Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.138
123.227.469
 
Tinh thần thơ hiện đại
Khổng Ðức

Khổng Đức dịch

 

…. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà lý tưởng nhân đạo đã suy thoái, và chẳng còn gì để chúng ta tôn sùng; không có một hành động của chiến thắng, cũng không có trí tuệ nào để miễn tố cái thế giới bị sức mạnh kỷ nghệ dẫn dắt dàn trải khắp nơi ô uế. Nó chỉ còn là một tâm linh không thần thánh, thiếu tín ngưỡng, vắng niềm tin, không phúc âm, không tôn giáo, rút lại trong trạng thái bồn chồn lo âu, nghĩa là duy trì bất cứ cái gì có thể đại diện được trước tòa, và hơn ai hết nhà thơ là kẻ ý thức được sự bất mãn đó.

 

Thi ca hiện đại biết rõ những dụ dỗ và không bị rơi vào những ảo tưởng. Họ không còn tin tưởng vào Thượng Đế. Bằng tình cảm và hình ảnh, thi ca cáo tố sự dối trá. Đối với những vấn đề đó, thi ca chủ trương bài bác hình Thánh, nó chống lại sự sùng bái những hình ảnh thay thế thực tại. Nó hoàn toàn thất vọng với tất cả những hình thức lý tưởng mà lịch sử đem lại, để rồi chính trong hoài nghi, và ngẫu nhiên, nó vẫn tiếp tục thiết lập cách tìm kiếm và khẳng định ý nghĩa.

 

Claude Vignée tự hỏi và tự giải đáp:“ Thơ là gì? Phải chăng là một cuộc lửa trại của một đêm hè đã bỏ đi vẫn còn âm ỉ bốc khói trên ngọn núi hoang vu.” Bởi vì nó là đối tượng của ngôn ngữ không cam phần thất bại mà tái tạo lại những mạng lưới ý nghĩa đặc biệt, thi ca  tái khẳng định dục vọng và lí trí tồn tại của chúng ta. Nó liên kết phân chia, nó căn dặn. Nó tìm ra đường thẳng của khoảng trống để tiếp tục lia vào đó sự đối kháng về cuộc đời không hoàn hảo. Nó luôn luôn đòi hỏi cái điều nó ước ao hiện hữu. Nó thiết lập và bày ra trên giấy điều đó vốn ở trong thế giới cũng như trong đầu óc của con người không được hâm nóng, không nơi chốn.

 

Nó nhắc lại hi vọng cấp thiết của Yves Bonnefoy:” Phải tái tạo lại hi vọng. Trong khoảng không bí mật gần gũi với sự hiện hữu của chúng ta; tôi không tin rằng đó là thơ chính yếu đang tìm kiếm hôm nay, và chỉ mong tìm ra chút hơi khí cuối cùng  để xây dựng một hi vọng mới.“

 

Xây dựng một hi vọng mới (fonder un nouveau espoir). Có nghĩa là hồi hướng trở lại với hoạt động thuần túy của thơ. Tất cả cho vị trí từ trong dĩ vãng đã thiết lập hệ thống tư tưởng và huyền thoại hay tôn giáo. Thơ của thời đại chúng ta là phản đối chống lại thi học, bày tỏ uy tín của nó và phủ nhận quyền năng của nó. Nó không còn là lời thánh trí của hiểu biết, không còn là  ngôn từ thần bí của nhà luyện kim, cũng không còn là chìa khóa mở ra đế quốc của loại suy.. Tả tác là phân phối cái vô cùng, nó thuần hóa sự sáng tạo vào tận cùng, đồng thời nó thay thế cho sự khát khao vô giới hạn.

 

Thi ca của thời đại này ít có tính chất hướng về sự thần bí của tâm hồn,. Một tập thơ không  phải là một quyển sách của tâm linh, không phải Thánh Kinh, không phải Bagavad Gita, không là Đạo Đức kinh, nó không có khả năng hoạch định thành những nguyên tắc qui định….

 

Cống hiến cho bộ phận tại đây và bây giờ. Thi ca không tìm cách vượt ra ngoài sự cùng tột.. Nó biết rằng sự kiện con người “có cội rể từ sự cùng tột”, và cái chính xác hiện tại không thể “sinh ra từ trên cao, hay đến từ chỗ khác”.Tả tác chính là mong  ước “đựơc đăng ký vào thế giới”. Cũng có thể khẳng định như  Andre Frenaud “ không hề có thiên đàng” mà chỉ quả đất này nơi chúng ta phải tập cách sống vì “địa cầu là một cõi tri thức”(la terre est un savoir).

 

Theo thuyết duy linh (spiritualiste), con người tách mình ra khỏi sự vật trên mặt đất để có được sự chỉnh đốn tâm hồn hay tri thức. Khổ nổi thi nhân hiện đại không bao giờ rời khỏi thế giới cảm giác, nó muốn kết nối với thế giới ấy bằng một thỏa ước mới. Chính Yves Bonnefoy (1923) - nhà thơ hiện đại của Pháp tự thú nhận rằng cá tính của ông ta là ở giữa một thứ vật chất bẩm sinh, và một thứ siêu việt cũng bẩm sinh. Thứ siêu việt ấy nếu muốn tóm bắt lấy nó, chỉ có thể là quay về  ngay với thực tại. Tính ẩn ngữ trước hết là thực tại mang tính mờ nhạt và đơn giản. Tính thần dịu không nằm trong hình thức cần thiết ầm ĩ của tiếng sét mà đúng hơn là như Jacques Réda nói: Đó là cửa ngỏ hé mở bằng mảng vửa của thạch cao của một thửa vườn ở ngoại ô, hay là trong một cơn mưa nhỏ, có một tia  nắng cuối cùng  sót lại trong lùm cây như bị ngủ quên.

 

Cái chân lý của những ẩn ngữ mà chúng ta đề xuất cái thế giới ngoại tại có thể là  chân lý mà  sự giải mã tự làm tiêu hủy. chỉ những gì không giải mã được mới có thê nuôi dưỡng  và dắt dẫn chúng ta. Thi ca là vú nuôi và là phục vụ của ẩn ngữ.

 

Phục vụ  của ẩn ngữ, thi ca cho nó mượn tiếng nói, nuôi dưỡng những ẩn ngữ, tôn trọng và săn sóc thân phận nó. Nó làm công việc cũng như nghệ thuật bằng cách đặt ra vấn đề của tiếng nói công chính, những vấn đề mà sự công chính dường như tự nó đáp ứng .

 

Tôi tin rằng, chung qui lại câu trả lời hay nhất là được cung cấp từ những vấn đề mà chúng ta luôn luôn đặt ra, đó là sự vắng mặt đáp ứng của thi ca. Trong thơ  vấn đề là trở thành tiếng hát và bao trùm trong một trật tự luôn luôn được đề ra. Sự bao trùm trong thi ca, vấn đề được đặt ra nhưng không giải quyết mà thêm vào thực tại một hình thức và một giác quan trước nó không có. Với Lorand Gaspar: Thi ca không có một giải đáp cho câu hỏi của con người hay của thế giới. Nó chỉ đào sâu làm cho vấn đề thành trầm trọng thêm. Lúc đòi hỏi nhất của thi ca có thể là lúc mà phong trào đặt vấn đề như là – do nguồn gốc, sự trần truồng, sự tiến bộ không thể phủ nhận – một sự giải đáp không đợi chờ, hay đứng hơn, tất cả phát hiện trong sự im lặng của nó.

 

….Chức năng tâm linh của thi ca có lẻ là “giải thoát cho tiếng nói và kết nối những biểu tượng tản mác”. Phái duy linh cũng là người biết rằng  thế giới vượt qua những biểu tượng của nó, tất cả như  ngôn ngữ thi ca vượt qua cái điều nó nói (giống như quan niệm  thi ca của Trung Quốc : ý tại ngôn ngoai- CT của người dịch ).Ngược lại phái duy vật là người duy trì văn từ của ngôn ngữ và chất liệu của sự vật, Đó là những người không thừa nhận huyền thoại sâu xa và lãng mạn.

 

Theo nhận định của các nhà thơ hiện đại Pháp:” Với cái nghĩa sâu xa, thi ca vừa có tính cách tình cờ, vừa là sự so sánh, vừa là tự hiển hiện. “ Như thế thi ca tự nó có vị thế của nó. Thế giới không phải đơn giản là cái gì có sẵn ở đó, mà là đột nhiên phát sinh trong thi ca, và theo Michel Deguy (1930), thế giới là một tổ hợp cái khả thể khôn cùng, mà nhà thơ tự phát hiện ra.Vì nó là  nơi tự mở lối và tự vẽ nên những hình ảnh.

 

Trong thi ca ngày nay, tâm linh phác họa những đường xiên. Người ta biết rằng trong từ hối, nó có thể thường biểu hiện như sự nói trại đi bằng ngôn ngữ thế tục của những khái niệm thường dùng trong tôn giáo.

 

….Ngay từ “tâm linh” (spiritualité) có nguồn gốc là ý tưởng của hơi thở. Thi ca ở ngay trong không gian của ngôn ngữ, ở đó ý nghĩa cũng đến tư hơi thở : giữa những từ có sự vận hành và không khí trong những hình ảnh. Dĩ nhiên con người vẫn có nhu cầu để sống trong một bầu khí hay dưỡng khí trong sạch hơn bầu khí đầy chướng ngại, ở đó thời gian sẽ đi qua.

 

Cái mà người ta tìm hiểu chính là sự bất biến. Làm thế nào giải thích điều người ta tìm kiếm mà không hề thấy, nhưng vẫn cứ tìm mãi. Vô giới hạn là khí, cái nó cho ta sự sống. Bóng tối là khí.Thượng Đế là khí, Người ta không thể chiếm cứ nó.Thi ca là ngôn từ mà khí ấy nuôi dưỡng và mang lại, ở đó quyền lực của nó ở nơi chúng ta. Tất cả hoạt động thi ca chuyên tâm kết nối hay it ra là tiến sát lại cài giới hạn và vô giới hạn, ánh sáng và bóng tối, khí và hình thức. Chính vì vậy mà thi ca mang chúng ta đến trung tâm của chúng ta, đến nổi lo âu chính, đến vấn đề siêu hình.

 

…Có thể cái Đẹp phát sinh, khi mà giới hạn và vô giới hạn trở thành  hiện hữu cùng lúc; nghĩa là khi người ta bắt gặp được những hình thức đoán được tất cả mà nó không nói gì cả, nó cũng không tự giản lược, nó bày ra cái phần bất khả tư nghị.

 

Philippe Jaccottet (1925) - nhà thơ Pháp định nghĩa thi ca như là đối tượng hổn hợp, phân chia , mâu thuẩn, mà chức năng chủ yếu hay chính xác là kết nối những thực tại hiển hiện như không thể dung hợp là hình thức và khí, cái thấy được và cái không thấy được, cái gần gũi và xa xôi, giới hạn và không giới hạn, mơ hồ và chính xác, xao động và ổn định. Như thế là nó nối liền cái cùng tận của con người với cái có tính siêu việt.

 

…Nhìn chung nhà thơ hiện đại tự xác định như là người đặt vấn đề, trước khi là người được nổi tiếng  hay đã qua đời. Nó biểu hiện nỗi ưu tư đổ vỡ giữa trời và đất, tiếng hát không có âm vang, lời than vản lưu lảng, tiếng kêu mất mát…../.

Khổng Ðức
Số lần đọc: 2240
Ngày đăng: 10.12.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lục Bát Pha Lẫn Mỹ Cảm Và Phàm Tục Trong Thơ Nguyên Sa - Trần Văn Nam
Dương Nghiễm Mậu, con người nội soi trong bạo lực chiến tranh và thân phận nhược tiểu ― 1 - Thụy Khuê
Giáo Dục Việt Nam: Những Vấn Đề Căn Bản - Trương Vũ
Dương Nghiễm Mậu, con người nội soi trong bạo lực chiến tranh và thân phận nhược tiểu ― 2 - Thụy Khuê
Đọc “Tiểu Luận” Của Nguyễn Huy Thiệp - Đỗ Ngọc Thạch
Khi Thơ Ca Cất Tiếng Chào Đời - Chân Phương
Thơ Việt Nam Đang Chờ Phiên Đổi Gác - Hoàng Hưng
Liên hệ giữa phát triển kinh tế và xây dựng dân chủ trong trường hợp Việt Nam - Trương Vũ
Robbe-Grillet hay sự khủng bố văn chương - Trần Vũ
Thơ Mới Và Thơ Hôm Nay - Hoàng Hưng
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)