Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.194
123.209.934
 
“Orban - hóa” của Hungary đang làm châu Âu lo ngại
Hiếu Tân

 

 

Erich Follath và Christoph Schult, SPIEGEL, 28/12/10. HIẾU TÂN dịch

 

Động thái của chính phủ cánh hữu Hungary bịt miệng truyền thông là thí dụ gần đây nhất về xu hướng chính trị rối ren ở một đất nước đã từng được hoan nghênh như một kiểu mẫu phát triển hậu-cộng sản. Liệu Châu Âu có nên áp đặt trừng phạt đúng vào lúc Hungary sắp sửa đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên EU hay không?

 

Người Hungary đã hai lần là những anh hùng của châu Âu trong mấy thập kỷ vừa qua. Cái cách họ can đảm đối mặt với xe tăng Liên xô năm 1956 và chiến đấu cho những lý tưởng của mình vẫn chưa hề bị lãng quên. Năm 1989, họ đã dũng cảm mở cửa  những đường biên giới ngăn cách đông Âu khỏi tự do. Và trong những năm đầu tiếp sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, nhiều người thấy Budapest như một mô hình cho sự phát triển thành công một nền dân chủ và kinh tế thị trường. Hungary, mảnh đất của những người Magyar [[1]] và cũng là mảnh đất của hy vọng.

Nhưng điều đó ngày nay dường như không còn đúng nữa. Chức chủ tịch luân phiên của Liên hiệp châu Âu mà Hungary sẽ đảm nhận vào ngày 1 tháng Giêng năm 2011 sẽ không là điểm đỉnh của câu chuyện thành công. Thật ra, có lẽ điều ngược lại mới là đúng. Vì những chính sách của nó, Budapest ngày nay có thể rơi vào “những vấn đề nghiêm trọng,” Martin Schulz, lãnh đạo của nhóm Dân chủ Xã hội trong Nghị viện châu Âu nói hôm thứ Ba. Bộ trưởng Ngoại giao Luxembourg Jean Asselborn còn đi xa hơn khi kết tội chính phủ Hungary vi phạm “tinh thần và lời văn của các hiệp ước EU.” Ông tiếp tục: “một câu hỏi được đặt ra là, một đất nước như vậy có xứng đáng dẫn dắt EU hay không? Nếu chúng ta không làm gì, thì sẽ khó ăn nói với Trung Hoa và Iran về nhân quyền.”

Nhiều giận dữ nổi lên.. Sự kiện thủ tướng Victor Orbán vừa mới phớt lạnh đẩy ra một đạo luật bịt miệng báo chí, chỉ ít ngày trước khi ông ta bước vào giai đoạn Liên Âu, chỉ còn cách một chút xíu. Nó đã là bước cuối cùng và có lẽ là quyết định tiến tới nền độc tài.

Không có một chính khách Âu châu nào có nhiều quyền lực để thực hiện những biện pháp quyết liệt đến vậy chống lại sự phê phán của báo chí như Orbán. Đảng dân túy cánh hữu Fidesz của ông ta có một đa số hai phần ba ở nghị viện. Bộ luật mới 170 trang mưu đồ kiểm soát toàn bộ các đài phát hình và phát thanh, báo chí và các site Internet. Thậm chí nó áp dụng cho cả các blog và các phương tiện truyền thông nước ngoài có mặt ở Hungary.

Ở tâm của cơ chế kiểm soát này là một cơ quan chính phủ được biên chế đặc biệt với các đảng viên đảng Fidesz. Nó có quyền thi hành phạt lên đến 75.000€ (983.000$) đối với các bài báo mà nội dung ‘có vấn đề’. Đội ngũ nhân viên của các tổ chức truyền thông sẽ được đặt dưới sự giám sát của chính phủ.

Các chính khách đối lập nổi giận đòi biết cái này khác gì sự kiểm duyệt trong thời kỳ dưới chế độ tổng bí thư đảng cộng sản trước đây János Kádár, và tự dán miệng họ lại để biểu thị thái độ trong nghị viện. Một số tờ báo Hungary đã xuất bản với trang đầu bỏ trắng để phản đối đạo luật nói trên.

Các đại diện chính quyền đảm bảo với những người chỉ trích rằng đạo luật mới này sẽ không được áp dụng theo cách hạn chế. Nhưng khi một phát thanh viên của đài phát thanh nhà nước MR1- Kossuth Radio dùng một phút im lặng để phản đối thay đổi trong cách đối xử với báo chí, anh ta bị đình chỉ công tác.

Có nhiều lý do để Hungary tụt xuống hàng ngũ những nước chỉ dân chủ một phần, nhưng cánh hữu cực đoan và siêu bảo thủ không phải là kẻ duy nhất chịu trách nhiệm cho sự phát triển ngược dòng này. Phái tả Hungary đã làm một cuộc tự sát từ từ. Trong nhiều nhiệm kỳ quốc hội, nó đã có cơ hội để định hướng Hungary, gần đây nhất là giữa năm 2006 và mùa xuân 2010. Nhưng các bước đầy hy vọng nhanh chóng bị rời bỏ vì nạn tham nhũng và thói cậy thân cậy thế đã định hướng cho sân khấu chính trị. Cựu Thủ tướng Ferenc Gyurcsány đã nhấn mạnh tình trạng lưỡng nan này trong một bài diễn văn năm 2006, khi ông nói: “Không có nước châu Âu nào đã làm cái gì ngu xuẩn như chúng ta đã làm.. chúng ta đã nói dối sáng, trưa, chiều, tối.” Chính là sự thất bại của những người xã hội chủ nghĩa đã đem lại chiến thắng cho kẻ thách đấu bảo thủ, kẻ mê hoặc nhân dân.

 

Một người dân túy học nhanh.

 

Viktor Orbán, 47 tuổi, được xem như một tài năng chính trị ngoại hạng. Là con của những người thuộc tầng lớp trung lưu lớp dưới ở tỉnh lẻ, ông học luật ở Budapest và để một năm nghiên cứu lịch sử chủ nghĩa tự do Anh tại Oxford. Ông làm báo và sau đó làm cho một viện đào tạo quản lý của nhà nước. Là một người có đầu óc tự do, ông không mấy quan tâm đến nhà thờ và khinh thường các thiết chế chính trị cộng sản. Khi ông cùng một số bạn học thành lập đảng Fidesz (“Liên đoàn Thanh niên Dân chủ”) năm 1988, ông lúc đầu muốn đảng mới này không kết nạp những người quá tuổi 35.

Ông giành được một ghế nghị viên năm 1990, nhưng sau đó chịu một bước lùi trong cuộc bầu cử sau. Orbán vượt qua nó một cách dễ dàng và kéo đảng lại gần hơn với những người quốc gia bảo thủ và những người không được lợi từ sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Ông lợi dụng phức cảm tự ti của những người Hungary và thỏa mãn ước vọng của họ về sự phục hồi một nước Hungary vĩ đại. Năm 1920, Hiệp ước Trianon đã lấy đi của Hungary, nước bại trận trong Thế Chiến I, hai phần ba đất đai của nó.

Orbán, một bậc thầy của nghệ thuật chính trị quyền lực, nhanh chóng học được những bài học từ  cương vị thủ tướng đầu tiên không mấy nổi bật từ năm 1998 đến năm 2002. Các đồng nghiệp nói ông bị ám ảnh với truyền thông và muốn trở thành một Silvio Berlusconi thứ hai nhưng không có những xì căng đan. Nhưng Orbán vốn là người luôn thích kiểm soát, khăng khăng đòi cài cắm những kẻ ủng hộ trung thành vào tất cả các vị trí, kể cả những vị trí chỉ có tầm quan trọng vừa phải. Ông có khả năng đo lường ý kiến công chúng và cảm nhận được tâm trạng của các cử tri - chống Mỹ, chống chủ nghĩa phục quốc Do thái và chống chủ nghĩa tư bản.

Trong chiến dịch bầu cử vào đầu năm 2010, ông hầu như hoàn toàn từ bỏ mọi cố gắng tự tách mình ra xa khỏi đảng Jobbik theo chủ nghĩa bài ngoại đang vận động chống lại Roma. Đảng cánh tả cấp tiến giành được gần 17 phần trăm số phiếu, hay là bằng các đảng Xã hội chủ nghĩa đã mất tín nhiệm. Đảng Fidesz của Orbán thắng cuộc bầu cử với 52,8 phần trăm số phiếu, đủ cho một đa số hai phần ba trong nghị viện.

 

“Công cuộc Orbán hóa” ở Hungary.

 

Người thắng cuộc gọi đó là một cuộc cách mạng thay vì chỉ là một kết quả bầu cử mạnh. Và Orbán mau chóng chứng minh những gì ông ta đã nói, khi ông vẽ lại bản đồ các huyện bầu cử để đảm bảo Fidesz sẽ chiếm 95%  các cuộc bầu cử thị trưởng sau các cuộc bầu cử ở thành phố vào tháng Mười. Ông cũng ký duyệt những quy tắc bổ nhiệm mới các quan tòa hiến định. Rõ ràng ông cố thay đổi triệt để toàn bộ đất nước này - trong cái được gọi là “công cuộc Orbán hóa” của Hungary.

Những ai không chịu phục tùng đều bị thải. Tổng thống László Sólyom, người dám phê phán một cách thận trọng thủ tướng, mất sự ủng hộ trước khi ông được đưa ra để bầu lại, và bị thay thế bởi một cựu quán quân Olympic về môn vượt rào, nổi tiếng nhưng không có kinh nghiệm chính trị, và là một người ba phải.

Các giáo sư cánh tả trong các vị trí chính thức đã bị thải loại, cũng như những giám đốc nhà hát ngang ngạnh. Orbán đã cho viết lại các quy tắc tài trợ cho đảng để làm lợi cho Fidesz và quốc hữu hóa hệ thống trả lương hưu, để cho ông ta quyền cắt lương hưu, thậm chí có hiệu lực trở về trước. Ông đưa ra qui chế hai quốc tịch cho những người Hungary sống ở nước ngoài, điều này bị các bước láng giềng có các nhóm dân Hungary thiểu số mạnh coi như chọc tức họ.

Dấu hiệu dễ thấy nhất của nước Hungary mới gồm có những tấm biển 70x50 cm hiện nay được yêu cầu gắn ở các dinh thự chính phủ, bao gồm cả các bộ, các trại lính và các tòa nhà công khác. “Một khế ước xã hội mới” đã phát triển “tiếp theo sau cuộc cách mạng thắng lợi trong các phòng bầu cử,” tấm biển viết. “Người Hungary đã đi bầu cho một chế độ mới, chế độ thống nhất dân tộc.” Chính phủ, tấm biển tiếp tục, sẽ hoàn thành công cuộc thống nhất này “một cách kiên quyết và không nhân nhượng.”

 

“Đây là điều nguy hiểm”

 

Paul Lendvai, sống ở Viên và có lẽ là tác giả chính luận nổi tiếng nhất của Hungary, lo ngại về đất nước của ông. “Hiện nay trong tất cả các nước châu Âu dân chủ không có một chính khách nào có nhiều quyền lực đến thế. Đây là điều nguy hiểm, bởi vì trong giới thân cận với ông ta không có lấy một người nào có thể cảnh báo ông ta về những hậu quả của các chính sách của ông ta,” Lendvai nói.

“Đối trọng thực sự duy nhất gồm có dư luận quốc tế, truyền thông và giới tài chính. Châu Âu cần phải làm cho Orbán hiểu rõ rằng ông ta phải bảo đảm quyền tự do báo chí. Chức chủ tịch Liên hiệp châu Âu không chỉ gắn với vị thế ngoại giao, mà còn với những nghĩa vụ chính trị nữa. Cần phải làm cho chính phủ hiểu rõ rằng trong những tháng tới đây châu Âu sẽ quan sát nó như thể nó được đặt dưới một chiếc kính lúp.”

Orbán đã gây được ấn tượng với Hoa Kỳ, nhưng ông cũng gây lo ngại ở Washington.

Một trong những bức mật điện của đại sứ Hoa Kỳ phát đi từ sứ quán ở Budapest nói về một cuộc biểu tình do Fidesz tổ chức và những mối liên hệ của đảng này với “những người phản kháng dữ dội.”

“Tuy rằng chúng tôi thấy Victor Orbán cư xử khéo léo với các đại sứ trong cuộc gặp gần đây, sự phóng túng này (ý nói đến cuộc biểu tình tuần hành) chứng tỏ rằng ông ta vẫn đang chơi với lửa.”

Nhà dân túy thuyết phục Washington coi ông ta như một bức tường thành ngăn những kẻ dân tộc chủ nghĩa cực đoan, bằng cách nói rằng “Cách tốt nhất để phòng thủ chống lại phái cực hữu là một chính phủ trung hữu hoạt động tốt.”

 

“Nước Đức lo ngại về đạo luật truyền thông này”

 

Berlin cũng đang hết sức lo ngại về đạo luật truyền thông mới của Hungary. Các chính trị gia Đức tức giận về sự kiện vào tháng mười một vừa rồi Orbán đã đưa ra lời đảm bảo rằng các chính sách đối nội của Hungary sẽ không ngăn trở nước ông nhận chức chủ tịch EU. Và bây giờ là sự chọc tức báo chí. Đã có xem xét đến những biện pháp trừng phạt có thể áp dụng, giống như đòn trừng phạt Áo hồi tháng Hai năm 2000, khi đảng Tự do bài ngoại của Jörg Haider trở thành một thành phần thiểu số trong chính phủ mới.

Lệnh đình chỉ liên lạc chính trị với Viên được dỡ bỏ sau khoảng bẩy tháng, sau khi thấy rõ việc trục xuất Viên ra khỏi đại gia đình châu Âu không phải quá dễ dàng, và rằng điều đó chỉ làm cho các phần tử cực đoan thêm mạnh. Nhưng theo Hiệp ước Lisbon, “một sự vi phạm nghiêm trọng và kéo dài” các giá trị  châu Âu cơ bản có thể dẫn đến việc truất quyền bỏ phiếu, một hình phạt có thể sẽ giáng một đòn nặng nề lên ông thủ tướng Budapest tự đắc.

 

Nhưng không phải mọi người ở Brussels đều quan tâm đến việc cho phép chính trị làm hỏng cái không khí êm ả của mùa này. Thứ Ba vừa rồi, ngày mà đạo luật mới hạn chế truyền thông được phê chuẩn tại quốc hội Hungary, chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy đã đến thăm chính thức Budapest, tại đây ông cũng bày tỏ lòng kính trọng đến ngài thủ tướng. Nhà chính khách hàng đầu châu Âu không thốt ra một lời phê phán về cái cách chủ nhà hành xử với tự do báo chí. Ngược lại, ông nói hơi mơ hồ trừu tượng về “sức mạnh của các ý tưởng” và “các giá trị châu Âu.” Van Rompuy chỉ có ca ngợi Orbán. Ông chúc mừng ông này về việc nước ông ấy sắp đảm nhận cương vị chủ tịch Liên minh châu Âu và tiên đoán sự “hợp tác xuất sắc.”

 

“Tôi đến đây để chào mừng,” vị chính khách đến từ đại bản doanh châu Âu ân cần nói. “Tôi sẽ trở về Brussels với một ấn tượng tuyệt vời.”/.



[1] Dân tộc bản địa và chiếm đa số ở Hungary.

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2372
Ngày đăng: 01.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
WikiLeaks: trị nước bằng pháp luật trong vụ án Mkhail Khodorkovsky chỉ là cái vỏ hào nhoáng. - Hiếu Tân
Dùng thảm họa thiên tai làm đòn bẩy để nắm thêm quyền lực. - Hiếu Tân
Assange quật lại phê phán từ phía Mỹ - Hiếu Tân
Belarus có thể là một nước xa xôi, nhưng chúng ta phải đối mặt với một Mugabe châu Âu - Hiếu Tân
WikiLeaks, theo kiểu Belarus - Hiếu Tân
Belarus của Lukashenko: Chịu chấp nhận một bạo chúa Châu Âu - Hiếu Tân
Cuộc tranh cãi xung quanh Julian Assange sôi sục hơn khi nổi lên những tình tiết mới về vụ cáo buộc tội phạm tình dục - Hiếu Tân
Putin nói trên truyền hình - Hiếu Tân
Đằng sau vụ bắt Assange: vấn đề tội phạm tình dục của Thụy điển - Hiếu Tân
Các vụ án sẽ xác định tương lai của nước Nga với phương Tây. - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)