Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.216.928
 
Dùng thảm họa thiên tai làm đòn bẩy để nắm thêm quyền lực.
Hiếu Tân

Mac Margolis, NEWSWEEK, 22 tháng 12, 2010.HIẾU TÂN dịch

 

Chaves dùng những cơn mưa thác lũ làm cớ để thống trị bằng sắc lệnh.

 

Đối với phần lớn các xã hội, thảm họa thiên nhiên là những thời khắc hiếm hoi của đoàn kết dân tộc, khi mà ngay cả những kẻ thù xương máu cũng bỏ dùi cui xuống vì những gì lớn lao hơn. Nhưng với tổng thống Hugo Chavez đây là dịp biến thiên tai thành cơ hội chính trị. Khi một trận mưa như thác lũ trút xuống Venezuela đầu tháng 12, làm 35 người chết và 130,000 không có nhà ở, Chaves không bỏ lỡ thời cơ lấy những yếu tố ấy làm đòn bẩy có lợi cho ông ta.

 

Vì “những lý do nhân đạo,” con người mà dân Venezuela biết đến như Tổng tư lệnh (El Comandante) đã yêu cầu - và ngày 17 tháng 12 đã đạt được - Quốc hội cho phép cai trị bằng sắc lệnh trong 18 tháng tới. Các kế hoạch của ông ta, bó gọn lại một cách kỳ quặc như “các luật hữu cơ” vượt ra ngoài việc cung cấp nhà ở cho những kẻ không nhà. “Tôi có một bộ 20 luật sẵn sàng để ban hành,” Chavez nói, ông ta đã cầm quyền đến nay là 12 năm. Ngày nay người Venezuela đang gồng mình lên chịu tài sản tư hữu bị sung công, thuế má cao, nhà nước tiếp quản nhiều hơn các ngân hàng và công ty tư nhân, và thẳng tay hơn với những nguồn tài trợ nước ngoài cho các tổ chức phi chính phủ. Theo lời các quan chức, ông ta còn có ý định kiểm soát Internet về những nội dung có thể “gây lo ngại” hay “làm mất thể diện chính quyền”.

 

Mọi nghi ngờ về những ý định của Chavez nhanh chóng tan biến khi chính phủ công bố tiếp quản một loạt đất đai. “Ngay bây giờ đây, khi anh đã tham gia quân đội, hay một tập thể.. tức là anh bỏ lại đất đai.” Bộ trưởng Nông nghiệp Juan Carlos Loyo, mặc chiếc áo phông Ghe Guevara và đeo một khẩu súng ngắn bên hông, nói với một tốp binh lính như thế.

 

Chavez chưa bao giờ dao động trong ý đồ của ông tái tạo Venezuela thành một thí nghiệm cho “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21.” Về mặt kỹ thuật, hệ thống lập pháp một viện phải phê duyệt những đề xuất lớn, như tạo ra những sắc thuế mới và viết lại Hiến pháp. Tuy nhiên từ khi đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất của Chavez và những bạn đồng hành chiếm đến 95 phần trăm trong tổng số 167 ghế quốc hội, điều đó chưa bao giờ phải lo. Vả lại đã có phong cách cai trị tài ba của Chavez. Với một nước mạ của tính hợp pháp, người hùng Venezuela này đã tự tung tự tác trong một nước 29 triệu dân, không bị quấy rầy bởi công luận, đối lập chính trị, hay bất kỳ trở ngại nào khác của nền dân chủ. Quyền lực mới của ông sẽ chỉ củng cố thêm nguyên trạng. Ghi thêm một điểm thắng cho cuộc cách mạng kiểu Bolivar[1]

 

Và hãy nghĩ rằng chỉ mới ba tháng trước chính phủ Venezuela còn chìm sâu trong bê bối. Nền kinh tế bị phá hủy, thụt lùi từ 2 đến 3 phần trăm trong năm nay, thậm chí trong lúc mọi nước ở bán cầu này trừ Haiti đều đang tăng trưởng. Lạm phát phi mã 30 phần trăm một năm. Tội ác bạo lực tăng vọt, nước này ghi lại 16 000 vụ giết người năm 2009 (Khi Caracas ngừng công bố những thống kê tội phạm) nhiều hơn ba lần mức giết người ở Iraq trong năm đó. Không đáng ngạc nhiên, tỉ lệ ủng hộ Chavez tụt xuống dưới 50 phần trăm. Bởi vậy ngày 26 tháng Chín người Venezuela đi đến các cuộc thăm dò ý kiến với tâm trạng ủ dột.

 

Chavez không bị đưa ra bầu lại, nhưng ông cố gắng việc biến cuộc bầu cử thành một cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ của ông và nghe được những lời trách cứ thẳng thừng. Các địch thủ cứng đầu liên kết lại một lần và chiếm hơn năm mươi phần trăm số phiếu bầu. Nhưng trong bí quyết của môn số học của nền Cộng hòa Bolivar, nhiều hơn tức là ít hơn. Nhiều tháng trước cuộc bỏ phiếu, Chavez đã vẽ lại bản đồ bầu cử để đem nhiều lợi thế hơn cho các vùng nông thôn nghèo khó, nơi mà những lời lừa mị về chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 còn làm cho mạch máu người ta đập dồn. Bởi vậy mặc dầu liên minh chính phủ thu được dưới một nửa tổng số phiếu bầu, họ vẫn chiếm gần 60 phần trăm số ghế của Quốc hội, sẽ khai mạc vao 5 tháng 1. Theo cách đó. Chavez đã thắng bằng thất bại.

 

Nhưng con người tự tuyên bố là được truyền cảm hứng từ bản thân Nhà giải phóng Mỹ Latin Simon Bolivar, và được dùng để chơi Quốc hội như chơi kèn, còn muốn nhiều hơn nữa. Từ đây cố gắng nắm quyền thống trị bằng sắc lệnh, cho phép Chavez hoàn toàn phớt lờ phe đối lập mới được củng cố, và giảm Quốc hội thành căn phòng trống gió lùa.

 

Sự phản đối vở kịch của chính quyền Chavez đến từ những nghi ngờ bình thường “Dường như ông ấy đã tìm ra một cách mới và sáng tạo dể biện hộ cho các chính thể độc tài.” Philip Crowley, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận xét. Tổ chức các nước châu Mỹ gọi các luật sắc lệnh là “vô cùng nghiêm trọng” trong khi hãng Thông tấn Liên Mỹ và tổ chức Phóng viên Không Biên giới cũng lên án việc bóp nghẹt truyền thông.

 

Nhưng hiếm có tiếng thì thầm trên phần còn lại của Mỹ Latin, nơi ngay cả các nước đã bác bỏ cái nhãn mác Bolivar độc tài nhưng lại để cho Chavez  bắt nạt mà vẫn im lặng. “Chúng tôi không tồn tại đối với thế giới ngoại giao” Diego Arria, một cựu đại sứ Venezuela ở Liên Hiệp Quốc nói. “Có quá nhiều tiếng la ó ở trong vùng khi tổng thống Honduras [Manuel Zelaya] bị hất cẳng [2009], nhưng không ai nói gì về những nguy hiểm đối với nền dân chủ ở Venezuela.”

 

Đây là lần thứ tư Chavez đã tìm kiếm quyền lực phi thường trong những năm ông ta ở trong chính phủ, và thành tích trong quá khứ chẳng có gì hứa hẹn tốt. Lần đầu tiên, ông ta bịt miệng báo chí độc lập, quốc hữu hóa các công ty và ngân hàng tư nhân, cướp phá các trang trại như những vùng đất “tư sản” dưới danh nghĩa chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21. Bây giờ ông ta lại bổ sung vào sự nghiệp cách mạng của mình bằng việc cắt nguồn việc trợ nước ngoài cho các nhóm hoạt động nhân quyền (là những cái gai trong mắt ông ta) yêu cầu các ngân hàng nước ngoài cấp tiền cho một quỹ phát triển xã hội, và ngưng tài trợ cho tất cả các nghiên cứu khoa học không “thích hợp về mặt xã hội” (nghĩa là: không được chính phủ chấp thuận). “Điều này có thể chấm dứt nghiên cứu khoa học ở nước chúng tôi,” nhà sinh học Jaime Requena, một thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Venezuela nói. Tất cả cái này là nhằm đè bẹp bất đồng chính kiến và vỗ béo quỹ tranh cử của Chavez cho cuộc tuyển cử 2012, khi ông ta phải đứng ra để bầu lại.

 

Đối với một nước đã mất đi hàng trăm ngàn nhà chuyên môn tài năng nhất cho các công việc của nước ngoài, trong đó có 25.000 nhà khoa học, vòng xoáy mới này của garô Chavez sẽ khó lòng cầm máu vết thương. Những thủ đoạn của Chavez có thể thổi sinh khí vào cuộc cách mạng đang yếu đi. Nhưng những gì còn lại của nền dân chủ Venezuela có sống sót được không vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ./.

 



[1] Cuộc cách mạng kiểu Bolivar: nói đến phong trào xã hội tả khuynh và quá trình chính trị ở Venezuela do Hugo Chávez, người sáng lập Phong trào Đệ ngũ Cộng hòa (sau thay thế bằng đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất năm 2007) lãnh đạo. Cuộc cách mạng kiểu Bolivar lấy tên Simón Bolíva, lãnh tụ cách mạng Venezuela và Mỹ Latin thế kỷ 19 xuất sắc trong các chuộc chiến tranh Mỹ Tây ban nha, giành được độc lập cho hầu hết các nước Mỹ Latin Bắc, khỏi ách thống trị Tây ban nha. Theo Chávez và những người ủng hộ ông “cách mạng kiểu Bolivar” tìm cách xây dựng một phong trào quần chúng để thực hiện chủ nghĩa Bolivar - nền dân chủ nhân dân, độc lập kinh tế, phân phối thu nhập công bằng, và chấm dứt tham nhũng chính trị - ở Venezuela. Họ hiểu những tư tưởng của Bolivar từ một lập trường xã hội chủ nghĩa. (Theo Wikipedia)

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2376
Ngày đăng: 26.12.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Assange quật lại phê phán từ phía Mỹ - Hiếu Tân
Belarus có thể là một nước xa xôi, nhưng chúng ta phải đối mặt với một Mugabe châu Âu - Hiếu Tân
WikiLeaks, theo kiểu Belarus - Hiếu Tân
Belarus của Lukashenko: Chịu chấp nhận một bạo chúa Châu Âu - Hiếu Tân
Cuộc tranh cãi xung quanh Julian Assange sôi sục hơn khi nổi lên những tình tiết mới về vụ cáo buộc tội phạm tình dục - Hiếu Tân
Putin nói trên truyền hình - Hiếu Tân
Đằng sau vụ bắt Assange: vấn đề tội phạm tình dục của Thụy điển - Hiếu Tân
Các vụ án sẽ xác định tương lai của nước Nga với phương Tây. - Hiếu Tân
Nhân vật của năm 2010 do TIME bình chọn: Chỉ cần kết nối - Hiếu Tân
Chuẩn bị cho cuộc chiến tranh tổng lực “ảo” - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)