Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.216.926
 
Những “hăc cơ” mơ áp đặt nền dân chủ
Hiếu Tân

Benjamin Ferran, Le Figaro, 28/01/2011

 

http://www.lefigaro.fr/hightech/2011/01/26/01007-20110126ARTFIG00790-ces-hacktivistes-qui-revent-d-imposer-la-democratie.php

 

 

“Những kẻ nặc danh” biểu tình chống đạo luật truyền thông ở Hungary.

Ảnh: © Lisi Niesner / Reuters/REUTERS

Sau khi đã bảo vệ WikiLeaks và cổ võ những đợt tấn công chống các site của chính phủ Tunisie, phong trào “Nặc danh” lại sát cánh bên những người biểu tình ở Ai cập. Nhiều thành viên, đa số là thanh niên, vừa bị bắt ở châu Âu.

 

Trong khi những người biểu tình chiếm các đường phố ở Ai cập, một cuộc đấu tranh khác, rời rạc hơn, đang phát triển rộng rãi. Trên Internet, các cư dân mạng lại phối hợp với nhau để tiến hành những cuộc tấn công thông tin chống các site của chính phủ Ai cập. Site của Bộ Nội vụ không vào được trong mười phút ngày thứ Ba. Bộ Thông tin là mục tiêu tiếp theo của họ ngày thứ Tư.

 

Các cư dân mạng này, rải rác trên khắp thế giới, tự nhận là thuộc nhóm “những kẻ nặc danh” một nhóm gắn với việc bảo vệ tự do trên Internet. Những hành động đầu tiên của họ là nhằm vào giáo hội Scientologie năm 2008. Năm ngoái, nó nhằm vào những ngân hàng đã bỏ rơi WikiLeaks. Sau đó, nó chuyển sang đấu tranh chính trị, bằng cách tấn công vào site chính thức của tổng thống Tunisie Ben Ali, rồi nhân bản các thông điệp đe dọa gửi tới tất cả các chế độ độc tài.

 

“Đây không phải những chuyên gia địa-chính trị”

 

Để làm cho tiếng nói của mình được nghe thấy, các thành viên của mạng “Những kẻ nặc danh” thường xuyên tiến hành những đợt tấn công từ chối cung cấp dịch vụ (DDoS). Nhờ một phần mềm miễn phí đơn giản không cần đến kỷ năng tin học chuyên nghiệp, đã được tải xuông trên 200.000 lần, các máy tính của họ kết nối đồng thời vào site Internet mà họ xác định là mục tiêu, nhằm làm quá tải các kết nối. Ở Zimbabwe, 500 người vào là đủ để chặn đứng trang của tổng thống Mougabe, Ở Tunisie có nhiều nghìn người vào.

 

Nhóm này khẳng định họ không có thủ lĩnh. Nhưng “trong công việc, có những người lãnh đạo, họ lên các trang Iinternet, tạo ra những áp phích tuyên truyền và xác định các mục tiêu”, Gwendal Delcros nhà nghiên cứu về an ninh mạng ở Cert-LEXSI giải thích với Le Figaro. Mối quan tâm của họ đối với Tunisie và Ai cập lên đến ngọn nguồn của chủ nghĩa cơ hội để thu hút sự chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng. “Đây không phải là những chuyên gia địa chịnh trị” Gwendal Delcros, người đã theo dõi những cuộc thảo luận của họ khẳng định. Chẳng hạn, hành động ở Algérie lúc đầu được đặt tên là “Chiến dịch cutcut[1]” trước khi được đổi tên.

 

Tuy nhiên các thủ đoạn của họ có kết quả cụ thể ở những nước liên quan. “Không cần hạn chế phong trào này vào những người tạo thành cái hạt nhân cứng” François Paget phân tích, ông là “người nghiên cứu những nguy cơ” ở nhà xuất bản McAfee. Trong số những cư dân mạng chiếm lĩnh Facebook và Twitter để chuyển tải những lời kêu gọi biểu tình và trao đổi thông tin ở Ai cập và Tunisie, một số người cũng đã tham gia vào những cuộc tấn công trong đó có dấu hiệu của sự ủng hộ quốc tế. Đó là trường hợp của blogger Slim404, đã trở thành bộ trưởng ngoại giao. Tập thể Nặc danh là một “hình thức mới của tư cách công dân quốc tế”, nó đã được biện hộ trong một cuộc điều trần tại Thượng nghị viện Pháp. Những kẻ gây ra sự đông cứng một site của nhà nước là một biểu tượng mạnh mẽ.

 

Nhiều thanh thiếu niên bị bắt ở châu Âu

 

Đối với những chuyên gia an ninh mạng, những “kẻ nặc danh” thực tế đã ra khỏi bóng tối và truyền bá khái niệm hoạt động tích cực bằng Internet, hay “những hắccơ tích cực”. “Những cuộc tấn công từ chối dịch vụ đã trở thành tương đương với việc tháo dỡ McDonald”, François Paget giải thích. Và phong trào này sẽ phát triển sâu rộng trong năm 2011, với các phương pháp đấu tranh phức tạp hơn. “Chúng tôi đang ở những bước đầu của những hoạt động quan trọng hơn và có tổ chức hơn”, anh đánh giá.

 

Đối đầu với những cuộc tấn công này, các chính phủ vẫn còn thời gian để trì hoãn. “Họ có hàng chục site để theo dõi, nhưng lợi thế luôn luôn ở phía những người tấn công” Gwendal Delcros đánh giá. Nhưng họ cũng đã bắt đầu đánh trả. Nếu những cuộc tấn công từ chối dịch vụ không gây ra những thiệt hại vật chất, nó vẫn là bất hợp pháp trong đa số quốc gia. Hôm thứ Năm, năm bạn trẻ bị coi là thành viên của “những kẻ nặc danh” đã bị thẩm vấn ở Anh, về những hoạt động để bảo vệ WikiLeaks. Hai người khác đã bị bắt tháng 12, ở Hà lan và Pháp. Tất cả trong độ tuổi 15-26.

 

HT 310111



[1] Tên một món ăn châu Phi

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2309
Ngày đăng: 01.02.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bị lên án về vi phạm nhân quyền, lãnh đạo Uzbekistan vẫn được tiếp đón ở Brussels - Hiếu Tân
Bật mí WikiLeaks- tiếp - Hiếu Tân
Bật mí WikiLeaks - Hiếu Tân
Ai cập: sự công khai kháng cự của Mubarak làm cho cuộc sống của Obama khó khăn hơn. - Hiếu Tân
Ai cập: Internet sập, cảnh sát dàn quân - Hiếu Tân
Cách mạng bằng Internet - Hiếu Tân
Phải chăng tiếp theo là Ai cập? - Hiếu Tân
Hiệu ứng Tunisia thu hút Ai cập - Hiếu Tân
Những cuộc cách mạng màu kiểu mới - Phạm Nguyên Trường
Say sưa với Tự do. - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)