Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.186
123.211.644
 
Ở nước Nga, tự do ngôn luận là một vấn đề kiểm soát của nhà nước. 2
Hiếu Tân

Kathy Lally, The Washington Post, Thứ 6 , 10 tháng 12, 2010, Hiếu Tân dịch

 

(tiếp theo)

 

Ngân hàng Quốc gia chính[1] (NRB) của ông đã bị cướp hồi đầu tháng trước bởi khoảng 100 biệt kích trang bị vũ khí bán tự động và đeo mặt nạ đen. Vụ cướp đến ngay sau khi tờ Novaya Gazeta đăng một bài phỏng vấn dài, riêng với Mikhail Khodorkovsky, một ông trùm dầu hỏa, kẻ đã húc đầu phải chính phủ và đã bị tù vì bản án trốn thuế và gian lận từ năm 2003.

 

Xem thêm: nhà bất đồng chính kiến Nga bị cầm tù cần sự giúp đỡ của Obama

 

“Đó chỉ là sự dọa dẫm, chứ không có gì khác” Lebedev nói, ông nói rằng vụ cướp có vẻ như liên hệ đến Ngân hàng Vốn nước Nga (Russian Capital Bank) mà NRB tiếp quản năm 2008 sau khi nó phá sản và đã trao lại cho chính phủ sau khi phát hiện ra nó thiếu 200 triệu đô la. Hồ sơ tài liệu bị tịch thu, mặc dầu ông đã cho họ tự do tiếp cận. Vụ cướp khiến khách hàng của ông hoảng sợ, ông nói, và ông bị giảm mất 100 triệu đô la tiền gửi.

“Đây chắc chắn là một lời nhắn nhủ” ông nói “nhưng từ ai? Có thể là từ những quan chức tham nhũng tự mình hành động, hay ai khác?”  

 

Muratov cũng tự hỏi như thế. Các quan chức của cục quản lý tài sản Kremli mới đây đã thắng một vụ kiện về phỉ báng, sau khi tờ báo này đăng những cáo buộc về tham nhũng trong những dự án xây dựng do Kremli tài trợ. Vụ kiện tỏ ra xung đột với những lời ca thán thường xuyên của tổng thống về căn bệnh tham nhũng cố hữu - tổng thống Dmitry Medvedev thậm chí đã nhắc đến hàng triệu vụ trộm cắp trong các cuộc giao dịch mua bán của nhà nước trong bài diễn văn toàn quốc vào tuần trước.

 

Andrei Richter, giám đốc Viện Chính sách và Luật Truyền thông, nói chính phủ không thích nhưng cần nó, cũng như đài phát thanh hay nói thẳng Tiếng vọng Maskva (Echo Moskvư) như bằng chứng của tự do ngôn luận cho các vị khác quan trọng đang đến thăm.

“Đóng cửa nó chắc chắn sẽ là một xì căng đan” ông nói, “nhưng chính phủ không ngại cảnh cáo nó. Đó là một trận mưa lạnh.”

 

Những người ủng hộ trung thành

 

Muratov nói về những trận chiến đấu của báo ông với tính kiên nhẫn mà người Nga đạt được qua nhiều thế kỷ trong vòng tay những nhà cầm quyền thơ ơ nếu không nói là thù địch. Ông bắt đầu mất đi sự kiên nhẫn đó khi ông nói về truyền hình, là nguồn tin tức của hầu hết dân Nga, và là nơi mà nhà nước giám sát với sự cảnh giác đặc biệt

 

Trong tuần này Novaya Gazeta đăng phần hai của loạt bài về vụ giết hại tàn bạo bốn trẻ em và tám người lớn ở một làng trong vùng miền Nam Krasnodar, lên án các quan chức cấp cao nhiều năm dung túng cho băng đảng khủng bố. Tối hôm đó, bản tin trên truyền hình nêu những giả thuyết về vụ tai nạn máy bay hai ngày trước làm chết hai người, tường thuật về cuộc đi thăm của Tổng thống Medvedev sang Balan và thủ tướng Vladimir Putin thăm Trung Đông, trách các quan chức về giá vé máy bay cao.

 

Novaya Gazeta quá nhỏ so với lượng khán giả truyền hình. Nó nói nó có 350,000 người đặt báo dài hạn và 1,5 triệu độc giả. Nhưng nó thu hút một lượng người ủng hộ trung thành và lý tưởng.

 

Nikita Girin, 20 tuổi, một phóng viên tập sự và sắp được thuê toàn thời gian, nhớ rằng đã thấy Novaya Gazeta lúc anh 16 tuổi ở thành phố quê hương Ryazan./.

“Khi tôi mở nó ra và bắt đầu đọc,” anh nói “Tôi nhận ra tôi chưa biết gì về đất nước tôi. Sau đó tôi biết tôi muốn thay đổi mọi việc, dù chỉ ở trong đầu của nhân dân tôi.”

 

Nguy hiểm chưa bao giờ làm ông sợ hãi. “Tôi biết tôi có thể bị đánh, nhưng tôi không thể lấy chuyện đó làm cớ để tôi trở nên thụ động. Nếu anh định làm việc một cách trung thực, anh phải sẵn sàng chờ bị đánh.”

Muratov tiếp tục làm việc. Sau lưng ông một bức ảnh Anna Politkovskaya nhìn qua vai ông, mỉm cười cương nghị.

 

HT dịch, 111210



[1] Ngân hàng chính: ngân hàng giữ số tiền dự trữ của các ngân hàng khác.

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2502
Ngày đăng: 13.12.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ở nước Nga, tự do ngôn luận là một vấn đề kiểm soát của nhà nước. 1 - Hiếu Tân
Tại sao WikiLeaks đang thắng trong cuộc chiến tranh thông tin - Hiếu Tân
Trung Hoa đánh bật Phần Lan ra khỏi các vị trí hàng đầu trong Giáo dục - Hiếu Tân
Các bức mật điện nói về nạn tin tặc của một Trung Hoa sợ hãi thế giới mạng.1 - Hiếu Tân
Phân tích Văn học bằng Từ và bằng Số. 1 - Hiếu Tân
Các bức mật điện nói về nạn tin tặc của một Trung Hoa sợ hãi thế giới mạng. 2 - Hiếu Tân
Phân tích Văn học bằng Từ và bằng Số. 2 - Hiếu Tân
Julian Assange: Dù ai là người tiết lộ thông tin mật của đại sứ Hoa Kỳ thì đó là anh hùng vô song - Hiếu Tân
Tạp chí TIME phỏng vấn Assange về Bí mật, Trung Hoa và sự hình thành của WikiLeak. - Hiếu Tân
Thư ngỏ kính gửi Ngài Yukiko Matsuyoshi - Đinh Kim Phúc
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)