Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.182
123.222.546
 
WikiLeaks: vai trò của the Guardian trong sự rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử thế giới. Tiếp theo và hết
Hiếu Tân

Alan Rusbridger, guardian.co.uk, Thứ Sáu 28/01/2011

http://www.guardian.co.uk/media/2011/jan/28/wikileaks-julian-assange-alan-rusbridger#history-link-box

 

 

Thử thách từ WikiLeaks đối với truyền thông nói chung (không kể đến các nhà nước, các công ty hay các tập đoàn toàn cầu bị bắt gặp trong nỗi sửng sốt về việc bị theo dõi sát sao không mong muốn) không phải là một thử thách dễ chịu. Phản ứng bản năng ban đầu của website này là công bố mọi thứ, và ban đầu họ nghi ngờ sâu sắc mọi sự liên lạc giữa các đồng nghiệp của họ với báo chí và với bất kỳ loại tổ chức quan liêu nào. Nói chuyện với Bộ Ngoại giao, lầu Năm góc hay Nhà trắng, như New York Times đã làm trước mỗi đợt công bố, là đe dọa làm mất an toàn các quan hệ với WikiLeaks. Trong thời gian công bố Cablegate[1], bản thân Assange ý thức được những nguy cơ vô tình làm hại những người bất đồng chính kiến hay các nguồn khác, đã đề nghị nói chuyện với Bộ Ngoại giao (Hoa Kỳ) - nhưng đề nghị bị bác bỏ.

 

Đối với tôi, WikiLeaks và những tổ chức tương tự nói chung được ngưỡng mộ vì quan điểm chuyên nhất về công khai và minh bạch. Điều kỳ diệu là tại sao trời không sập mặc dù chỉ có mấy tháng trời mà cả một lượng thông tin khổng lồ đã được xả ra. Các kẻ thù của WikiLeaksđã nhắc đi nhắc lại những lời khẳng định về cái hại của việc tiết lộ này. Nếu có ai tài trợ cho một viện nghiên cứu nghiêm túc để nghiên cứu nghiêm nhặt về sự cân bằng giữa cái lợi và cái hại, thì cũng là một ý hay. Cứ theo phản ứng mà chúng tôi nhận được từ những nước không được hưởng tự do báo chí, thì có sự khao khát lớn thông tin từ những bức mật điện - một sự khao khát kiến thức trái ngược với những luận điệu thở ra từ những kẻ ngụy biện khăng khăng cho rằng những bức điện ấy không nói với chúng ta điều gì mới. Thay vì phản ứng bản năng cuống cuồng tìm cách giữ bí mật hơn, đây có thể là một cơ hội tốt để tổng kết những cái hay cái dở của tính minh bạch cưỡng bức.

 

Quan điểm đó - một sự đánh giá hợp lý những hình thức mới của tính minh bạch - nên đi đôi với việc không tránh khỏi đặt câu hỏi tại sao hệ thống phân loại của Mỹ đã để cho những tâm tình riêng tư của các vua chúa, tổng thống và những nhà bất đồng chính kiến được dễ dàng đọc bởi bất kỳ ai quyết định chuyển chúng cho WikiLeaks từ lúc ban đầu.

 

Mỗi cơ quan truyền thông đã phải trăn trở với những vấn đề đạo đức gắn với những mối liên hệ như thế - và với quyết định công bố - theo nhiều cách khác nhau. Mấy ngày sau khi cuộc rò rỉ Cablegate bắt đầu, tôi thú vị nhận được một email từ Max Frankel, người đã theo dõi biện hộ của New York Times trong vụ án tài liệu Lầu Năm góc 40 năm trước. Năm nay 80, ông gửi cho tôi mẩu thư ông đã viết cho biên tập New York Times. Nó đáng trích dẫn ra đây như một lời khuyên súc tích và khôn ngoan cho các thế hệ tương lai, những người có thể sẽ phải trăn trở với những vấn đề như thế trong tương lai:

 

1. Quan điểm của tôi hầu như luôn luôn là thông tin muốn lọt ra thì sẽ lọt ra, công việc của chúng ta là nhận lấy nó một cách có trách nhiệm và công bố hay không là dựa vào những tiêu chuẩn thông tin bất biến của chúng ta.

 

2. Nếu nguồn hoặc người cung cấp tin tức vi phạm lời thề với tổ chức hay pháp luật, chúng ta nên để nó cho nhà chức trách để cố gắng giữ đúng pháp luật hay giữ trọn lời thề của họ, mà không có sự hợp tác của chúng ta. Chúng ta từ chối hợp tác hay tiết lộ những nguồn tin của chúng ta vì một lý do lớn hơn là: TẤT CẢ mọi nguồn tin của chúng ta xứng đáng được biết rằng họ được bảo vệ bởi chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta phần nào có bổn phận phát hiện những thiên kiến hay những mục đích rõ ràng của những người tiết lộ hay ngược lại giấu giếm thông tin.

 

3. Nếu một thông tin nào đó dường như không tuân theo những tiêu chuẩn mà tòa án tối cao đã tuyên bố trong vụ tài liệu Lầu Năm góc, tức là sự công bố đó sẽ gây ra những thiệt hại trực tiếp, tức khắc và không sửa chữa được mà chúng ta có nghĩa vụ phải hạn chế việc công bố của chúng ta một cách tương ứng. Nếu có nghi ngờ, chúng ta nên cho nhà chức trách một cơ hội để chứng minh cho chúng ta thấy rằng những nguy cơ trực tiếp, tức khắc là có thật. (Xem trì hoãn 24 giờ của chúng ta về phát hiện tên lửa Liên xô ở Cuba được mô tả trong tự truyện của tôi, hay sự trì hoãn trong việc báo cáo những máy bay mất tích trong chiến đấu cho đến khi các phi công có thể được cứu)

 

4.  Đối với tất cả những thông tin khác, tôi luôn luôn tin rằng không ai có thể nói trước một cách chắc chắn hậu quả của việc công bố. Các tài liệu của Lầu Năm góc, trái ngược với mong muốn của Ellsberg, đã không rút ngắn chiến tranh Việt nam hay khuấy động thêm những cuộc biểu tình lớn nữa. Một sự tiết lộ nào đó có thể làm cho chính phủ bối rối nhưng cải thiện được một chính sách, hay nó có thể là một rò rỉ bởi bản thân chính phủ và kết cục là làm hại chính sách. “Cứ công bố, rồi quỷ tha ma bắt mày đi” như Scotty Reston thường nói, nghe thì khủng khiếp nhưng như một khẩu hiệu báo chí nó đã phục vụ tốt cho xã hội chúng ta trong suốt lịch sử.

 

Có nhiều chuyên luận dài dòng về đạo đức trong nghề báo nói được ít hơn thế này.

Một trong những bài học mà ta học được từ dự án WikiLeaks là nó cho thấy những khả năng của hợp tác. Khó mà nghĩ được một ví dụ tương đương về các cơ quan truyền thông làm việc với nhau theo cách mà Guardian, New York Times, Der Speigel, Le Monde El País đã làm trong dự án WikiLeaks. Tôi nghĩ cả năm bộ biên tập này chắc cũng muốn tưởng tượng ra những cách mà chúng tôi có thế liên kết các nguồn của chúng tôi lại một lần nữa.

 

Câu chuyện còn lâu mới kết thúc. Ở Anh chỉ có sự phê phán câm lặng của Guardian về việc công bố những tài liệu rò rỉ, mặc dầu sự hạn chế của chúng không phải luôn luôn mở rộng ra đến bản thân WikiLeaks. Phần lớn các nhà báo có thể thấy cái giá trị công khai rõ ràng trong bản chất của tài liệu đã được công bố. 

 

Hóa ra ở Mỹ đã có một câu chuyện khác trong đó có một lý lẽ gay gắt hơn và thiên lệch hơn, u ám bởi những tư tưởng khác nhau về chủ nghĩa yêu nước. Thật kinh ngạc khi ngồi ở London mà đọc về những nhân vật Mỹ khá chính thống kêu gọi ám sát Assange vì những gì mà ông ta đã tiết lộ. Thật ngạc nhiên khi thấy thái độ phổ biến trong giới báo chí Mỹ là miễn cưỡng ủng hộ những lý tưởng chung và công việc của WikiLeaks. Đối với một số người nó đơn giản rút lại là miễn cưỡng thừa nhận Assange là một nhà báo.

 

Liệu thái độ này có thay đổi không nếu Assange bị truy tố là một vấn đề thú vị để suy đoán. Đầu năm 2011 có những dấu hiệu thất vọng tăng lên về phần chính phủ Mỹ trong việc sục tìm trên thế giới bằng chứng để chống lại ông ta, kể cả đòi ra hầu tòa những thành viên Twitter. Nhưng trong giới tư pháp cũng có những cái đầu nguội hơn cho rằng sẽ hoàn toàn không thể truy tố Assange về hành động công bố những nhật ký chiến tranh hay những bức điện của bộ ngoại giao mà không đặt năm bộ biên tập kia vào vành móng ngựa. Đó sẽ là vụ án truyền thông thế kỷ.

 

Và, tất nhiên, chúng ta cũng còn phải nghe một ý kiến trực tiếp của người bị cáo buộc là nguồn thật sự của những tài liệu này, Bradley Manning, một binh nhì Mỹ 23 tuổi. Từ nay đến lúc đó thì không thể nào viết được một câu chuyện thật sự hoàn chỉnh về cuộc tiết lộ này. Nhưng đó là chương đầu tiên hấp dẫn trong một câu chuyện mà người ta ngờ là có số phận cứ phải tiếp diễn mãi mãi./.

 



[1] Cablegate: “cable” = những bức mật điện, từ này mới được tạo ra, với đuôi “gate” của Watergate nhắc nhở về một vụ bê bối.

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2214
Ngày đăng: 10.02.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
WikiLeaks: vai trò của the Guardian trong sự rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử thế giới. tiếp - Hiếu Tân
Top 10 nhà độc tài đang gặp rắc rối - Hiếu Tân
WikiLeaks: vai trò của the Guardian trong sự rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử thế giới. Tiếp - Hiếu Tân
Nền dân chủ có thể hoạt động như thế nào ở Trung Đông.Tiếp và hết - Hiếu Tân
Ai Cập và Tunisia: Bài học cho các nhà độc tài trên toàn thế giới - Phạm Nguyên Trường
Nền dân chủ có thể hoạt động như thế nào ở Trung Đông. Tiếp - Hiếu Tân
Nền dân chủ có thể hoạt động như thế nào ở Trung Đông - Hiếu Tân
Ghen tị với Ai Cập: Đối lập Nga mường tượng thay đổi - Phạm Nguyên Trường
WikiLeaks: vai trò của the Guardian trong sự rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử thế giới - Hiếu Tân
Cuộc khủng hoảng Ai cập trong một Bối cảnh Toàn cầu: Một báo cáo đặc biệt. - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)