Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.182
123.221.137
 
Hồ Cẩm Đào gặp báo chí tự do
Hiếu Tân

Dana Milbank, Washingtonpost, 19/01/ 2011, Hiếu Tân dịch

 

Nguồn:

http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2011/01/19/AR2011011905552.html?hpid=opinionsbox1

 

Tổng thống Obama đãi ông bữa tiệc với đầy đủ nghi thức quốc gia mà Tổng thống George W. Bush đã từ chối ông cách đây năm năm, nhưng để đổi lại, Hồ phải chuẩn bị đối mặt với một cuộc họp báo mà ông đã từ chối làm khi Obama thăm Trung Hoa. Đối với một nhà cầm quyền hà khắc, đối diện với một báo chí tự do cũng vui như tham dự lễ trao giải Nobel Hòa bình vậy.

 

Sau những diễn văn khai mạc theo thông lệ của các nhà lãnh đạo, đầy những lời lẽ huênh hoang về hợp tác song phương, Ben Feller của AP đứng lên và hỏi một câu mạnh mẽ, gan góc:

 

“Ngài có thể giải thích cho nhân dân Mỹ làm thế nào Hoa Kỳ có thể liên minh với một nước được biết là đối xử với nhân dân của nó rất tệ, vì đã dùng kiểm duyệt và sức mạnh để đàn áp nhân dân của nó?” anh hỏi Obama. Và hỏi Hồ: “Tôi muốn cho ngài một cơ hội để trả lời về vấn đề nhân quyền này. Ngài biện minh thế nào về hồ sơ của Trung Hoa, và ngài có nghĩ đó có chút gì là công việc của người Mỹ không?”

 

Obama trả lời. Phiên dịch dịch. Tất cả mọi con mắt đổ dồn vào Hồ: ông không nói gì cả.

Thay vì nói, ông nhìn sang một phụ nữ của đài Truyền hình Trung ương Trung Hoa - mạng nhà nước, do ban tuyên truyền của Đảng Cộng sản quản lý - chị này tung cho ông quả bóng mềm về “tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau.”

 

Nhưng người hỏi tiếp theo, Hans Nichols của Bloomberg đã cho ông một bài học về tự do báo chí. “Ngay từ đầu, đồng nghiệp của tôi đã hỏi ngài một câu hỏi về nhân quyền mà ngài chưa trả lời.” Nhà báo cao lêu nghêu thông báo với người mạnh nhất Trung Hoa. “Tôi tự hỏi liệu chúng tôi có thể nhận được một câu trả lời cho câu hỏi đó không?”

 

Ở Bắc Kinh, một sự xấc láo như thế có thể đưa một nhà báo vào tù. Nhưng Hồ không phải đang ở Bắc Kinh. Trong khi nghe dịch câu hỏi của Nicholls, Hồ ngửa một bàn tay lên và mỉm cười, như thể ông không hiểu có chuyện gì mà nhặng xị lên như thế. “Vì vấn đề kỹ thuật và phiên dịch, tôi không nghe thấy câu hỏi về nhân quyền,” ông giải thích, một cách giả tạo, và chuyện ấy cho qua.

Đây là một thời điểm tốt cho báo chí Hoa Kỳ. Feller và Nichols đặt lãnh tụ Trung Hoa vào thế bí mà Obama, vì hạn chế của nghi thức xã giao, đã không thể làm được. Đội quân báo chí của Nhà Trắng đã nhiều lúc quá nhẹ nhàng với Obama (hãy nhớ lại cuộc họp báo nịnh hót trước Giáng sinh), nhưng chiều thứ Tư vừa rồi, Obama và đội quân báo chí đã ở cùng phía một cách chính đáng, phô bày các quyền của một dân tộc tự do.

 

Đối với các nhà báo, đây là lần thứ hai trong vòng một tuần họ bất ngờ liên minh với Nhà Trắng chống lại những người nước ngoài nghi ngờ về các quyền tự do ở Hoa Kỳ. Tại phòng chỉ dẫn ở Nhà Trắng tuần trước, một phóng viên hãng tin của nhà nước Nga Itar-Tass đã bắt nạt thư ký báo chí Robert Gibbs [bằng câu hỏi] về vụ bắn giết hàng loạt ở Tucson, hỏi có phải lỗi tại quá nhiều tự do không. Các nhà báo, mặc dầu họ đã cãi nhau với Gibbs cả ngày, đã nhiệt liệt ủng hộ lời bác lại sắc sảo của ông với thách đố của Nga. 

 

Trường hợp của Hồ thì vẫn còn là lạ. Mặc dầu những sự kiện như thế thường được tiến hành dịch đồng thời (cả các lãnh đạo lẫn các nhà báo đều được cung cấp tai nghe) nhưng phái đoàn Trung Hoa vẫn yêu cầu rằng phần Hỏi và Trả lời của cuộc họp báo phải được dịch liên tiếp, như vậy mất gấp đôi thời gian.

 

Chính xác tại sao Trung Hoa đòi hỏi như thế vẫn chưa rõ ràng - nhưng nổi lên một đầu mối khi Hồ bắt đầu bị chất vấn về nhân quyền. Sau khi Feller hỏi câu hỏi của anh về nhân quyền và Obama trả lời, Hồ nhìn quanh, chỉ vào tai mình; một phụ tá chạy đến và thì thầm cái gì đó vào tai ông. Theo một người biết chuyện, thì câu hỏi của Feller bao gồm một mẩu về nhân quyền và hướng vào Hồ, đã được dịch đầy đủ sang tiếng Hoa.

 

Tuy nhiên Hồ tảng lờ câu hỏi đó để ưu tiên trả lời cho một câu hỏi dễ thương hơn từ một nhân viên của ông ở truyền hình Trung Hoa. May mắn vớ được câu hỏi ấy, Hồ đã chuẩn bị tuyệt hảo cho câu hỏi, và trong lúc trả lời, ông cúi nhìn xuống đọc những con số thống kê từ những ghi chép của ông.

 

Các phóng viên nhìn nhau, khó hiểu về việc Hồ bỏ qua câu hỏi của Feller. Trong lúc dịch tràng giang đại hải sang tiếng Quan thoại câu trả lời của Hồ cho câu hỏi của nhà báo Trung quốc, Obama lóe lên một cái cười toét với Gibbs.

 

Hồ, trán sáng bóng, có một người khác gài sẵn trong đám đông, một nhà báo từ Tân Hoa Xã, hãng tin do nhà nước quản lý. Nhưng trước khi Hồ vớ được cái phao ấy, thi micro đã chuyển sang phía Mỹ, tại đó Nichols yêu cầu trả lời cho câu hỏi về nhân quyền. Lần này, Hồ không thể đổ tại phiên dịch nữa.

 

“Trung Hoa là một nước đang phát triển với một dân số khổng lồ và và cũng là một nước đang phát triển trong một thời kỳ quyết định của cải cách,” ông giải thích. “Trong bối cảnh đó, Trung Hoa còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển kinh tế và xã hội, và ở Trung Hoa vẫn còn rất nhiều việc phải làm về phương diện nhân quyền.” 

 

Đừng ngạc nhiên tại sao Hồ không thích những câu hỏi: Ông có thể phải đưa một câu trả lời chân thật./.

 

danamilbank@washpost.com

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2505
Ngày đăng: 21.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Loại bỏ Từ-N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt. tiếp - Hiếu Tân
Tunisia: không phải hiệu ứng Domino, mà là một thế lưỡng nan của Hoa Kỳ - Hiếu Tân
Các nhà hoạt động mạng ảo đã giúp hạ bệ một nhà độc tài. - Hiếu Tân
“Tunisia đã trở thành một Belarus Bắc Phi” - Hiếu Tân
Vết rạn nguy hiểm trên vai Trung Hoa - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ-N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt. tiếp theo - Hiếu Tân
Hiệu ứng Tunisia: Liệu cuộc “Cách mạng Đói” có lan rộng không? - Hiếu Tân
Tunisia báo động những kẻ chuyên quyền. - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ- N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt - Hiếu Tân
Loại bỏ Từ- N khỏi Huck Finn: Top 10 sách bị kiểm duyệt - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)