Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.180
123.221.834
 
“Công lý” Nga
Hiếu Tân

Ariel Cohen, 11/1/2011, The National Interest, Hiếu Tân dịch.

Nguồn: http://nationalinterest.org/commentary/russian-justice-4692

 

Quốc hội mới với đảng Cộng hòa chiếm đa số đang bắt đầu nhiệm vụ của nó với con mắt hằn học nhìn về những gì đang diễn ra ở nước Nga. Mới cách đây một tuần Moscow kết án Mikhail Khodorkovsky về những tội mà hầu hết các chuyên gia luật tin rằng ông không phạm. Cựu Thủ tướng Boris Nemtsov mới vào tù hai tuần nay, vì biểu tình ủng hộ tự do hội họp. Nhưng chính bản án mười bốn năm tù đưa ra chống Mikhail Khodorkovsky mới đặc biệt đáng nói. Nó không phản ánh tội của cựu chủ tịch công ty dầu Yukos của Nga, mà phản ánh sự thù địch của giới cầm quyền Nga. Cho dù các công ty Mỹ có muốn vào kinh doanh ở Nga thì bản phán quyết và vụ bắt giữ ấy cũng không giúp đỡ gì được.

 

Cứ cho là những năm 1990 là những năm của “chủ nghĩa tư bản Tây phương hoang dã” ở Nga, mà Khodorkovsky cùng với nhiều nhà kinh doanh khác đã tham gia vào, nhưng tội” thật sự của ông là cố gắng “giải phóng” công ty của ông và bản thân ông ra khỏi hệ thống tham nhũng và cánh hẩu chính trị đang nuôi béo những kẻ môi giới quyền lực ở Moscow. Bằng cách buộc Yukos hành động một cách minh bạch sau khi cổ phần hóa nó, trong đó có việc đóng thuế, ông cố gắng thúc đẩy công ty của ông - và đất nước ông - chuyển sang cách điều hánh tập thể kiểu phương Tây.

 

Tuy nhiên quan tòa Viktor Danilkin tuyên bố cần “cải tạo [Khodorkovsky] bằng cách cách ly ông ra khỏi xã hội”. Với những lời lẽ như thế, Danilkin vô tình đã kết tội chính cái chế độ chuyên chế, tham nhũng và bất công mà ông phục vụ. Bản phán quyết chứng tỏ rằng chế độ không có khả năng tự sửa đổi và cải cách, bất chấp những lời kêu gọi hùng hồn về cả hai, của vị tổng thống trên danh nghĩa của nó, Dmirti Medvedev.

 

Thủ tướng Vladimir Putin đang đánh giá lại quyền lực của ông ta trong khi nước Nga đối mặt với sự bế tắc về chính trị. Lần này, Putin đã thật sự bảo quan tòa phải xử như thế nào trong chương trình Hỏi và Trả lời trên đài Truyền hình Quốc gia. “Một tên trộm thì phải ngồi trong tù,” Putin nói. Và Khodorkovsky sẽ phải ngồi thêm sáu năm rưỡi nữa. Hai mươi năm sau sự sụp đổ của Liên xô, nước Nga vẫn còn nằm dưới “luật điện thoại” - một chế độ trong đó những án phạt được giật dây từ một cú điện thoại của cấp trên.

 

Sự vô tội của Khodorkovsky là rõ ràng, các chuyên gia luật như các giáo sư Mary Holland và Ethan Burger ở Hoa Kỳ và Bill Bowring ở Anh, cũng như Tamara Morshchakova, cựu chánh án Tòa Hiến pháp Nga, đều nhất trí. Tuyên bố của công tố nhà nước rằng ông đã “ăn cắp” 300 triệu tấn dầu là điều không thể xảy ra về mặt vật lý. Dầu được bơm qua hệ thống đường ống Transneft do nhà nước quản lý, ghi chép và kế toán.

 

Đáng buồn là những vụ án lặp đi lặp lại của Khodorkovsky nhắc nhớ đến vô số những bi kịch do những kẻ thống trị nước Nga và các tòa án ngoan ngoãn vâng lời gây ra. Trong ba thế kỷ nay, nước Nga đã bỏ tù, giết hại, bức tử hoặc đầy ải các nhà phê bình chính trị xã hội, nhà văn, nhà kinh tế, triết gia và nhà thơ kiệt xuất nhất của nó, như Aleksandr Radishchev, Aleksandr Gertzen, Fyodor Dostoyevsky, Nikolai Gumilev, Osip Mandelstam, và ba người được giải Nobel trong thế kỷ hai mươi: Aleksandr Solzhenitsyn, Andrey Sakharov và Joseph Brodsky. Người sáng lập nhà nước Xô viết, Vladimir Lenin, đã trục xuất hai chuyến tàu những nhà trí thức và đưa những người khác đi trại tập trung Solovki, trong khi người kế tục ông, Joseph Stalin đã giết hàng chục nghìn người trong gulag, phá hủy vĩnh viễn toàn bộ các ngành khoa học và nhân văn của nước Nga.

 

Cựu thủ lĩnh chính trị đeo kính Khodorkovsky không phải là nhà triết học cũng không phải nhà thơ. Ông cũng không phải là mối đe dọa về chính trị đối với chế độ hiện thời. Những cuộc điều tra ý kiến cho thấy ông không được nhiều cử tri biết đến, và ông chưa biểu lộ quan tâm gì đến việc kiếm một địa vị trong chính quyền.

 

Vậy lý do thật sự của bản án thứ hai này là gì? Một sự pha trộn giữa mong muốn giữ tài sản của Yukos trong tay những kẻ chiếm đoạt nó mà không bồi thường, và một tín hiệu mạnh cho bất kỳ ai - đặc biệt là những trùm kinh doanh - rằng chớ có thách thức hiện trạng quyền lực, đặc biệt vào trước kỳ bầu cử tổng thống năm 2012.

 

Tuy nhiên nhiều nhà dân chủ Nga cho rằng chưa bao giờ hiện trạng quyền lực mục nát hơn bây giờ. Một báo cáo bị rò rỉ gần đây của Cơ quan Kiểm toán chính phủ Nga tiết lộ 4,5 tỉ $ hối lộ xung quanh việc xây dựng đường ống dẫn dầu xuyên Siberi. Một vụ khác tiết lộ nhiều tỉ đô la gắn với các đơn hàng mua bán của nhà nước, từ những họp đồng Olympics Sochi đến những mua sắm quân sự.

 

Cơ hội cải cách đã bị bỏ lỡ. Cơ hội thay đổi quan hệ Nga-Mỹ cũng vậy. Tổng thống Barrack Obama đã xin cho vụ Khodorkovsky. Bản án khắc nghiệt đưa ra ngay sau khi Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn hiệp ước START mới, dường như là một sự lăng mạ cố ý. Nó cũng xúc phạm Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đã đòi công lý cho Khodorkovsky.

 

Đã có những báo cáo rằng chính quyền Obama có thể xem xét lại tư cách thành viên của Nga trong WTO. Ngoài ra, Quốc Hội cũng đang cân nhắc kêu gọi trừng phạt pháp lý đối với những kẻ dính líu vào cái chết của Sergei Magnitsky. Luật sư người Nga này chết trong khi bị giam giữ sau khi vạch trần những tội ác tập thể và thuế cho phép các quan chức bảo vệ pháp luật Nga bỏ túi 230 triệu $. Yêu cầu nêu tên các quan chức dính dáng đến những sự ngược đãi ghê tởm trong vụ Khodorkovsky, và hạn chế họ vào các nước phương Tây có thể là cách khác để gửi một tín hiệu đến Kremlin. Không có những tín hiệu mạnh từ Washington, việc đòi tự do cho Khodorkovsky bị bỏ rơi và tính mạng của ông sẽ bị nguy hiểm. Và tất cả những điều này sẽ đe dọa sự tiến triển của mối quan hệ đối tác Nga-Mỹ./.

 

Bài liên quan: Trị nước bằng pháp luật trong vụ án Khodorkovsky chỉ là cái vỏ hào nhoáng.

http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=14644&LOAIID=34&LOAIFID=5&TGID=1303

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2278
Ngày đăng: 13.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
20 tác giả dưới 40 tuổi - Hiếu Tân
Khi giá dầu lên, nước Nga đẩy tự do vào tình trạng khó khăn. - Hiếu Tân
Kremlin đã thắng cương Internet như thế nào. - Hiếu Tân
Andrey Zubov - Phi cộng sản hóa chứ không phải là phi Stalin hóa! - Phạm Nguyên Trường
Chứng lý chống WikiLeaks của Hoa Kỳ rất yếu - Hiếu Tân
Tại sao lại xóa từ-n ...? - Hiếu Tân
Kiểm duyệt những từ ‘nhạy cảm ’ của Mark Twain là điều không thể chấp nhận - Hiếu Tân
Cuộc Chơi Của Trí Thức Trên Thế Giới Mở Rộng - Chân Phương
Sự đầu độc từ từ nền dân chủ - Hiếu Tân
Stenio Solinas: Nói rằng Stalin khác Hitler là sai! - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)