Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.186
123.211.627
 
Nghệ Thuật Múa Trên Đà Hội Nhập
Tuấn Giang

Ngôn ngữ múa như âm nhạc, xiếc, biểu cảm hai đặc tình dân tộc và quốc tế. Múa là nghệ thuật tạo hình không gian động, lấy con người, đạo cụ làm ngôn ngữ ước lệ, biểu cảm trực tiếp. Nghệ thuật múa Việt phát triển mạnh những năm cuối thế kỷ XX, tăng nhanh số diễn viên, đoàn múa tư nhân, các đội múa Nhà nước, sáng tác, dàn dựng, công diễn nhiều tiết mục công chúng yêu thích. Múa hoà nhập theo trào lưu ca nhạc nhẹ phương Tây tràn vào nước ta cùng xu thế nghệ thuật toàn cầu hoá. Nhảy múa đại chúng mở đầu bằng các sàn nhảy ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đến hầu hết các tỉnh thành trên mọi miền đất nước, lên miền núi vùng cao. Từ đây, múa phổ cập sâu rộng trong công chúng, giới trẻ, và mọi lứa tuổi yêu thích nhảy múa. Múa trở thành nét sinh hoạt văn hoá số đông, tạo điều kiện các biên đạo sáng tác, dàn dựng nhiều tác phẩm thử nghiệm nghệ thuật nâng cao thẩm mỹ. Trải nghiệm gần 40 năm, múa chỉ làm cái bóng trong những chương trình biểu diễn nghệ thuật, dù ngành múa đã công diễn hàng trăm tiết mục múa tạp kỹ, thơ múa, kịch múa như Bế Văn Đàn, kịch bản Danh Thân, Bát cơm Phú Lợi, Minh Hiến, kịch múa Epghenhionheghin… vào những năm 60 thế kỷ trước nhưng công chúng còn xa lạ. Sang thời kỳ đổi mới, múa trở thành nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, công chúng yêu thích nhảy múa đại chúng, múa dân gian, kịch múa… Múa hoà vào dòng chảy ca nhạc đổi mới quan niệm thưởng thức cũ “âm nhạc là nghệ thuật của cái tai”, sang âm nhạc là nghệ thuật: nghe – nhìn. Múa không thể thiếu vắng trong những thể loại rock, pop, ráp, hip hop… tạo đà đổi mới nghệ thuật múa tạp kỹ, kịch múa những năm đầu thế kỷ mới.

 

Múa tạp kỹ là những điệu múa lẻ đứng độc lập, diễn trong các chương trình nghệ thuật ca múa nhạc. Các nhà nghiên cứu múa Việt Nam gọi là “Những điệu múa ngắn”, còn những điệu múa dài thuộc thể loại nào? Vì thế các nhà mỹ học nghệ thuật An nhi cốp, V.Cuxep, M.Cagan… thống nhất gọi những điệu múa đơn lẻ là “Múa tạp kỹ”. Múa tạp kỹ, kịch múa Việt đang trên đà đổi mới theo hai hướng: một là dân gian đương đại, hai là hậu hiện đại.

 

Múa dân gian đương đại tạm gọi là “truyền thống” bởi xu hưóng này ngay từ năm 1953, ngành múa chuyên nghiệp non trẻ Việt Nam đã khai thác các điệu múa dân gian: Múa ô, Múa nón, Múa quạt… mang hơi thở nhịp điệu đời sống xã hội đương đại. Sang đến năm 2010, những đoàn múa các tỉnh dựng chương trình giống nhau theo lối cấu trúc chủ đề như Hồn núi, khai thác ngôn ngữ múa dân gian gậy tiền, múa khăn, múa khèn – dân tộc Dao, Mông, Xoè Thái, Hà Nhì, Hát múa ngàn năm vang vọng, Tiếng vọng núi rừng… Chương trình múa các đoàn Ca múa nhạc cấp tỉnh làm theo  mấy nhà hát TW, cấu trúc chương trình tên gọi chủ đề, sâu chuỗi nhiều điệu múa dẫn giải thành câu chuyện, công chúng thấy nhàm chán, bởi đúc ra cùng một khuôn mẫu. Nghệ thuật nên tìm phương thức biểu cảm riêng mỗi đoàn, nhà hát, làm mới thương hiệu, chỉ có phong cách riêng mới trở thành thương hiệu nghệ thuật trong lòng công chúng. Dù biện minh thế nào, các chương trình múa cứ đào mãi đề tài dân gian đương đại, đã thành lối mòn. Biết rằng nghệ thuật có nhiều đường dẫn tới mỹ cảm, cái nào diễn hay công chúng hào hứng đón nhận, làm mới chưa hay không thể tồn tại, nhưng nghệ thuật luôn sáng tạo không cùng vì công chúng thời đại.

 

Công chúng thế kỷ XXI, bước vào kỷ nguyên đổi mới tư duy nhân loại chuyển từ tư duy chính trị sang tư duy kinh tế, phát triển con người. Loài người từ bỏ lối tư duy định hướng, biệt lập các sự vật tách khỏi môi trường tự nhiên, xã hội, chuyển sang tư duy phức hợp đa tầng, đa không gian, thời gian của thời đại khoa học công nghệ siêu kỹ thuật. Nghệ thuật thế kỷ mới, đổi mới tư duy sáng tác, nghệ thuật cấu trúc, phương thức thể hiện biểu tả. Múa Việt Nam xuất hiện những tác phẩm cấu trúc, ngôn ngữ, phương thức thể hiện hướng tới nghệ thuật hậu hiện đại. Tại hai cuộc thi tác phẩm và múa ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội xuất hiện nhiều tác phẩm múa dân gian, đương đại, phương thức biểu cảm mới như Nỗi đau da cam, Lũ về,Vòng xoáy, Tiếng gọi nơi hoang dã… của Nhà hát Giao hưởng – Nhạc Vũ Kịch Thành phố, Vũ đoàn Rex, Hương Việt. Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước phát triển, đổi mới nghệ thuật múa Hiện có 28 vũ đoàn tư nhân, Nhà nước hoạt động chuyên nghiệp nổi tiếng, chưa kể hàng chục vũ đoàn khác chưa mạnh, hoặc hoạt động không chuyên. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố kinh tế, du lịch, nghệ thuật sôi động, một số vũ đoàn diễn ngày 10 show, Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen, Trường Cao đẳng nghệ thuật múa sáng đèn nhiều đêm trong tuần, là địa chỉ quen thuộc khán giả trong nước và khách du lịch nước ngoài.

 

Nghệ thuật múa Việt phát triển mạnh các hình thức múa dân gian đương đại. Múa hậu hiện đại còn khoảng cách, những tác phẩm múa có cấu trúc gần với nghệ thuật hậu hiện đại thường xuất hiện nhiều ở lớp trẻ và những nghệ sĩ lớn muốn đổi mói nghệ thuật múa. Từ những năm đầu thế kỷ, đến 2010, các biên đạo múa nhiều thế hệ dần từ bỏ cấu trúc hình thức câu đoạn A – B – C… chuyển sang cấu trúc tác phẩm mảng khối là cấu trúc phổ biến nghệ thuật hậu hiện đại. Nhưng những tác phẩm múa lại trên hình thức cấu trúc chưa thay đổi phương thức thể hiện, ngôn ngữ hành động, xây dựng hình tượng biểu cảm trong mối quan hệ tổng hợp nghệ thuật. Những tác phẩm múa cấu trúc mới như Mùa xuân trên bản người Mông – Thuý Quỳnh, Nón ba tầm, Ngọc Bích, Tiếng đàn trên sông của Trí Thành, kịch múa Ngọn lửa Hà thành – Thái Phiên, Công Nhạc, Câu chuyện thành cổ – Nhà hát Giao hưởng – Nhạc Vũ kịch Việt Nam. Điệu múa Mùa xuân trên bản người Mông, khai thác ngôn ngữ dân gian Mông, từ múa gậy tiền, múa khăn, múa khèn Mông, tạo thành mảng khối biểu cảm không khí ngày hội mùa xuân, mô tả nét hiện thực sinh hoạt đời sống xã hội người Mông. Vở kịch múa Ngọn lửa Hà Thành, biên đạo, dàn dựng công Nhạc, Kiều Lê, Hữu Từ. Nhóm tác giả, biên đạo, cấu trúc các chương, cảnh, chỗ diễn kể câu chuyện kịch, nơi trình bầy mảng khối tương phản nhịp điệu, ngôn ngữ hành động múa. Vở diễn tạo một số mảng múa dân dã người dân Thăng Long thời Nguyễn Tri Phương tử thủ, gợi tả không khí lịch sử bi hùng xã hội phong kiến Việt Nam trên đường tan rã, chưa đi sâu khai thác chất bi hùng quyết tử của người anh hùng bằng những mảng khối xung đột bạo biệt, nặng về dẫn giải bối cảnh câu chuyện kịch. Sự sai lầm của tác giả kịch bản lấy phần kết vở bằng bài hát Người Hà nội, làm vở diễn trôi tuột theo không khí lịch sử thời tổng khởi nghĩa tháng tám. Cấu trúc kịch bản ấy giống như câu chuyện kể mình rồng cắm đuôi sư tử, người xem hẫng hụt từ âm hưởng bài hát. Dù thế nào, đây là vở kịch múa thử nghiệm thành công nhiều  mảng diễn ấn tượng, các diễn viên Trường Đại học Văn hoá nghệ thuật Quân đội diễn giỏi, biểu cảm kỹ thuật cao…

 

Nghệ thuật múa, nhiều năm qua từng bước đổi mới nghệ thuật tiếp cận công chúng, xã hội hoá nghệ thuật, xã hội hoá tổ chức quản lý các đoàn Nhà nước, các vũ đoàn múa, phát triển mạnh nhảy múa đại chúng, múa tạp kỹ, kịch múa, đời sống hoá nghệ thuật múa trên đà hội nhập nghệ thuật toàn cầu – dân tộc và quốc tế./.

 

12 – 2010.        

 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 3581
Ngày đăng: 13.02.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nổi Chìm Sân Khấu 2010 - Tuấn Giang
Đặc Trưng Nghệ Thuật Múa - Tuấn Giang
Những Thuyết Nguồn Gốc Nghệ Thuật - Tuấn Giang
Bài Lorca: - Hoàng Hưng
Văn Chương Cần Trình Diễn Hay Trí Thức ? - Trần Vũ
Đổi Mới Nghệ Thuật Xiếc - Tuấn Giang
Xem tranh Lê Ký Thương - Khổng Ðức
Liên hoan trình diễn nghệ thuật Gillawarna, Sydney - Nguyễn Đức Hiệp
Về các phạm trù mỹ học và nền nghệ thuật mới . - Yến Nhi
Nghệ thuật ? để làm gì ? - Phan Huy Đường
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)