Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.179
123.221.505
 
Nền dân chủ có thể hoạt động như thế nào ở Trung Đông. Tiếp
Hiếu Tân

Fareed Zakaria, TIME, 03/02/2011

http://www.time.com/time/world/article/0,8599,2045888,00.html

 

2

 

Lạc hậu, tham nhũng, yêu chuộng hòa bình.

 

Không mấy ai nghĩ nó lại có thể trở nên thế này. Ai cập từ lâu đã được coi như một xã hội tôn trọng quyền uy, có một nhà nước mạnh và một bộ máy quan liêu có thể là hủ lậu và tham nhũng nhưng vẫn giữ được hòa bình. “Đây là một đất nước có kỷ lục nổi bật về ổn định chính trị” Fouad Ajami viết trong một tiểu luận năm 1995, chỉ ra rằng trong hai trăm năm qua, Ai cập chỉ được cai trị bởi hai chế độ, quân chủ thành lập 1805 và Phong trào các Sĩ quan Tự do, nắm chính quyền năm 1952, với Gamal Abdel Nasser. (Để so sánh: Pháp đã trải qua một cuộc cách mạng, hai đế chế, năm nền cộng hòa, và một nền độc tài nửa phát xít trong khoảng thời gian gần đúng như thế) Trong trí tưởng tượng của nhiều người, người Ai cập là giống người thụ động, ngoan ngoãn thần phục tôn giáo và tôn ti trật tự. Nhưng vào cuối tháng Giêng, các đường phố Cairo và Alexandria và các thành phố khác ngập đầy những người khác nhau: những đám đông gồm những con người mãnh liệt, ý chí sắt thép từ mọi tầng lớp xã hội và có cả một số phụ nữ, tất cả đều quyết tâm làm nên số phận của họ và trở thành những người chủ vận mệnh của chính họ.

 

Điều gì đã thay đổi? À, những người Ai cập chưa bao giờ dễ bảo như người ta vẫn nghĩ về họ. Xã hội Ai cập đã sinh ra nhiều hoạt động chính trị, từ Hồi giáo cực đoan đến marxist đến chủ nghĩa dân tộc A rập, đến chủ nghĩa tự do. Nhưng ngay từ cuối những năm 1950, chế độ Ai cập đã đàn áp thẳng tay xã hội dân sự của nó, cấm các chính đảng hoạt động, đóng cửa báo chí, bỏ tù các nhà chính trị, làm hư hỏng các quan tòa và bịt miệng giới trí thức. Trong ba thập kỷ qua, Ai cập đã trở thành nơi có rất ít sách nghiêm túc được xuất bản, các trường đại học bị giám sát, các báo thận trọng theo một đường lối nhu mì, và người ta chăm chú theo dõi những gì họ đưa ra công luận. Trong 20 năm qua, cuộc chiến chống các nhóm khủng bố Islamist - thường là những kẻ sát nhân thật sự man rợ - cho phép chế độ Mubarak đè nén mạnh hơn đối với xã hội Ai cập dưới danh nghĩa an ninh.

 

Cải cách và cách mạng

 

Ai cập đã có một số thành công, và thật mỉa mai, một trong số đó đã giúp khích lệ sự thay đổi. Trong thập kỷ qua, Ai cập đã cải cách nền kinh tế của nó. Từ giữa những năm 1990 trở đi, Ai cập đã thấy rằng để được vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, nó phải dỡ bỏ những bộ phận ít hiệu quả nhất của hệ thống kinh tế có hơi hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm gần đây, Mubarak - được con trai ông ta là Gamal, một nhà ngân hàng được đào tạo ở Phương Tây, thuyết phục - đã chỉ định một nhóm các nhà cải cách mạnh mẽ cho nội các của ông ta, họ bắt đầu một cố gắng đầy tham vọng để tái cấu trúc nền kinh tế Ai cập, giảm thuế và thuế quan, bỏ những quy chế và giảm bao cấp. Nước Ai cập đang thoi thóp bắt đầu vùng dậy mạnh mẽ. Từ 2006 đến 2008, kinh tế tăng trưởng 7% một năm và ngay cả năm ngoái, sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng lên tới gần 6%. Bị cách li lâu dài sau bức tường bảo hộ, với truyền thông nằm trong kìm kẹp của chế độ, Ai cập cũng trở nên kết nối nhiều hơn với thế giới thông qua các công nghệ truyền thông mới.

 

Tại sao tiến bộ kinh tế lại thúc đẩy chống đối? Tăng trưởng khuấy động mọi sự, làm rối loạn trật tự ổn định, tù đọng và tạo ra những bất công và tình trạng không chắc chắn. Nó cũng tạo ra nhiều mong đợi và đòi hỏi mới. Tunisia không tăng trưởng mạnh mẽ như Ai cập, nhưng ở đó cũng có một trật tự cũ mục nát đã bị xé toang ra, và dẫn đến một tình trạng náo động chứng tỏ có quá nhiều thứ chế độ cần phải xử lý. Alexis de Tocqueville đã từng nhận xét rằng “Thời khắc nguy hiểm nhất cho một chính phủ tồi tệ là khi nó bắt đầu tự cải cách nó.” Đó là một hiện tượng mà các nhà khoa học chính trị đã đặt cho cái tên “một cuộc cách mạng của những mong đợi đang tăng lên” các chế độ độc tài cảm thấy chúng rất khỏ xử lý được những thay đổi, bởi vì cấu trúc quyền lực mà chúng đã thiết lập không thể đáp ứng được những đòi hỏi mới và mãnh liệt từ nhân dân của chúng. Ở Tunisia đã là như vậy, ở Ai cập đã là như vậy. Sự thất nghiệp của tuổi trẻ và giá cả thực phẩm tăng cao là những nguyên nhân trực tiếp, nhưng xu hướng cơ bản là một khối quần chúng bất trị đang lớn lên, bị khuấy động bởi những làn gió kinh tế mới mẻ, được liên hệ với một thế giới rộng lớn hơn. (Lưu ý rằng những nước tù đọng hơn như Syria và Bắc Triều Tiên vẫn còn ổn định hơn.)

 

Mubarak kết hợp những chuyển động tiến lên trong kinh tế với một loạt bước thụt lùi tàn tệ về chính trị. Sau khi đã có những cuộc bầu cử quốc hội tương đối cởi mở năm 2005, chế độ đã đi ngược dòng và gian lận trong các cuộc bầu cử năm 2010, giảm số ghế đại biểu của Muslim Brotherhood trong quốc hội từ 88 xuống zêrô. Ayman Nour, người tranh cử với Mubarak trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2005, bị bắt vì những cáo buộc vu khống, bị cầm tù, bị tra tấn và cuối cùng được thả năm 2009. Mubarak đã nới ra đôi chút tự do ngôn luận và tự do hội họp trước và sau những cuộc bầu cử năm 2005, sau đó lật ngược những gì mới hơi hé mở. Các quan tòa và các luật sư đối lập với chế độ bị truy tố.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2284
Ngày đăng: 07.02.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nền dân chủ có thể hoạt động như thế nào ở Trung Đông - Hiếu Tân
Ghen tị với Ai Cập: Đối lập Nga mường tượng thay đổi - Phạm Nguyên Trường
WikiLeaks: vai trò của the Guardian trong sự rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử thế giới - Hiếu Tân
Cuộc khủng hoảng Ai cập trong một Bối cảnh Toàn cầu: Một báo cáo đặc biệt. - Hiếu Tân
Ở Nga chắc chắn cũng sẽ xảy ra những sự kiện tương tự như ở Ai Cập và Tunisia - Phạm Nguyên Trường
Thế giới có thể học được gì từ Ai Cập? - Phạm Nguyên Trường
Bạo loạn ở Bắc Phi và Trung Đông có thể lan tới Syria - Hiếu Tân
Những vết rạn nứt trong chính quyền Nga - Phạm Nguyên Trường
Một cái nhìn từ bên trong vào những cuộc thương lượng gay go với Julian Assange (tiếp theo) - Hiếu Tân
Những “hăc cơ” mơ áp đặt nền dân chủ - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)