là một biện pháp có hiệu quả đối với việc nâng cáo thành tích của trường hơn là các quy mô lớp nhỏ. Cuộc nghiên cứu cũng làm nổi lên mối nghi ngờ về hiệu quả chung của việc tranh đua quyết liệt giữa các trường. Người ta thấy rằng điều đó có thể khiến các học sinh thua thiệt nhất lại bị kẹt trong các trường ít thành công hơn, do đó làm cho bất bình đẳng xã hội càng trầm trọng thêm và tác động tiêu cực đến thành tích chung của cả nước.

Về môn kỹ năng đọc sách, dễ đoán được hơn, cuộc nghiên cứu xác nhận rằng ở mọi nơi học sinh nữ đọc tốt hơn nam, không giống như trong môn toán và khoa học, có xu hướng ngược lại. Nó cũng cho thấy một cách thuyết phục rằng những thiếu niên nào thích đọc sách và thường ôm một cuốn tiểu thuyết 30 phút mỗi ngày đạt điểm tốt hơn những ai không đọc sách hay đọc toàn truyện tranh.

Nhưng một phát hiện lớn là thành tích ngoạn mục của các nước châu Á, đặc biệt những thiếu niên Trung Hoa được trắc nghiệm môn đọc hiểu. Bốn trong năm người thi môn đọc đạt thành tích cao nhất là người châu Á, trong đó với Singapore, Hàn Quốc, Thượng Hải và Hồng Kông đứng đầu lớp.

Trong số các nước ngoài châu Á, chỉ có Phần Lan đứng ở hàng đầu, mặc dầu Canada, New Zealand, Úc và Niu Zilân theo sát đằng sau. Nhật Bản cũng nằm trong top 10.

Về toán, kết quả của Trung Hoa cũng giống như môn đọc: hơn 1 phần 4 số học sinh Thượng Hải 15 tuổi có khả năng khái niệm hóa, tổng quát hóa và sử dụng thông tin một cách sáng tạo, kể cả mô hình hóa các bài toán phức tạp, so với chỉ có 3% học sinh ở các nước OECD.

Tất nhiên, hai thành phố Trung Hoa không làm nên thành tích về học vấn của cả nước có hơn một tỷ người. Nhưng trong một báo cáo ngắn cho Bộ trưởng Giáo dục Hoa Kỳ Arne Duncan, OECD cố gắng giải thích tại sao Thượng Hải và Hồng Kông có những trường học thành tích cao như vậy.

Một trong số những bài học học được là: các chính quyền ở cả hai thành phố thôi không còn tập trung vào giáo dục một thiểu số tinh hoa nữa, mà đã cố gắng xây dựng một hệ thống có tính bao trùm hơn. Họ cũng tăng lương và tăng cường đào tạo cho giáo viên, giảm cách học vẹt và tập trung  vào các hoạt động trong lớp về những vấn đề đang được giải quyết. Ở Thượng Hải, hiện nay là tiên phong trong cải cách giáo dục, “ đã có một sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy,” OECD nói. Nó chỉ ra một khẩu hiệu mới dùng trong các lớp học ngày nay là “Đối với mọi câu hỏi nên có nhiều hơn một câu trả lời duy nhất.”

“Thành công gây sửng sốt ở Thượng hải - Trung Hoa, chiếm đầu bảng trong các bảng kết quả thi đấu trong cuộc đánh giá này với một khoảng cách rõ rệt, cho thấy có thể đạt được gì với một nền kinh tế vừa phải và trong một bối cảnh xã hội phức tạp” tổng thư ký OECD Angel Gurria nói trong bản báo cáo. Vấn đề lớn bây giờ là liệu các kết quả Thượng Hải và Hồng Kông có thể nhân rộng ra toàn Trung Hoa hay không, khi nó nổi lên như một siêu cường./.

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2580
Ngày đăng: 09.12.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Các bức mật điện nói về nạn tin tặc của một Trung Hoa sợ hãi thế giới mạng.1 - Hiếu Tân
Phân tích Văn học bằng Từ và bằng Số. 1 - Hiếu Tân
Các bức mật điện nói về nạn tin tặc của một Trung Hoa sợ hãi thế giới mạng. 2 - Hiếu Tân
Phân tích Văn học bằng Từ và bằng Số. 2 - Hiếu Tân
Julian Assange: Dù ai là người tiết lộ thông tin mật của đại sứ Hoa Kỳ thì đó là anh hùng vô song - Hiếu Tân
Tạp chí TIME phỏng vấn Assange về Bí mật, Trung Hoa và sự hình thành của WikiLeak. - Hiếu Tân
Thư ngỏ kính gửi Ngài Yukiko Matsuyoshi - Đinh Kim Phúc
Việc Trung Hoa ủng hộ Bắc Triều Tiên có cơ sở trong nhiều thế kỷ xung đột. - Hiếu Tân
Nền chuyên chính của Luật pháp của nước Nga - Hiếu Tân
Khi Bắc Triều Tiên Đổ - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)