Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.181
123.219.675
 
Tunisia báo động những kẻ chuyên quyền.
Hiếu Tân

Bài điểm báo của tờ SPIEGEL, 17/01/2011

Nguồn:  http://www.spiegel.de/international/europe/0,1518,739915,00.html


Ảnh: AFP

 

Sự sụp đổ của Tổng thống Tunisia Ben Ali có lẽ đã vang dội khắp một khu vực ngự trị bởi các chế độ độc tài. Báo chí Đức ngày thứ Hai cho một cái nhìn về hàm ý của các sự kiện ở Tunisia và những đánh giá thất bại của phương Tây trong việc xử lý các chế độc chuyên quyền trong thế giới A rập.

 

Điều bắt đầu như hành động tuyệt vọng của một người đàn ông  nản chí hồi giữa tháng 12 đã có tác động dội lại và gây ra những làn sóng chấn động xuyên suốt thế giới A rập.

 

Tổng thống Tunisia Zine al-Abidine Ben Ali buộc phải chạy trốn khỏi đất nước hôm thứ Sáu vừa rồi dưới ánh chớp của cuộc nổi dậy của quần chúng chống lại chế độ ông ta. Sự ra đi hối hả của con người đã thống  trị đất nước Bắc Phi này 23 năm qua sau những tuần lễ phản đối trên khắp đất nước, được châm ngòi từ cuộc tự sát của Mohamed Bouazizi ở thành phố Sidi Bouzid. Chàng sinh viên đã tốt nghiệp 26 tuổi bán rau quả đã tự thiêu ngày 17 tháng 12 vừa rồi sau khi cảnh sát tịch thu xe rau của anh. Anh đã chết ngày 4 tháng 1 và trở thành một người tử vì đạo, biểu tượng của nỗi thất vọng của thanh niên Tunisia với nạn thất nghiệp và nhà nước hà khắc.

 

Khi những người phản đối kéo đến thủ đô, tổng thống dường như bỏ cuộc và đưa ra đề nghị từ chức sau cuộc bầu cử năm 2014. Điều ấy không đủ cho những người biểu tình và hôm thứ Sáu Ban Ali, biết rằng cuộc chơi đã tàn, đã cùng với vợ chạy trốn khỏi đất nước.

 

Trong khi người dân Tunisia vui mừng vì tổng thống mất lòng dân đã ra đi, thì tương lai chưa thấy có gì chắc chắn. Cuối tuần rồi thấy có cướp bóc và đụng độ giữa các lực lượng đặc biệt của Tunnisia và đội cận vệ của vị tổng thống lưu vong. Hôm chủ nhật tình hình tương đối êm, nhưng không chắc liệu chính phủ lâm thời, gồm những thành viên của một chế độ đã quá mất lòng dân, có được chấp nhận hay không.

 

Chiến lợi phẩm

 

Thủ tướng Mohamed Ghannouchi  được chờ đợi loan báo một chính phủ đoàn kết dân tộc mới vào Thứ Hai, sẽ bao gồm một số nhân vật đối lập. Tuy nhiên, sáng Thứ Hai khoảng 1.000 người tập hợp ở thủ đô Tunis để đòi đảng cầm quyền RCD hoàn toàn rời bỏ chính quyền, họ hô to những khẩu hiệu như “Đả đảo đảng RCD!” và “Đả đảo đảng của chế độ độc tài!”

 

Trong khi đó có những báo cáo rằng Ben Ali và vợ là Leila, hiện nay đang ở Saudi Arabia, mang theo một số lượng chiến lợi phẩm khi rời Tunisia hôm Thứ Sáu. Tờ nhật báo Le Monde của Pháp nói rằng theo tình báo Pháp, vợ tổng thống đã rút 1,5 tấn vàng trị giá 45 triệu €, từ nhà băng trung ương của nước này trước khi chạy trốn.

 

Các nhà quan sát đang chờ xem liệu những sự kiện ở Tunisia có dẫn đến những cuộc nổi dậy khác của dân chúng trong khu vực này không. Ít nhất có bốn người Algeria đã tự thiêu trong năm ngày qua và vào hôm thứ Hai, một người đàn ông Ai cập cũng tự thiêu bên ngoài tòa nhà quốc hội ở Cairo. Truyền thông đối lập và độc lập ở Ai cập đã vạch ra sự giống nhau giữa tổng thống Hosnai Mubarak, người đã cai trị nước này trong gần 30 năm, và Ben Ali.

 

Báo chí Đức hôm thứ hai nhìn qua những sự kiện ở Tunisia và những hàm ý đối với khu vực này, trong khi nhiều bài xã luận đánh giá những thất bại của Phương tây trong việc xử lý tình trạng chuyên chế trong thế giới A rập.

 

Từ báo trung hữu Süddeutsche Zeitung viết:

“Các nhà cầm quyền trong khu vực này coi bản thân họ là những kẻ bất khả xâm phạm… Đó là lý do sự sụp đổ của tổng thống Tunisia là một hòn đá tảng trong lịch sử của thế giới A rập. Nó chứng tỏ cơn giận của quần chúng có thể làm rung chuyển những chế độ kiên cố nhất trong khu vực. Ben Ali, một người mà sự nắm chắc quyền lực dường như được bảo đảm, và gia đình ông ta đã vét kiệt đất nước một cách vô liêm sỉ, đã buộc phải chạy trốn. Người ta có thể  nghĩ tiêu cực đúng như thế về các tổng thống, các quốc vương và tiểu vương A rập khác: ngay cả nếu bản thân họ không tham nhũng cá nhân, thì các bộ trưởng của họ hay tùy tùng gia đình họ cũng tham nhũng.”

 

“Những nước này còn có chung những vấn đề kinh tế. Có sự tăng nhanh dân số, với một nửa dân số từ tuổi 30 trở xuống. có sự thiếu việc làm và không gian sống, và số người đã tốt nghiệp đại học đang thất nghiệp đặc biệt cao. Các nước này chỉ biết dựa vào xuất khẩu dầu mỏ hoặc du lịch. Không có những nền kinh tế thật sự đa dạng.”

 

Sau sự chấm dứt ô nhục của nền thống trị của Ben Ali, các chế độ độc tài A rập đã bị báo động. Chúng khó lòng có thể đợi cho đến khi những cuộc khủng hoảng kinh tế kéo nhân dân xuống đường. Tuy nhiên thay vì đối phó với những cải cách, chúng đang tăng cường đàn áp và đánh phủ đầu trước khi các công dân đang kinh tởm chế độ có thể tự tổ chức lại.”

 

Tờ báo bảo thủ Die Welt viết:

“Khi một chế độ sụp đổ, nó hiếm khi mang lại một ngày thật sự mới mẻ. Quá trình chuyển hóa từ một nhà nước độc tài thành một nhà nước dân chủ thường được thực hiện bởi những con người đã phục vụ chủ cũ. Trường hợp tốt nhất họ nắm được cơ hội lịch sử để trở thành những anh hùng… và sáng tạo ra những cấu trúc chính trị cho phép một thế hệ chính trị mới nổi lên. Hiện giờ vẫn chưa rõ Tunisia có đi con đường ấy không.”

 

“Tuy vậy kinh nghiệm Tunisia vẫn có giá trị cho toàn khu vực. Nó là bằng chứng thực tế đầu tiên rằng một dân tộc có thể lật đổ một nhà độc tài bằng chính sức mình, hơn là, như ở Iraq năm 2003, nhờ người khác lật đổ hộ. Những tin tức này sẽ kích thích mạnh những người trẻ trong tất cả các nước của khu vực này.”

 

Tờ nhật báo kinh doanh Handelsblatt viết:

“Tin tốt từ Tunnisia là ở chỗ không phải những lực lượng chính thống Hồi giáo đã đuổi Ben Ali khỏi quyền lực. Nhân dân Tunisia muốn tự do và dân chủ. Tin xấu là có quá ít các lãnh tụ chính trị có thể dễ dàng lấp khoảng trống mà chế độ sụp đổ để lại. Nguy hiểm chưa qua: Tunisia có thể hoặc rơi xuống tình trạng vô chính phủ và hỗn loạn hoặc đi lên một con đường gay go gian khổ để thành một nền dân chủ A rập.”

 

“Đất nước này cần sự trợ giúp để đi lên con đường đó - đặc biệt từ những nước như Pháp, là nước nhiều năm đã nhắm mắt trước tình hình trong các nhà nước Maghreb. Họ có thể cung cấp viện trợ kinh tế và giúp đỡ chính trị cho một xã hội sẽ không còn tự trình bày ra thế giới bên ngoài như là một nhà nước ổn định nhưng trong nước thì thi hành đàn áp.”

 

“Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nói thẳng: các nhà nước A rập sẽ chỉ có một tương lai nếu chúng tự dưạ vào sức mình loại bỏ tham nhũng và đàn áp. Không phải tất cả các nước này đều giầu có của cải như các nước vùng Vịnh. Tuy nhiên, tất cả các nước ấy có khả năng đưa vào các cải cách. Nếu họ không làm thế, thì nỗi thất vọng của thế hệ trẻ sẽ lớn lên, và các tổ chức Hồi giáo và khủng bố sẽ thấy ngày càng dễ dàng tuyển mộ ở đó. Phương Tây không được để cho điều ấy xảy ra. Và Tunisia có thể chứng tỏ cho một khu vực không ổn định thấy thay đổi có thể thành công như thế nào.”

 

Tờ Financial Times Deutschland viết:

“Những sự kiện ở Tunisia sẽ cho những người ở Phương tây đã từng hậu thuẫn các chế độ độc tài A rập thời gian nghỉ để suy nghĩ. Các nhà ngoại giao nhận thức đầy đủ về sự sụp đổ của Ben Ali - các nhà ngoại giao Hoa Kỳ thậm chí còn cảnh báo về sự bất mãn của xã hội đang lớn lên. Tuy nhiên, Mỹ và châu Âu quá vội cho rằng kẻ thay thế duy nhất các nền thống trị độc tài sẽ là những nền chính trị thần quyền Hồi giáo.

 

“Ben Ali chẳng hạn, được hưởng lợi từ cuộc nội chiến trong nước Algeria láng giềng vào những năm 1990. Chừng nào tổng thống Tunisia ngăn ngừa được sự bành trướng của các phần tử Hồi giáo trong nước của ông ta thì ông ta còn có thể muốn làm gì thì làm. Phần còn lại của thế giới để yên cho ông ta bởi vì họ nhầm tưởng đàn áp là ổn định.”

 

“Tuy nhiên sẽ không có nguy hiểm trong việc cho phép Tunisia thử nghiệm dân chủ. Ở đó hầu như không có phong trào Hồi giáo nào, nền kinh tế liên kết chặt chẽ với châu Âu, và xã hội có mức độ bao dung cao, như được biểu hiện ở trình độ bình đẳng cao đối với phụ nữ. Nước này lẽ ra đã có thể làm thành một tấm gương cho phần còn lại của thể giới A rập”

 

Tờ báo trung hữu Frankfurter Allgemeine Zeitung  viết:

“Từ quan điểm của người Tunisia, Paris là thủ đô của châu Âu. Tuy nhiên lãnh đạo Pháp chỉ khuyến khích những người biểu tình trong yêu sách của họ đòi dân chủ sau khi Ben Ali đã bỏ trốn. Mặc dầu việc can thiệp vào các thuộc địa cũ có thể có kết quả ngược với mong đợi, Paris có thể đã tìm thấy các biện pháp để củng cố xã hội công dân Tunisia và đối lập chính trị vào thời gian thích hợp. Những người cũ của cái chế độ tàn tạ này càng nhanh chóng tổ chức một cuộc bầu cử trình diễn trông giống như một nền dân chủ thì các lực lượng tự do sẽ càng khó hình thành đúng lúc. Người Tunisia có thể tự hào về bản thân rằng đã đạt được những điều mà châu Âu khó có thể mong ước. Hy vọng rằng sự trợ giúp của châu Âu đang đến trong giai đoạn quyết định này không phải là quá muộn.”

 

Tờ báo thiên tả Die Tageszeitung viết:

“Các nền độc tài và quân chủ A rập có lý do để lo lắng rằng cuộc nổi dậy ở Tunisia có thể tạo hứng bắt chước. Dù sao đối tượng của họ phải chịu cùng những vấn đề như người Tunisia: thất nghiệp, giá cả tăng, tham nhũng, chuyên quyền chính trị và thiếu tự do ngôn luận.”

 

“Phần lớn các chính khách châu Âu bị bất ngờ về cuộc nổi dậy Tunisia. Họ phải mất một thời gian mới cố gắng động viên những người phản đối. Đã quá lâu châu Âu và Mỹ coi những nhà độc tài thế tục của A rập như.. ít xấu xa hơn. Chừng nào mà họ còn hứa kiểm soát được những người Hồi giáo trong nước họ hay ngăn được làn sóng di dân tị nạn đến châu Âu, thì chừng đó họ còn được giúp đỡ. Có rất it mong muốn biết chính xác những phương pháp nào được dùng để đảm bảo điều đó.”

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2218
Ngày đăng: 18.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Loại bỏ Từ- N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ- N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt - Hiếu Tân
Làn sóng phi Stalin hóa thứ ba ở Nga. Tiếp theo - Hiếu Tân
Làn sóng phi Stalin hóa thứ ba ở Nga (Tiếp theo) - Hiếu Tân
Làn sóng phi Stalin hóa thứ ba ở Nga - Hiếu Tân
“Công lý” Nga - Hiếu Tân
20 tác giả dưới 40 tuổi - Hiếu Tân
Khi giá dầu lên, nước Nga đẩy tự do vào tình trạng khó khăn. - Hiếu Tân
Kremlin đã thắng cương Internet như thế nào. - Hiếu Tân
Andrey Zubov - Phi cộng sản hóa chứ không phải là phi Stalin hóa! - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)