Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.187
123.211.413
 
Làn sóng phi Stalin hóa thứ ba ở Nga (Tiếp theo)
Hiếu Tân

The Third Wave of Russian De-Stalinization

Phải chăng Kremlin cuối cùng đã thừa nhận lịch sử đen tối của nó?

MASHA LIPMAN, Foreign Policy, 16, tháng Mười Hai, 2010, Hiếu Tân dịch.

 

2

Sau cái chết của Stalin, năm 1956 Nikita Khrushchev tìm cách tháo gỡ ách thống trị kinh hoàng khiến cho mọi người, từ người dân thường đến giới chính khách tinh hoa, sống trong nỗi lo sợ thường trực bị bắt và bị khép vào các tội chính trị. Chiến dịch của ông tập trung vào việc lên án Stalin (một số trong những tên đao phủ ghê tởm nhất của ông ta đã bị truy tố) tố cáo việc đàn áp vô pháp luật và phục hồi cho những nạn nhân vô tội. Mặc dầu ông không động đến cội rễ của chủ nghĩa toàn trị cộng sản, các thành viên khác của bộ máy lãnh đạo ngày càng lo ngại rằng sự sốt sắng chống Stalin của ông đe dọa phá hủy chế độ chính trị Xô viết. Chẳng bao lâu Khrushchev bị lật đổ, và chiến dịch chống Stalin của ông nhanh chóng bị che đậy. Giới lãnh đạo Liên xô hậu-Khruschev ngừng việc lên án Stalin nhưng cũng không giải tội cho ông ta. Tên của Stalin chỉ đơn giản bị xóa khỏi diễn ngôn chính thức. Một chút ít đóng góp quý báu của xã hội cho chiến dịch phi Stalin hóa dù trong nghệ thuật, văn chương hay tư tưởng xã hội, bị bịt miệng hoặc phải rút vào bí mật.

 

Chiến dịch phi Stalin hóa lần thứ hai là một phần của công cuộc cải tổ (perestroika) của Mikhail Gorbachev nhằm tái cấu trúc nhà nước Xô viết. Vào cuối những năm 1980, perestroika phát triển sâu rộng, lôi cuốn một khối cử tri lớn và cuối cùng dẫn đến sự suy sụp của chủ nghĩa cộng sản và tan rã Liên Xô. Dưới thời tổng thống Nga Boris Yeltsin, người dần dần trở nên ghét cay ghét đắng đảng cộng sản, diễn ngôn chính trị và lịch sử tràn ngập hùng biện chống cộng, việc lên án Stalin và những kẻ chủ chốt của chế độ cộng sản bạo ngược diễn ra như một sự đương nhiên. Nước Nga hậu-Sô viêt hoàn toàn vứt bỏ hệ thống toàn trị và áp dụng một cách hình thức mô hình Phương Tây về điều hành xã hội bằng một tập hợp hoàn chỉnh các thiết chế dân chủ.

 

Nhưng mô hình này không duy trì được lâu. Trong thời kỳ làm tổng thống của mình, Putin thực tế đã đưa trở lại và củng cố lại mô hình cai trị tập quyền và độc quyền truyền thống, về thực chất hầu như tước mất sự tham gia của công chúng vào chính trị và lập chính sách. Sự trở lại của quyền lực nhà nước vô hạn độ này và việc dựa vào cơ quan an ninh trong nước như một cây cột trụ của nhà nước, tuyên truyền mập mờ ủng hộ Stalin, là những gì một lần nữa đưa Stalin trở lại vị trí nổi bật trong nước Nga của Putin - lần này, hình ảnh Stalin như là hiện thân của nhà nước đứng ở đỉnh cao quyền lực của nó, cũng quan trọng như là lãnh tụ Liên xô đã đánh bại phát xít Đức. Với nước Nga không còn là một siêu cường nữa, Stalin nhất thời có ích như một biểu tượng bù trừ cho một đất nước đang phải chịu hội chứng thất thế. Dưới thời Putin, bộ máy quan liêu ngày càng lẩn tránh và mơ hồ về những vấn đề khủng bố của Stalin, và những cuộc thảo luận công khai về di sản Stalin bị đẩy ra bên lề.

 

Nhưng nếu diễn ngôn chống Stalin bị đẩy ra ngoài lề, thì nó vẫn chưa bị cấm đoán. Không giống như Liên xô, nước Nga ngày nay là một mảnh đất rộng lớn của tự do phát biểu. Quần đảo ngục tù và những tác phẩm văn chương khác, hư cấu và không hư cấu, về nạn khủng bố Stalin dễ dàng tìm thấy trong các hiệu sách và các thư viện, những nghiên cứu chuyên sâu không bị hạn chế. Môi trường dưới thời Putin có thể là xấu cho những tổ chức như Hiệp hội Tưởng niệm, nhưng hiệp hội này cũng như nhiều chi nhánh của nó ở các địa phương đã tiếp tục những cố gắng để kỷ niệm và nghiên cứu. Truyền thông phi chính phủ đã công bố và quảng bá một số lớn tài liệu, có cả những loạt bài kéo dài cả năm về gulag (hệ thống các trại tập trung thời Stalin). Ngay cả các kênh truyền hình do nhà nước quản lý cũng đã chiếu những tác phẩm dựa trên tiểu thuyết của Solzhenitsyn, Varlam Shalamov, và các phóng viên thời sự khác về sự khủng khiếp của nạn đàn áp của Stalin.

 

Đồng thời vẫn không thiếu các ấn phẩm và các tiết mục truyền hình ca ngợi Stalin và thời đại ông ta; rõ ràng là, những dự án như thế được khuyến khích bởi lập trường nước đôi của nhà nước, và tính nước đôi này được khuyến khích bởi chính Putin.

 

Ngày 30 tháng Mười, 2007, Putin đến thăm Butovo, địa điểm xảy ra cuộc hành hình tập thể hơn 20.000 người bị giết trong cao trào khủng bố của Stalin trong các năm 1937, 1938.

 

“Điên rồ” ông nói, người ta thấy ông run lên. “Thật không thể tin được. Tại sao [họ đã

giết]?...Chúng ta cần làm mọi việc để những thảm kịch như thế này không bao giờ rơi vào quên lãng. Hàng trăm ngàn, hàng triệu người đã bị tiêu diệt, bị đẩy đến các trại tập trung, bị bắn chết, bị tra tấn.”

 

Nhưng không đầy hai tháng sau, Putin chào mừng kỷ niệm lần thứ 90 của FSB, cục an ninh liên bang Nga. Các sĩ quan và các cựu binh FSB ngày nay không một chút rụt rè e ngại tự gọi bản thân họ là những chekisty, những kẻ kế tục của CheKa xưa, lực lượng trừng phạt tàn nhẫn được nhà nước Bolchevik thời kỳ đầu giao phó tiêu diệt các kẻ thù giai cấp. Trong dịp lễ kỉ niệm lớn tại điện Kremlin do Putin chủ trì, tất nhiên sẽ là không đúng chỗ nếu nhớ đến “những thảm kịch không bao giờ nên quên lãng” mà Putin đã nói trong bài diễn văn xúc động tại Butovo. Và tất nhiên ông ta cũng không hề nhắc đến những thập kỷ khi công an mật Liên xô đích thị là những thủ phạm của những cuộc khủng bố quy mô lớn, như những cuộc hành hình ở Butovo hay cuộc thảm sát ở Katyn. Ông cũng không hề nhớ đến những thập kỷ sau đó khi kẻ kế tục nó, KGB, khủng bố những nhà bất đồng chính kiến và nhốt họ trong những trại tập trung và các bệnh viện tâm thần - chính những năm mà bản thân Putin là một sĩ quan KGB./.

 

Nguồn:

http://www.foreignpolicy.com/articles/2010/12/16/

the_third_wave_of_russian_de_stalinization?page=0,1

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2665
Ngày đăng: 15.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Làn sóng phi Stalin hóa thứ ba ở Nga - Hiếu Tân
“Công lý” Nga - Hiếu Tân
20 tác giả dưới 40 tuổi - Hiếu Tân
Khi giá dầu lên, nước Nga đẩy tự do vào tình trạng khó khăn. - Hiếu Tân
Kremlin đã thắng cương Internet như thế nào. - Hiếu Tân
Andrey Zubov - Phi cộng sản hóa chứ không phải là phi Stalin hóa! - Phạm Nguyên Trường
Chứng lý chống WikiLeaks của Hoa Kỳ rất yếu - Hiếu Tân
Tại sao lại xóa từ-n ...? - Hiếu Tân
Kiểm duyệt những từ ‘nhạy cảm ’ của Mark Twain là điều không thể chấp nhận - Hiếu Tân
Cuộc Chơi Của Trí Thức Trên Thế Giới Mở Rộng - Chân Phương
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)