Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.187
123.214.355
 
Ở nước Nga, tự do ngôn luận là một vấn đề kiểm soát của nhà nước. 1
Hiếu Tân

 

Kathy Lally, The Washington Post ,Thứ 6 , 10 tháng 12, 2010, Hiếu Tân dịch

 

MOSCOW - đây là hình ảnh của xã hội trong một nước mà chính phủ kiểm soát các phương tiện thông tin đại chúng:

 

Một buổi tối, kênh truyền hình chính dùng thời gian chủ yếu để phát một buổi hòa nhạc trên khắp nước Nga mênh mông, nói lời tôn kính với các nhà thu thuế đáng sợ. Hôm khác, các nhà giám sát truyền thông kết tội một tờ báo khả kính là cực đoan, vì đã đưa tin về các nhóm Tân Quốc xã.

Buổi hòa nhạc tháng 11 vừa rồi để kỷ niệm lần thứ 20 ngành thanh tra thuế vụ là một buổi vui nhộn. Các hoạt náo viên nổi tiếng hát và chọc cười. Một dàn hợp xướng của các nhà thu thuế nhảy vào góp vui, rực rỡ dưới ánh đèn sân khấu, những giải kim tuyến vàng óng tuôn chảy từ trên vai áo những bộ đồng phục kiểu quân đội, một bài hát về tiền trên môi họ - vừa mới đây các nhân viên đáng sợ này đã có thể hạ bệ một nhà tỷ phú bỗng dưng trở nên khó chịu, hay hủy hoại một doanh nghiệp nhỏ không có những người bạn đáng nể.

 

Xem thêm: nhà bất đồng chính kiến Nga bị cầm tù cần sự giúp đỡ của Obama

 

Nhà nước không tặng một cử tọa ngưỡng mộ như thế cho các nhà báo chiến đấu như Dmitri Muratov, biên tập viên của tờ Novaya Gazeta (Báo Mới). Ông đã nhận được lời cảnh cáo vì đã khuyến khích các quan điểm cực đoan. Chỉ cần thêm một cảnh cáo như vậy là tờ báo có thể sẽ bị đóng cửa.

Bài báo chọc giận kia tiếp theo sau vụ giết hai người một cách hung bạo hồi tháng Giêng 2009. Anastasia Baburova, một nữ phóng viên tập sự 25 tuổi của tờ báo, người viết bài về phong trào phát xít trẻ, đã bị bắn vào gáy sau khi cô ra khỏi một cuộc họp báo trên đường đi đến một ga xe điện ngầm tấp nập, cùng với một luật sư và nhà báo về nhân quyền, Stanislav Markelov. Cả hai đều chết.

Đầu năm nay, tờ Novaya Gazeta khảo cứu tổ chức, thành viên và những tuyên bố của các nhóm tân Quốc xã, phần lớn được đưa lên các website của họ. Muratov nghĩ bài báo đó - theo tiêu chuẩn phương Tây thì là bình thường - sẽ khởi động một cuộc điều tra của chính phủ về các nhóm phát xít. “Ngược lại, chúng tôi bị cảnh cáo về thái độ cực đoan,” ông nói.

Gần đây tòa báo này đã thất bại trong kháng cáo về vụ cảnh cáo hồi tháng Ba. Muratov đang chuẩn bị một kháng cáo mới, gửi lên Tòa án Hiến pháp, và thậm chí Tòa án Nhân quyền Châu Âu.

 

“Nếu chúng tôi không viết về bọn tân Quốc xã và nạn tham nhũng, thì chúng  tôi viết về cái gì?” ông hỏi. “về một ngôi sao mới căng lại da mặt chăng?”

 

Ý nghĩ ấy rõ ràng là lố bịch đối với Muratov, một biên tập viên lực lưỡng xắn-ống-tay-áo-chiếc-áo-len-dài-tay-đã-sờn, người quản lý hơn 60 nhà báo nôn nóng rọi sáng những góc tối, mặc dầu nguy cơ của cái chết treo trên đầu họ. Sáu nhà báo của tờ Novaya đã bị giết hoặc chết trong những hoàn cảnh bí ẩn. Người nổi tiếng nhất, Anna Politkovskaya, một phóng viên chiến tranh và nhà bảo vệ nhân quyền, bị bắn chết trong căn hộ của bà năm 2006.

 

Không khí đe dọa ấy đã tạo nên một sự thiếu hụt tự do ngôn luận, nhà tỷ phú Alexander Lebedev một cựu nhân viên KGB sở hữu 49% cổ phần của Novaya Gazeta cùng với Mikhail Gorbachev nói.

 

Novaya Gazeta thay thế cho ý kiến công luận, Lebedev nói. Và tờ báo mỗi tuần phát hành ba ngày ấy nổi trội lên là nhờ Muratov. “Ông ấy là một người tuyệt vời, rất trung thực, rất can đảm, và là một biên tập viên rất có tài.”

 

Lebedev là một chủ ngân hàng, ông muốn được coi là một nhà xuất bản và phóng viên điều tra - ông sở hữu cả hai tờ the Evening Standardthe IndependentLondon. Mặc dầu quá khứ của ông, ông không hề muốn có sự hạn chế nào đối với việc đi lại và nói năng của ông.

 

(còn tiếp)

 

 

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2584
Ngày đăng: 12.12.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tại sao WikiLeaks đang thắng trong cuộc chiến tranh thông tin - Hiếu Tân
Trung Hoa đánh bật Phần Lan ra khỏi các vị trí hàng đầu trong Giáo dục - Hiếu Tân
Các bức mật điện nói về nạn tin tặc của một Trung Hoa sợ hãi thế giới mạng.1 - Hiếu Tân
Phân tích Văn học bằng Từ và bằng Số. 1 - Hiếu Tân
Các bức mật điện nói về nạn tin tặc của một Trung Hoa sợ hãi thế giới mạng. 2 - Hiếu Tân
Phân tích Văn học bằng Từ và bằng Số. 2 - Hiếu Tân
Julian Assange: Dù ai là người tiết lộ thông tin mật của đại sứ Hoa Kỳ thì đó là anh hùng vô song - Hiếu Tân
Tạp chí TIME phỏng vấn Assange về Bí mật, Trung Hoa và sự hình thành của WikiLeak. - Hiếu Tân
Thư ngỏ kính gửi Ngài Yukiko Matsuyoshi - Đinh Kim Phúc
Việc Trung Hoa ủng hộ Bắc Triều Tiên có cơ sở trong nhiều thế kỷ xung đột. - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)