Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.189
123.212.628
 
Thi Ca Và Sáng Tác. 4
Khổng Ðức

Khổng Đức Dịch Chương bốn trong quyển L’Intuition créatrice dans l’art et dans la poésie của Jacques Maritain

 

Chương bốn

TRỰC GIÁC SÁNG TẠO và NHẬN THỨC THI TÍNH

 

Nguồn gốc duy nhất của lực lượng tâm linh

 

I.- Trong chương trước tôi đã đề cập đến tinh thần và ý thức hay tiền ý thức tồn tại trong cơ thân chúng ta; đặc biệt là đề cập đến tinh thấn vô thức, và vô thức tự động, hoặc vô thức của Freud, dù rằng cả hai đều có sự liên hệ mật thiết, nhưng tính chất lại khác nhau.Tôi cũng đã nói qua, chính trong tinh thần nửa tối nửa sáng của đêm tối tâm linh mà thơ và sự linh cảm của thơ bắt được nguồn mạch đầu tiên. Tôi đã dựa vào quan điểm của thánh Thomas d’Aquin mà phát sinh cơ cấu tri tính và hoạt động vô thức của tri tính.

 

Lại một lần nữa, dựa theo vài quan điểm triết học của thánh Thomas, mà chúng ta sẽ triển khai cuộc thảo luận về tính trực giác sáng tạo và tính trực giác trong thi ca. Những quan điểm ấy chỉ nhắm thuyết minh sức mạnh của linh hồn, và từ linh hồn đó phát sinh ra hình thức, do từ sức lực của linh hồn mà sự sống, sinh vật, cảm giác, trí năng mới tiến hành vận động. Từ khi linh hồn nhân loại tồn tại, thì sức lực của linh hồn tự nhiên cũng tồn tại. Đương nhiên, nói về trình tự của sự tồn tại, thì trước tiên là xuất hiện lực lượng nuôi dưỡng (đó là giai đoạn manh nha hoạt động đơn độc); sau đó mới đến lực lượng cảm giác, cuối cùng là lực lượng tri tính. Nhưng trong hoạt động linh hồn có một sự trật tự tồn tại, liên quan đến bản chất chứ không phải thời gian – lực lượng của linh hồn dựa vào cái trật tự cội nguồn của nó mà xuất phát. Ở đây, thánh Thomas dạy rằng tùy theo cái trình tự thiên nhiên ưu tiên đó mà phát xuất, lực lượng nào mạnh nhất, hoàn hảo nhất sẽ phát xuất trước, và ông nói tiếp (đó là điểm tôi chú ý nhất) trong hàng ngũ của bản thể ấy, có một thứ lực lượng hay tài năng thông qua một lực lượng làm môi giới hay một công cụ trung gian xuất hiện bản chất của linh hồn. Lực lượng ấy sẽ xuất hiện trước, vì lực lượng nào hoàn hảo nhất  thì đó là nguyên tắc hay là chỗ y cứ của tồn tại (raison d’etre). Vì chúng ta vừa là mục đích, lại vừa là chuẩn tắc năng động của chúng, hoặc là ngọn nguồn hữu hiệu của sự tồn tại. Tri tính không tồn tại vì cảm giác, nhưng như Thomas đã nói: “Cảm giác là một thứ tham dự không hoàn thiện của tri tính”, vì trí lực mà tồn tại. Rồi thì trong nguồn gốc bản chất tuần tự, cảm giác tồn tại nếu có thể nói, thoát thai từ trí tính, theo tri tính mà tồn tại. Nói một cách khác, nó tham dự thông qua trí tính, mà bản chất linh hồn đạt đến sự phát triển.

 

Vì vậy, chúng ta phải nói rằng, tưởng tượng thông qua sự trung gian của tri tính mà sản sinh ra bản chất linh hồn; mà giác quan bên ngoài cũng thông qua tưởng tượng mà sinh ra bản chất của linh hồn; vì tri giác ngoại bộ tồn tại trong con người để phục vụ cho sự tưởng tượng, cũng thông qua tưởng tượng  mà phục vụ cho tri tính

 

2.- Tôi rất dễ xiêu lòng vì biểu đồ. Tôi hi vọng rằng biểu đồ mà tôi đề xuất sau đây, nó trình bày được cái tuần tự xuất hiện, giúp tôi làm sáng tỏ cái trật tự của vấn đề, dù rằng cái vai trò của hội họa trừu tượng cũng không được lý tưởng lắm.

 

Điểm chóp của đồ biểu là bản chất của linh hồn. Hình chóp thứ nhất (tạm gọi như vậy) biểu hiện cho bản chất linh hồn. Đỉnh điểm của hình nón là đại diện cho tri tính, hay lí tính phát xuất từ linh hồn.

 

Phần thứ hai của hình nón đại diện cho sự tưởng tượng - xuất phát từ linh hồn thông qua môi giới trung gian của tri tính. Phần thứ ba đại diện cho cảm giác bên ngoài, thông qua sự tưởng tượng và phát sinh từ linh hồn.

 

Vòng tròn thứ nhất đại biểu cho khái niệm vũ trụ và những quan niệm có thể nói tạm thời, những ngoại hình  khái niệm hóa của lí tính. Đó là thế giới hoạt động của khái niệm lí tính logic và suy luận.

 

Vòng tròn thứ hai đại biểu cho vũ trụ của ý tưởng với những hình thức rõ ràng, hay tạm thời có thể nói là sự tổ hợp ngoại hình của tưởng tượng . Đó là thế giới tưởng tượng thành công do thực tế hoạt động khích động cảm giác bên ngoài và tập trung lại trong hoạt động, và duy trì được sự thống nhất, nói một cách khác, trong quá trình nhận thức, do tưởng tượng quyện nhập vào cảm giác, trong hoạt động hiện hành của con người ở trong trạng thái thức tỉnh, dùng vào mục đích thực dụng.

 

Vòng tròn thứ ba đại diện cho những sự kiện trực giác do cảm giác bên ngoài cung cấp – bản thân nó gần như vô thức, và trở thành nhận thức khi nó thấm nhập vào cơ cấu công cộng của ký ức, tưởng tượng và những cảm giác nội tại khác.

 

Bây giờ, ba cái hình nón đều không phải trống không, mà mỗi hình nón tự đại diện cho một lực lượng sống và sự hoạt động mà nó tượng trưng. Chớ có giới hạn cuộc sống và hoạt động của tri tính hay lí tính bên ngoài cái vòng tròn khái niệm của lí tính. Vì nó thuộc về một thứ năng động lực rất lớn, nó xuất phát từ trung tâm của linh hồn và tự chấm dứt nơi vòng tròn.

 

Hơn nữa không nên giới hạn cuộc sống và hoạt động của trí tưởng tượng bên ngoài sự tổ hợp của vòng tròn.Thực tế nó là một năng động lực to lớn tự phát triển từ cao đến thấp dọc theo chiều sâu thẳm của linh hồn và chỉ chấm dứt ngoài vòng tròn.

 

Về phần cuộc sống và hoạt động của những cảm giác bên ngoài, không mảy may nghi ngờ, nó phát sinh nơi cảm giác cung cấp những dữ liệu cho trực giác - ở đây tâm linh tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nhưng nó phản chiếu lên cao, trong những vùng thẳm sâu của linh hồn, và tất cả cái gì nó tiếp nhận của thế giới bên ngoài, tất cả cái gì nó nắm được trong nhận thức của giác quan, tất cả kho tàng giàu sang quí báu của Ai Cập, đều thâm nhập đến trung tâm sâu xa của linh hồn.

Cuối cùng chúng ta có thể qui định bằng những chấm, cái vùng mà chúng ta gọi là vô thức hay tinh thần tiền ý thức. Những điểm chấm khác là chỉ cho địa hạt vô thức động vật hay là tự động. Cho nên, nó biểu hiện sự kiện của hai miền với cơ thể là khái niệm và quan niệm. Cũng như  những hình ảnh (ý tượng) và cảm tri giác về hình ảnh, người ta có thể chia ra ba trạng thái khác nhau. Nó có thể thuộc về lãnh vực ý thức – tạm thời có thể nói thí dụ như (a), hoặc thuộc về lãnh vực vô thức tự động (b), hoặc thuộc về lãnh vực tinh thần tiền ý thức (c). Đó là yếu điểm sẽ nhắc lại trong các cuộc thảo luận tiếp theo.

 

3.- Đó là đồ biểu. Điều quan trọng đối với chúng ta là sự kiện bắt nguồn cội rể như là tất cả sức mạnh của linh hồn, cội rể ẩn tàng của tinh thần vô thức; và trong tinh thần vô thức có cội nguồn hoạt động như thâm nhập vào tri tính và tưởng  tượng, cũng như những cường lực của dục vọng, ái tình và sự xúc động, cường lực của linh hồn tự bao trùm cái này, cái khác, lãnh vực của cảm giác tồn tại trong lãnh vực tưởng tượng, và lãnh vực tưởng tượng lại tồn tại trong lãnh vực tri tính. Và tất cả lực lượng của linh hồn đều là tri tính nội tại, được kích phát và hoạt động trong ánh sáng phát khởi của tri tính. Và căn cứ theo trật tự và sự đòi hỏi của bản chất, hai lãnh vực đầu tiên tự chuyển động theo dẫn lực và theo cái chí thiện tối cao của lãnh vực tri tính, cũng như sự tưởng tượng và những cảm giác không thể vì vô thức động vật hay tự động tuyệt giao với tri tính. Trong lãnh vực tri tính, tưởng tượng và cảm giác vượt qua sinh hoạt nguyên thủy của chúng, về sau nơi con người chúng được phục hồi và đạt đến trạng thái con người chân chính, trong trạng thái đó, chúng nó dùng phương thức trí lực tham dự, và có thể nói, nó hoạt động thẩm nhập đến trí lực.

 

Nhưng trong tinh thần vô thức, cuộc sống của tri tính không phải hoàn toàn hấp thụ do sự chỉnh đốn và phát sinh của công cụ tri thức thuần lý, là quá trình sản xuất những khái niệm và quan niệm, mà như chúng ta đã phân tích cuối thiên vừa rồi, và nó tự chấm dứt ở lằn mức khái niệm đột xuất của lí tính. Đối với tri tính có một cuộc đời khác, sinh mệnh ấy lợi dụng những cội nguồn khác và có một sinh lực dự trử khác, nó là sự tự do, tôi chỉ sự tự do này là chức năng sinh ra quan niệm và khái niệm trừu tượng, tự do trong việc nhận thức lí tính và những nguyên tắc tư duy logic, tự do trong việc điều tiết những hành vi và chỉ đạo sự sinh hoạt của con người, tự do về những qui luật hiện thực khách quan, thừa nhận sự nhận thức của lí tính suy luận của khoa học. Nhưng các thứ tự do ấy dường như chỉ dành cho một số ít người có đặc quyền, hay những thành phần có nhiều ngang trái, thứ tự do ấy không phải là tự do may rủi, tự do có đời sống tri tính được nhận thức và sản sinh tuân theo sự thân triển nội tại.Và độ lượng kéo theo sự biểu hiện của tinh thần sáng tạo, và nó được hình thành và sống động do trực giác sáng tạo. Tôi cho rằng đó là sự tự do trong đó có bao hàm tri tính, đời sống tưởng tượng, cội nguồn duy nhất của sức mạnh linh hồn, và trong tinh thần vô thức, là cội nguồn của thi ca.

 

Như Platon từng đề cập, sự tự do của thi ca giống như sự tự do của con trẻ, tự do của trò chơi và của mộng mơ. Nhưng trong thực tế, thi ca không có các thứ tự do như Platon nói. Nó là sự tự do của tinh thần sáng tạo. Bởi vì thi ca phát sinh trong chiều sâu của đời sống, nơi mà lực lượng tâm linh hoạt động chung chung, nó bao hàm sự đòi hỏi cơ bản có tính cách hoàn chỉnh hay tổng thể. Thơ không phải là sản phẩm đơn độc của lí tính, hay tưởng tượng, mà là tổng thể của con người, gồm có cảm giác (sens), tưởng tượng (imagination), tri tính, (intellect), tình yêu (amour), dục vọng (desir), bản năng (instinct), máu và tinh thần (sang et esprit) kết hợp lại, và chức trách đầu tiên của nhà thơ là là bắt buộc phải tự ẩn dấu mình bên cạnh trung tâm của tâm linh, chính chỗ ẩn dấu đó là tổng thể tồn tại, đó là cội nguồn của trạng thái sáng tạo.

 

Trực giác trong thi tính

 

4.- Như vậy trong khi bàn về thi ca, chúng ta phải chấp nhận rằng trong tinh thần của tri thức vô thức, trong cội nguồn duy nhất của lực lượng tâm linh, ngoại trừ cái quá trình phát triển, sự nhận thức nhắm vào các khái niệm và quan niệm trừu tượng, còn tồn tại đôi thứ tiền khái niệm hay không phải là khái niệm, mà sự vật vẫn ở trong trạng thái tri thức hoạt động đích xác. Cho nên, sự vật ấy không phải thông qua phương thức khái niệm (như tôi đã nói trong chương trước, đó là một thứ mầm mống khác, nó không cung cấp hình thức gây ấn tượng sâu xa. Cái mầm mống ấy không nhắm vào việc hình thành khái niệm, vì nó đã là một thứ hình thức tri thức hay là động tác hoàn toàn xác định dù rằng nó bị bao trùm trong đêm đen của tinh thần vô thức. Nghĩa là người ta có ở đó một nhận thức bằng động tác, nhưng không được khái niệm hóa.

 

Như thế vấn đề chúng ta cần làm sáng tỏ ở đây có liên quan đến sự nhận thức về hoạt động thi học. Hiển nhiên, thứ nhận thức mà chúng ta thảo luận ở đây, không phải là thứ nhận thức mà trước kia (trong lý luận) thuộc tất cả các lãnh vực văn hóa và kinh nghiệm của con người; nó là điều kiện nhận thức tiên quyết do thi ca và nghệ thuật cung ứng cho những tư liệu bên ngoài, và các thứ tư liệu ngoại bộ này được xâm nhập vào ngọn lửa thiện đức của sự sáng tạo, mà cải tiến sự nhận thức mà chúng ta đang thảo luận là thứ nhận thức nội tại, nó nội tại ở trong thơ và cùng đồng thể chất với thơ, tự nó có đầy đủ bản chất.

 

Mục tiêu thứ nhất mà chúng ta đề xuất ở đây là khái niệm của tinh thần sáng tạo tự do. Nơi người thợ thủ công, tinh thần sáng tạo dường như bị bạn chế hay ràng buộc vào một mục đích đặc biệt, tức đối với nhu cầu riêng biệt ấy tất đầy đủ. Còn đối với thi nhân, thì được tự do sáng tạo, vì nó chỉ nhắm vào sinh sản ra cái đẹp, mà cái đẹp là siêu nhiên (transcendantal), nó bao hàm vô số khả năng thực hiện và khả năng chọn lọc. Tại điểm đó, thi nhân giống như một vị thần, và để phát hiện cái bản chất tối sơ của thơ, không có cái gí so sánh có ý nghĩa hơn với vị thi nhân đầu tiên.

 

Quan niệm sáng tạo của Thượng Đế cũng xuất phát từ sự thật đó: tính sáng tạo đó là không tiếp nhận từ sự vật nào cả, vì sự vật vốn chưa hề có. Quan niệm này không phải do đối tượng nào hình thành, nó là thuần túy mang tính hình thành và tự cấu thành lấy. Và cái điều nó biểu hiện hay diễn tả sự vật trong tính chất sáng tạo không có gì khác, chính là tự thân kẻ sáng tạo với thể chất siêu nhiên đầy ẩn ngữ được dùng các phương thức khuếch trương, truyền bá hay phân phối. Lí trí của Thượng Đế không phải là cái gì khác biệt đâu, mà chỉ là do bản chất tự thân quyết định hay qui định. Thượng Đế chính thông qua sự hoạt động của trí lực nhận thức tức là thể chất và tự ngã tồn tại mới nhận thức được tác phẩm của Ngài. Tác phẩm ấy hiện hữu trong thời gian, và bắt đầu từ thời gian, nhưng cũng trong thời gian hành động sáng tạo tự do lại trở thành vĩnh hằng.

 

Thơ cũng có tình huống rất giống như vậy. Thơ là dấn thân vào tinh thần tự do sáng tạo, và như thế nó bao hàm hoạt động nhận thức không phải do sự vật mà là do bản chất tự thân cấu thành, nó mang tính chất hình thành và tự cấu thành lấy. Như thế rõ ràng thi nhân là một vị thần đáng thương. Nó cũng không tự biết mình.Và quan điểm sáng tạo của họ tùy thuộc một cách đáng buồn, và thế giới ngoại tại tùy thuộc vào vô số các hình thức và vẻ đẹp do con người sáng tạo ra, và tùy thuộc vào khối sự vật mà con người đã sử dụng qua bao thế hệ, cùng với những phù hiệu những mã số trong bộ lạc, được chuyển qua thành ngôn ngữ. Nhưng dù tất cả là như vậy, thi nhân vẫn noi theo thuộc vào những yếu tố ngoại tại lạ lẫm mà biểu hiện tính chất tự thân trong sự sáng tạo.

 

Do đó chúng ta có thể thấy tính chủ quan của thi nhân đối với thơ rất quan trọng. Cái điều tôi nói đó không liên quan gì đến giòng tình cảm nông cạn không ngừng trào tuôn của những độc giả đa sầu, đa cảm, chính thông qua thứ tình cảm ấy mà thi nhân các thời đại đem cống hiến cho tình nhân, và những ca khúc điên cuồng đến chúng ta. Tôi nghĩ đến tính chủ quan đầy ý nghĩa thâm sâu của bản thể, tức là toàn thể thực chất của con người, tự thân hướng về vũ trụ. Tinh thần của tâm linh khiến cho tính chủ quan có thể thông qua hành đông nội tại của chính mình hàm chứa tự thân, nơi trung tâm của tất cả chủ thể mà nó nhận thức như là khách thể, dù nó tự hiểu như là chủ thể. Đúng như sáng tạo của thần linh, dùng sự nhận thức của Thượng Đế có bản chất tự thân, kể như là điều kiện tiên quyết, trong sáng tạo thi ca, yêu cầu ban sơ là thi nhân phải nắm vững tính chủ quan của mình. Mục đích của thi nhân không phải là để tự biết mình, nó cũng không phải là lãnh tụ của một giáo phái. Mục đích đặc biệt của chủ nghĩa thần bí thiên nhiên, là thông qua cái hư không mà đạt được kinh nghiệm trực giác tự ngã hiện hữu, cái Atman, trong cái hiện thực hoàn toàn thuần túy. Nhưng mục đích của thơ không phải là điều đó. Cái nhu cầu chủ yếu của thi nhân là sáng tạo; nhưng nhà thơ không thể nào sáng tạo được, nếu không vượt qua ngưỡng cửa nhận thức chủ quan của mình, dù rằng thứ nhận thức ấy rất mơ hồ. Bởi vì thi ca với bản chất là sáng tạo, trước hết nó phải là hoạt động tri thức. Thơ là ban cho sự vật hình thể chứ không phải là do sự vật hình thành. Nếu thi nhân không tạo nên bản chất và sự hiện hữu, thì sự hoạt động nhận thức nào mới có thể diễn tả và trình hiện thành tác phẩm tốt. Chính vì vậy, mà tác phẩm hội họa, điêu khắc,âm nhạc hay cả thi ca, càng bộc lộ tính chủ quan của tác giả.

 

5.-Nhưng thể chất của con người tự nó cũng rất mơ hồ. Con  người không nhận thức được tâm linh của mình, trừ trường hợp tâm linh xuất hiện hoặc nhiều hoặc ít sáng tỏ ý thức, phản tỉnh sáng tỏ, mà chụp bắt được thoáng qua trong hiện tượng phức tạp; nhưng hiện tượng phức tạp đó chỉ làm gia tăng sự bí ẩn, làm cho người càng lú lẩn đối với bản chất tự ngã của mình. Con người không nhận thức được chủ thể của mình. Nếu nó có nhận thức được, thì đó cũng là thứ vô hình, nó chỉ có cảm giác như một đêm tối bao trùm ím ắng.Tôi cho rằng, nhà văn Mỹ là Melville đã hiểu được điểm đó, khi ông nói rằng: “Không ai có thể cảm được bản thể chính xác của mình, nếu không nhắm mắt lại suy tư, phảng phất như bóng tối kia chính là yếu tố đặc hữu của thể chất chúng ta.”. Cái chủ thể tính với tính cách chủ thể không thể khái niệm hóa được: vì nó là một vực thẳm bất khả tri. Như thế nó làm sao có thể hiện rõ ra cho thi nhân.

 

Thi nhân không tự nhận thức rõ ràng được tự thân của mình. Bởi vì con người chỉ tự ý thức được tự thân qua sự phản ánh của sự nhận thức thế giới đồ vật, nếu nó không bị cái thế giới sự vật đó xâm nhập tự thân tràn đầy và biến mình thành không hư, thi nhân chỉ tự nhận thức với điều kiện rằng sự vật phát sinh phản hưởng trong tâm tư, và cũng tự nó duy nhất tỉnh ngộ trong một sát na. Nói các khác, sự đòi hỏi đầu tiên trong thi ca, là thi nhân  đối với chủ thể tự thân nhận thức mù mờ, nhưng không tách rời với sự đòi hỏi khác, là đối với thế giới thực tại và khách quan vừa nội tại, vừa ngoại tại phải nắm vững. Đối với việc nắm vững thế giới thực tại khách quan, thi nhân không phải thông qua khái niệm và nhận thức theo khái niệm hóa, mà bằng sự nhận thức mù mờ, mà tôi sẽ mô tả sau đây như là sự nhận thức kết hợp với tình cảm.

 

Đây là những điểm khốn khổ của nhà thơ. Nếu nó nghe được những ngôn ngữ bí ẩn từ sự vật phát ra một cách ấp úng; nếu nó lãnh hội được cái thực tại từ tồn tại, những thông tin và những văn tự mật mã hóa; nếu nó chụp bắt được trong nhân gian, trong trời đất những sự vật nhiều hơn so với mộng tưởng triết học của chúng ta; như thế không phải là nó nhận thức tất cả điều đó với ý nghĩa bình thường của ngôn từ mà chính là nó tiếp nhận tất cả những cái đó trong sự ẩn ước sâu xa của sự nhận thức ôm đồm. Đối với tất cả sự vật mà nó phân biệt và dự đoán không phải là không liên quan đến các sự vật khác với tự thân của nó; nhưng trái lại, là cùng với tình tự của sự vật không thể tách rời, và thực mà nói, những sự vật ấy cùng với tự thân của nó dung hóa thành đồng nhất.

 

Trực giác sáng tạo là một hiện tượng trong nhận thức thông qua sự kết hợp hay sự đồng nhất tính, phát sinh từ trong tinh thần vô thức, và nó trở thành hoa trái trong tác phẩm, đối với tự ngã của nó và sự vật cầm nắm một cách ẩn ước. Như vậy, cái mầm mống mà tôi vừa nói ở trên, nó là tinh thần cuộc sống  tự do của tri thức hàm chứa trong đêm dài, từ đầu nó hướng về sự triển hiện – không phải là thứ siêu nhân hay là con người tài năng, mà là những người theo chủ nghĩa siêu thực tín nhiệm, biểu hiện một thứ thấp hèn. Thật ra trong mầm mống ấy có hàm chứa một tản mây sáng láng của trực giác đột nhiên phát sinh, trong đó có liên quan đến tự ngã của thi nhân, và một thứ tia sáng đặc biệt của thực tại trong thế giới sáng tạo của Thượng Đế. Tuy nhiên, cái tia sáng phát xuất thành cá tính khó quên, nhưng nó cũng sản sinh những hàm nghĩa, và khả năng ám thị lực cọng minh vô hạn.

 

Qua một hạt cát thấy cả thế giới

Qua một bông hoa thấy cả trời xanh.

 

Đó là đáp án đem lại do sự phân tích triết học về vấn đề đặt ra cho sự nghiên cứu chúng ta, thuần miêu tả hay đạo luận trong chương đầu của sách này. Chúng ta nhận thấy rằng, nghệ thuật đông phương chỉ chú trọng hướng về sự vật, nhưng họ lại cùng với sự vật (nói về trình độ, họ lại thành công trong sự triển hiện sự vật). triển hiện một cách mù mờ; nghệ thuật gia sáng tạo theo tính chủ quan. Ngược lại nghệ thuật tây phương chú ý phát huy cái tự ngã của nghệ thuật gia, có thể nó cùng với tự ngã (nói về trình độ, họ rất thành công trong việc triển hiện tự ngã), và cùng lúc triển hiện sự vật mù mờ, lại bao hàm ý nghĩa áo bí của sự biểu hiện thực tại.

 

Và chúng ta có thể đi đến kết luận: cội nguồn của hành động sáng tạo là phải trải qua một quá trình phát triển tri thức đặc biệt, một sự thể nghiệm hay nhận thức không có song song đối xứng với logic lí trí, và thông qua nhận thức ấy, sự vật và tự ngã đều cùng được thấu hiểu một cách khó lí giải.

 

Bây giờ, do sự sử dụng ý thức tự ngã mà đề cao được tính phản tỉnh phát triển trong nghệ thuật và trong thi ca hiện đại, nó khiến cho thi nhân tán đồng ý kiến của Pierre Reverdy:“giá trị của một tác phẩm là do sự đụng chạm kịch liệt của thi nhân với số phận ông ta”. Nhiệm vụ của chúng ta là bằng vào phương diện triết học mà lý giải quá trình nội tỉnh tại sao phát sinh  và phát sinh như thế nào: trực tiếp điều nghiên cái công năng của tri thức nội tại trong tiền khái niệm đời sống, khiến chúng ta nhận thức được trực giác thi tính và việc nhận thức thi tính đều là một trong những sự biểu hiện cơ bản của tinh thần tính chất con người, và cùng là sự đòi hỏi sơ khởi của tinh thần sáng tạo thấm đẩm trong tình cảm và tưởng tượng.

 

Nhận thức bản chất thi tính.

 

6.- Tôi vừa sử dụng từ “nhận thức thông qua đồng nhất tính”(connaissance par connaturalité), nó có liên hệ đến nền tảng khác biệt của thánh Thomas d’Aquin, theo đó thì có hai phương thức để phán đoán, nó thuộc về phương diện thiện trong đạo đức, thí dụ như tính cương nghị. Một phương diện, trong tinh thần chúng ta có thể có môn học đạo đức học, tức ta có cái khái niệm Thiện và nhận thức về lí trí; sự nhận thức ấy của chúng ta phát sinh một thứ tri thức thuần túy  chân thực.

 

Nếu có người bắt chợt hỏi ta cương nghị là gì? Chúng ta chỉ việc tra duyệt và khảo sát lại những đối tượng hiểu biết trong khái niệm của chúng ta là có thể giải đáp chính xác. Một nhà triết học đạo đức có thể không phải là ngừơi đức độ tốt, nhưng có khả năng  biết rõ về tính Thiện.

 

Một phương diện khác nữa là chúng ta có thể thông qua ý chí và dục vọng mạnh mẽ của bản thân mà biết được tính thiện, khiến cho nó trở thành cụ thể hóa ngay trong ta, cùng đồng nhất hóa ngay trong đời sống hiện hữu của ta, Nếu có người bắt chợt hỏi về sự cương nghị, chúng ta sẽ trả lời tức khắc, không phải thông qua khoa học mà là thông qua tính thiên hướng , thông qua sự tra duyệt và khảo sát con người của chúng ta, thông qua đặc tính yêu thích,và thiên hướng hiện hữu của chúng ta. Một người có thể không  hiểu biết gì về triết học đạo đức, vẫn có thể biết được tất cả tính thiện (biết sâu sắc là khác) qua tính đồng nhất.

 

Trong nhận thức thông qua sự kết hợp hay tính thiên hướng, tính đồng nhất hay đồng chất tính, tri thức không đơn độc thành tác dụng, mà là do tình cảm thiên hướng và ý hướng của ý chí cùng tác dụng với tư cách hướng dẫn và định hình. Đó không phải là một thứ nhận thức bằng lí trí, mà là thông qua bằng khái niệm, suy luận logic và vận dụng  nhận thức lí trí. Mặc dù sự nhận thức ấy rất là mơ hồ hoặc không sao có thể lý giải được, nhưng nó vẫn là thứ nhận thức thực tại chính xác. Thánh Thomas dùng phương thức ấy giải thích sự khác biệt, một là sự nhận thức thực tại thần linh thông qua thuyết thần học, và một là sự nhận thức thực tại thần linh thông qua kinh nghiệm thần bí. Vì theo ông, tinh thần con người thông qua thiên hướng và đặc tính đồng nhất mà nhận thức được sự thần bí của sự vật; không những do nó từng nhận thức sự vật, mà như Pseudo-Denys nói, thì còn do chúng nó bị ma xát.

 

Sự nhận thức thông qua đồng nhất tính, có một tác dụng lớn trong cuộc sống con người. Triết học hiện đại hầu như đã liệng nó vào sự lãng quên, nhưng  những học giả xưa lại đối với nó vô cùng cảm hứng và thích thú, dựa vào đó mà thiết lập ra các thuyết trầm tư thiên phú. Tôi cho rằng, chúng ta cần phải nhận thức tính chất đạo đức thực dụng, và kinh nghiệm thần bí thiên nhiên hay siêu nhiên – trong địa hạt nghệ thuật và trong thi ca, phục hồi các thứ nhận thức ấy, thừa nhận tác dụng cơ bản và tính trọng yếu. Theo tôi, nhận thức thi tính là một thứ nhận thức đặc biệt do thiên hướng, chúng ta có thể nói, đó là một thứ nhận thức biểu hiện tình cảm và đồng nhất tính. Thứ biểu hiện đồng nhất tính tình cảm ấy có liên quan đến tinh thần sáng tạo, nó tự bộc lộ khuynh hướng của nó trong tác phẩm. Cho nên trong nhận thức như vậy, các đối tượng được sáng tạo như thi ca, hội họa, âm nhạc giao hưởng, trong sự tồn tại tự thân của nó được coi như là một vũ trụ riêng nó, tác dụng nhận thức ấy xuất phát từ nhận thức bình thường thông qua  những khái niệm và những phán đoán, Do đó, sự nhận thức thi tính chỉ có trong tác phẩm mới có thể biểu hiện đầy đủ. Sự nhận thức thi tính phát sinh một cách vô thức hay tiền ý thức từ trong tinh thần của thi nhân, về sau có một thứ hầu như không đến được, mà là một cách thức như cưỡng chế, và không thể chống lại được xuất hiện trong ý thức thông qua một cú sốc tình cảm và tri thức, hay thông qua một thứ kiến thức kinh nghiệm không đoán trước được, thứ kiến thức ấy nó báo cho sự hiện hữu tự thân, nhưng không biểu hiện rõ

 

7.-Thứ nhận thức phát sinh tình cảm thông qua sự đồng nhất tính. Vì thế cho nên, trong cái nhìn đầu tiên, người ta tin, mà thường thi nhân cũng tin rằng, họ như là nhân vật Ahab của Moby Dick (nhà văn Mỹ) miêu tả:” Đó là điều suy tư, nếu Ahab có thời gian suy nghĩ đến; khốn nổi Ahab không bao giờ nghĩ tới, nó chỉ cảm xúc,cảm xúc, vẫn là cảm xúc, mạo hiểm nghĩ đến, chỉ đủ làm bối rối những kẻ sắp chết mà thôi. Quyền lực ấy chỉ có Thượng Đế mới có được đặc ân đó. Nhưng cách suy nghĩ ấy của con người là sai rồi. Thi nhân cũng nghĩ như vậy. Nhân thức thi tính phát sinh từ lí trí với danh nghĩa là tri tính, chính xác, và tiếp thu từ bản chất, dù nó dựa vào cảm giác, cũng không thể là dụng cụ môi giới, việc này tôi sẽ giảng giải sau. Tôi đang muốn giải thích một lý thuyết chắc không phải là thứ thuần tình cảm, hay là một học thuyết thi ca của chủ nghĩa đau thương. Trước tiên, tôi đề cập đến một thứ nhận thức chính xác, thứ nhận thức ấy không phải là tình cảm, nhưng trong nhận thức ấy lí trí lại biết trong thứ nhận thức ấy, cũng như trong tất cả những nhận thức khác. Tiếp theo tình cảm mà tôi nói đến không có chút gì giống với tình cảm tươi sống thô lổ và thuần chủ quan, mà tôi đã nói đến trong chương đầu, nó không dính dáng gì đến nghệ thuật. Nó không phải là thứ tình cảm mà thi nhân miêu tả hay biểu lộ trong thi ca; mà là một thứ chế tác trong tác phẩm như là một thứ chất liệu, hay là một thứ tình cảm như tài liệu sống phục vụ cho đề tài, cũng không phải là một sự khích động của thi nhân khiến cho độc giả đọc thơ cảm thấy “lạnh xương sống”; Nó là thứ tình cảm hình thức (émotion forme); nhưng lại thành nhất thể với trực giác sáng tạo, nó cung cấp hình thức cho thơ, nó giống như một thứ ý niệm, mang tính ý hướng, hay là nó bao hàm ý nghĩa nhiều hơn tự thân nó.Tôi dùng từ ý hướng tính (intentionnel) theo ý nghĩa của thánh Thomas; về sau lại được Bentano và Husserl dùng trong triết học đương đại. Ý hướng ấy chỉ cho khuynh hướng  tồn tại thuần túy, thông qua nó là một sự vật, thí dụ như một đối tượng đã biết đang hiện diện, một thứ phi vật chất, hay là dụng cụ siêu chủ quan, siêu việt như một ý niệm, với tính cách nó xác định là hành vi nhận thức, nó là khuynh hướng phi vật chất, hoặc là ý hướng mang tính khách quan.

 

Tình cảm làm thế nào để nâng cao đến mức của tri tính và  còn có thể nắm được vị thế của khái niệm, trở thành tri tính có tác dụng quyết định, vì trong hiện thực nó bị coi như là vật dụng cụ hay môi giới. Đây là một vấn đề khó khăn, như tất cả các vấn đề cùng loại tương tợ, liên quan đến việc áp dụng các ý niệm phổ quát của nhận thức, trong đó phát huy tác dụng khác nhau của các lãnh vực đặc biệt. Tôi cho rằng đối với tất cả tình huống nói rằng linh hồn bị các sự vật làm tổn thương, không bằng nói rằng nó nhận thức được chúng nó, thông qua chủ quan tính cọng minh thể nghiệm chúng nó. Và nói rằng nhận thức theo chủ nghĩa thần bí thì chúng ta có được một thứ kiến giải vĩ đại của Thánh Thomas phát triển – tình yêu thương hướng về ý hướng khách quan của lãnh vực tiến triển. Tôi nói rằng trong nhận thức thi tính tình cảm mang lấy linh hồn được thực tại thể nghiệm – thông qua hạt cát nhỏ phản ánh cả thế giới – thâm nhập vào chiều sâu chủ quan và tinh thần vô thức của tri tính.Vì nơi thi nhân khác biệt với tha nhân,(nhất là đối với những người bị gắn chặt trong guồng máy văn minh) linh hồn đối với tự thân càng thêm hữu dụng, nó vẫn bảo tồn được sự trừ bị của tinh thần, nó không bị sự hoạt động ngoại tại và năng khiếu chăm chỉ lao động  nuốt trửng. Và cái thứ tinh thần trừ bị sâu xa ấy chưa bị vận dụng, hiện tượng chưa vận dụng ấy như một giấc ngủ của linh hồn; nhưng khi nó ở vào trạng thái tinh thần, thì tinh thần tự thân cũng như đối với tất cả những gì hàm chứa trong nó đều trở về với thực tế. Linh hồn ngủ, nhưng cái tâm của nó lại thức, nên hãy để cho nó ngủ.

 

Giờ chúng ta hãy giả thiết rằng trong giấc ngủ mê say, đột ngột có một tình cảm xâm nhập vào (không kể nó là thứ tình cảm như thế nào, và từ đâu tới). một mặt nó dàn trải khắp cả linh hồn, thấm nhập hết cả linh hồn, và xuyên qua cách thức ấy linh hồn thành như đồng nhất với sự vật; và một mặt khác, tình cảm rơi vào trong nguồn suối sống động, tiếp nhận  sinh lực của tri tính. Tôi cho rằng đó là chủ quan tính, dưới áp lực tri tính thắp luồng ánh sáng  tản phát của phát khởi tri tính (l’intellect illuminateur) tiềm tàng hướng về kho tâm linh đầy kinh nghiệm và hồi ức, hướng về thế giới ý tưởng lưu động, kỷ niệm, liên tưởng, cảm giác và dục vọng, tình cảm đang rung lên vì khích động. Đúng như tôi đã nói qua, điều đó đủ khiến tình cảm dùng các phương thức xu hướng  hay khuynh hướng của toàn thể linh hồn trong cách thức xác định, tiếp thu các hoạt lực và sức sanh sản của tinh thần chưa xác định, nơi đó nó xâm nhập với ánh sáng của những phát khởi tri tính, nhân đó tất cả vẫn là tình cảm nhưng đồng thời lại chuyển biến thành sự vật, trong các phương diện mà nói, nó cùng với tình cảm xâm nhập vào linh hồn thành một công cụ của tri tính, theo tính nội hàm và chơi vai trò trong quá trình nhận thức sự tương tợ giữa thực tại và chủ thể xác định tính nội tại không phải  khái niệm của tri tính trong hoạt động tiền ý thức, chính do sự thật như thế, nên tình cảm biến thành trạng thái ý hướng khách quan, nó thành tinh thần hóa, thành ý tượng tính, tức là nó trở thành trạng thái phi vật chất, thành một thứ sự vật tự thân truyền đạt ở bên ngoài. Tình cảm thành một thứ tri tính, một phương tiện có tác dụng quyết định hoặc là một công cụ truyền đạt tư tưởng tình cảm.Thông qua thứ công cụ ấy, một số sự vật được nhận thức một cách mơ hồ, khiến cho tình cảm của linh hồn sinh ra một ấn tượng sâu sắc với sự vật; và trong sự vật bị bao hàm cùng với chúng không thấy được sự vật có mối liên hệ thâm trầm, cùng với linh hồn không thể nhất trí biểu đạt hay là sự vật liên tiếp đả động đến linh hồn, để hồi hướng trở lại với linh hồn. Bản chất trực giác thi tính vốn là một thứ ánh sáng lóe lên trong tri tính, và là một thứ tình cảm tinh thần phát sinh từ  tinh thần vô thức. Như tôi nói vế ý nghĩa trực giác thi tính là một thứ độc quyền của linh hồn. Tại linh hồn sự hoạt động của giấc mơ và sự nội tĩnh rất tự nhiên và khoáng đạt, khi mà biên giới tinh thần của con người chưa bị cuộc sống thương nghiệp xâm chiếm.Về một ý nghĩa khác, nó (trực giác thi tính) xuất phát từ tư tưởng của con  người, là một trí năng rất tự nhiên, cho nên chúng ta có thể nói rằng , tất cả mọi người đều có khả năng tiềm tàng trực giác thi tính, chỉ vì chúng ta không biết đến mà hóa ra có nhiều người áp chế nó hay vô tình giết chết nó. Do đó mà họ sinh ra bản năng bất mãn đối với thi nhân.

 

Bản thân trực giác thi tính sinh ra trong sự vận động thiên nhiên và sự tự phát tuyệt vời của linh hồn, nó tự tìm kiếm bằng cách giao lưu với những sự vật có tinh thần đầy đủ ý nghĩa và sự kích thích tình cảm tự thân. Và đôi khi ở vào năm tháng thành thục sau khi tinh thần được bồi dưỡng đầy đủ kinh nghiệm và thể nghiệm nhiều đau khổ, và tự thân nó lại quay về, nó như cảm thấy thích thú trong giấc ngủ sáng tạo, và trực giác thi tính như  thức tỉnh- giấc ngủ cũng hiện hữu, và một cách thế nào đó nó như thứ quả chua xanh tươi hay như một đứa trẻ thơ, một con  người của thời nguyên thủy (thiên địa mới tinh khôi- nói như Hàn Mặc Tử). Sự nhận thức thi tính đối với tinh thần con người cũng rất tự nhiên như con chim bay về tổ của nó, và đó chính là thế giới tinh thần, con đường bay về với sào huyệt thần bí của linh hồn. Vì nội dung trực giác thi tính là bao hàm thực tại của sự vật trong thế giới, và chủ quan tính của thi nhân, cả hai thứ được truyền đạt một cách kín đáo, xuyên qua một thứ ý hướng của tinh thần hay tình cảm. Linh hồn được biết qua kinh nghiệm của thế giới, và thế giới cũng được biết qua kinh nghiệm của linh hồn, đó là sự nhận thức thông qua tự thân không hề nhận thức. Thật vậy, một sự nhận thức không phải để nhận thức, mà chính là để sáng tạo, đó là ý hướng sáng tạo tính.

 

Rimbaud từng nói:”tôi là một kẻ khác”,Trong trực giác thi tính, thực tại khách quan và chủ thể tính, toàn bộ thế giới vật chất và linh hồn cùng tồn tại không thể phân chia. Trong thời khắc đó, ý nghĩa và cảm giác bị đưa về trong tim, hoạt lực và tinh thần và tình cảm đưa về trực giác. Thông qua hoạt động của tri tính, tuy không phải là khái niệm hóa, tất cả lực lượng của linh hồn đều bắt nguồn từ hoạt động này; tất cả sự vật đều phát sinh từ trực giác sáng tạo nguyên sơ từ trong linh hồn của thi nhân, và sự va chạm mạnh của tình cảm.

 

Sự tiếp xúc trực tiếp với trực giác, tất cả những tác phẩm nghệ thuật chân chính có tinh thần sâu sắc cùng với ý là thông điệp nhắm truyền đạt như hội họa, điêu khắc, hay kiến trúc, âm nhạc, đều mang lại cho chúng ta một chứng cứ tương tự như vừa nêu.

 

Tính cách  nhận thức trực giác thi tính

 

8.- Tôi muốn đưa thêm mấy điểm ý kiến để làm sáng tỏ những hàm nghĩa chủ yếu trong khái niệm trực giác thi tính. Mà theo tôi, từ quan điểm đó, trước tiên chúng ta phải phân biệt trong trực giác thi tính, cái gì là sáng tạo, và cái gì là nhận thức; hoặc người ta có thể coi nó như trong sáng tạo tính, có liên quan đến việc sản xuất ra tác phẩm, họặc trong nhận thức có liên quan đến những gì đó nó cầm nắm được.

 

Như thế chúng ta có thể coi cái trực giác thi tính đầu tiên như là sự nhận thức. Đúng như chúng ta từng thấy, sự nhận thức sự vật thực tại và sự nhận thức chủ quan của thi nhân là trực giác thi tính. Như thế có thể nào coi điều chúng ta vừa nói “ thực tại của sự vật” là chính xác không? Hay nói một cách khác, “khách thể của thi tính trực giác là gì? Nhưng từ khách thể là một từ hàm hồ, vì trong khái niệm sự vật nó đã được khách quan hóa rồi. Dĩ nhiên trong thi tính trực giác không có khái niệm, cũng không có khách quan hóa. Vậy chúng ta có thể hỏi: làm thế nào thi tính trực giác có thể cầm nắm dược sự vật?

 

Đáp án là sự bao hàm, trong sự tư duy trước, liên quan đến việc nhận thức thi tính; trực giác thi tính không nhắm về bản chất, vì bản chất là phải thông qua khái niệm, tức là một thứ quan niệm, mà bản chất đã tách ra khỏi thực tại cụ thể, và bị thẩm xét theo suy luận, nó thành ra đối tượng (khách thể) của nhận thức, chứ không còn là sự cầm nắm sự vật theo thi tính trực giác. Thi tính trực giác hướng về sự hiện hữu cụ thể, với tính cách cố hữu là linh hồn bị một dữ kiện tình cảm đâm xuyên qua, nghĩa là nó luôn luôn hướng về một hiện hữu đặc biệt, một thực tại cá biệt cụ thể và phức tạp. Vật phức tạp ấy được chụp bắt, đột nhiên của chủ trương tự ngã và trong cái cá thể tổng hợp của thời gian. Động tác này phát xuất trong một sát na, nơi bàn tay thân yêu, nó chỉ tồn tại trong giây lát rồi vĩnh viễn biến mất, và chỉ còn duy trì trong ký ức của các bậc thiên thần, vượt qua thời gian.  Trực giác thi tính chụp bắt lấy nó, trong sự nỗ lực yếu đuối của thời gian ghi giữ. Nhưng nó không dừng lại trong sự tồn tại đặc định, mà nó vượt qua, nó đến cõi vô tận. Chính vì thi tính trực giác không có khái niệm khách thể, mà nó có khuynh hướng hướng về vô tận, nó hướng về tất cả thực tại, cái thực tại vĩnh hằng dấn thân trong tất cả sự hiện hữu đặc biệt, nó thực hiện đặc tính áo bí của vật thể bao hàm trong tình trạng đồng nhất, và trrong mối liên hệ đặc biệt với những vật khác, hay nó thực hiện nhựng thực tại khác; tất cả những trạng thái hay thành quả của vật thể tản mác trong toàn thế giới. Nó không có cái gì để thiết lập mối liên hệ lý tưởng với cái hiện hữu đặc biệt ấy, với nó liên hệ tư tưởng ngay với sự hồi hướng mà nó nắm được trong tinh thần chủ thể thức tỉnh và thống nhất với nó. Theo tôi nghĩ, đó là sự cầm nắm sự vật của thi tính trực giác, trong chủ thể của thi nhân vang dội một thứ tồn tại đơn nhất bao gồm  một thứ tồn tại có sự hồi hướng của tất cả thực tại, thông qua với hình thức một thứ phù hiệu biểu hiện. Như thế, đúng như Aristote từng nói là thi ca mang tính chân lý hơn là lịch sử. Nhưng dĩ nhiên  đó không phải là phương thức nhận thức, hay là nói theo dạng thức, vì phương thức ấy hoàn toàn liên quan đến sự tồn tại, sự vật hiểu được  coi như không phải do cầm nắm được mà thành khái niệm hóa. Nhưng sự cầm nắm ấy, không phải là ngẫu nhiên, không phải là sự kiện thuần túy của sự tồn tại, mà chính là do sự khai phóng vô cùng phong phú của sự vật tồn tại, và coi đó như là một thứ phù hiệu. Vì trực giác thi tính làm cho sự vật tự nó cầm nắm được trở thành tinh khiết và sống động, cư trú ở một chân trời kiến thức mênh mông. Sự vật với tính cách là tri thức thi tính nắm được thành tràn đầy ý nghĩa.

 

Sự vật không phải chỉ có ý nghĩa là gì, mà còn luôn luôn không dừng lại ở sự tự thân siêu việt, mà còn cung cấp nhiều hơn những ý nghĩa phong phú tự thân nó sở hữu, vì nó hấp thu được nhiều phương thức hoạt động của giòng luân lưu đệ nhất nguyên nhân. Tự thân nó trở thành ưu tú hay bại liệt, vì hữu thể nó vô cùng phong phú, hay vì cái hư vô lôi kéo nó đi vào cõi hư vô. Chính vì thế sự vật dùng nhiều phương thức, thông qua vô số hành vi và tiếp xúc mà có sự hổ tương giao lưu của tình cảm và phân liệt. Tôi cho rằng trong giòng trôi chảy của tinh thần tồn tại  có một thứ hổ tương giao lưu bắt nguồn từ tồn tại, có thể nói rằng trong sự vật nó là nguồn sáng tạo áo bí, có lẽ cuối cùng là chỗ tự ngã của thi nhân thu hoạch được trong đêm tối, thể nghiệm và nắm được sự vật, hay nhận thức mà coi như không nhận thức.

 

9.- Bây giờ chúng ta hãy bàn qua chức năng nhận thức của trực giác thi tính. Cái gọi là thi tính, trực giác là chỉ vào sự cảm nhận trực tiếp của chủ thể thi nhân hiển hiện trong tăm tối kín đáo. Đối với vấn đề đó không cần thiết phải nhấn mạnh ở đây. Trực giác thi tính quá rõ ràng và tràn đầy trong tính chủ quan của thi nhân cầm nắm. Sự vật, vì sự cầm nắm và tính chủ quan vẫn là thứ kinh nghiệm được nhận thức trong mơ hồ, và sự cầm nắm sự vật chỉ là cầm nắm thông qua sự hồi hướng tình cảm kết hợp với chủ quan tính. Hơn nữa như chúng ta thấy, chính là tính chủ quan của thi nhân và biểu đạt tinh thần sáng tạo trong tác phẩm; đối với sự cầm nắm sự vật cùng với tính chủ quan triệt để thức tỉnh cùng phát sinh. Chúng ta cũng có thể nói rằng, cái yếu tố quan trọng nhất trong việc đạt đến trực giác thi tính là kinh nghiệm của sự vật trong thế giới; vì đối với linh hồn con người mà nói, nó là sự nhận thức tự thân rất tự nhiên trước sự nhận thức sự vật; nhưng  điều quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm của tự ngã – vì chính trong sự triệt để thức tỉnh của tự thân chủ quan tính, với cuộc sống tự do của tri tính trong đêm tối mù mờ, mà tình cảm mới tạo thành ý hướng tính và trực giác tính, nói một các khác, đó là công cụ quyết định của nhận thức tính .

 

10.- Cuối cùng hãy luận bàn về tác phẩm; nó cũng ở trong sự kết hợp không thể chia cắt – mà như là trực giác thi tính sanh ra như vậy –vừa triển hiện cái tính chủ quan của thi nhân, và là thực tại triển hiện nhận thức thi tính mà cảm tri được nó.

 

Không kể là một bức họa hay một bài thơ, tác phẩm ấy là một thứ khách thể, chính tự nó mà thi tính trực giác đạt đến khách quan hóa. Tác phẩm cần phải  luôn luôn duy trì sự nhất trí và giá trị cái khách thể tính của nó. Nhưng cùng lúc nó là một thứ phù hiệu - vừa là  phù hiệu trực tiếp cảm tri đầy áo bí trong sự vật, cái chân lý của thiên nhiên hay mạo hiểm lấy được trong vũ trụ mênh mông không sao không sao phủ nhận được; và là một thứ phù hiệu quay về  của vũ trụ chủ quan của thi nhân, cái bản chất tự ngã trình hiện trong u tối. Và giống  như thi tính trực giác chụp bắt được sự vật tràn đầy ý nghĩa, giống như sự tồn tại đầy phù hiệu cũng như tác phẩm  tự nó đầy ý nghĩa, và tự thân nó đầy sự phong phú ý nghĩa, hạ bút là tác phẩm có thể truyền đạt tâm linh vạn vật trên khuôn mặt con người .

 

Chì một khuôn mặt

Đáp ứng  tất cả danh nghĩa vạn vật trong  nhân gian.

 

Tác phẩm trình hiện dưới mắt chúng ta, cùng lúc với tự thân của nó, tự thân những sự vật khác, nói chung là vô số sự vật đã phản ánh tương tợ trong tầm mắt.Thông qua sự khoa trương của thi ca, và lực lượng của phù hiệu, Béatrice đã khiến cho người yêu của Dante trở thành phát quang. Cùng lúc Sophie Von Kuln đã khiến vị hôn thê của Novalis chết đi, thành tiếng gọi của Thượng Đế đầy hấp dẫn lôi kéo.

 

Như thế chính thi ca chụp bắt ý nghĩa thần bí của sự vật, và  ý nghĩa còn thần bí hơn nữa khi nó bao trùm tất cả những gì của chủ quan tính mờ tối triển hiện, ngỏ hầu mang tất cả sự vật dồn nhập thành hình thể vật chất, Và tất cà ý nghĩa sự vật cảm tri được với ý nghĩa hợp nhất đầy sức sống và thâm trầm – kết hợp thành ý nghĩa đặc biệt phức hợp và chỉnh tề; tác phẩm thông qua đó mà tồn tại, và chúng ta cũng đã đề cập đến điều đó trong một chương trước gọi là ý nghĩa thi tính của tác phẩm.

 

11.- Trực giác thi tính trong hội họa có những điểm khác biệt gần như tương  phản với thi nhân phải không ? Thật ra, trực giác thi tính có những đặc trưng  căn bản giống  nhau giữa họa sĩ và thi nhân; tuy nhiên nó vẫn có những  bản chất ý nghĩa khác nhau. Chính đó là thực tại, mà thi nhân đối diện với một cái thực tại là khách thể chân chính của trí lực, nói một cách tinh xác hơn, là thực tại tuyệt đối phổ biến trong đại dương  tồn tại; trrong khi đó thì họa sĩ là đối diện với thực tại hình thức của thế giới vật chất.

 

Thế giới tồn tại của nhục thể, và thông qua thế giới ấy là đại dương duy nhất tồn tại vô hạn biểu hiện ở nơi nó. Cái thế giới của họa sĩ là thế giới tồn tại trước bằng thị giác, và tất cả là thế giới của tri tính.

 

Như vậy, muốn mô tả thi tính trực giác của họa sĩ, trước tiên phải nhớ rằng họ là người chụp bắt thiên nhiên, gắn liền với thiên nhiên, không thể rời xa thiên nhiên được, hay nói như Picasso” người ta không thể chống lại thiên nhiên, và tất cả những họa sĩ cùng có những tình cảm như nhau. Nhưng theo như nhận xét của tôi từ trước, (tôi muốn dừng lại để nói về họ với ý nghĩa hoàn toàn triết học). Họa sĩ không ngắm thiên nhiên như là sự vật tự tại độc lập, để rồi phục chế hay mô phỏng  cái hình trạng bên ngoài của nó. Mà họ ngắm thiên nhiên như là một vật sáng tạo thần bí, họ cố gắng mô phỏng lại cái tác phẩm thần bí đó, với phương thức hoạt động nội tại đầy áo bí, họ còn thông qua đôi mắt, nhờ vào thi tính trực giác mà thực hiện sự sáng tạo chủ quan tính như một mầm hay cái chỉa khóa của khách thể để tiến vào thế giới tái tạo của tác phẩm. Điều mà tri tính của họa sĩ chụp bắt trong bóng tối tất cả sự vật và tự ngã, đó là một trạng thái vô cùng thâm trầm của vật chất hữu thể, thấy được với tính cách là một công trình bằng màu sắc hay đường nét, một trạng thái hay hơn yếu tố thần bi của vũ trụ với chất liệu có thể thấy được hay là sự tồn tại vật chất với tính cách trạng thái ấy hay yếu tố ấy phải thành quả trong tác phẩm - tự thân nó là một đối tượng của thị giác trước khi hiện hữu và tất cả là khách thể của tri tính.

 

Nhưng cái quá trình mà tôi vừa đề cập đến không thể phát sinh, cùng lúc cái thế giới nhục thể tồn tại hữu hình siêu việt, và đạt đến cái thế giới tồn tại bất khả tư nghị và thế giới tồn tại vô hạn, Vì trong thi tính trực giác, chủ quan tính là công cụ xâm nhập vào thế giới khách quan, điều mà họa sĩ tìm kiếm sự vật trong sự vật hữu hình, tất phải có đầy đủ một thứ nội tại đồng nhất  thâm áo của tự ngã chính yếu và một thứ trừ bị dùng không sao hết được. Trong khi họa sĩ cầm nắm được cái thực tại hữu hình của trạng thái nhục thể hiện hữu, nó coi như là nắm được một thứ phù hiệu, thông qua thứ phù hiệu ấy giống như một thứ hàm nghĩa áo bí, có tính  nhất trí, cọng minh và trong thế giới tồn tại của thi nhân, và trong thế giới ẩn ước của nhân loại lại nắm bắt được một thứ tư tưởng, tình cảm giao lưu trong một giòng lưu động không sao xác định được. Nhưng họa sị lại bắt được một thứ ẩn ước khác, nó cũng là cách thức hồi tưởng và liên tưởng mà thôi. Giống như một thứ “nguyên lý sinh thực”(principe séminal), hay là một thứ chìa khóa có tác dụng phát huy – thi tính trực giác của họa sĩ hướng tự thân ông ta truyền đạt vật chất hữu hình vô cùng vô tận về những phương diện nội tại, cùng lý do đồng nhất truyền đạt cái thế giới tồn tại bất khả kiến, mượn đó để hiển hiện  cái hàm nghĩa vô cùng vô tận của cái hàm nghĩa.Và sự chụp bắt tất cả những cái ấy đều thông qua phương thức nhận thức đồng nhất, trong phương thức nhận thức ấy, tinh thần giao lưu của động tác cùng với sự vật trên đời đều  có thể phát sinh bất kể là phương thức nào, và tất cả đều có thể hiển hiện  bằng cách tái tạo những sự vật trong một cơ cấu hữu hình mới.

 

Chính vì thế mà hội họa chính xác vẫn là hội họa, dù đã đến – nhất là sau  công cuộc “giải phóng” đã tiến đến gần giai đoạn hiện đại – với một thứ siêu hình học mênh mông và một trình độ tri tính tiến gần đến những đặc tính tương tợ thi ca. Nhờ vào tính trực giác sáng tạo mà đối với thế giới vật chất hữu hình thiết thực có thể tiến hành đến việc cầm nắm sự ẩn ước ngấm ngầm hay ám thị.

 

Hội họa hiện đại cũng giống như thi ca, đều ngưỡng mộ mức cao độ của tri tính, nó rất quan tâm đến trực giác lí tính ảnh hưởng đối với sự vật, trong mức độ của sự trung thành với nhận thức thi tính. Nhưng đồng thời hội họa hiện đại, (giống như thi ca hiện đại), đều có ý đồ hướng đến sự chống đối và xông vào sự liều lĩnh là tự phân tán trong chủ nghĩa cảm giác thuần túy hay tháo gở sự tưởng tượng tổng quát, mà chỉ đuổi theo sự hướng dẫn của sự thích thú (gout), nó lầm lẫn với cái đặc tính  của nhận thức thi tính phi logic hay là sự giải thoát cái khái niệm lí tính với sự loại bỏ  toàn bộ tự thân lí tính và tri tính, đánh mất luôn tinh thần hay cảm xúc, như lời của Gauguin là “trung tâm thần bí của tư tưởng”. Sự mâu thuẩn của hội họa hiện đại, dưới mắt tôi, nói theo tinh thần triết học, là dẫn đến sự khải phát bất bình thường . Ngoài ra tôi nghĩ rằng phải nêu rõ những điểm về lí tính, không có gì phải ngạc nhiên rằng đối với họa sĩ, cái trực giác thi tính tự thân kém hơn là của thi nhân. Họa sĩ biểu hiện tự thân trên bức vẽ chứ không phải trong ngôn ngữ. Nói về sự nội tỉnh, thông thường nó dùng một thứ từ hối rất khiêm tốn. sự thật trong từ hối khiêm tốn đó, họ lại chọn được những từ ngữ chơn chất ( đôi khi rất xúc động), để truyền đạt ý nghĩa sâu xa mà họ không có cách biểu hiện. Như vậy họ dùng những phương thức, như Cézanne là bày tỏ những cảm thụ hữu hạn, những ấn tượng, những cảm giác, những khích động nội tâm, những ảo tưởng; đối với họ mà nói từ “ảo tưởng”, dĩ nhiên trong triết học, nó rất gần gũi với trực giác thi tính.

 

Thế nhưng về chứng cứ của ý nghĩa không phải là không có, càng không cần phải dùng những họa gia vĩ đại của Trung Quốc để chứng minh. Chính trong ý nghĩa đầy đủ nhất mà chúng ta nghe được từ miệng các họa sĩ hay điêu khắc nói mới hiểu được rằng:”những sự vật mà nó ngắm đều có một giá trị hoàn mỹ vô tận”; hay những gì họ đề xuất “ những vật logic hữu hình phục vụ cho sự vật vô hình,…với tất cả khả năng của nó, hay nghệ thuật gia nhìn, nghĩa là nhãn quan của nó như gắn liền vào tim của nó đọc được tầng sâu thẳm của thiên nhiên, hay là để biểu hiện những cái “đại hình thức”, nó giấu nhẹm tất cả sự phong phú của thiên nhiên, phải yêu thương chúng, trở thành một bộ phận với chúng trong sự tán đồng. Hoặc giả như lời của Van Gogh mô tả, “thay vì tìm cách diễn tả chính xác những gi có  ở trước mắt tôi, tôi tận dụng những màu sắc cực mạnh để biểu đạt tự thân của tôi”; tôi muốn vẽ nam nhân và nữ nhân mà không biết cái gì là vĩnh hằng, người xưa dùng hào quang làm vật tượng trưng, tôi cũng dùng tính chất lung linh của sắc màu đẻ biểu hiện cái hào quang, hay như Poussin, khi ông ta nói rằng “họa phẩm chỉ là hình ảnh của tinh thần sự vật, dù rằng nó trình bày những cơ thể, và trong tác phẩm vẫn có những bộ phận thuộc về chủ thể mà không sao hiểu được. Đó là cành vàng của Virgile mà không ai có thể phát hiện, nếu không có sự dắt dẫn của số mệnh.

 

Một phương diện khác, những ý kiến mà tôi đưa ra là chính xác, chúng ta có thể nhân thức được, tính phát triển giữa họa sĩ và thi nhân, sự đồng nhất về nỗ lực và lý thuyết, sự phát triển ấy bắt đầu từ thời lãng mạn của Đức, với Baudelaire và Delacroix, nó đem lại nhiều điều may mắn; nhưng cũng không ít những tai họa cho đôi bên. Trong các hội đoàn giao lưu, thi nhân và họa sĩ trao đổi tư tưởng, kết thông những đòi hỏi, cùng ngưỡng mộ nhau, cùng  cạnh tranh đố kỵ, nhờ đó mà thành ra phương thức phát triển và và khuêch trương vô giá về bản năng sáng tạo. Nhưng trong sự kết hợp đó, cũng khiến cho họa sĩ va thi nhân lãng quên cái vai trò tự thân đặc biệt của mỗi ngành nghề. Chịu ảnh hưởng của họa gia, thi nhân có thể chỉ thấy trong thơ một sự cấu trúc của hình ảnh; và phía hội họa chịu ảnh hưởng của thi ca, họa sĩ chỉ thấy có sự hiện hữu của  cái thế giới vật chất hữu hình, mà quên đi sự đòi hỏi đầu tiên của trực giác thi tính là đặc tính của hội họa. Do đó thay vì phải tìm kiếm trực tiếp cái đặc tính phổ biến để đạt đến sự tồn tại của thế giới tuyệt đối, nó phải tự lực thoát khỏi hội họa để đưa ra một thứ văn chương biêu hiện biến thể mới lạ, mà không vì sự thất vọng  và chán nản mà cầu cứu đến phong khí mới mẻ của học viện, mà phong phú học viện ấy chỉ là một thứ trang điểm giả mạo tự do và một thú lý tưởng trống không.

 

Tính chất sáng tạo của trực giác thi tính

 

12.- Nhận xét cuối cùng của tôi là đề cập đến trạng thái thứ hai của hai trạng thái mà người ta có thể phân biệt trong trực giác thi tính tức là nói về tính cách sáng tạo của trực giác thi tính.

 

Theo khởi thủy thì trực giác thi tính hướng về công việc; nó tồn tại ngay khi nó thức tỉnh cái bản thể tự thân của thi nhân, và đạt đến trình độ cọng minh áo bí trong thực tại, nó là sự xung động sáng tạo có ý nghĩa của cuộc sống u thâm của tri tính chứ không phải là khái niệm, thứ xung động ấy có thể tiềm tàng. Vì trực giác thi tính thiết lập một bầu khí bình thường trong tinh thần, cho nên thi nhân luôn luôn hướng về cái thứ xung động tiềm tàng ấy mà phát triển.

 

Anh hảy lý giải những sách thuyết minh

Thương phẩm, những thư mục, bảng quảng cáo

Ca tụng ở trên cao

Đó là bài thơ của buổi sáng nay…

 

Nhưng tất cả những cái đó không thể là hành động phát triển của thi nhân. Hơn  nữa, trực giác thi tính chỉ có thể tiềm tàng ẩn trú lâu dài trong tâm hồn, mà không bao giờ bị quên đi, mãi cho đến một ngày như tự tỉnh dậy sau một giấc ngủ và bắt buộc không thể không có sáng tác. Nhưng trong thời khắc ấy, nó không cần đến bất cứ một điều kiện nào đóng góp vào mà chỉ mình nó thực hiện vấn đề. Tất cả như đều sẵn sàng ở đó, bao hàm trong thi tính trực giác, tất cả dữ kiện, tất cả sinh lực, tất cả ngộ tính, tất cả lực lượng sáng tạo đang hành động, giống như một thứ năng lực hướng về phía tri tính lao thẳng tới, và ở nơi ý nghĩa ấy (về phần cường độ, có đôi vai trò ngẫu nhiên, mà sự tình cờ có thể diễn giải trong quá trình phát triển).Toàn hình của tác phẩm đã phát sinh trước, sự hoàn hình ấy bây giờ tiếm tàng, đưa ra câu thơ đầu tiên của bài thơ, nó như là phần thưởng đến từ ý thức của linh hồn, hay là nó tiềm tàng tập trung trong nầm mống tinh thần của một cuốn tiểu thuyết  hay một vở kịch nào.

 

Về phần tác phẩm hoàn thành, người ta có thể nói, theo tôi, yếu tố của cái đẹp trong tác phẩm hoàn chỉnh đại thể kể như là tự ngã khách quan hóa tiến nhập vào hành động, hay trong chủ đề liên quan đến trực giác thi tính. Trong khi các yếu tố khác cấu thành sự phát quan chính kết hợp với thi tính trực giác trong trạng thái tự nhiên và nguyên thủy. Cho nên dù một bài thơ đầy chi li vụn vặt chẳng ra gì nhưng với thi tính trực giác cũng có thể mang lại sắc thái thuần túy của thơ.Vì không có gì quí giá hơn là chụp bắt được thơ trong cao trào sóng dữ của biển cả, nó đã ban cho những câu thơ:

 

Hi vọng lấp lánh  như cộng rơm trong chuồng

Ô, cái nhận thức vững chắc của anh

Như áng mây mẫn tiệp của buổi sáng quay lại

Khi chiều về…

Nó là mùi vị và máu của Chúa khi bị ám hại

Khiến cho đại lượng của  tất cả chủ nghĩa Platon cũng vô ích

 

Tôi luôn luôn thích thơ “hài cú”, vì nó là những câu thơ mang tính thấu triệt hơn là những ý niệm của cái máy vĩ đãi ồn ào chỉ tổ làm điếc tai. Tuy nhiên nó vẫn còn một sự bắt đầu là trực giác thi tính, bao hàm một thứ tiềm lực thi ý của toàn thể và đòi hỏi toàn thể phải vượt qua nó. Khi mà thi tính trực giác chưa đạt đến điểm đó, mà chỉ biểu hiện những phương thức manh múm; như thế là thi nhân đã phản bội nghệ thuật rồi.

 

13.- Bây giờ là phải khảo sát một vấn đề khác. Trong nghệ thuật thực dụng chúng ta hãy chú ý đến thi tính tri thức, tình cảm trực giác; không phải là mầm mống tinh thần trong việc hoàn thành các sản phẩm ấy, trực giác thi tính có thể có tác dụng nơi chúng – một sự quan tâm đối với cái đẹp có thể manh múm trong đó; nhưng thi tính trực giác không phải là điểm tập trung quyết định trong việc sáng tạo ra sản phẩm. Điểm tập trung có tác dụng quyết định trong việc ấy, các nhà triết học kinh viện gọi là “quan niệm sáng tạo tính”. Các nhà kinh viện học ấy còn cẩn thận tuyên cáo với chúng ta rằng:”cái quan niệm sáng tạo của các nghệ nhân thủ công nghiệp không phải là khái niệm, vì nó không phải là sự nhận thức, cũng  không phải là biểu hiện tính, mà chỉ là sự sinh thành; nó không có khuynh hướng khiến cho tư tưởng chúng tạo thành hình sự vật, mà chỉ tạo cho sự vật thành hình trong tư tưởng chúng ta. Các nhà kinh viện học không bao giờ dùng từ’quan niệm” với ý nghĩa là khái niệm như chúng ta sử dụng từ thời Descartes. Như vậy nếu chúng ta tiếp tục bàn về quan niệm sáng tạo của nghệ nhân thủ công nghiệp thì với điều kiện chớ có quên rằng từ ‘quan niệm”là biểu thị  tính sáng tạo thuần túy với ý nghĩa chúng ta thường dùng là “quan niệm sáng tạo”. Quan niệm sáng tạo của nghệ nhân thủ công nghiệp là hình thức tri tính hay là một thứ tinh thần mô rập nó bao hàm tính thống nhất phức tạp có thể đó là sự vật được đưa ra như là sự tồn tại lần thứ nhất.

 

Do tính ngẫu nhiên vô cùng bất hạnh mà xuất hiện sự biểu đạt tương tợ là quan niệm sáng tạo được chuyển qua địa hạt của nghệ thuật thực dụng với ý nghĩa là mỹ thuật, hay nói đúng hơn, nghệ thuật ấy lệ thuộc vào tính âm nhạc của Platon, có nghĩa là thi ca. Kết quả là sự hổn loạn tệ hại, lý thuyết gia của nghệ thuật lầm lẫn, đưa từ quan niệm thành ra khái niệm, tưởng tượng rằng  cái gọi là quan niệm sáng tạo là một mẫu mực lý tưởng ở trong đầu nhà nghệ thuật, đặt để thành điều tác phẩm được giả định là vấn đề mô phỏng hay là chân dung của mẫu mã. Do đó nghệ thuật thành  ra nghĩa địa của mô phỏng, tác phẩm là sự sáng tạo độc đáo, chứ không phải là bản sao chép và không bao giờ thực hiện giống như quan niệm mẫu mã. Đồng thời từ quan niệm sáng tạo chỉ có ý nghĩa để chỉ cho quan niệm của nghệ nhân thủ công nghiệp còn được dùng thi tính trực giác tự thân để chỉ cho phương tiện sáng tạo tính, nó cũng phát sinh trong tình cảm, trong suối nguồn ban đầu  của đời sống tiền ý thức của tri tính, cũng phát sinh thi tính trực giác.. Và Eckermann từng chất vấn tác giả mà ông ta khâm phục là Goethe về nhân  vật Faust mà ông này tạo ra. Goethe trả lời ;” Nếu tôi có thể đáp được là tôi cũng chỉ hiểu lờ mờ”. Từ trên trời cao xuyên qua thế giới cho đến địa ngục, đó là lời giải thích, đó không phải là hư không, nhưng cũng  không phải là quan niệm, mà là quá trình tình tiết của động tác.”

 

Đó không phài là quan niệm, vì quan niệm thì không tồn tại, mà chỉ có thi tính trực giác. Thực tế, đó là điểm tôi sẽ nhấn mạnh trở lại trong chương tới – Trực quan thi tính vượt qua đức thiện của nghệ thuật. Nó là một trạng thái ưu việt và là cách thức đột xuất, đúng như một nhà học giả kinh viện đã nói là bao bàm và uẩn súc trong tự thân của nó (formaliter – eminenter), tất cả đều tồn tại trong quan niệm sáng tạo của nghệ nhân thủ công nghiệp – và tồn tại vô hạn định, vì thi tính trực giác vừa là nhận thức tính, vừa là sáng tác tính. Thi tính trực giác nhập vào tác dụng hiện thực cùng lúc nó tiến vào địa hạt công hiệu của nghệ thuật và trong động lực, mà nó lợi dụng cái trò không phương cách, không  sung mãn của nghệ thuật.

 

14.- Tình hình cũng đúng như vậy, đối với những nhà thơ chân chính. Nhưng tất cả những nghệ nhân cũng như những  nhà thơ đều có phải chân chính cả đâu. Tôi muốn nói rằng, vào thời khắc bắt đầu thực hiện tác dụng, có thể lại phát sinh một quá trình khác. Cái lúc thi tính trực giác trở thành quan niệm sáng tạo của nghệ nhân, tư nó đã đánh mất tính siêu nhiên cố hữu, mà rơi vào cái guồng máy náo nhiệt và sự quan tâm chế tạo thuần tri tính, mà quan niệm sáng tạo của nghệ nhân đang hoài bảo. Và trong chừng mực mà nó trở thành một quan niệm giả tạo, thi tính trực giác bỏ lại phía sau lắm bản chất quan trọng, đặc biệt là khả năng sáng tạo dựa vào sự đồng nhất ưu việt của sự nắm bắt hữu hiệu, nhận thức thi tính và trực giác tình cảm. Theo tôi cái hiện tượng sản sinh khi mà con  người gấp rút triển hiện cái hoạt lực của nó, đã gấp rút sáng tạo một vật gì vĩ đại, hoặc giả do thi tính trực giác trong người nó quá suy yếu, thi tính trực giác đi vào cõi siêu việt, thay vì tự nó dùng phương thức bổ sung, mà không phải nghe theo cái gì khác – như thế là với những người không hề có thi tính trực giác. Chính vì vậy mà chúng ta gặp trong tiệm sách, trong các buổi hòa nhạc, hay triển lãm nghệ thuật, những tác phẩn quá tồi tệ, không đáng nói, như trong các vở kịch chỉ có tình tiết, như không có hành động, và trong tiểu thuyết thì nhân vật là những con người máy, không có tự do, những gả lang thang phiêu bồng chẳng có giá trị gì. Tôi cho rằng, chỉ có lực lượng khác thường là trực giác thi tính, mới có thể gây ra mối quan hệ khiến tiểu thuyết gia hay bất cứ nhà nghệ thuật sáng tạo nào quyết định được ý tượng, chỉ có Thượng Đế mới sáng tạo ra được những hành động tự do vĩnh hằng, và chỉ có Thượng Đế mới ôm trọn mối quan hệ của số phận.

 

Những ý kiến tôi vừa nêu ra là để giải thích sự phân biệt, tất cả sự phân biệt  về bản chất, tôi tin là rất khó áp dụng vào những trường hợp đặc biệt, thế nhưng về sự phê bình văn học và mỹ học luôn luôn ý thức được sự khác biệt cơ bản: một bên là những con cái của âm nhạc Mousike, tức những thi nhân, những nhà sáng tác, có thể bao gồm những nghệ nhân hoàn hảo; và một bên là những con cái của kỷ thuậtTechne, tức những nhà văn học hay những chuyên viên, nói chung những nghệ nhân kém cỏi.

 

15.- Chúng ta có thể xét thấy vì sự vận dụng và huấn luyện hiệu lực của bản thân nghệ thuật được cái thiện, từ đó mà quan niệm sáng tạo của nghệ nhân thủ công  nghiệp được cải thiện theo.

 

Trái lại trực giác thi tính, không thể cải thiện bằng sự huấn luyện và vận dụng học tập được; vì nó tùy thuộc vào tính tự do của trời sinh và sức tưởng tượng cùng với lực lượng tri tính trời sinh. Bản thân nó không thể cải thiện, nó đòi hỏi phải phục tùng nó. Nhưng thi nhân lại có thể chuẩn bị và đến với nó tự do bằng cách phải loại bỏ những chướng ngại vật và sự ồn ào. Thi nhân có thể duy trì và bảo vệ nó, hay là gia tốc lực lượng tự phát của thi tính trực giác bằng cách tiến triển sự tĩnh hóa tự thân,. Đối với nó thi nhân có thể tiến hành sự tự giáo dục bản thân, nhưng không bao giờ phản bội lại nó (đó là trường học có kỷ luật rất nghiêm minh), và là nơi thích nghi cho tất cả ( cũng là trường học của sự hi sinh ).

 

Về sự thực thi  trực giác thi tính, muốn được cải thiện nó phải thông qua sự khiêm nhường; tôi nói điều đó không phải với con  người, mà là nói với chính bản thân của trực giác – hơn nữa phải thông qua phương thức và cách thực hành công tác trí lực và công tác hiệu lực mới được cải thiện. vì thi tính trực giác quan tâm đến là tác dụng tự nó phải thực hiện, cho nên trong quá trình phát triển nghệ thuật tự nó phải tiến đến hoàn thiện. Tôi không thừa nhận rằng bước đầu của thi tính trực giác là tác dụng của linh cảm vô hình, hay là vật dụng không hoàn thiện  như Paul Claudel đã nói quá cứng rắn nó là kết quả của linh cảm (inspiration). Vì ông ta nghĩ rằng  nó là khái niệm bị cầm nắm, xuất hiện trog môi trường ý thức.Trong khi tôi nghĩ rằng  trực giác thi tính từ khởi thủy đã đầy đủ và hoàn chỉnh, tự ban đầu nó đã chứa đựng một tiềm năng to lớn. Trong quá trình sáng tạo, cái tiềm tàng tính bao hàm trong thi tính trực giác, chính nhờ vào sự lao động chăm chỉ của trí lực hoàn mỹ mới phát huy được cái tác dụng tự kỷ mà áp dụng cho tự ngã.. Tiếp đó  phát huy tác dụng kỷ xảo của nghệ thuật và sự minh mẫn của tri tính, chúng nó lựa chọn phán đoán và đào thải đối với tất cả sự vô ý nghĩa, với thành phần thô thiển cạn cợt, hoặc là áp bức, vì kỷ xảo nghệ thuật và sự minh mẫn tri tính đều nghe theo tình cảm sáng tạo và cầu cứu nơi nó. Không có sự cần cù lao động của trí lực, thi tính trực giác thông thường không triển hiện toàn bộ tài năng của nó.

 

Chúng ta sẽ trở lại vấn đề tính chất nội tại của trực giác thi tính nơi thi nhân với mức độ chất lượng thấp hay cao. Về phương diện này, điều quan trọng nhất là kinh nghiệm nội tại,và sự thâm nhập sâu, ngày càng  nhiều ý hướng chủ quan.Vì thi tính trực giác phát sinh trong  cõi tăm tối, ở đó tri tính,  sự tưởng tượng, tất cả sức lực của linh hồn thổi vào sự đồng nhất, cái thực tại của thế giới hiện hữu, nó mang lại một ý hướng tình cảm, và trong sự thể nghiệm ấy trước tiên là bao hàm một thứ cảm thụ rất nhạy bén. Như là một thứ chủ nghĩa thần bí, có khả năng thể nghiệm cái thần của sự vật, ở đây thi nhân cũng phải thể nghiệm sự vật của thế giới ấy, và sự thể nghiệm của nó là càng thâm trầm, đến nổi có thể mang chúng nó và tự thân nó nói ra. Và một khi thi nhân đã dấn thân vào sự hoạt động giao lưu của tinh thần, nó còn cảm được một thứ vô tình một cách mãnh liệt, và so với tự thân của nó còn có cái sức mạnh của bàn tay tả hửu đưa qua mà không trở lại. Sự sáng tạo của thi tính trực giác có tỉ lệ với mức độ sâu xa của sự chăm chú lao động.

 

Ở đây tôi muốn nhắc lại điều tôi đã nói trong một thiên khảo luận khác là biên giới của thi ca. Căn cứ theo qui luật phải luôn luôn trưởng thành, trong tuần tự cuộc sống của tinh thần sáng tạo cũng phải luôn luôn tự đào sâu vào cái trung tâm chủ thể tính. ở đó phải chấp nhận những sự vật của thế giới cũng như của linh hồn tự thân nó nhận thức. Theo dỏi con đường nội tĩnh, dĩ nhiên người ta đưa đến sự tư vấn, và xuyên qua chừng mức nào đó, sự tiến bộ của tinh thần có thể tự đuổi theo tuy dưới một hình thức hay sự thể nghiệm khác của tôn giáo chính xác, phù trợ linh hồn thi nhân vượt khỏi cái bình diện biểu hiện; nếu không thi tính siêu việt trong tinh thần vẫn có thể tiếp tục tiến triển trong mức độ sâu xa được không? Khi một con  người bất cứ là với giá nào, vẫn can đảm tiếp tục phủ nhận  tinh thần trưởng thành của tính sáng tạo, và nó lại không có cái gì để khiến cho sự tồn tại toàn thể có thể yêu cầu sự kinh nghiệm thành đạt, đó là một hành vi đầy bi kịch áo bí của Nietzsche.

 

Bất kể như thế nào, điều ta muốn giữ lại ở đây chính là sự sáng tạo kết cấu thành những mức độ khác nhau trong bản chât tinh thần mà mỗi cá nhân tự thừa nhận mình là gì – và nhà thơ càng trưởng thành thì mức độ trực giác sáng tạo càng lắng sâu. Hiện tại nếu nó vẫn còn cảm động về những câu ca ngày xưa thì nó không làm được gì cả, mà nó phải đào lổ chôn chúng thật sâu. Người ta có thể nói rằng, cái sốc của đau khổ và ảo giác phải chìm đi hết cái này đến cái khác, sau những bức tường  bản thể. Người ta phải hủy diệt nó không thương tiếc, người ta  quấy phá, bao vây nó, thi nhân phải đau xót mòn mõi, bị quấy nhiễu lắm lúc bị dồn ép, nếu tự thân nó có thể quay về và phát hiện ra bầu trời bị tàn phá không sao hiểu được; nó không thể nào tự chôn mình vào địa ngục. Nhưng nếu đến điểm cuối đường, mà thi nhân chuyển qua trầm mặc im lặng, đó không phải là điều thành trưởng mà chúng ta nói đến, cũng không phải là bài ca tự ngã xa xưa – nó tách ra khỏi tinh thần sáng tạo chưa hề sáng tạo, nguyên mẫu của tất cả cuộc sáng tạo, chính đó là bức tường cuối cùng của tâm linh đạt đến, và là bản chất con người tiêu tan.

 

Cái đoạn văn tự chủ yếu thuộc về trực giác thi tính đã được viết ra về chủ đề âm nhạc, và về Arthur Louree, trong mắt tôi là một thí dụ lớn trong âm nhạc hiện đại, trong  nguồn linh cảm sáng tạo sâu xa mà tôi vừa nêu ra. Vì tác gia âm nhạc chính xác là nhà tư tưởng triết học, người đã cống hiến những kinh nghiệm vô giá, ít dính líu đến quan niệm vũ trụ và quan niệm về giá trị con  người được cấu tạo bằng ngôn ngữ; ít dính líu đến hình thể và hình ảnh như các họa gia và điêu khắc gia, ít dính líu đến diều kiện vật dụng  và đồ vật xây dựng như các kiến trúc sư. Chính vì cương vị là nhạc sĩ mà ông ta có thể đáp ứng  được sự xác minh trong sáng về tính siêu hình trong thi ca. Cũng chính vì vậy không có cái gì sai lầm khi nó hiển hiện ngay. Cho nên ngoại trừ những tác gia ca kịch ra, không ai có thể triệt để đại diện một cách chính xác hoàn hảo như vở ca kịch của Nietzsche.

 

Tự ngã sáng tạo và trung tâm tự ngã của chính  mình

 

16.- Tất cả những nhận thức về thi tính trình bày ở trước giúp chúng ta hiểu được sự siêu nghiêm cơ bản của họat động thi tính. Nó cũng bắt buộc chúng ta phải thiết lập một sự phân biệt rõ ràng giữa tính sáng tạo tự ngã và cái tự thân trung tâm tự ngã. Sự phân biệt không phải là không liên hệ với sự phân biệt siêu hình giữa con người với tính cách con người thiên nhiên, và con người với tính cách cá nhân. Đó là vật chất với cái nghĩa bản nguyên đàu tiên của Aristote (materia prima). Vật chất  khát khao tồn tại( với tư cách là tiềm năng thuần túy không có tự thân quyết định) và đồng thời nó khiến cho sự tồn tại co rút lại (nó tự giới hạn trong chính khả năng  của nó hay sức tiêp thu trong những diều kiện ban phát). Trong mỗi cá nhân của chúng ta- cái cá tính - nó như đem cái tự ngã của chúng ta bài xích cái sự vật bên ngoài của kẻ khác - đại khái có thể mô tả như là cái tự ngã hẹp hòi, luôn luôn là sự uy hiếp, và luôn luôn khao khát sự xâm chiếm sự vật cho mình. Trái lại chính trong  tinh thần tồn tại ức chế tự thân, và trong tồn tại thặng dư, nên nhân cách mới thành căn rể của tinh thần. Nhân cách là hướng về con người truyền đạt toàn thể cơ cấu và trong cái thực thể của tinh thần linh hồn gò bó sự hợp điệu; nó chứng thực sự khẳng khái trong tồn tại hay tính khoáng đạt của nó, thuộc về nguyên tắc tinh thần. Ý nghĩa cá tính đối với tính nội tại của tự thân đồng thời nó cũng  cần đến sự giao lưu của nhận thức và tình yêu. Do sự thật đó, mỗi cá nhân, chúng ta là  một con người thiên nhiên có tinh thần nội tại tính, có nhu cầu nhận thức và tình yêu, và trong mỗi người đều cần đến một  cá nhân khác hay giao lưu với những  người khác, Cái danh từ mới mẻ và vĩnh hẳng ghi khắc trên đá cẩm thạch, ngày nào đó sẽ ban cho chúng ta cái mà“không ai hiểu được, ngoại trừ người đã được tiếp nhận nó”.triển hiện cái cá tính của chúng ta. Cái tên được viết trên hộ chiếu (passe-port) của chúng ta, mà mọi người biết nó chỉ là một trong cá tính của chúng ta mà thôi. Như Juliette nói:”Chính anh mới là anh”, Anh không phải là Montaigne, hay Romeo, hãy bỏ tên đó đi và thay vào đó cái tên chỉ là một phần của anh.Tôi đem toàn thể tâm linh của tôi ban cho anh.”

 

Cái ngã sáng tạo của nghệ thuật gia là con người thiên nhiên, là hoạt động của tinh thần giao lưu, chứ không phải là cá tính vật chất hay là cái tự thân trung tâm của tự  ngã.

 

Lionell de Fonseka (học giả hiện đại của Pháp) nói rằng: kẻ thô tục luôn luôn nói về “tôi”. Nó cũng nói “người ta” thật ra  cùng giống nhau, vì cái tôi của nó  chỉ là cái ngã  trung tâm của tự ngã, một thứ chủ thể của hiện tượng và bản chất liên quan đến sự trung lập, một thứ chủ thể của hành vi vật chất, thứ chủ thể ấy giống như cái ngã của chủ ngĩa vị kỷ, biểu thị cái đặc trưng  vật chất tham lam và u ám dày đặc.

 

Thi ca cũng luôn luôn nói đến cái tôi, nhưng phương thức sử dụng của nó hoàn toàn khác. Cái tâm của tôi là một từ mỹ lệ. David từng hát:“Hãy ban cho tôi sự sống, và tôi sẽ nhớ mãi những lời khuyên nhủ của ngươi”. Cái ngã trong thi ca là thực thể thâm áo của chủ thể sinh động và yêu thương, đó là cái ngã sáng tạo, một chủ thể như hành vi, biểu thị một thứ tác dụng đặc hữu của tinh thần sáng suốt và đầy cởi mở. Từ quan điểm đó, cái tôi trong thi ca giống như cái tôi của các vì thánh, tuy rằng  mục đích nó khác nhau, nhưng vẫn có điểm giống  nhau là tinh thẩn của một chủ thể hiến dâng.

 

Như vậy sự hoạt động của thi tính là do nhu cầu cần thiết của bản chất siêu nhiên. Nó khiến cho cái tự ngã uẩn hàm của con người chìm sâu vào cõi u ẩn, nhưng quyết không phải vì duyên cớ của tự ngã. Sự dấn thân tự ngã của nghệ thuật gia vào trong hoạt động thi tính, cũng như triển hiện cái tự ngã của nghệ thuật gia trong tác phẩm, tất cả  đều là sự triển hiện cái hàm nghĩa đặc biệt của nghệ thuật gia nắm được cái ẩn ước của sự vật, tất cả đều là vì cái hoàn hảo của tác phẩm. Cái ngã sáng tạo vừa tự hiển hiện, vừa tự hi sinh, vì bản tính nó là hiến dâng, nó bị tách ra khỏi tự thân trong sự xuất thần để mà sáng tạo; nó tự chết để mà sống trong tác phẩm( tự khiêm nhường và tước bỏ biết bao!

 

Hoạt động thi tính mang tính siêu nhiên vô tư đầy ý nghĩa, coi như chủ nghĩa vị kỷ là thù địch với hoạt động thi tính. Nghệ thuật gia với tư cách là con người luôn luôn bận rộn với sự khát khao sáng tác. Nó có thể nói như Baudelaire:“Tôi bất cần đến con người”, nó giống như Proust chỉ có thể bận rộn với tác phẩm, hay có thể hoàn toàn vị kỷ như Goethe. Trong quá trình sáng tạo, với tư cách là một nghệ thuật gia, nó không phải là con người vị kỷ, mà là con người siêu nhiên của tự ngã. Hơn nữa với tư cách là con người nghệ thuật gia, sự khát khao sáng tạo có thể đưa nó vào tư trào phát triển và bao dung  của một linh hồn mà sự đam mê và tham vọng  không phải là vị kỷ nữa.Và một thứ nội tại phong phú, mà khoát đạt là công hiệu bình thường  và đồng khuynh hướng của nghệ thuật. Sự hẹp hòi và keo kiệt và tham vọng của con người tạo cho nó sống trong lạnh lùng và sương mù. Cuối cùng Shelley nói là đúng:“Linh cảm của thi tính liên hệ với trạng thái tinh thần, thiên nhiên nó là trạng thái giao chiến với tất cả những dục vọng thấp hèn.”

 

17.- Tôi cho rằng chính do ảnh hưởng tính siêu nhiên rất cơ bản của thi nhân trong hoạt động thi ca, chính do ảnh hưởng khuynh hướng thiên nhiên hướng về sự sáng tạo. mà thi nhân và nghệ thuật gia hướng vế phía chúng ta biểu hiện sự sáng tạo nội tại, những tích tượng thể nghiệm nghèo nàn. Họ dùng những từ lệnh tuân theo qui ước và cạn cợt, dùng những ngôn từ qúa xưa cũ - theo thơ xữ nữ, nữ thi thần (Muse), những tiên nữ hầu hạ ở thiên đường, những thiên tài, những tài năng của thi tính, những vị thần sống động, về sau là nữ thần tưởng tượng – để nói cái thứ kinh nghiệm, ít nhất là những vĩ nhân đã sống, và tin  những  kinh nghiệm đáng tin tưởng, nhưng ý thứ tri tính của họ chưa hề nỗ lực cầm nắm mảy may. Chúng không hứng thú gì về ý thức nội tĩnh tự ngã. Nói một cách đại thể, thời đại nội tĩnh là thời đại thức tỉnh ý thức bắt đầu phục vụ cho chủ nghĩa thần bí của thánhThérèse d’Aville và thánh Jean de la Croix, về sau là phát triển phục vụ cho thi ca. Đến thời kỳ chủ nghĩa lãng mạn, khi mà thời đại nội tĩnh bắt đầu phục vụ thi ca, thí nó kéo dài hàng mấy thế kỷ cho “tự ngã phát triển”, mãi cho đến thời kỳ hiện đại. Do sự phát sinh cái tự ngã phát triển, mà có các lãnh vực thi ca chân chính, đó là sự kiện vô cùng may mắn; khi cái tự ngã phát triển trong lãnh vực thi ca, từ trong ngọn lửa của tinh thần giao lưu, lãnh  vực tự ngã sáng tạo chuyển qua lãnh vực cá tính vật chất của con người chìm đắm trong quyền lực và tư lợi, thành tự ngã trung tâm thô bỉ, nó trở thành tai họa. từ đó chủ nghĩa vị kỷ của con người là một hình thái chống thiên nhiên, và nó phát triển một cách vô giới hạn. Một mặt khác, hoạt động thi tính tự thân, phải trải qua những nổi đau thương không hay không biết, ngay cả đối với thi nhân vĩ đại, có dịp chúng ta sẽ thảo luận về vấn đề này.

 

Vừa rồi chúng ta có nói đến sự biến chuyển trong sự phát triển của thi ca không thể so sánh được, với sự phát triển ấy qui công cho sáng tạo tính của tự ngã. Đó là tình huống thường xảy ra trong lịch sử nhân loại. Những bản chất siêu nhiên của hoạt động thi tính có tính thâm căn cố đế, đế đổi cái tự ngã của con người xâm nhập vào thế giới nghệ thuật không thể khiến cho thi nhân biến thành một thứ cao giá trong sự sáng tạo đúng là một từ đầy mâu thuẩn); kết quả tạo cho nghệ thuật gia trở thành anh hùng, thành giáo sĩ, một vị giáo chủ cứu thế. Lúc ấy thi nhân không phải hiến thân trong tác phẩm, nhưng là hiến thân cho thế giới với cả sự vinh quang.

                                                                     

Hết chương bốn ( Còn tiếp)

                                                           

Khổng Đức dịch trong l”intuition creatrice của J. Maritain

Khổng Ðức
Số lần đọc: 2228
Ngày đăng: 14.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thi Pháp Học – Lịch Sử Và Vấn Đề - Đỗ Ngọc Thạch
Báo chí và phê bình văn học - Huỳnh Như Phương
Thi Ca Và Sáng Tác. 3 - Khổng Ðức
Văn Xuôi Mới Mỹ Latinh. 1 - Phạm Quang Trung
Văn Xuôi Mới Mỹ Latinh. 2 - Phạm Quang Trung
Các Thời Kỳ Văn Học Miền Nam 1963-1975 - Trần Văn Nam
Thi Ca Và Sáng Tác. 2 - Khổng Ðức
Thái Vũ Và Tiểu Thuyết Lịch Sử. 1 - Đỗ Ngọc Thạch
Thái Vũ Và Tiểu Thuyết Lịch Sử. 2 - Đỗ Ngọc Thạch
Ngôn sứ- 1 - Kahlil Gibran
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)