Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.215.992
 
Bị lên án về vi phạm nhân quyền, lãnh đạo Uzbekistan vẫn được tiếp đón ở Brussels
Hiếu Tân

STEPHEN CASTLE, New York Times. 24/01/2011, Hiếu Tân dịch

http://www.nytimes.com/2011/01/25/world/europe/25uzbek.html?_r=1&ref=stephencastle

 

 

BRUSSELS- Tổng thống Islam A. Karimov của Uzbekistan được tiếp đón long trọng hôm Thứ hai trong những cuộc họp tại đây với các lãnh đạo cao nhất của EU, sự tiếp đón nồng nhiệt nhất đối với ông ta ở Phương Tây từ khi chính phủ của ông ta tàn sát hàng trăm người biểu tình năm 2005.

 

Ông Karimov đã gặp cả José Manuel Barroso, chủ tịch Ủy ban Châu Âu và Anders Fogh Rasmussen, tổng thư ký NATO. Ông Karimov không nói với các nhà báo sau cả hai cuộc họp này.

 

Các nhóm hoạt động nhân quyền đã kịch liệt lên án.

 

“Karimov đến đây để có dịp chụp ảnh, và họ đã cho ông ta dịp đó,” Andrew Stroehlein một người phát ngôn của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, nhóm hoạt động để ngăn chặn những vụ vi phạm nhân quyền. “Những bức hình này sẽ được loan truyền ở Uzbekistan để hợp pháp hóa ông ta.”

Ông Barroso nói ông đã thảo luận những quan ngại cụ thể về nhân quyền với ông Karimov và thúc giục ông này thả thất cả các tù nhân chính trị của Uzbekistan.

 

“Liên Hiệp Châu Âu theo đuổi một chính sách phê phán, có điều kiện và cam kết toàn diện với Uzbekistan” ông nói. “Tôi đã nêu lên tất cả những mối quan ngại chủ yếu của châu Âu, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, vốn nằm ở tâm điểm chính sách ngoại giao của E.U. Tôi tin là qua một cuộc đối thoại trực tiếp và thẳng thắn, lành mạnh, chứ không phải qua chính sách chiếc ghế bỏ trống, chúng ta có thể tiếp tục chính sách được đồng thuận của EU  về cam kết hiệu quả nhất.”

 

Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đã áp đặt những trừng phạt lên Uzbekistan, một nước cộng hòa thuộc Liên xô cũ, có dự trữ năng lượng quan trọng, sau khi quân lính Uzbek giết mấy trăm người trong thành phố Adijan tháng Năm 2005. Các đòn trừng phạt này được coi như không có hiệu quả và được dỡ bỏ bốn năm sau đó. Từ đó, Karimov, kẻ đã từ chối một cuộc điều tra quốc tế về vụ tàn sát, đã gặp nhiều nhà lãnh đạo châu Âu trong đó có cả Thủ tướng Angela Merkel của Đức.

 

Ông Stroehlein nói những cam kết ngoại giao như thế có thể có lợi trong 99 phần trăm trường hợp. Nhưng với Uzbekistan, ông nói, “đây là một phần trăm trường hợp mà nó luôn thất bại”

 

Ông Karimov, người đã nắm quyền từ khi Liên xô tan rã cách nay 20 năm, đã nghiền nát đối lập chính trị của ông ta và bỏ tù hàng chục nhà hoạt động nhân quyền. Năm 2008, khi Karimov bắt đầu nhiệm kỳ bẩy năm lần thứ ba và nhận được 88% số phiếu bầu, tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã báo cáo rằng ông ta không mấy quan tâm đến các giá trị dân chủ. Liên Hiệp Quốc đã nói rằng tra tấn [ở đấy] là thông thường.

 

Uzbekistan - có kích thước tương đương California và 28 triệu dân, là nước đông dân nhất khu vực - giầu về bông, vàng và dầu khí. Một căn cứ không quân Hoa Kỳ ở đó yểm trợ các hoạt động ở Afghanistan, bên kia biên giới phía nam của nó, cho đến khi chính phủ yêu cầu Mỹ rút về năm 2005 để trả đũa các đòn trừng phạt.

 

Hoa Kỳ bắt đầu cảnh cáo chính phủ của ông Karimov sau khi cuộc chiến ở Afghanistan bắt đầu khủng hoảng. Uzbekstan vẫn còn cho Đức hoạt động một căn cứ không quân bên ngoài một thành phố phía nam Uzbek.

 

Cách đây hai năm, ông Karimov thực hiện một mưu đồ chuộc lỗi quốc tế khi ông lập kế hoạch tổ chức một cuộc bầu cử quốc hội, mặc dầu cả bốn đảng được phép tham gia đều là những đảng trung thành với ông ta.

 

Lúc đó ông Karimov thừa nhận rằng “trước đây, không có đảng nào tranh giành ảnh hưởng chính trị và chính quyền,” và ông ta đã đưa cạnh tranh thật sự vào quá trình này./.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2391
Ngày đăng: 31.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bật mí WikiLeaks - Hiếu Tân
Ai cập: sự công khai kháng cự của Mubarak làm cho cuộc sống của Obama khó khăn hơn. - Hiếu Tân
Ai cập: Internet sập, cảnh sát dàn quân - Hiếu Tân
Cách mạng bằng Internet - Hiếu Tân
Phải chăng tiếp theo là Ai cập? - Hiếu Tân
Hiệu ứng Tunisia thu hút Ai cập - Hiếu Tân
Những cuộc cách mạng màu kiểu mới - Phạm Nguyên Trường
Say sưa với Tự do. - Hiếu Tân
Tự do bừng nở trên đất nước Tunisia, tiếp theo - Hiếu Tân
Tự do bừng nở trên đất nước Tunisia - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)